Tuesday, February 25, 2014

Đầu Năm Ngựa, Ngựa Quý Chết Thảm

Đầu Năm Ngựa, Ngựa Quý Chết Thảm
Lê Thiên 2014/02/23

 Thượng tướng công an CSVN Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương đảng, Thứ trưởng Bộ công an, bất ngờ được báo “chết vì ung thư” ngày 18/02/2014. Các báo lề đảng đều đăng tin ông Ngọ “qua đời/từ trần vì bệnh ung thư”. Chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị và báo Trí Thức Trẻ chạy tít “Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đột ngột qua đời”, tức nhìn nhận ông Ngọ đột tử. Đài BBC của Anh Quốc, trong bản tin điện tử tiếng Việt ngày 18/2/2014 cũng ghi nhận “Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, người đang bị điều tra, đột ngột qua đời chiều 18/2”.
Trong ngành công an, ông Phạm Quý Ngọ từng tham gia chỉ đạo nhiều vụ án quan trọng. Đặc biệt, ông là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) mà Dương Chí Dũng từng là nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Bí thư đảng ủy của Cục này. Dũng còn là Ủy viên thường vụ đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương đảng CSVN, đại biểu Đại hội Đảng CSVN kỳ XI toàn quốc(1). Như vậy, về mặt đảng, Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ là đồng chí đồng cấp Trung ương.
Từ một lời khai

Từ Di Cư 1954 - Đến Di Tản 1975 trốn chạy cộng sản ...

Từ Hà Nội đến Sài Gòn:  Từ Di Cư 1954 - Đến Di Tản 1975 trốn chạy cộng sản ...





Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cô cùng lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.

Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên tiếng về tình hình tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm 1954 mà họ đã loan báo trước. Vào lúc này, đã có tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên ký tên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.



Ba ngày cuối cùng phi cơ quân sự lên xuống liên tiếp. Khi đã chuyên chở gần hết vật dụng và người, trạm hàng không quân sự Nam Định bắt đầu cho mọi người tự do lên phi cơ C-47 còn trống nhiều chỗ để đi Hà Nội.

Nam Định bắt đầu hoảng hốt thực sự từ ngày 28 tháng 6 khi điện bị cắt. Thành phố tối mù. Nhiều người chen chúc mua vé xe hoặc thuê xe di tản về Hà Nội. Nam Định là nơi số doanh trại và binh lính dầy đặc nhất Việt Nam. Trước đó từ 9 giờ khuya là giờ giới nghiêm, thành phố vắng vẻ không một bóng người trên phố xá. Nay đột nhiên tất cả chìm trong không gian đen thui, nhưng lại cựa mình mạnh hơn trong bóng tối. Trên đường phố người ta đi lại đông đúc khác thường quá cả giờ giới nghiêm.

Mỹ cứng rắn hơn về Biển Đông


Mỹ cứng rắn hơn về Biển Đông : Cơ hội tốt cho Việt Nam



Việt Nam là nước bị đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông gây hại nhiều nhất

Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động bị coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Đối với giới quan sát, sự kiện lập trường của Washington được tái khẳng định một cách mạnh mẽ là một cơ hội tốt mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cần phải tranh thủ để kháng lại áp lực từ phía Trung Quốc.
Từ cuối năm 2013, ý đồ thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc  đã bộc lộ rõ nét qua hai sự kiện liên quan đến cả vùng biển lẫn vùng không phận của khu vực.
Đầu tiên hết là việc Bắc Kinh cho áp dụng kể từ ngày 01/01/2014, lệnh buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước nếu muốn vào hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền – tức là đa phần diện tích của Biển Đông. Quyết định này, theo nhiều nhà phân tích, chủ yếu nhắm vào ngư dân Việt Nam vốn thường xuyên đến đánh bắt tại khu vực ngư trường truyền thống của mình là quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc đánh chiếm từ năm 1974, và đang bị Bắc Kinh dùng làm bản doanh để khống chế vùng Biển Đông.

Monday, February 17, 2014

Những khuôn mặt dễ thương...



35 TRƯỚC - CUỘC CHIẾN VỚI TRUNG QUỐC

                          35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc










Hoàng Thùy - Nguyễn Hưng (Vnexpress) - Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".

Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.


Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.

Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.

Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.

Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố "phải dạy cho Việt Nam một bài học".

Sunday, February 9, 2014

SỐNG KHỎE, SỐNG TRẺ TRUNG, SỐNG MÃI MÃI


TOA THUỐC TUYỆT VỜI

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.
 
  II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
  3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn. 

 
III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
  7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

ĐỀ TÀI ĐỂ SUY NGẨM

Chuyện nghỉ hưu tại hải ngoại

image

Trong đời sống của mọi người, đến một lúc nào đó chúng ta cũng phải ngưng làm việc để nghỉ hưu.
Đây là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người.
Hai vợ chồng tác giả cũng đã gác kiếm từ quan từ 2-3 năm nay rồi.

CƯỜI MỘT TÍ THÔI

Mẹo trị cơn nấc cục 

Một bà soeur đến khám ở phòng mạch một bác sĩ. 
Bà Soeur : Thưa...hic hic... BS, mấy...hic hic hic... ngày nay tôi...hic hic hic... bị nấc cục...hic hic... liên tục, rất...hic hic hic... khó chịu...Tôi ăn...hic hic...không được...hic hic hic...ngủ không...hic hic hic...được. Toàn...hic hich...thân ê ẩm...hic hic hic...vì những...hic hic...hic...cơn co giựt này...hic hic hic...
BS: Soeur nằm lên đây cho tôi khám...
....
BS (10 phút sau) : Báo tin Soeur rõ, Soeur có thai đấy...
Bà Soeur : Lạy Chúa tôi!!!
Và bỏ chạy bạt mạng ra khỏi phòng mạch...

Khoảng nửa giờ sau, ông BS nhận được cú điện thoại của bà Mẹ Bề trên của Tu viện.

Bà Mẹ Bề trên : Này BS, sau khi khám xong, BS nói gì với Soeur Anna vậy?
BS (vừa cười vừa giải thích) : Tôi dùng mẹo để chữa cơn nấc cục của Soeur đó thôi.
Cách hữu hiệu nhất trị nấc cục là làm cho đối tượng hoảng hốt, có vậy thôi.
Thế Soeur Anna đã hết nấc cục chưa?
Mẹ Bề trên : Soeur Anna hết nấc cục rồi, nhưng Cha Joseph thì đã nhảy từ tháp chuông xuống tự tử !!!

NỀN VĂN MINH CỦA NƯỚC NHẬT BẢN

Nghiêng mình thán phục người dân xứ Phù Tang !

Cúi nhưng không thấp
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.



  
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.

Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”, giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi.
Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải phẩm chất máy bay khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, toàn bộ nhân viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.

TẤM BẢNG TỰ NÓI CHO NHÂN LOẠI


NHỮNG ĐÔI GIÀY XƯA CỦA PHỤ NỮ

PHỤ NỮ NGÀY XƯA ĐI GIÀY...

Ra đời từ năm 8.000 trước công nguyên, lịch sử của những đôi giày gắn liền với sự phát triển của nhân loại.



Hãy cùng chiêm ngưỡng những đôi giày truyền thống độc đáo nhất từng xuất hiện trong các nền văn hóa trên thế giới. 1. Giày sen – Trung Quốc. Đôi giày này ra đời từ thế kỷ thứ 10, dưới thời nhà Hán để làm nhỏ gọn hơn đôi chân của người phụ nữ. Theo quan niệm xưa, phụ nữ chân nhỏ mới là người đẹp, vì vậy, đôi giày đặc biệt này đã ra đời. Đôi giày ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Kinh có dạng như một cái bát, với dáng con và đế xuồng, thường làm bằng da để bó chặt ngón chân và gót.

Giày của các tỉnh phía Nam, như Quảng Đông thường làm từ cotton hoặc lụa đen, đế bằng phẳng hơn. Đôi khi, người ta còn thấy cả giày bó chân bằng sắt hoặc gỗ, gây không ít đau đớn cho phụ nữ. Sau khi tục bó chân bị xóa bỏ, đôi giày truyền thống độc đáo này chỉ còn thấy được trong bảo tàng.

TRÁI ĐẤT - NHIỀU CHUYỆN THẦN KỲ

CHUYỆN LẠ!

Bạn có thể không tin vào mắt mình nhưng chúng thật sự tồn tại. Chúng sẽ khiến bạn khó cầm được nước mắt, khiến bạn dựng tóc gáy hoặc tăng tốc nhịp tim.

Hồ Retba ở Senegal
Hồ Retba (còn gọi là Lac Rose) nằm ở phía Bắc bán đảo Cap-Vert ở Senegal. Cái tên này xuất phát từ nước hồ có màu hồng, trông như sữa dâu. Nguyên nhân, theo các nhà khoa học, là do loại tảo Dunaliella salina có nhiều trong nước hồ.
Hồ còn nổi tiếng vì hàm lượng muối cao, cho phép con người nổi trên mặt nước như biển Chết. Cũng nhờ vậy mà xung quanh hồ phát triển ngành làm muối.
Hồ Retba đang được Ủy ban Di sản thế giới cân nhắc đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới.







Hồ Retba ở Senegal. Ảnh:  Abduzeedo