Ý KIẾN, BÌNH LUẬN CỦA BẠN ĐỌC KHANH LY

Khánh Ly: 30/4 Đêm Nhớ Về Sài Gòn vs Hà Nội Live Show

Nhưng đêm trình diễn "30/4 Đêm Nhớ Về Sài Gòn" của Khánh Ly tại tiểu bang Arizona HK, có lẽ sẽ làm Hà Nội nhức nhối vô cùng, vì bị gài vào việc tiến thoái lưỡng nan.
Mylinhng@aol.com

Nhắc đến ca sĩ Khánh Ly, gần như tất cả những ai biết thưởng thức âm nhạc, cũng đã một lần ngưỡng mộ đến giọng hát này, giọng hát không phải chỉ dành riêng cho nhạc Trịnh Công Sơn, mà còn nhạc của Nam Lộc, Việt Dũng, Trần Thiện Khải, Châu Đình An, Song Ngọc, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Đình Toàn... Nói chung, KL thường hát lên những bài hát về quê hương hoặc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, nhân bản, không cộng sản. Vài tuần trước đây, có những bích chương đã quảng cáo rầm rộ cho một Khánh Ly Live Show ở Hà Nội được trình diễn vào ngày 9/5/2014, thì mới đây, cũng có một tấm bích chương quảng cáo một đêm nhạc thính phòng mang chủ đề Đêm Nhớ Về Sài Gòn vào đúng ngày thứ tư 30/4/2014 tại Pheonix Art Center, thành phố San Jose, tiểu bang California của Hoa Kỳ. Tại sao có 2 sự kiện đã xảy ra một cách lạ lùng như thế, nói nôm na, một cách bình dân, một cái chống cộng và một cái theo cộng, ở cùng với một KL.


https://www.youtube.com/watch?v=dL-qPb9nNAM

Chục năm trước đây, tôi có viết bài khuyến khích các ca sĩ, nghệ sĩ ở hải ngoại về Việt Nam trình diễn, nhưng phải mang theo phong cách của một chiến sĩ tự do. Có nghĩa là về nước nhưng không quỵ lụy CS, không khúm núm, thấy bất công là phải đấu tranh, phải lên tiếng. Ca sĩ, nghệ sĩ, cần được hiểu, là người của quần chúng, được quần chúng mến mộ. Trong tất cả những cuộc đấu tranh, muốn mau chóng gặt hái thành công, phải cần có sự xuất hiện của những ca sĩ và nghệ sĩ đứng vào phía hàng ngũ của cuộc đấu tranh, để có thể vận động, thu hút sự quan tâm đông đảo của quần chúng, đồng bào. Hàng trăm ca sĩ, nghệ sĩ, nếu cứ tiếp tục ở hải ngoại trình diễn, sẽ không giúp ích gì nhiều cho quê hương Việt Nam mình, chi bằng về nước, trực diện với CS, hát cho đồng bào mình nghe, sẽ hữu ích cho cuộc đấu tranh lắm. Có thể những ca sĩ, nghệ sĩ sẽ bị những gò bó về bản hát, về nội dung trình diễn, v.v..., nhưng rồi, tâm của một người chiến sĩ tự do sẽ vượt qua tất cả, vì bất cứ khó khăn nào cũng sẽ có hướng giải quyết. Chúng ta về nước, là tìm mọi cách để thay đổi cái đầu óc của CS, chứ không phải để chạy hùa theo những sai lầm, bất công, độc ác của CS, diễn biến hòa bình là thế.

Cách đây vài tuần, khi đọc bích chương quảng cáo về sự trình diễn của ca sĩ Khánh Ly ở Hà Nội vào ngày 9/5/2014, tôi mừng lắm. Nói ngay, Khánh Ly chính là nhân vật rất nổi cộm, vì mang nhiều tính cách chính trị, mà được trình diễn ngay tại thủ đô Hà Nội, thì còn gì bằng. Nói tới Khánh Ly là nói tới những năm đầu tiên của cuộc đấu tranh. Những bài Khánh Ly hát "Sài Gòn Vĩnh Biệt" (*1) và "Người Di Tản Buồn" (*2) của nhạc sĩ Nam Lộc đã làm xúc động hàng triệu người Việt trong và ngoài nước. Cái hay của nhạc sĩ Nam Lộc là lôi cuốn người nghe chú ý và bàn cãi về 2 chữ "Vĩnh Biệt" trong tựa đề bài hát, nhưng lời cuối bản hát lại là một thổn thức, một lời thề hứa chắc chắn "sẽ trở về". Nói tới Khánh Ly, khó ai có thể quên được 2 cuộn băng "Lửa Rực Trời Đông" và "Người Về Từ Khu Chiến" được phát hành để tiễn đưa chiến sĩ tự do Võ Đại Tôn trở về nước và chào đón chiến sĩ tự do Hoàng Cơ Minh trở về từ khu chiến.

Khánh Ly với Đêm Nhớ Về Sài Gòn vào ngày 30/4/2014 được chụp lại trong Diễn Đàn Mẫu Tâm (http://mautam.net/forum/viewtopic.php?t=175075&sid=c896009f62d94a5794e192b51d89c89a)


Khánh Ly Live Show tại Hà Nội Ngày 9/5/2014
Lẽ dĩ nhiên, khi nói đến ca sĩ Khánh Ly, mà không nhắc đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, là một sự thiếu sót lớn. Khánh Ly và Trịnh Công Sơn như bóng với hình về âm nhạc, nghệ thuật. Có lẽ tiếng hát Khánh Ly hoàn hão với nhạc Trịnh Công Sơn hơn bất kỳ ca sĩ nào. Và với riêng 2 người, tình nghệ sĩ bó chặt vào nhau về tinh thần, giao cảm, có thể xem là bất khả phân ly.

Người ta có thể kết tội TCS đã theo VC, lên đài phát thanh Sài Gòn, hát bài ca "Nối Vòng Tay Lớn" vào những phút cuối cùng của cuộc chiến, nhưng cá nhân tôi thì không. Sống trong một xã hội nhân bản như thời VNCH, có ai từng vỗ ngực rằng "tôi không bị CS lừa"? Cá nhân Linh, cũng từng bị CS lừa, dù rằng trước đó Linh đã rất ghét CS qua vụ Mậu Thân chôn sống 7000 dân vô tội và CS pháo kích vào Sài Gòn vào năm Mậu Thân và vào dân di tản ở Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa (tựa đề bài viết của nhà văn Phan Nhật Nam) năm 1972. Ai lại không muốn đất nước mình hết chiến tranh. Hòa bình đến với quê hương VN phải cao hơn việc "ghét CS". Thế là ngay ngày 30/4/1975, Linh chở bà chị đi chiếc PC có ghé bãi cỏ bên cánh trái của Dinh Độc Lập để xem xét  những diễn biến chính trị xảy ra. Khi đoàn quân được chở trên những chiếc Molotova đầu tròn (trên xe và trên thân thể ốm xanh của những anh bộ đội đều có cắm nhiều nhánh cây xanh dùng để ngụy trang) và vài chiếc xe tăng tiến vào dinh độc lập. Một trong số quần chúng đứng xung quanh thốt lên một câu, mà Linh nghe rất rõ:

Sâu bọ lên làm người.

Làm sao mình có thể chấp nhận sống với một Nhà nước luôn dối trá, lường gạt dân? Nhà Linh trên lầu cao nên nhìn rất rõ chỉ có 2 chiếc máy bay A37 chúi đầu xuống phi trường Tân Sơn Nhất thả bom vào chiều ngày 28/4/1975, ấy thế mà sau này trên mấy báo CS lại nói có 5 chiếc. Linh ở ngay Dinh Độc Lập, lúc đó, có những người bận áo trắng, mang băng đỏ ở cánh tay gần nách, mở cỗng rồi chỉ đường cho xe tăng lái vào Dinh chứ có ủi sập cỗng Dinh hồi nào, mà sau này Linh coi lại những thước phim thời sự có chiếu lại việc xe tăng "ủi sập cỗng Dinh Độc Lập?". Khi rời Dinh, Linh đến Trần Quốc Toản và Ngã Tư Bảy Hiền, có thấy một đoàn quân rất đông, đang đi bộ, đầu đội nón cối, trang phục màu xanh lá cây, trong đó có một người đi trước cầm đầu, không đội nón, tay cầm khẩu súng lục chĩa lên trời, vừa đi vừa hét to:

Việt Cộng tới, bà con ơi, chạy, chạy...

Linh kể quý vị nghe vì không hiểu tại sao họ lại nói thế, trong khi chính họ là VC. Xe chạy về đến ngã tư Phú Nhuận gần nhà thì lúc đó Linh đã bắt đầu vẫy tay để chào mừng những tên CS chiến thắng. Coi như người dân Sài Gòn bỗng nhiên trở thành "hân hoan" chào đón kẻ chiến thắng, trong đó có Linh. Nhưng chỉ không đầy 2 tháng sau, khi cá nhân mình bị tước đoạt hoàn toàn những quyền tự do cơ bản, Linh nhận ra mình đã bị lừa, và thầm nhủ:

Chế độ CS này cần phải bị tiêu diệt, không còn cách nào khác. 

Thiện hạ thường nói, bản chất của CS là láo và bịp, chắc không sai đâu. Thế rồi cá nhân Linh cũng bị CS bịp khi mình cũng vỗ tay, reo hò theo sự chiến thắng của CS. Không phải chỉ riêng cá nhân Linh bị lừa, hàng trăm ngàn sĩ quan, quân dân cán chính của VNCH đều bị lừa, ngoan ngoãn trình diện để bước vào trại tù lao động khổ sai, được gọi với danh từ đẹp là Học Tập Cải Tạo. Cũng như hàng ngàn người đã vượt biên rồi, tranh đấu đòi trở về nước bằng chiếc tàu Việt Nam Thương Tín, cũng bị lừa, phải vào ngay những trại tù. Sau này, khi Linh có dịp nói chuyện với ca sĩ tóc đen Quốc Hương của CS, người nổi danh với bản nhạc "Tiểu Đoản 307", ông ta có kể rằng, ông ta có nhận nhiệm vụ vào Nam để gặp TCS và vận động TCS sáng tác những bài hát ca tụng "Bác và Đảng", nhưng trong 6 tháng, ông TCS không viết được một bài nào. Nhạc của ông bị cấm hát và ông còn bị đày ra nông trường, và sau này ông được Võ Văn Kiệt thả. Kết luận, có thể TCS cũng bị lừa y chang như chúng ta. 

Thế rồi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở thành một trong 5 nghệ sĩ được trúng giải thưởng của World Peace Music Awards Kỳ II, được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 2004 tại Nhà Hát Lớn Thành Phố Hà Nội. Nhưng tiếc thay, Bộ Văn Hóa Thông Tin ở Hà Nội đã không cho phép ông Matt Taylor, người tổ chức chương trình trao giải thưởng, nên đã hủy bỏ vào phút chót, để phải tổ chức tại San Francisco, và lúc đó có mời Khánh Ly trình diễn. Đây là cái đểu cáng của nhà cầm quyền Hà Nội nhận bừa TCS là người của mình, đến nỗi gia đình Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải cùng đến đặt vòng hoa và đưa tiễn linh cửu của ông sau khi ông mất đi vào 1/4/2001. Nếu nhạc sĩ TCS là người của Hà Nội, tại sao không cho phép ông Matt Taylor tổ chức WPMA II để vinh danh TCS tại Nhà Hát Lớn Hà Nội ???

Cách đây vài năm, 2012, nhà cầm quyền Đà Nẵng lại đặt tên TCS cho một con đường. Đây chẳng qua là chiêu bài của CS để lừa bịp dân mình. Nhắc đến người nghệ sĩ này, nhà cầm quyền Hà Nội rất nhức nhối về câu “20 năm nội chiến từng ngày” trong bài hát Gia Tài Của Mẹ. Đối với CS, đây là một cuộc "chiến tranh giải phóng", đối với dân, nôm na đây là một cuộc "nội chiến", chính xác phải là "chiến tranh xâm lược". Chính câu nhạc này đã tố cáo bọn Hà Nội đã gây ra cuộc nội chiến thảm khốc chết trên 3 triệu dân khi xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh, đem quân vào miền Nam. Sau này, vào cuối đời, TCS để lại 2 bản nhạc "Em Ơi Đừng Tuyệt Vọng" và "Tiến Thoái Lưỡng Nan" với những nội dung vô nghĩa, nhưng tựa đề có thể làm ta liên tưởng đến chủ nghĩa CS trước việc tiến thoái lưỡng nan, tiến lên tư bản, hay thoái lùi CS, đều phải bị tiêu diệt trên quê hương Việt Nam, và em ơi đừng tuyệt vọng.

Trở về với Khánh Ly và hiện tại, đêm trình diễn "Hà Nội Live Show", cộng việc Hà Nội gần đây đã thả một số tù nhân đặc biệt như anh Đinh Đăng Định, anh Nguyễn Hữu Cầu, anh Cù Huy Hà Vũ, anh Nguyễn Tiến Trung, và anh Vi Đức Hồi, cộng việc hàng vài chục bài viết về chủ đề hòa hợp hòa giải, khiến cho người ta liên tưởng đến một sự thay đổi đặc biệt, hay một bước lùi quan trọng nào đó từ phía Hà Nội. Đặc biệt trong chủ đề HHHG, có một bài viết mang tựa đề "Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc"(*3), như một sự công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ được xuất hiện trong tiến trình HHHG, giống việc chính phủ HK công nhận lá cờ của phe miền Nam bại trận, sau cuộc nội chiến. Nhưng đêm trình diễn "30/4 Đêm Nhớ Về Sài Gòn" của Khánh Ly tại San Jose, CA, có lẽ sẽ làm Hà Nội nhức nhối vô cùng, vì bị gài vào việc tiến thoái lưỡng nan. Muốn tiếp tục "Hà Nội Live Show" thì quá bể mặt và không biết Khánh Ly sẽ làm gì, nói gì với người Hà Nội trên sân khấu, mà chúng ta có thể mường tượng ra được, đó không phải là những lời nói tốt cho nhà cầm quyền Hà Nội. Còn muốn hủy bỏ chương trình "Hà Nội Live Show", cũng không dễ, cũng bị bể mặt, vì vé của 3500 chỗ ngồi đã bán hết sạch, và nhiều khi ban tổ chức phải bồi thường hợp đồng đã ký kết cùng Khánh Ly.

Phải công nhận, ca sĩ Khánh ly có bản lãnh.
Ngày 14 tháng 6 năm 2014
Mylinhng@aol.com
http://freevietnamnow.blogspot.com
Xin phổ biến tự do

******

Bàn cờ đấu đá nội bộ đảng với xe Dũng, mã Ngọ
\\\
Vũ Đông Hà (Danlambao)

Con xe Dương Chí Dũng từ bàn cờ Hội nghị TW 6


Sáng ngày 5 tháng 10 năm 2012, sau khi Hội nghị TW 6 - Khóa XI khai mạc được 4 ngày, Dương Chí Dũng bị Bộ Công an dẫn giải từ Sài Gòn về Hà Nội. Sự xuất hiện của Dương Chí Dũng đã giải thích cho nụ cười nửa miệng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những ngày đầu hội nghị, mặc dù trước đó ai cũng cho rằng Nguyễn Tấn Dũng đang ở trong tình trạng bi đát với những đòn tấn công nặng nề của phe Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.

Dương Chí Dũng là nước cờ chiếu tướng bằng "xe" đầu tiên của Nguyễn Tấn Dũng mà một số người gọi đó là quả bom nổ trong Hội nghị TW6. Điều gì đã xảy ra?

Tại trại giam của công an Lạng Sơn, trong một bản tự khai, qua đó chúng ta biết trước đó, khi còn bị tạm giam tại B34 Sài Gòn, Dương Chí Dũng đã khai nhiều điều, trong đó đã có chuyện hối lộ Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ để tẩu thoát. (Xin xem lại bài "Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn "cứu" hay "giết" Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang?". (1)

Dương Chí Dũng từng là Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp TW Đảng. Chừng đó "bề dày cách mạng" trong "mạng nhện tham nhũng", Dương Chí Dũng là "hủ mắm" mà Nguyễn Tấn Dũng nắm được và nếu khui ra thì vô số những quan lớn trong TW đảng đã "trót" nhúng chàm sẽ bị lộ.

Do đó điều kiện đã được bắn ra: Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải quyết nguy cơ bị lộ của nhiều đồng chí TW đảng nếu phủ quyết đề nghị kỷ luật đồng chí... X đã và đang được vận động ráo riết bởi Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang trước thềm Hội nghị TW6.

Kết quả là Nguyễn Tấn Dũng cười tươi, Nguyễn Phú Trọng mếu máo, Trương Tấn Sang trầm ngâm và Nguyễn Bá Thanh ngẩn ngơ chào buồn chiếc ghế Ủy viên Bộ Chính Trị.

Thành quả này có được cũng phải nhờ đến "công lao" của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang lúc đó đang nắm quyền sinh sát Dương Chí Dũng tại trại tù của Bộ Công an.

Sau Hội nghị TW 6, Nguyễn Tấn Dũng thực hiện lời hứa, giải quyết những nỗi âu lo bị lộ và lộ dây chuyền, lộ hàng loạt nếu Dương Chí Dũng bắt đầu xì ra. Lời hứa được thực hiện bằng cách vô hiệu hóa những lời khai trước đây của Dương Chí Dũng bằng chính lời khai... lại của đương sự:

Ngày 17 tháng 10 năm 2012, tức là chỉ 2 ngày sau khi Hội nghị 6 bế mạc, tại trại tù Công an Yên Thạch, Lạng Sơn, Dương Chí Dũng ngồi viết bản tự khai, tự phủ nhận những lời khai "sai sự thật do lẫn và hoang tưởng" trước đó (1). Đây là kết quả của một thương lượng, mở đầu cho một tiến trình dàn xếp nhiều bước để mãi đến hơn một năm sau, vào tháng 12 năm 2013, Dũng "em" ra tòa với nụ cười khinh khỉnh không kém gì nụ cười nữa miệng của Dũng "anh" tại Hội Nghị TW 6.

Liên minh Trọng-Thanh

Sau Hội nghị Trung ương 6, Nguyễn Tấn Dũng thắng lớn. TBT Nguyễn Phú Trọng đăng đàn mếu máo "không kỷ luật được một đồng chí trong Bộ Chính Trị". Nguyễn Bá Thanh ê ẩm mình mẩy vì bị té ra khỏi ghế Bộ Chính Trị mà trước đó tưởng chắc sẽ được an tọa. Thua keo này bày keo khác, cuối năm 2012 Nguyễn Phú Trọng thành công trong việc vận động BCT thành lậpBan Nội chính Trung ương Đảng và cho Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng ra rìa.

Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm Nguyễn Bá Thanh vào chức vụ Trưởng ban Nội chính và chúa trùm Đà Nẵng dời về Hà Nội bắt đầu sự nghiệp hốt, hốt liền, hốt hết. Nhiệm vụ chiến lược của chương trình hốt này là hốt Dương Chí Dũng vào tù và sau đó cho dựa cột.

Tuy nhiên, bộ phận Nội chính trung ương chưa đủ tầm để đối phó với phe Nguyễn Tấn Dũng đang nắm trong tay các bộ phận của nhà nước với vây cánh chằng chịt của nhiều thành phần lợi ích. Nếu không có thêm "công lực" khó mà Nội chính TW có thể hoàn thành sứ mạng chỉnh và đốn nhau.

Phiên tòa Dương Chí Dũng

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm Dương Chí Dũng. Hình ảnh tươi cười của Dương Chí Dũng, theo lời luật sư - sức khỏe và tinh thần của rất tốt và bị cáo đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để tham gia phiên tòa, cho thấy Dương Chí Dũng đang an tâm với những lời hứa hẹn của phe Nguyễn Tấn Dũng / Trần Đại Quang trong nhà tù công an Lạng Sơn.

Ngày 14 tháng 12 năm 2013, Trưởng ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh bất ngờ xuất hiện tại phiên tòa xét xử. Buổi chiều cùng ngày, Dương Chí Dũng đứng trước tòa ngạo nghễ đọc thơ:"28 năm qua lại trở về, Những người hàng hải nặng thề năm xưa, Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa, Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang..."

Xe Dũng sang sông, bàn cờ nghiên về phía nhóm lợi ích. Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Bá Thanh phải đi tìm gậy chống. Gậy ấy nằm ở Bắc Kinh.

Hai ngày sau khi thi sĩ Dũng ngâm thơ, chiều ngày 16 tháng 12 năm 2013, cùng một lúc tại 2 nơi xảy ra 2 sự kiện:

- Tại Hà Nội, TAND tuyên án tử hình Dương Chí Dũng.

- Tại Bắc Kinh, Nguyễn Bá Thanh hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ. Đây là cuộc gặp gỡ được tuyên bố. Những buổi họp khác nếu có, với ai khác đều không được thông tin.

Ngày 16 tháng 12, bàn cờ đấu đá nội bộ đảng đảo ngược tại phiên tòa. Phe Trọng Thanh tấn mã sang sông. Mã này không phải là Mã Ngọ mà là mã từ bên Tàu. Mã Viện. Và Mã Viện chắc hẵn đã gửi thông điệp, bật đèn xanh trước đó và chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Bá Thanh chỉ để báo cáo tình hình và nhận lời... khuyên mới.
Dương Chí Dũng đối diện với hai điều kiện để có cơ hội để thoát án tử hình:

Điều kiện 1: Khai báo những nhân vật liên hệ thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng để được xem xét giảm nhẹ bản án theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự.

Điều kiện 2: Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: nếu bị cáo hoặc gia đình bị cáo “Đã bồi thường được ít nhất một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt; Đã bồi thường được từ một phần ba đến dưới một phần hai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nếu có căn cứ chứng minh rằng người phạm tội (hoặc người thân thích, ruột thịt... của người phạm tội) đã thực hiện mọi biện pháp để bồi thường giá trị tài sản bị chiếm đoạt (đã bán hết nhà ở, tài sản có giá trị; cố gắng vay, mượn... đến mức tối đa)” thì HĐXX có thể không xử phạt tử hình.

Điều kiện 2 thì không đương nhiên mà "tùy" vào nhận xét của HĐXX cho cái gọi là “có thểkhông xử phạt tử hình”. Và từ đó "tùy" vào phía Trọng, Thanh - phe nhóm đã thành công trong việc "hướng" tòa án móc túi ra bản án tử hình.

Điều kiện 2 chỉ may ra được xảy đến nếu Dương Chí Dũng "làm cái gì đó" để thỏa mãn điều kiện 1.

Làm cái gì đó:

Ngày 7 tháng 1, năm 2014, Dương Chí Dũng ra trước tòa công khai tên tuổi Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ 20 tỷ, tiền từ Trương Mỹ Lan và có báo cáo với Trần Đại Quang. Lời khai lần thứ 3 này ngược với lời khai lần 2 của Dũng trong trại tù Lạng Sơn sau Hội nghi TW 6 phủ nhận lời khai lần 1 trước đó trong trại tù B34 của công an Hồ Chí Minh. (1)

Kết quả thắng lợi lọt vào tay của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Bá Thanh: Ngày 8 tháng 1, 2013 Chủ tọa Trương Việt Toàn thay mặt Hội đồng xét xử công bố quyết định khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước đối với Phạm Quý Ngọ.

Ngày 18 tháng 1 năm 2014, buổi lễ thắp nến tri ân các "liệt sĩ Hoàng Sa" bị thông báo hủy bỏ sau khi có cuộc điện đàm "đường dây nóng" giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình. Ngày 16 tháng 2 năm 2014, nhiều công dân yêu nước cùng nhau tổ chức Lễ Tưởng niệm 35 Chiến tranh Biên giới chống xâm lược. Cán bộ đảng kéo đến chiếm khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, thay nhau nhảy nhót ăn mừng với bản nhạc Tàu "Trung Quốc Chính Nghĩa", được Hồ Quang Hiếu đặt lời Việt là "Con bướm xuân".

Ơn đền cho cái gậy Trung Quốc sau khi oán trong nhà được thanh toán.

Ngày 18 tháng 2 năm 2014 Phạm Quý Ngọ chết.

Nếu vào tháng 10, 2012 phe Nguyễn Tấn Dũng với Trần Đại Quang "khai tử" lời khai của Dương Chí Dũng bằng chính bản tự khai "lại" của Dương Chí Dũng thì tháng 2 năm 2014, những lời "chưa khai" của Phạm Quý Ngọ đã được "khai tử" bằng... chính lá gan của Phạm Quý Ngọ.

Trước khi Phạm Quý Ngọ chết - lúc 19h58', Đại tá công an Nguyễn Như Phong đăng tin trên tờ PetroTimes thông báo ông Ngọ chết vào lúc 21h20. PetroTimes là tờ báo của Tập đoàn Dầu khí, một thành phần của Tập đoàn... lợi ích, nơi có những người biết ông Ngọ chết trước khi ông ta chết. Đây cũng là nơi duy nhất được tiếp tế cho bản văn tự khai số 2 của Dương Chí Dũng tại nhà tù Yên Trạch vào tháng 2 năm 2012 (1)

Ngày 23 tháng 2 năm 2014, Bộ Công an tổ chức tang lễ cho Phạm Quý Ngọ. Thành phần lãnh đạo thưa thớt, nhưng đặc biệt là sự có mặt của Bộ trưởng Trần Đại Quang, người được "hưởng lợi" nhiều nhất trong vụ chết không còn nói được của Phạm Quý Ngọ. (2)

Bàn cờ mất mã còn xe. Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Bá Thanh không dại gì để cho Dương Chí Dũng dựa cột theo kiểu Ngọ chết là hết. Điều gì sẽ xảy ra cho con xe Dương Chí Dũng trong thời gian trước mắt sẽ cho chúng ta thấy những nước cờ đốn nhau của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

Công an làm đảo chánh?


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Lâu nay người ta chỉ nghe chỉ thấy “công an chỉ biết còn đảng còn mình”, nhưng nay chính Công an đang có hành vi chống lại đảng bằng một loại khí giái mềm: “Phiếu tố giác tội phạm”.

Người dân Việt vừa hồ hởi phấn khới với hai phúc trùng lai là Hiến Pháp 2013 được gần 100% đại biểu quốc hội đảng cử dân bù tái khẳng định quyền tự do ngôn luận gấp vạn lần bọn Tư bản giãy chết, và Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng nhất quyết phen này “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.

Hiến Pháp do Quốc Hội thông qua và Thông điệp Thủ tướng đọc, tuy phát xuất từ hai ngành Lập Pháp và Hành Pháp, đều do một lò mà chui ra: đảng. Lý do? Viết mãi cũng nhàm, nhưng phải dẫn ra đây chứng cứ, kẻo lại bị mang tiếng “sủa lấy được rồi bị nện cho một cui, bỏ chạy mất tiêu” như các “đồng chi” Dư luận viên: Hiến Pháp nước CHXHCNCC không phải là “bộ luật cao nhất nước” như người ta rêu rao tại các nước Tư bản bóc lột với nền Dân chủ trá hình, song trên đầu Hiến Pháp nước CHXHCNCC còn có “Cương lĩnh đảng CS”; còn làm Thủ tướng cuả quốc gia ưu việt này là do “gần suốt cả cuộc đời theo đảng, tôi không có chạy, không có xin, không có thoái thác từ chối nhiệm vụ gì mà đảng, nhà nước phân công” [*]. Như vậy thì rõ ràng, hành vi trái ngược với những gì HP ghi và TT nói đều là chống lại đảng.

Công an Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh vừa đến từng nhà dân phát “Phiếu Tố giác Tội phạm” trong đó ghi hai “tội” hàng đầu là “Kích động, nói xấu chế độ” và “vận động khiếu kiện tập thể”. Rành rành trên giấy trắng mực đen, công an đã tự động biến:

1/ “Quyền tự do ngôn luận” (Điều 25/HP) thành tội “Kích động, nói xấu chế độ”;

2/ “Quyền khiếu nại, tố cáo” (Điều 30/HP) thành tội “vận động khiếu kiện tập thể”.

Không như hồi đất nước còn đầy bóng quân thù, ra đường gặp Mỹ vô nhà gặp… Ngụy , vị chi chưa được giải phóng, đồng bào ta bị kìm kẹp cực kỳ dã man nhưng bọn Công An, Cảnh Sát làm việc rất cẩu thả, quen cái lối ngồi mát ăn bát vàng nên nếu có phát cho dân cái “phiếu” yêu cầu làm cái gì thì chúng phát ra cho có, dân thực hiện hay không chúng chẳng cần biết.Trái lại ngày nay trong đất nước hoàn toàn độc lập, tự do dân chủ, các ồng chí Công An ta vì “chỉ biết còn đảng còn mình”, đã đi đến tận nhà phát “Phiếu Tố giác Tội phạm” là không có chuyện dân muốn làm gì thì làm hoặc làm hay không tuỳ ý… mà phải đâu ra đó.


“Phiếu Tố giác tội phạm” phát ra, đến hẹn phải nạp. Ông bà chủ phải báo cáo cho đầy tớ mình đã bắt được mấy tên tội phạm dám đòi làm những chuyện mà HP ghi là “quyền”… Không có cũng phải kiếm cho có, không thì khổ với Tổ dân phố, CA khu vực... Thế là các ông bà chủ phải phải rình mò nhau để “trả bài” cho đầy tớ.


Nói chuyện rình mò nhau, Cu Tèo nhớ lại ngày xưa còn bé trong thời kỳ đấu tố mà rung mình… Nhưng thôi, cố quên đi chuyện cũ. Nhưng mà giật mình, sao nay người ta lại bắt dân quay trở về cái “thời kỳ quá độ” từng làm bác Hồ khóc lóc mếu máo khiến bọn phản động bôi bác bêu rếu rằng, bác giả đò khóc vì sau đó bác lại vẫn để tiếp tục đấu tố. Có người nói bác Hồ rất thương đồng bào; bác không muốn vậy nhưng vì ông nội Xít Mao bắt làm. Hu hu !!! Cha già dân tộc cũng đâu bằng hai cha nội Nga Tàu.



Trở lại “Phiếu Tố Giác Tội Phạm”. Thiên hạ xì xầm: sỡ dĩ CA tung ra “Phiếu Tố Giác Tội Phạm”, làm trái với “quyền” được HP công nhận , ngược lại quyết tâm “đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”của Thủ tướng nhấn mạnh trong Thông điệp đầu năm, phải chăng là CA đang trang bị cho toàn dân loại khí giái mềm hiện đại để chuẩn bị đảo chính đảng, phản bội lời thề nguyền “CA chỉ biết có đảng”, “Còn đảng còn mình”?


Hay là CA đang bắt đầu “đưa vào hiện thực” quyết tâm “đổi mới thể chế” của chính phủ mà Ba Ếch đã vận dụng hết quai hàm đển nhấn mạnh trong Thông điệp đầu năm 2014?

Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com

* Ghi chú: (Trả lời của TT.Nguyễn Tấn Dũng khi bị ĐBQH Dương Trung Quốc hỏi “văn hoá từ chức”,14/11/2012)

  **********************************************

Tôi về Việt Nam đã nghe và thấy gì ở miền Nam sau 37 năm dưới chế độ Cộng sản


Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó – mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ – ghi lại môt cách trung thực.

Tôi thấy bộ mặt Sài gòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng “ vĩ đại “ trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm “thư giản” sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hà nội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỹ, giáo sư Mỹ, chương trình học của Mỹ, giảng dạy bằng tiếng Mỹ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỹ – 1,000 – 1,500 US$ /tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? )
Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử “đỏ”, các nhà giàu mới – thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để “thư giản”, uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỹ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XO, vụ cá độ hàng triệu đô la đã bị phanh phui là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi… “ lắc” suốt đêm.
Để vài hôm sau – đâu lại cũng vào đó…
Tôi cũng thấy Sài gòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở – vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự – ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt, nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà trong hẻm – phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sĩ vô duyên, lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường…
Tôi thấy Sài gòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 5.000.000 chiếc Honda – phun khói mịt mù – chưa kể đến xe hơi ???
Và hệ thống cống rảnh lạc hậu, mỗi khi trời mưa lớn – nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 10.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sài gòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1,200 đô la, chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt. Thuốc lá và bia – bia nội, bia ngoại – có đủ. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sài gòn. Đảng viên, cán bộ – giai cấp thống trị -”Nhậu”. Già nhậu, trẻ nhậu… con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm quyền thống trị – đã lột xác – không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa – mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút – thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá. Các hảng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng, nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mông mốc, cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê mới lên Tỉnh. Tôi còn thấy Sài gòn với hiện tượng “tiếm công vi tư” lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn – ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu – nơi gặp gở của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ – thì rõ.

Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Sai gòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) – mặt tiền ngó vào trong – mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ) – bên có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỹ kim – ngon ơ ! Tương tự như vậy – ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ, trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 – phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động – nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao, buôn bán ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày. Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : “Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng. Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? “ (Nhật ký “Rồng Rắn” của Trần Độ). Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sài gòn – đã biến mất. Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ – mũi và miệng bịt kín bằng “khẩu trang”, găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố.
Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi ny lông, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống… Những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chân, lê lết trên một miếng ván gổ … đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình).
Bộ mặt Sài gòn “đổi mới” bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền, trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố – Nhiều người chóa mắt. choáng váng, cho là “Việt Nam bây giờ tiến bộ quá”. Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Lợi tức đầu người của Việt Nam – theo thống kê của báo The Economist – bằng: 800 US$ năm 2011 (Hà Nội bốc lên 1,000 US$, chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 3.500 US$ – Phi luật Tân: 2.000 US$ – Nam Dương: 1.160.US$. Tân gia Ba 30.000 US$. (The Economist World, năm 2011 – p. 158, 176, 238) – Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy – nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? – Thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê – Giai cấp giàu có bây giờ là ai ? Giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ???

Hiện tượng người Bắc XHCN chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mại quan trọng ở Sài gòn, khống chế mọi lãnh vực trọng yếu ở miền Nam
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” – cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa – Thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sài gòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sài gòn và các khu phố sầm uất nhứt, vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản – Từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cât lại nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán đồ nhập cảng v. v. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sài gòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ – dĩ nhiên – vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu – Cũng đều là người Bắc – Trừ một số cán bộ gốc miền Nam ra Bắc tập kết – theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam – Thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc cả. Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới – Từ Trung ương đến địa phương – Từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xã gần – đều do đảng viên người miền Bắc XHCN – nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mãi sản xuất lớn – điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 10,000 xe hơi đủ loại, chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất – Cũng là do người miền Bắc XHCN nắm giữ. Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thuơng nghiệp – nhà cửa của tù cải tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những luợng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức – tài sản những người thuộc diện tư sản – toàn bộ tài sản nầy từ Sài gòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam – được đem đi đâu? – Không ai biết. Thông thường – những của cãi nầy phải được sung vào công quỹ – để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng – sự thật trước nhứt – là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ – nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết… đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy – vì lo sợ cái gì đó – bèn đem “ bán non” những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cải tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu – không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại – là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN. Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị “ giải phóng” ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xã tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi… phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ, để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê… Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào “mua” nhà Saigòn với giá gần như cho không… và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Sài gòn. Mang xe tăng T. 54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên “xẻ dọc Trường Sơn” bằng máu, nước mắt và xác chết… vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là “giải phóng” nhân dân miền Nam – nhưng sự thật khó chối cãi được – là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Sài gòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau – để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi – những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỹ là trường hợp điển hình).
Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh – một mình đối diện với luơng tâm thuần luơng của mình – các ông tự gọi mình đi. Đến thời “mở cửa” – cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương – đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỷ tiền tệ quốc tế – những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn, no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ diển hình: Một bệnh viện gần chợ “cua” Long Hồ – quê hương của Phạm Hùng – nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được. Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt – là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực – những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê – nhứt là miền Nam – ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn – đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực. Nhà văn – bác sĩ Hoàng Chính – gọi thời kỳ sau 75 là thời “Bắc thuộc”: – “Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh. – Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán. – Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười. “ Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.
Bộ mặt của thôn quê miền Nam
Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 37 năm dưới chế độ cọng sản. Để được trung thực – người viết ghi những điều thấy và nghe – không bình luận – tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam – những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường sá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái Nứa, Cái Chuối xã Long Mỹ, VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. “Cầu tre lắt lẻo”, cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng) nay không còn thấy nữa. Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ – chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn – còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy – dọc theo bờ sông Long Hồ – một số nhà gạch nhỏ mới cất. xen kẻ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà Cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi. Hai bên đường xe chạy từ Mỹ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung – có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai oằn, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương. Dưới sông – từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang – hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đở sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau. Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế – cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá Basa, cá điêu hồng v. v. ở dọc bờ sông khá dài. Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu – người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỹ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời: “ Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi! “ Tôi hỏi thêm: “ Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập. các cô gái nầy không sợ sao ông? – “ Biết hết – mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông, biết đâu gặp may.
“Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết. Tờ Tuổi trẻ – số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi – trong bài: “ Nỗi đau từ những con số”- có nói đến số phận của 65.000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy: “Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang “bày hàng” để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến luợt mình “ Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: “Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Sài gòn để dự tuyển. Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái.Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí – những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm”. Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời: ‘ “Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn. Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa”. Tôi nhìn kỷ các cô gái nầy tuổi rất trẻ khoản chừng 18 đến 20, đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện – tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề. Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức “ môi giới hôn nhân lậu”- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma Cau để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục, các cô gái làm điếm, hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần – thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11, Sàigòn. Cho dù chánh thức hay lậu, hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn – ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì bán thẳng vào ổ điếm.

Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại. Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu, lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời! Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt? Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người – những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn? Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hoá bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng, đất đai canh tác bị thu hẹp, Dân số gia tăng. Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác. Các cô gái miền Tây quẩn bách vì không có việc làm kinh niên – cuộc sống vô vọng mịt mờ – có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ. Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75) – những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ, thang giá trị bị đảo lộn nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước. Do vậy – khi bị dồn vào đường cùng họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn. Nhưng động lực chánh là nghèo.
Nghèo
Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan… để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – vựa lúa nuôi sống cả nước – sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy – nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam – thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998: ĐBSC: 37%. ĐBSH: 29% . Năm 2002: ĐBSCL: 13 %. ĐBSH: 9%. (Nhà x. b Thống kê – Hànội, trang 13 – LVB trích dẫn) Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) – mức sống (bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa) – ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH – bởi lẽ khi nghèo về lương thực – thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá. Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết: Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều – cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát. khi trời mưa lúc ban đêm, không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp, trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc… Cái nghèo của một người đi mượn tiền, muợn gạo. tới ngày hẹn không tiền trả. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp, cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ, mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân. Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời. – Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chày lưới. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy: nghề đi nhủi tép. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2011) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te. Đời ông nội – nghèo! Đời cha nghèo! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo – không đổi đời cho người nghèo thành giàu. Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác – còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền. trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết : “Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được? “
Miền Nam – 37 năm dưới chế độ Cộng sản
Kinh tế Việt Nam – trong đó có miền Nam – có chút tiến bộ – so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt, cầm lồng đèn đỏ… Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục (hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con) – các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại – muốn phát triển công nghiệp – nhà cầm quyền địa phương – theo lệnh Đảng – mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàigòn). Như vậy có gọi là phát triển không?
Kết luận
- 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy miền Bắc đã “giải phóng” dân Sài gòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. “Giải phóng” miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ. “Giải phóng” quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển… “ Giải phóng” phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm “vợ nô lệ”, đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan.
- 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2010) – bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2011). Chỉ trong năm 2011 – có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF – LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam)
- 37 năm nhìn lại:
Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2011: “Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc – người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở”
- 37 năm nhìn lại:
Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam – khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc. Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo: “Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu.” (Trích Người việt hải ngoại – Nguyễn văn Trấn)
© Trần Thế Phong
Ghi chú: ĐCV đề tựa


****************************************************************************************************

GÓC KHUẤT MỘT GIA TỘC: BÀI VIẾT CỦA BỒI BÚT XUÂN BA ĐỂ CHẠY TỘI CHO HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN VỀ HÀNH ĐỘNG THỦ TIÊU CỤ PHẠM QUỲNH

Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 1)

- Có một gia đình thuộc vào loại hiếm có trong lịch sử hiện đại nước ta mà qua mấy thế hệ con cháu đã đóng góp cho xã hội những nhân tài nổi tiếng, có những đóng góp to lớn cho dân tộc. Đó là gia đình nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892-1945). Hơn nửa thế kỷ trôi qua từ khi Phạm Quỳnh từ giã cõi trần, những thông tin về ông vẫn chưa đầy đủ và những thế hệ con cháu ông cũng còn nhiều người chưa được biết. Cách đây hơn 7 năm, nhà văn Xuân Ba đã ngược dòng thời gian, tìm hiểu và phát hiện thêm những sự kiện, tình tiết mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa về gia tộc của vị Thượng thư Phạm Quỳnh. Báo điện tử Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc nội dung ghi chép ấy.

Ca khúc có con số kỷ lục cả về người hát lẫn người nghe và giai điệu được phát nhiều nhất, đông nhất là bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, dường như phá cả kỷ lục “Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa” hồi mới hòa bình lập lại trên miền Bắc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý? Hình như có một lần tôi đã mang nhận xét ấy mà hỏi nhạc sĩ Phạm Tuyên bởi ông là tác giả... Hỏi thế bởi nghĩ có nghệ sĩ nào mà lại sao nhãng với những đứa con tinh thần của mình? Nhưng nhạc sĩ vẫn cung cách lặng lẽ và cái cười lặng lẽ cố hữu bao năm, “mình cũng không biết nữa”...
Không biết (nhạc lẫn hát) nhưng thích nghe hát! Cố tật ấy tôi đã lẫn vào trong bạt ngàn của thiên hạ và hằng bao năm nay (như một số đông, tôi chắc thế) là trong các hướng ngoảnh, tôi vẫn có một “góc” Phạm Tuyên trong sự chú mục mỗi khi lòng dạ chùng xuống không phải chặt chẽ lẫn căng thẳng trên hành lộ mưu sinh. Như mỗi lúc lòng mình đang chùng khi ngồi với nhạc sĩ trong căn gác nhỏ dùng làm phòng khách. Hình như có mấy bận di dời khi “Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời, hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời”... là cái đận căn nhà của nhạc sĩ trong khu tập thể Đại La, Đài Tiếng nói Việt Nam nát tan vì bom Mỹ năm 1972.
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh
Bây giờ thì lánh ra làng Vạn Bảo nhưng có vẻ tùng tiệm so súi tận tầng ba của một khu tập thể chật người, lúc nào guốc dép cũng cứ khua rộn cầu thang. Phòng khách chật và thấp nhưng các góc cũng nhô ra một cách khiêm tốn với những ấn phẩm nhạc mà Phạm Tuyên đã viết từ năm 1950. Hơn 600 bài tính đến tiết ngâu năm Dậu 2005.
Như một người chép sử có duyên. Từng bài, từng bài như một sự chào, sự làm quen tử tế suốt lượt những nam phụ lão ấu... “Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày...”, “Ai bảo rừng xanh là quái ác...”, “Hồng như màu của bình minh. Đỏ như màu máu của mình tim ơi...”, “Từ một ngã tư đường phố...”, “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua...”, “Thương cái rét của thợ cày thợ cấy...”, “Việt Nam Hồ Chí Minh” v.v... và v.v... Những giai điệu mà ngành nào, giới nào cũng tự nhận nhạc sĩ viết riêng cho mình!Đạt được tầm ấy, xếp vào thang bậc như vậy lại chả sướng sao? Và cũng lô nhô vô số phần thưởng, trong đó có chứng nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I (năm 2001). Một bức hoành sơ sài nhưng treo hơi bị sái chắc chưa có điều kiện khắc tử tế nhưng nếu có làm được thì không gian cũng hơi bít bùng. Tôi được nhạc sĩ giải thích 4 chữ của bức hoành ấy là “Thổ nạp Á Âu” bằng chữ Nôm. Ấy là cô đúc tinh thần hành động của Tạp chí Nam Phong suốt 17 năm trên 210 số tạp chí từ năm 1917 đến 1934.
Còn phía góc kia là 12 chữ Nôm vuông thành sắc cạnh được viết rất sắc nét theo lối câu đối của một người tốt chữ, bạn của nhạc sĩ “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Chữ trên hoành trên đối ấy là của thân phụ nhạc sĩ, nhà văn hóa Phạm Quỳnh! 
Có lần tôi tò mò hỏi trong 13 người con của cụ Phạm Quỳnh có ai “phát” về đường nhạc ngoài nhạc sĩ Phạm Tuyên? Nghe chuyện của nhạc sĩ đâm giật mình... Thì ra trên nhiều số báo Nam Phong, ông chủ bút Phạm Quỳnh đã trực tiếp bàn, trực tiếp viết về loại hình cũng như thể thức cung cách của hát cô đầu, hát xẩm, hát trống quân nhiều bận! Cái khiếu âm nhạc ấy nhạc sĩ Phạm Tuyên hưởng của ai nhỉ? Cụ Phạm ông, cụ Phạm bà, của chị gái, anh rể?... Cái giật mình xen sự ngỡ ngàng bởi thời nay hầu như đã vắng bặt những kiểu gia thế như thế, bởi mình đang chạm vào cánh cửa của một gia tộc không thường? 
Cụ Phạm có 16 người con cả thảy. Nhưng không may khuyết mất ba đốt hồi còn bé. Mà chỉ có một người vợ! Quả là “dưỡng nhân loại chi công”. 
Cụ Phạm là một người cha, người ông mẫu mực. Là người nặng lòng với nhà! Trong hồi ức của những người con của cụ Phạm còn lưu lại nỗi đau của cụ Phạm khi khuyết mất ba đốt này. Cả ba bé đều chưa đầy tuổi tôi và đều mất vì bạo bệnh. Cô con gái thứ bảy của cụ Phạm mất lúc mới được nửa năm. Còn cô thứ chín chỉ vỏn vẹn có 9 tháng... Cả hai đều trắng trẻo, xinh xắn. Cụ Phạm mời một thầy thuốc người Pháp là Piquemal đến tận nhà chạy chữa hằng ngày mà vẫn không sao cứu được. 
Hình ảnh cụ Phạm đi bộ theo chiếc kiệu tang bé nhỏ đưa con gái đến tận mộ. Vậy mà đêm về, có bận ông choàng dậy giữa đêm hoảng hốt chạy sang buồng vợ vì cứ ngỡ là con khóc. Vì cận thị nên những bận hoảng hốt như thế, cụ đâm sầm vào cửa mới bừng tỉnh! Định mệnh trớ trêu vẫn bắt ông phải mất một người con gái nữa. Đó là đứa thứ mười một. Thấy con gái xinh xắn nhỏ nhoi, ông đặt tên con là Yến.
Bấy giờ có nữ thi sĩ nổi danh người Pháp Jeanne Duclos Salenesse từng ở Đông Dương nhiều năm rất mến phục cụ Phạm và cũng là bạn chung của gia đình đến thăm, thấy cháu bé mới sinh, hỏi tên rồi tặng bé một bài thơ: “Xin chào chim yến nhỏ/ đã khéo chọn mẫu từ những nét của mẹ/ em xinh đẹp để ngời sáng lên như một viên kim cương/ Ơi chim Yến”...
Chứng minh thư (căn cước cụ Phạm Quỳnh)
Nhưng mới được 5 tháng tuổi thì em mắc bệnh hiểm nghèo. Chữa chạy chăm sóc thế nào bệnh vẫn cứ nặng lên. Nhiều đêm ông bế con gái dặt dẹo như một cái dải khoai để em gục đầu vào vai mà nhẹ nhàng đi quanh bức tượng Phật Bà Quan Âm bằng sứ trắng muốt cao chừng 80 phân, cổ tượng ông cho đeo một chuỗi hạt san hô đỏ. Trước tượng đặt một lư trầm thơm ngát. Ông cứ bế con trên tay như thế mà đi suốt đêm... Nhưng rồi việc lo sợ nhất cũng cứ xảy ra... Con “chim yến nhỏ” cũng bỏ ông bà mà bay đi khi tác giả bài thơ tặng bé về Pháp được một tháng! 

Nhiều năm sau khi bà Jeanne Duclos Salenesse mất, ông có làm bài tưởng niệm trong đó có câu “Bà Jeanne Duclos Salenesse không còn nữa! Kỷ niệm về bà gắn bó với một sinh linh nhỏ nhoi thân thiết với tôi sau khi bà lên đường được một tháng đã bay về trời. Chắc nơi ấy bà sẽ gặp lại em!”.
...Người con cả là Phạm Giao. Khi anh con trai trưởng vào Nam mở một tiệm ăn, nhiều người dị nghị “sao ông cụ lại để ông con cả lấy nghề của chú ba Tàu?”. Cụ Phạm chỉ cười. Cái cười của một nhà Nho lạc bước, của một người tân thời không coi trật tự sĩ nông công thương làm trọng? Tôi cứ nghĩ lẩn mẩn rằng, nội hoàn cảnh của ông Giao đây (nếu trời thương cho sống cho thọ thì năm nay người con trưởng của cụ Phạm cũng đã ngót trăm tuổi trời) rơi vào một tay viết kheo khéo tránh được những phạm thượng này khác về đời tư và nếu được ông cho phép thì phải là một cuốn sách bắt mắt lắm! Vợ ông Giao là Nguyễn Thị Hy, chắc phải là một trang tuyệt sắc? 
Bà Hy là con gái yêu của học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1840-1942), tác giả công trình “Ca dao tục ngữ Việt Nam”. Cụ Ngọc quê ở làng Hoạch Trạch, huyện Bình Giang cũng lại cùng quê với cụ Phạm Quỳnh. Chưa thấy có tài liệu chi nói về quan hệ về mặt chữ nghĩa giữa hai ông thông gia này? Ông là một trong những nhà sưu tầm biên soạn sách văn học giai đoạn đầu thế kỷ và là người viết nhiều nhất trong nhóm “Cổ kim Thư Xã”. Bà Nguyễn Thị Hy hình như hồi ở Hà Nội đã có thiện cảm với chàng nho sinh Trần Huy Liệu, sau đó không biết nguyên cớ gì, hai người bặt tin nhau. 
Phạm Quỳnh với Hội Ái Hữu Bắc Việt (năm 1931)

Như mọi người biết, bà Hy kết hôn với Phạm Giao, trở thành con dâu nhà cụ Phạm. Chưa rõ cái năm 1946 hay 1947, thời điểm bà Hy tục huyền với ông Trần Huy Liệu, ông Giao đã mất chưa nhưng một dạo người ta cứ đồn ầm cả lên chuyến đi của cụ Trần Huy Liệu nhà ta vô Huế để làm nhiệm vụ tước ấn kiếm của Bảo Đại đã phải lòng rồi sau này thành hôn thú với bà Hy!? Không phải là thời điểm đó mà là sau này? 
Cũng nên dài dòng một chút về mối lương duyên của bà Hy với ông Trần Huy Liệu, bởi tôi đã có may mắn được gặp một người. Đó là Giáo sư Sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Cụ Văn Tạo năm nay hơn 80 nhưng còn khá mẫn tiệp (chuyện của cụ, hay nói đúng hơn là tư liệu của cụ về Phạm Quỳnh sẽ được đề cập ở phần sau). Cụ Tạo đã viết trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc (số 11 năm 2005) như sau: 
“…Cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu sai về chuyện ông Trần Huy Liệu, như anh Trần Thành Công con trai anh Liệu đã viết về việc hiểu sai ấy trên Báo Tiền Phong tháng 11/1991 qua bài “Chuyện tình của nhà văn hóa Trần Huy Liệu” rằng, có nhiều chi tiết thêu dệt về chuyện tình của ba tôi là trong những ngày đất nước sôi sục khí thế cách mạng. Tháng 8/1945, ông Trần Huy Liệu được Chính phủ giao nhiệm vụ vào Huế tước ấn kiếm của Bảo Đại... Công việc quan trọng là thế nhưng đến xứ Huế mộng mơ, ông Liệu gặp người con dâu của Phạm Quỳnh... Tình yêu bùng cháy. Ông Liệu quên cái phương diện quốc gia của mình nên đã yêu và lấy con dâu của quan đại thần triều đình Huế... Bài báo đã trình bày rõ điều đó là hoàn toàn sai sự thật. 
Nhưng cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu. Thậm chí ở một trường cấp III, trong giờ dạy Sử, một học sinh đã hỏi thầy: “Ông Trần Huy Liệu là một người từng giữ những chức vụ cao trong Cách mạng Tháng Tám, sao sau này lại tụt xuống như vậy?”. Thầy đã đã trả lời tương tự như có người đã nói ở trên... Cho đến gần đây tôi vẫn được nhiều người, nhất là cán bộ lão thành cách mạng hỏi về vấn đề này. 
Tôi được sống gần anh Liệu, lại được anh Văn Tân, anh Cù Huy Cận cho biết ít nhiều nên xin trình bày vắn tắt đôi điều hiểu biết của mình: 
1. Theo biên niên sử thì Đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời vào tước ấn kiếm của Bảo Đại do Trần Huy Liệu dẫn đầu có Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận tham gia, khởi hành từ Hà Nội đi qua các tỉnh đều được nhân dân cùng chính quyền địa phương nhiệt liệt đón chào và nghe đoàn nói chuyện nên đến Huế khá muộn. Mãi đến chiều 29/8, Bảo Đại mới được tiếp kiến và nhận những điều quy định về nghi thức thoái vị do đoàn đề ra. 
Chiều ngày 30/8, lễ thoái vị của Bảo Đại mới được cử hành ở Cửa Ngọ Môn nên kết thúc ngay ngày hôm đó để đoàn kịp về Hà Nội dự lễ ngày 2/9. Một phái đoàn quan trọng đi thực hiện một nhiệm vụ thiêng liêng trong một thời gian gấp gáp như vậy lại được bảo vệ nghiêm ngặt thì một đoàn viên nào đó sao lại có thể thực hiện được việc riêng như chuyện bịa đặt kể trên về anh Trần Huy Liệu? 
2. Bà Hy thành gia thất với Phạm Giao, con trai Phạm Quỳnh nhưng do hoàn cảnh éo le, vợ chồng đã ly thân. Bà Hy lúc đó không còn ở Huế mà từ năm 1942, 1943 đã đem hai con về sống ở nhà riêng tại Ấp Thái Hà do thân sinh là Đốc học Nguyễn Văn Ngọc để lại nên không có chuyện gặp Trần Huy Liệu ở Huế được. 
3. Theo anh Xuân Thủy, anh Văn Tân kể lại thì: Trần Huy Liệu từ khi còn làm ở Báo Tin tức đã để ý đến tiểu thư khuê các Nguyễn Thị Hy, con gái Đốc học Nguyễn Văn Ngọc đang đứng bán sách báo và giấy mực học sinh tại Vĩnh Hưng Long thư quán ở Hà Nội. Xuân Thủy đã muốn giúp Trần Huy Liệu tặng mấy vần thơ. Nhưng rồi nhà cách mạng Trần Huy Liệu đã phải vào tù ra khám, còn tiểu thư thì vu quy vào một gia đình quan lại. Trên một thập niên, hai bên không gặp nhau. Mãi đến cuối năm 1945, đầu năm 1946, khi Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cũng là lúc mà tướng Lư Hán (Tàu Tưởng) có chủ trương “Cầm Hồ diệt Cộng”, các thành viên của chính phủ ban đêm phải sơ tán ra ngoại thành. 
Trần Huy Liệu được bố trí về tạm trú ở Thái Hà Ấp và đã gặp lại bà Hy và cảm thông với những vui buồn trong cuộc đời của nhau. Nhưng cũng mãi đến dịp Trần Huy Liệu đi công tác tại những tỉnh phía bắc mới qua Lập Thạch, Vĩnh Yên và chính thức chắp nối lại mối tình với bà Hy. Việc này hoàn toàn không dính líu gì đến việc Trần Huy Liệu vào Huế cũng như không dính líu tí nào đến cái chết của Phạm Quỳnh mà có người đã suy đoán ra một cách không có căn cứ là hại cha để lấy con?!! 
Người con gái thứ hai là Phạm Thị Giá, sinh năm 1913. Bà là vợ của quan Đốc học Trường Thăng Long Tôn Thất Bình mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thời gian là giáo sư dạy sử của Trường Thăng Long. Vợ chồng bà Giá mất đã lâu. Cũng cần nói thêm điều này, cỡ nhà Nho như lứa cụ Phạm hồi ấy là khá cẩn trọng trong việc đặt tên cho con. Nhưng cụ Phạm nhà mình chả thế... Bé Giá mới sinh trắng nõn trắng nà như cọng giá. Thấy người nhà thích dùng cái tên Giá, cụ Phạm vui vẻ và ưng thuận làm ngay việc khai sinh cô con gái: Phạm Thị Giá. Bà Giá nghe đâu có viết một cuốn hồi ký mà nhà văn Vương Trí Nhàn có mấy lần dợm hỏi nhạc sĩ Phạm Tuyên cố tìm xem đang để ở đâu ông ấy xuất bản cho! Người con thứ ba là Phạm Thị Thức, năm nay 92 tuổi. 
Nhạc sĩ Phạm Tuyên tặng câu nổi tiếng của Phạm Quỳnh "Truyện Kiều còn nước ta còn..." cho Hội Kiều học Việt Nam 
Cũng như bà Giá, bé Thức mới sinh ra có cái tật chả biết lành hay dữ nhưng cứ thức ban đêm ngủ ban ngày. Chứng tật ấy lâu lâu đôi khi mang lại sự ngộ nghĩnh cho cả nhà nên cụ Phạm lại cũng chiều lòng vợ con và người nhà làm luôn tên khai sinh cho con gái là Phạm Thị Thức! Bà Thức là vợ Giáo sư Đặng Vũ Hỷ chuyên ngành da liễu. Giáo sư Đặng Văn Hỷ đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về những công trình nghiên cứu của mình. Ông bà cũng góp cho đất nước, cho cơ chế một người tài. Đó là một quan chức của Trung tâm Khoa học công nghệ, Ủy viên Trung ương Đảng Đặng Vũ Minh. Người con thứ tư là Phạm Bích, sinh năm 1918. 
Ông Bích là Tiến sĩ Luật, lập nghiệp ở Thụy Sĩ, đã mất. Người con thứ năm là Phạm Thị Hảo, vợ dược sĩ Phùng Ngọc Duy nổi tiếng ở Hà Thành vào thập niên 50 của thế kỷ trước, hiện đang định cư ở Washington D.C. Người con thứ sáu là Phạm Thị Ngoạn, sinh năm 1922. Bà là vợ ông Nguyễn Tiến Lãng. Nguyễn Tiến Lãng vốn là con nuôi Toàn quyền Đông Dương, bố vợ lại là Thượng thư Bộ Lại, nhưng trong kháng chiến chống Pháp, không rõ tướng Nguyễn Sơn có biệt tài gì mà cảm hóa được nhà văn đa tài này, có một thời gian dài Nguyễn Tiến Lãng đã phục vụ dưới trướng Nguyễn Sơn và tham gia nhiều trận đánh. 
Về sau hai ông bà sang định cư ở nước ngoài. Bà Ngoạn thừa hưởng gien cha hay ảnh hưởng chồng chả biết nhưng trong thời gian ở Trường đại học Sorbone Paris đã hoàn thành luận án tiến sĩ văn chương. Đề tài chính lại là những số Báo Nam Phong của thân phụ. Người con thứ bảy là Giáo sư Phạm Khuê, sinh năm 1925. Giáo sư Viện trưởng Viện Lão khoa, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, từ biệt chúng ta cách đây chưa lâu. Có lẽ hơi hiếm có một nhà khoa học được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng là nghĩa trang Mai Dịch như GS Phạm Khuê? Người con thứ tám là Phạm Thị Hoàn, sinh năm 1927, hiện gia đình đang định cư ở nước ngoài. 
Hồi còn con gái, giọng ca của bà Hoàn đã trở nên quen thuộc với người Hà Nội tạm chiếm trong thập niên 50, khi cô Hoàn với cái tên Thu Hương, thường hát trên đài phát thanh. Chồng bà Hoàn là nhạc sĩ Lương Ngọc Châu, cháu nội cụ cử Lương Văn Can. Nhạc sĩ Lương Ngọc Châu có ca khúc tiền chiến “Một đi không trở về”... mà nhiều chiến sĩ Vệ quốc đoàn đến nay còn thuộc. Và thứ chín là nhạc sĩ Phạm Tuyên đây... Hình như gien nhạc nhà ấy chỉ trồi và trội lên ở người con thứ chín này? 
Cụ Phạm bà, quê ở một vùng quan họ nổi tiếng Kinh Bắc. Bà thạo chữ Nho nhưng có thời bà đã từng đi hát quan họ, đã thuộc rất nhiều làn dân ca quan họ, cả hát trống quân, hát chèo. Khi về làm bạn với cụ Phạm, bà đã giúp chồng rất nhiều trong việc sưu tầm biên khảo, ghi lại các làn điệu dân ca để cụ Phạm có vốn mà đề cao văn hóa âm nhạc dân tộc trên tờ Nam Phong của mình... Bốn người con nữa là Phạm Thị Diễm, sinh năm 1932, Phạm Thị Lệ, sinh 1943 và Phạm Tuân, Phạm Thị Viên. Cả bốn người đều đang định cư ở nước ngoài. 
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 2) 
Tôi đang đứng trước ngôi nhà số 5 phố Hàng Da của quận Hoàn Kiếm Hà Nội, bây giờ là một hiệu buôn sầm uất để cố tưởng tượng ra cái năm 1917 ấy, chàng thanh niên 25 tuổi Phạm Quỳnh thấp thoáng trong ngôi nhà này với tư cách là Tổng biên tập tờ báo Nam Phong! 
Ngó nhạc sĩ thoải mái trong chiếc sơmi kẻ sọc và quần bò màu xanh lợt cùng nụ cười gần như thường có trên môi... Tất thảy dường như không thực, như trẻ hơn cái tuổi 75! Và tôi đang nghĩ đến cái gien thọ của nhà này... Người chẳng may khuất thì cũng đã tám chín mươi! Hay là nói như cụ Nguyễn Khuyến “tuổi là tuổi ông cha” để cho? Cụ Phạm mồ côi mẹ lúc mới 9 tháng tuổi. Mồ côi bố lúc 9 tuổi và cụ hưởng tuổi trời cũng mới chỉ 53? Cụ Phạm bà cũng đi theo cụ ông 8 năm sau đó...

Hình như là hội đủ sự may mắn, sự dễ thở của một thời vận nên đã làm nên sự hằng sống lẫn chất lượng sống của nhiều thành viên trong cái gia đình mà tôi tạm gọi là không thường này? Đất có tuần, nhân có vận nữa là tuần vận của một quốc gia, của một dân tộc? Cận ngày toàn quốc kháng chiến, cả nhà cụ Phạm bà về Hà Nội. Rồi tản cư. Rồi có hồi cư. Nhưng không phải tất cả. Trong đó có hai anh em Phạm Khuê, Phạm Tuyên không nhằm hướng nội thành mà cứ ngược mãi lên phía Chiến khu Việt Bắc. 
15 tuổi đi theo kháng chiến, vốn liếng văn hóa lẫn âm nhạc của Phạm Tuyên thụ hưởng được chính là những ngày ở Chiến khu Việt Bắc và những ngày ở Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn và bên Khu học xá Nam Ninh sau này... Bà Nguyễn Anh Tuyết, vợ nhạc sĩ Phạm Tuyên mới nghỉ công việc giảng dạy ở Khoa Tâm lý của Trường đại học Sư phạm Hà Nội, đang có chất giọng và cung cách cởi mở khi chuyện trò với tôi kể cả cái đoạn khó nói khi thời ấy bà biết nhạc sĩ Phạm Tuyên đẹp trai, có tài, là con trai của một vị Bộ trưởng chính quyền Bảo Đại.
Quê ở Quảng Bình, là con gái cưng một nhà họat động bí mật cùng với đồng chí Lê Duẩn rồi sau này là một sĩ quan quân đội hy sinh năm 1947, Anh Tuyết được gửi sang Khu học xá Nam Ninh. Cảm người trai nhạc sĩ tài hoa kiêm thầy văn hóa và âm nhạc, Anh Tuyết hồi đó ngây thơ láng máng chuyện hình như người yêu của mình là con cháu Trạng Quỳnh hay Phạm Quỳnh mà cô cũng chả biết nữa! Cô bật cười vì sự ngây thơ lẫn nông nổi của mình nhưng tá hỏa khi nghe người yêu nói thực, nói hết... Cô có một người bà con là thầy giáo Võ Thuần Nho.
Chính sách đoàn kết dân tộc tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ trong Mặt trận Liên Việt tuyệt vời sáng suốt của cụ Hồ đã khiến vô khối sự cởi mở lúc ấy như cái cười thoải mái vô tư của người em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nghe những băn khoăn lo lắng của cô cháu thì cụ Phan Kế Toại, cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Vi Văn Định cũng là quan của vua Bảo Đại cả... Nhưng cái gờn gợn của cô cháu gái rằng nghe đâu cụ Phạm bị tử hình đã khiến ông cậu cũng đâm phân vân, chiều cô cháu gái mà mở hẳn một cuộc điều tra bí mật! Thông tin mà ông thu thập qua nhiều kênh nhiều ngả và sau đó là cô cháu biết được con trai vị Thượng thư nọ là một đảng viên gương mẫu (Phạm Tuyên được kết nạp Đảng năm 1950) một giáo viên, một cán bộ, một chiến sĩ tốt!
... Làm ra những giai điệu những ca khúc dường như có lửa nhưng có lúc tôi thoắt thấy một Phạm Tuyên có bề gì như lặng lẽ mà lành lạnh thế nào? Quần bò màu xanh, áo sơmi kẻ. Bộ y phục dường như cố hữu, như là không lạc mốt ấy rất dễ lẫn, dễ nhòa vào trong những hằng hà sa số nhưng có vẻ như vẫn không lẫn, không nhòa, trong ca khúc, trong sáng tác đã đành mà trong hội đồng giám khảo các hội thi nhạc thi hát, lần “trọng” có, dịp “dúi” có (mà người ta nằng nặc mời ông dứt khoát phải có mặt với tư cách thành viên). Vẻ lành lạnh lặng lẽ ấy nếu chợt thoảng qua thì cũng chỉ là tôn thêm vẻ chững chạc mực thước của một thành viên trong ban giám khảo đang độ thất tuần. Nhưng dường như chả phải dễ thấy mà nó phảng phất trong những lời phát biểu nhiệt thành và dường như tan biến đi khó nắm, khó tìm trong những tràng pháo tay và sắc hoa của vô vàn đêm hội?
Đã đành thành công, nổi tiếng. Và đã đành cái gì đó như tài năng như trời cho. Nhưng cung cách lặng lẽ và lành lạnh ấy hình như là dáng vẻ của cái người hằng bao năm nay vẫn gánh trên vai mình cái số phận lý lịch chả nhẹ nhõm mà như người xưa đã cô đọng lẫn hàm súc bằng cái câu “ngôn nan chi ẩn” (có bao điều chả dễ nói ra). Sự ám ảnh. Sự dị nghị? Những lời bàn ra tán vào và thảng hoặc những đố kỵ ghen ghét... Có không? Cái cười mọi bận mà tôi thường thấy ở ông thoắt trở nên kém tươi dường như “tố” rằng có đấy!
Nhưng trên tay tôi là cuốn nhạc một lần được tặng mà dưới tấm ảnh chân dung tươi rói với lời tự bạch của tác giả Phạm Tuyên: “Ở đâu có niềm vui nỗi buồn, những ước mơ thầm kín hay những khát vọng cháy bỏng, ở đó có âm nhạc”. Và hình như một lần ông bộc bạch đại ý, phương châm là phải vượt trên những nỗi buồn đôi khi lẩn khuất ấy bằng chính đôi tay và đôi chân của chính mình. Nhưng mà hình như ông đã gặp may? Bởi sự hùng hục của hai cặp tay chân ấy mà thiếu đi chút tài, mà thiếu đi sự đồng cảm vị tha vốn có của người đời cũng như ánh mắt bình tĩnh vị tha của thể chế thì một số phận sẽ ra sao nhỉ?

Một làng quê hãm địa? 
Nhớ lần tiết xuân ấy, cái sự vui chân lẫn vui xe đã đưa tôi về quê Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chén rượu trắng cất bằng thứ nếp cái hoa vàng của làng Trung Am quê Trạng, được chưng cất đàng hoàng không phải mang tiếng rượu lậu nữa đã khiến thứ quá vãng đâm cởi mở thêm khi được hầu chuyện mấy cụ cao niên... Trung Am vốn thuộc Tứ Kỳ của đất Hải Dương. Năm 1838, nhà Nguyễn mới cắt 5 Tổng của Tứ Kỳ, 3 Tổng của huyện Ninh Giang lập thành huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng ngày nay. Chén rượu xuân thoắt trở nên ngập ngừng bởi tự dưng đâm chạnh lòng khi ngó sang cái rệ tre thẫm xanh của cái làng kế bên đã thoắt thành Ninh Giang, Bình Giang của Hải Dương kia bởi có mỗi vị danh nhân, mỗi ông Trạng thì nay đã nhập khẩu sang đất Hải Phòng!
Nhưng cái cười thông cảm và độ lượng của một bậc cao niên trong mâm dường như mở thêm mắt cho kẻ hậu sinh, “trời ơi, thế ông không biết bên ấy là quê ông vua đầu tiên của nước Nam ta là Khúc Thừa Dụ”, rằng bên ấy một thời đã từng bề bề là đất văn! Cụ Trạng đây là một chủ soái của đất ấy... “Mà này, bên đó còn là quê nhạc sĩ Phạm Tuyên nữa”... Một ông trẻ hơn dấm dứ cho tôi biết thêm như thế... Chợt đâm cảm, đâm mến dân Trung Am, những tưởng khư khư lẫn bo bo rằng, chỉ có xứ mình, quê Trạng mình là nhất nhưng đã hào phóng san sẻ cho khách thập phương niềm tự hào của một vùng đất vốn trước là một dải. 
Phạm Quỳnh (khăn đóng ngồi giữa) với Hội Trí Chi
Rồi khí xuân la đà dẫn tôi dạt về cái rệ tre thẫm xanh của Mộ Trạch, Bình Giang. Mộ Trạch xưa có tên là “tiến sĩ sào” (ổ tiến sĩ). Một Mộ Trạch mà có đến 36 vị tiến sĩ đến Trạng nguyên! (Tưởng nghe nhầm về tra lại sách “Tiến sĩ Nho học Hải Dương từ năm 1075 đến năm 1919” của ông Tăng Bá Hoành, nguyên là Giám đốc Bảo tàng Hải Dương tặng mấy năm trước thấy trúng phóc). Bên cạnh Mộ Trạch là làng Lương Đường. Lương Đường là tên cũ của làng Hoa Đường, quê của Hoàng giáp Phạm Quý Thích. Phạm Quý Thích (1760-1825) tự là Dữ Đạo. Hiệu Lập Trai, còn có biệt hiệu Thảo đường cư sĩ. Ông người Hoa Đường nhưng sau đó đến ngụ ở phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long.

Đậu Tiến sĩ năm 1779 làm Thiêm sai Tri công Phiên. Khi Tây Sơn ra Bắc thì lánh mặt không cộng tác. Năm đầu đời Gia Long được gọi ra làm quan giữ chức Thị trung học sĩ. Năm 1813 ra làm giám thị trường thi Sơn Nam, sau lại cáo bệnh xin về. Năm Minh Mệnh thứ hai, 1821 có chỉ gọi ra làm việc lại. Lần này ông đang có bệnh thật viện cớ ấy chối luôn. Cuộc đời Phạm Quý Thích chủ yếu không phải làm quan mà dạy học. Ông có nhiều học trò, có những người về sau rất nổi tiếng như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý... Ông là bạn thân của thi hào Nguyễn Du, chính ông là tác giả “Đoạn Trường Tân Thanh đề từ” (thường gọi là Tổng vịnh Truyền Kiều) đặt trên đầu Truyện Kiều và cho khắc in lần đầu tiên tác phẩm này của Nguyễn Du.
Tác phẩm của Phạm Quý Thích chủ yếu viết bằng chữ Hán như “Thảo Đường Thi Tập”, “Lập Trai Văn tập”, “Chu dịch vấn đáp toát yếu”... Sau khi nhà Lê sơ đổ, dưới thời Tây Sơn rồi nhà Nguyễn, những sáng tác thơ của ông thường viết về cảnh loạn lạc đói kém của nhân dân vì hạn hán mất mùa, vì sự ức hiếp của bọn quan lại cường hào... Hơi lan man một chút về vị Hoàng giáp này của đất Lương Đường để suy ngẫm thêm cái thở dài của một cụ hậu duệ họ Phạm rằng: “Không hiểu cái mạch đất Lương Đường ra thế nào mà khắc nghiệt vậy (!?). Mà hai làng có cách nhau xa gì... 
Bữa ấy sau khi thăm khu mộ tổ họ Phạm, tôi được cụ dẫn ra hai câu nghe có vẻ tức tưởi cho đến nay vẫn bám riết trong tâm trí của không ít người: “Mộ Trạch quan, Thiên hạ an. Lương Đường sĩ, thiên hạ bi”. Nghĩa là thế này: Các tiến sĩ làng Mộ Trạch thường ra làm quan trong thời thái bình. 36 vị tiến sĩ trạng nguyên chưa ai làm quan trong thời loạn! Nhưng làng Lương Đường có ông Hoàng Giáp Phạm Quý Thích ra làm quan trong thời loạn. Và sau này có ông Phạm Quỳnh là Thượng thư Bộ Lại của triều nhà Nguyễn! Ông Phạm Quỳnh năm 1932, khi đang phụ trách tờ Nam Phong thì được vời vào Huế. 
Thoạt đầu làm Ngự tiền Văn phòng (Đổng lý văn phòng) sau rồi Thượng thư Bộ Học cho đến năm 1944 thì chuyển chức Thượng thư Bộ Lại. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Phạm Quỳnh xin về hưu trí. Nhưng ông đâu có được yên. Cái chết bất đắc kỳ tử đã ập đến với Phạm Quỳnh... Trong câu chuyện hôm ấy, tôi cũng được biết thêm, mặc dầu là người cùng làng nhưng cụ Phạm Quý Thích và ông Phạm Quỳnh không phải là bà con anh em gì mà chỉ là trùng họ vậy thôi!
Tuổi thơ khắc nghiệt
Cũng na ná như hoàn cảnh của Hoàng giáp Phạm Quý Thích trước đó, ông tổ của Phạm Quỳnh rời làng Hoa Đường lên Thăng Long không rõ vào năm nào. Ông nội và bố đều là nhà nho. Phạm Quỳnh sinh năm 1892 ở 17 phố Hàng Trống. Nếp nho thanh bần trong ngôi nhà khiêm nhường gần bên hồ Trả Gươm ấy những tưởng bình lặng bền lâu mãi với không khí yên hàn cuối thế kỷ XIX khi tiếng súng bình định thành Hà Nội của Pháp đã tạm lắng. Nhưng một tai họa đã giáng xuống mái nhà yên ả ấy.  
Như người ta nói, chưa rời vú mẹ cậu bé Phạm Quỳnh đã mồ côi bởi người mẹ thân yêu đột ngột ra đi vì bạo bệnh! Khi ấy cậu bé Phạm Quỳnh mới được 9 tháng tuổi! Công lao dưỡng dục của bà nội cùng muối dưa đắp đổi cũng lần hồi được đến đoạn khi cậu bé Phạm Quỳnh lên 9 tuổi thì lại tiếp theo một tai họa nữa: Mất cha! Mà cái chết của ông mới không bình thường, thậm chí còn tức tưởi là khác! Cụ Hoàng Đạo Thúy vốn là người thân quen từ lâu của gia đình, là bạn cụ Phạm Quỳnh đã kể cho nhạc sĩ Phạm Tuyên nghe nhiều lần câu chuyện này.
Lần thi năm 1901 ấy, giờ vẫn chưa rõ thi hương hay thi đình và ở trường thi nào, như bao thí sinh khác, người cha cặm cụi với bài thi của mình. Từng khắc từng giờ cứ khắc nghiệt lặng lẽ qua... Trống lệnh thu quyển đã điểm, người ta cứ tưởng người thí sinh kia làm bài xong chắc mệt quá đang nằm thiếp đi một chốc như thế. Đợi mãi rồi phải giục, phải lay... Cả trường thi tá hỏa khi phát hiện ra người thí sinh kia đã lạnh cứng tự bao giờ. Cái chết ấy có thể là do ngộ cảm hay căng thẳng quá chả biết, nhưng từ thời điểm ấy cậu bé Phạm Quỳnh đã phải mồ côi cha. Nhưng vòng tay lẫn tình cảm phiếu mẫu của bà nội đã không thể để tuột đứa cháu côi cút của mình. Ngoài việc thuê thầy dạy chữ Nho lẫn chữ Pháp, ở nhà cậu vẫn được đến trường đều đặn.
Trời lấy cái này, trời bù trì cái khác. Dĩnh ngộ và sáng dạ... Cậu đã lần lượt bước qua những mê cung, những mẹo luật của thứ tiếng Pháp, tiếng Anh rắc rối lẫn cái cách nhiêu khê của mẹo mực chữ Hán, chữ Nôm. Năm 12 tuổi, nhập học Trường Bưởi (tức trường thông ngôn cũ). Năm 1908 tròn 16 tuổi, Phạm Quỳnh đậu bằng Cao đẳng tiểu học (Diplome D’Etudes Primaires Superieures) được bổ nhiệm làm phụ tá phục vụ tại Trường Viễn đông Bác cổ (Ecol Francaise D’Extrême - Orient) ở Hà Thành. 
Phượng hoàng sơ sinh 
...Tôi đang đứng trước ngôi nhà số 5 phố Hàng Da của Quận Hoàn kiếm Hà Nội, bây giờ là một hiệu buôn sầm uất để cố tưởng tượng ra cái năm 1917 ấy, chàng thanh niên 25 tuổi Phạm Quỳnh thấp thoáng trong ngôi nhà này với tư cách là Tổng biên tập tờ báo Nam Phong! Hình như cái chức chủ nhiệm kiêm chủ bút thời ấy, về ngạch hành chính, chức danh ấy cao hơn chức danh Tổng biên tập bây giờ? 
Trên tay tôi đang có một tờ Nam Phong. Tờ Nam Phong số 34 tháng 7/1920, trang bìa cũng như tất thảy 210 số Nam Phong tồn tại suốt 17 năm từ năm 1917 đến 1932. Dưới hai chữ Nam Phong lớn là sáu chữ nhỏ hơn Văn học - khoa học - tạp chí. Dòng nhỏ hơn dưới nữa là trích câu của Roosevelt “Có đồng đẳng mới bình đẳng được” (Il n’y a que ceux qui sont des egaux qui sont egaux). Các dòng dưới nữa, chủ bút kiêm quản lý (Directeur Rédacteur en Chef: Phạm Quỳnh). Mỗi tháng xuất bản một kỳ. Giá mỗi số 0$ 40 (bốn hào tiền Đông Dương) In tại Đông Kinh ấn Quán, 14-16 Rue du Coton, Hanoi.

Bút tích Phạm Quỳnh viết cho vợ

Nam Phong số 34 có các bài như thế này 1. “Bàn về sự tăng lương cho các viên chức tòng sự chánh phủ Bảo hộ”. 2. “Sự giáo dục trong gia đình”; 3. “Một sự thí nghiệm đã nên công”; 4. “Các việc lớn ở châu Âu từ sau chiến tranh đến giờ”; 5. “Khảo về lịch sử luân lý học nước Tàu”; 6. “Văn uyển”; 7. “Đoản thiên tiểu thuyết”; 8. “Tập kỷ yếu của Hội Khai trí Tiến Đức”. Mỗi số bình quân ngót 400 trang so với sức in lẫn sức đọc hồi ấy kể cũng là dày dặn!

Ông chủ bút kiêm quản lý Phạm Quỳnh làm gì? Không biết ông có phải cắp cặp thường xuyên đi họp liên miên như các tổng tiên tập bây giờ không nhưng ông lấy đâu ra thời gian để trang trải cho một cường độ làm việc ghê gớm: Nam Phong thoạt đầu có hai phần, Việt văn và Hán tự. Phần Hán tự do Nguyễn Bá Trác phụ trách. Sau đó thêm phần Pháp văn do chính Phạm Quỳnh chịu trách nhiệm viết và lựa bài. Phạm Quỳnh gần như bao sân phần lớn về sáng tác, nghiên cứu, do đó ông dùng nhiều bút hiệu: Hồng Nhân, Lương Ngọc, Thượng Chi, Thiếu Hoa Đường. Còn các bài Pháp văn thì ký tên thực là Phạm Quỳnh. Đó là chưa kể thời gian ông giảng dạy về ngôn ngữ và văn chương Hán Việt từ năm 1924 đến 1932. 
Phạm Quỳnh là người chủ trương tờ Nam Phong và cũng là người viết nhiều nhất cho tờ Nam Phong. Xin trích ra một đoạn ông viết khi được một tháng đi thăm thú xứ Nam Kỳ. Như một thứ chân dung tự họa: “Một mình coi việc biên tập, việc xuất bản một tập báo mấy trăm trang. Muốn làm cho xong nghĩa vụ thật chẳng phải là việc dung dị tầm thường. Nhưng mà thôi, đã để mình vào báo giới phải biết rằng, nghề này không phải là chốn sinh nhai dễ dàng, phải lấy hết lòng nghĩa vụ ra mà làm cho xứng chức, chẳng quản chi những sự nhọc nhằn đường hơn thiệt. Vả lại, đã tự phụ ra đương một phần ngôn luận trong quốc dân, nếu cổ động được điều hay, truyền bá được lẽ phải có ích cho nước nhà, có lợi cho xã hội, đó tức là cái thưởng vô hình cho bọn mình vậy. Lấy báo làm một kế doanh nghiệp thường thì thật là cái kế cùng, không tài nào thành công được và cứ tình hình nước mình thì tất sớm trưa phá sản. Lấy báo làm một nghĩa vụ cao đủ khiến cho mình hết tài hết sức mà làm cho trọn, đừng quản những sự thiệt thòi khó nhọc thì thật không có nghề nào cao thượng bằng” (Một tháng ở Nam Kỳ. NXB Văn học tr.170).
Phạm Quỳnh là người chủ trương đọc sách Tây là để thâu thái lấy tư tưởng tinh thần văn hóa Tây Âu để bồi bổ cho nền quốc văn còn khiếm khuyết, để chọn cái hay của người mà dung hòa với cái hay của mình, ngõ hầu gìn giữ cho cái học của mình không mất bản sắc mà có cơ tiến hóa được. Có lẽ nói về đóng góp của Nam Phong không thể không kể đến nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: 
“...Trong 17 năm chủ trương Nam phong Tạp chí, Phạm Quỳnh đã cho xây đắp nền móng quốc văn được vững vàng bằng những bài khảo cứu và bình luận rất công phu mà từ Bắc chí Nam người thức giả đều phải lưu tâm đến. Nhiều người có thể căn cứ vào những bài trong Nam Phong để bồi bổ cho cái sự học còn khiếm khuyết của mình. Thậm chí có người còn lấy Nam Phong làm sách học cũng thâu thái được ít nhiều tư tưởng học thuật Đông Tây. Muốn hiểu những vấn đề đạo giáo, muốn biết văn học sử cùng tư tưởng nước Tàu, nước Nhật, nước Pháp, muốn đọc thi ca Việt Nam từ đời Lý, Trần cho đến ngày nay, muốn biết thêm lịch sử nước Nam tiểu thuyết, các đấng danh nhân nước nhà, muốn am hiểu các vấn đề chính trị xã hội Âu Tây và cả học thuyết của cổ Hyla, chỉ đọc kỹ Nam Phong là có thể hiểu được. Một người chỉ biết đọc quốc ngữ mà có khiếu thông minh, có thể dùng Tạp chí Nam Phong để mở mang học thức của mình. 
Nam Phong sinh sau Đông Dương tạp chí 4 năm nhưng sống lâu hơn. Nam Phong tạp chí được rực rỡ như thế bởi có ông chủ bút là một nhà văn, học vấn uyên thâm lại có tài lịch duyệt. Thật thế Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn luận một cách vững vàng và sáng suốt bất kỳ một vấn đề gì từ thơ văn cho đến triết lý đến đạo giáo chính trị xã hội không một vấn đề gì ông không tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy. Không có chi quá đáng nếu đem so Nam Phong với những tạp chí xuất bản ở Pháp trong mấy năm gần đây như Revue de Paris, Grande Revue, Mercu de France, Nouvelle Revue France người ta sẽ thấy những tạp chí này thiên về mặt văn chương thêm một chút triết học và khoa học còn không một tạp chí nào lại tham khảo cả về mặt học thuật tư tưởng Đông Tây và chuyên cả việc khảo cứu cùng biên tập thơ văn kim cổ như Nam Phong Tạp chí". 
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 3) 

- "Một người có văn tài đứng chủ trương một cơ quan văn học báo chí tức là hồn của cơ quan ấy cũng như Phạm Quỳnh là hồn của Nam Phong vậy” (Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại. Quyển I, trang 127. NXB Vĩnh Thịnh, Hà Nội, 1951).
Chưa hết! Không biết là thời gian chính hay phụ đây để ông tham gia sáng lập và làm Tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức tại Hà Nội và làm Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Chính cuốn Việt Nam Tự điển do Hội Khai trí Tiến Đức chủ trương cùng 10 người danh tiếng thời ấy biên soạn (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Luận, Phạm Huy Lục, Dương Bá Trạc, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Đỗ Thận).
Thử ngẫm lại, nếu không có một tài năng, nếu không phải xuất chúng hoặc cái gì na ná như thế thì làm sao Phạm Quỳnh khi ấy mới độ tuổi hai mấy lại được ngồi, nói đúng hơn lại tập hợp được những tên tuổi làm cộng tác viên nhiệt thành cho Nam Phong cũng như Khai Trí Tiến Đức như các ông Nguyễn Bá Học (khi đó đã 60 tuổi), Nguyễn Hữu Tiến (43 tuổi), Phạm Duy Tốn (34 tuổi), Trần Trọng Kim, Tản Đà (khi ấy trên 30 tuổi) v.v... 
Có tài liệu chép một việc Nguyễn Bá Học với Phạm Quỳnh có trao đổi bài vở chi đó với thái độ thành thực thẳng thắn và liên tài. Kết thúc cuộc trao đổi tranh luận hôm ấy, ông già Nguyễn Bá Học có xá Phạm Quỳnh một vái rồi vui vẻ dẫn ra cái câu “Lão ô bách tuế bất như phượng hoàng sơ sinh” (Quạ già trăm tuổi cũng chả bằng giống phượng hoàng mới đẻ). 
Phạm Quỳnh (giữa) và Nguyễn Văn Vĩnh (phải)
Về sáng tác, các bài của ông được tập hợp và in thành sách như “Văn minh luận”, “Ba tháng ở Paris”, “Văn học nước Pháp”, “Chính trị nước Pháp”, “Khảo về tiểu thuyết”, “Lịch sử thế giới”, “Lịch sử và học thuyết Voltaire”, “Phật giáo đại quan”, “Cái quan niệm của người quân tử trong Đạo Khổng”. 

“Bộ Thượng Chi Văn tập” gồm 5 quyển (Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes Hanoi ấn hành năm 1943). Có lẽ dưới ánh ngày Đổi Mới, những ấn phẩm của Phạm Quỳnh mai kia sẽ được các nhà xuất bản trân trọng giới thiệu lần lượt với bạn đọc?
Đoạn đắc ý trong cuộc đời Phạm Quỳnh 
Thư Phạm Quỳnh Gửi Vợ Từ Pháp
Tôi đồ rằng, thời gian chủ trương tờ Nam Phong rồi sau đó có xông xênh ở các vị thế những Đổng lý ngự tiền những Thượng thư Bộ Lại, cuộc đời Phạm Quỳnh điều sở đắc phải là 3 tháng ở nước Pháp mà Nhà Xuất bản Hội Nhà văn mới đây đã cho in tập hồi ký “Pháp du hành trình nhật ký” của Phạm Quỳnh từ tháng 5 đến tháng 8/1922.

Mở đầu những dòng hồi ký, Phạm Quỳnh ghi rất giản dị: “Tôi được quan Thống sứ Bắc kỳ cử sang Pháp thay mặt cho Hội Khai Trí Tiến Đức để dự cuộc đấu xảo Marseille lại được quan toàn quyền đặc phái sang diễn thuyết tại mấy trường lớn của Paris, ngày 9/3 tây năm 1922 tức là ngày 11/2 ta xuống Hải Phòng để đáp tàu sang Pháp”...

Gia Đình Phạm Quỳnh
Có lẽ chỉ với hai cuốn “Mười ngày ở Huế” (Nhà Xuất bản Văn học đã in năm 2001) và “Pháp du hành trình nhật ký” của Phạm Quỳnh, những người yêu mến bút ký văn học nói chung cũng như viết ký nói riêng có thể tìm thấy ở hai tập sách này nhiều điều sở đắc. Và rất nên nếu như các nhà báo tương lai ở trường báo chí của ta tập làm quen và khảo sát với lối viết này qua những công trình khóa luận lẫn luận án tốt nghiệp sẽ thu hoạch được nhiều điều bổ ích! Đó là lối viết, kiểu viết không phải là rặt ngồn ngộn những chuyện, tóm lại chỉ thấy cây chứ không thấy rừng, chỉ thấy việc chứ không thấy văn.
Chuyện, việc, sự kiện trong ghi chép của Phạm Quỳnh đều có nhưng là dung lượng là liều lượng vừa phải, là cái cớ để ông đưa người đọc vào những chiêm nghiệm suy ngẫm lý thú bất ngờ. Kiến văn của Phạm Quỳnh mở ra cho người đọc là bắt đầu bằng cái cớ của chuyện và sự kiện kia. Lý thú và bất ngờ nữa bởi sức đọc sức nghĩ và sự chiêm nghiệm trên tầm sự kiện của một người viết mới tròm trèm 30 (khi ông viết những ngày ở Huế và Nam Bộ mới 26 tuổi) mà bằng lối văn, bằng con chữ của nước Việt đầu thế kỷ XX. Mà lối văn mà con chữ ấy, Phạm Quỳnh là người đang tiên phong rèn giũa cho vốn quốc văn của nước nhà! Thời điểm ấy Phạm Quỳnh đang khuyến khích, hô hào, cổ vũ dưới hình thức này hay hình thức khác, hy vọng chữ quốc ngữ sớm trưởng thành và văn chương nước Việt mau phong phú.
Ông bàn về văn minh phương Tây nhân đi coi Bảo tàng Louvre thế này... “Duy cái văn minh Tây phương nó phồn tạp quá, các phương diện nhiều quá. Muốn bao quát cho được hết mà thu gồm lấy cái toàn thể toàn bức thật là khó! Phải có một sức học lớn, một trí lực một con mắt khác thường mới có thể xét không sai và đoán không lầm được! Cho nên còn lâu năm nữa cái văn minh Tây phương vẫn còn ngộ hoặc được nhiều người nhiều thời gian mai hậu nữa... (Thứ Năm ngày 13/7/1922)”.
Bây giờ trên một số diễn đàn, người ta đang ầm cả lên rằng, có nên dạy chữ Nho cho học sinh trong nhà trường phổ thông hay không? Thiết tưởng cũng nên tham khảo ý kiến non trăm năm trước của Phạm tiên sinh, khi ông trình bày thật khúc triết hùng hồn trước Ban Lý luận chính trị Viện Hàn lâm Pháp với đề tài “Một vấn đề dân tộc giáo dục”:
“Nhưng ngặt thay, dân An Nam không phải là tờ giấy trắng mà muốn vẽ gì lên cũng được. Tức là một tập giấy đã có sẵn chữ viết từ đời nào đến giờ! Nếu bây giờ viết đè một chữ mới lên trên e thành giấy lộn mất! Cho nên bây giờ khắp nơi dạy chữ Tây cho người An Nam từ tuổi nhỏ đến lớn như các trường Pháp Việt ngày nay, kết quả chỉ làm cho người An Nam mất tính cách An Nam mà chưa chắc đã hóa được Tây hẳn, thành ra là một giống lửng lơ thật nguy hiểm.
Muốn tránh sự nguy hiểm ấy, chỉ còn cách là dạy cho trẻ con An Nam từ nhỏ bằng tiếng An Nam cho hết bậc tiểu học. Lấy cái phổ thông giáo dục bằng quốc văn làm gốc như thế vừa tiện vừa mau vì không mất thời giờ để học một thứ tiếng ngoại quốc dang dở không đến nơi và cũng không dùng được việc gì. Học trò đã được bằng tiểu học, tốt nghiệp bằng tiếng An Nam rồi bấy giờ mới kén chọn người nào có sức học lên nữa như trung học, đại học thời cho vào một trường dự bị chỉ chuyên học tiếng Pháp.
Nhưng mà theo cách học tấn tốc như người Pháp học tiếng Anh, tiếng Đức nghĩa là học như học tiếng ngoại quốc vậy. Học thế chỉ vài ba năm là có thể thông chữ Pháp đủ theo được các lớp trung học như bây giờ. Như thế mới khỏi được cái nguy hiểm thành một hạng người dở dang tốt nghiệp trường tiểu học ra, chữ Tây không đủ dùng được một việc gì mà cái phổ thông thường thức học bằng chữ Tây cũng còn mập mờ chưa lĩnh hội được, còn tiếng nước nhà thì hầu như quên cả! (thứ Tư ngày 19/7/1922)”.
Vượt lên sự kiện của một buổi tham quan, cái thành thực của Phạm Quỳnh đâm thân gần và có sức lây lan đồng cảm nhiều lắm bởi nó là lời cởi mở rất bạn bè... “Một người thuần cựu học mà xem tranh Tây mà không có cảm gì thì còn có lẽ nhưng đến như mình có sở đắc về Tây học ít nhiều mà không biết thưởng thức cái hay cái đẹp của mỹ thuật phương Tây thì cũng lạ thật? Có lẽ bởi cái óc tối tăm mà chưa khai quang được chăng? hay bởi con mắt thịt thiếu tia sáng về mỹ thuật?
Chẳng hay bởi cớ gì nhưng trông những bức vẽ đàn bà trần truồng thỗn thện thịt bắp vai u thật cũng không hiểu cái tứ của họa sĩ là ra thế nào. Nghe người ta cắt nghĩa thì cũng chỉ biết vậy, hoặc đọc trong sách thì cũng hiểu tạm vậy, thấy người khen thì cũng gật gù mà khen cho khỏi tiếng dốt chứ kỳ thực cũng chả cảm thấy một chút nào.

Giải thưởng Hồ Chí Minh

Có những lúc nghĩ lẩn thẩn, có những bức mà họ cho là tuyệt bút kia giá đáng kể hàng muôn hàng triệu tưởng giá có người đem cho mà về treo ở nhà thời cũng chả lấy làm thích vì không hiểu nó là cái chi! Nhiều khi vẫn lấy làm lạ, cái đó là một điều khiếm khuyết trong sự giáo dục của mình... Vì những cái công trình mỹ thuật kia, cả một phần thế giới có tiếng là văn minh đều công nhận là tuyệt phẩm, là tuyệt tác mà mình tuyệt nhiên chẳng biết cảm phục thời chẳng ngu xuẩn và chẳng dốt lắm ru? Cũng biết thế nhưng không thể nào làm khác được, thời thà thú thật là dốt là ngu còn hơn miễn cưỡng mà a dua.

Song xét cho cùng thì ra cái tinh thần của đông tây nó khác xa nhau nhiều quá. Có khi tưởng rằng, hiểu nhưng xét kỹ ra thực không rõ lắm bởi khác nhau về cái cảm. Lại có khi miễn cưỡng muốn cảm cho được thì là cái cảm ấy nó lại không thành thực. Cho nên mỗi khi thấy người khen tranh Tây đẹp, bài hát Tây hay, mình vẫn tự hỏi không biết lời khen ấy có thành thực không nhỉ? Đông tây tuy vậy vẫn còn cách xa!”.

Chúng ta cũng không nên quên rằng thời gian đó ở Pháp có thiếu gì những thanh niên Việt Nam trí thức chữ nghĩa và bằng cấp cao như Phan Văn Trường, Trần Văn Chương, Nguyễn Khắc Vệ... Trong khi Phạm Quỳnh chỉ là một ký giả tầm thường, tốt nghiệp trung học thế mà dám đứng trước Nghị viện Pháp đặt vấn đề đòi Pháp phải tôn trọng chủ quyền và truyền thống văn hóa Việt Nam! “Dân tộc Việt Nam chúng tôi không thể ví như một tờ giấy trắng.
Chúng tôi là một quyển sách dày đầy những chữ viết bằng thứ mực không phai đã hàng mấy mươi thế kỷ. Quyển sách cổ ấy có thể đóng theo kiểu mới cho hợp với thời trang nhưng không thể đem một thứ chữ ngoài in lên những dòng chữ cũ. Vấn đề là phải giáo dục người Việt Nam thế nào cho vừa truyền được học thuật cao thượng đời nay vừa không đến nỗi khiến chúng tôi mất giống, không còn quốc tính để biến thành một dân tộc vô hồn, không còn tinh thần đặc sắc gì nữa như mấy thuộc địa cũ của Pháp...”.
Thiển nghĩ, phải có tài, phải tự tin và nhất là phải có lòng! Tại Paris, ông đăng đàn tới 4 lần sâu sắc hấp dẫn có nhiều tiếng vang, được nhiều tờ báo lớn uy tín ở Paris và nước Pháp như Le Monde nouveau, Le Journal, Le Martin... đăng lại các bài đăng đàn diễn thuyết ấy hoặc phỏng vấn Phạm Quỳnh.
Từ Tổng Biên tập tới Bộ trưởng hay động cơ làm quan của Phạm Quỳnh

Trong báo cáo ngày mồng 8 tháng Giêng năm 1945 gửi cho Đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant, ông Thống sứ Trung Kỳ Healewyn đã phàn nàn về Phạm Quỳnh như thế này:

“...Vị thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bằng lời nói không bao giờ bằng vũ khí cho sự bảo trợ của Pháp cho việc khôi phục quyền hành của triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc - Trung - Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình. Một lần nữa vị Thượng thư Bộ lại đã kịch liệt chỉ trích việc trưng thu gạo cho những người Nhật.

Ông ta đã nhắc lại lời đề nghị của mình về xứ Bắc Kỳ và sự giải phóng mà người Pháp đã hứa. Tôi đã nhận xét với Hoàng đế Bảo Đại là vị Thượng thư Bộ lại của ông ta đã vượt quá chức trách của mình khi vẫn khăng khăng đòi mở rộng quyền hạn của Viện Cơ mật.

Ông ta đòi chúng ta phải triển khai trong thời gian ngắn những lời hứa về sự giải phóng tiến bộ theo một kỳ hạn chính xác và đòi chúng ta khôi phục cho nhà vua những biểu hiện của một chủ quyền quốc gia trải rộng ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Phạm Quỳnh còn dọa sẽ khuyến khích phong trào chống đối nếu như trong những tháng tới chúng ta không thương lượng với vua Bảo Đại về một thể chế chính trị cho phép chuyển chế độ bảo hộ thành một kiểu Commonwealth (Quốc gia độc lập) trong đó những chức vị chính sẽ được giao cho ngưòi bản địa.

Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ.

Cho tới nay, đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng nếu ông ta để cho mình bị cám dỗ bởi những lời hứa hẹn về Thuyết Đại Đông Á của người Nhật Bản (Bản phúc trình Tối Mật, hiện lưu giữ tại Văn phòng Pháp quốc Hải ngoại Vụ Paris do Khâm sứ Trung Kỳ Haelewyn gửi cho Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux và Tổng ủy viên Mordant đề ngày 28 tháng Giêng năm 1945". Tài liệu do bà Lê Thị Kinh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Lucxamburg cung cấp).
Phạm Quỳnh ở biệt thự Hoa Đường, An Cựu, Huế
Năm 1932, Phạm Quỳnh rời tờ Nam Phong (cũng từ thời điểm ấy vắng một người chủ trương sâu sát, Nam Phong gần như tuột dốc, chất lượng kém hẳn để đình bản 2 năm sau đó) được vời vào Huế. Thoạt đầu làm ngự tiền Văn phòng (Đổng lý văn phòng) sau rồi Thượng thư Bộ Học (Giáo dục) cho đến năm 1944 thì chuyển chức Thượng thư Bộ Lại - Bộ Nội vụ. Về con đường quan lộ của Phạm Quỳnh cũng có nhiều ý kiến. Phạm Quỳnh có ôm ấp ý định làm quan không?

Nếu có tham vọng đó thì chỉ sau thời gian ở trường Pháp quốc Viễn Đông Bác cổ vài năm được cấp các quyền tín nhiệm đánh giá cao thì ông dễ dàng xuất dương sang Pháp du học theo Ban Bản xứ tại trường thuộc địa Paris Section Indigène Ecole Coloniale. Điều đó có thể chứng minh qua những lời nhận xét sau đây của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

“...Khi viết truyện “Kép Tư Bền”, tôi liên tưởng ngay đến bề ngoài cười nụ bề trong khóc thầm chính là trường hợp của Phạm Quỳnh! Tôi cho Phạm Quỳnh là những người có chính kiến. Thấy nước ta ba kỳ có ba chế độ chính trị khác nhau. Nguyễn Văn Vĩnh mới chủ trương thuyết trực trị. Người Pháp trực tiếp cai trị người An Nam như ở Nam kỳ không phải vua quan người Nam thì dân được hưởng chế độ rộng rãi hơn.

Phạm Quỳnh, trái lại chủ trương thuyết lập Hiến. Người Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều thượng thư Nam Triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ đổi lấy danh nghĩa Chính phủ Nam Triều đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884.

Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người dân mất nước ai không đau đớn ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện “Kép Tư Bền” tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối" (“Đời viết văn của tôi” - NXB Văn Học Hà Nội năm 1971).

Năm 1931, trước thời điểm được vời vào Huế làm quan và với cương vị chủ bút Nam Phong, nhân dịp Tổng trưởng thuộc địa Paul Reynaud qua Đông Dương kinh lý, Phạm Quỳnh đã gửi bức thư ngỏ tha thiết yêu cầu chính phủ Pháp “hãy cho chúng tôi một Tổ quốc để thờ. Vì đối với dân tộc Việt Nam, Tổ quốc đó không phải là nước Pháp!”.
Kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết quân chủ lập hiến, Phạm Quỳnh ôm ấp hoài bão tạo thắng lợi bằng đường lối thuyết phục điều đình không bạo động! Mong vãn hồi chủ quyền quốc gia cho dù chỉ tương đối căn cứ vào phạm vi Hiệp ước Patenôte năm 1884, hầu như mọi cố gắng của Phạm Quỳnh đã trở thành bi kịch. Bi kịch ấy là hậu họa của một thứ ảo tưởng? Mặc dù ông đã manh nha đã sớm nhìn ra điều không tưởng của thuyết “Pháp Việt đề huề” từ tháng Giêng năm 1919 như ông đã viết trong chuyến thăm Nam Kỳ. 
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 4) 
- Thời gian ở Paris, Phạm Quỳnh có gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ít nhất hai lần. Trong số tư liệu gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên lưu giữ, tôi có được xem hai trang của cuốn sổ tay dạng lịch mà Phạm Quỳnh ghi chép. Đó là thứ Năm, ngày 13 và Chủ nhật ngày 16/7/1922.

...Nhiều người tin rằng, người Pháp và nước Nam có thể lấy tình thân ái mà xum hiệp một nhà, coi nhau như anh em và cùng nhau ra công giúp sức cho nước Nam được tiến bộ nhưng sự thực khó lòng mà thành hiện thực được! Người Tây bao giờ cũng giữ bề trên. Người Nam bao giờ cũng giữ phận dưới có bình đẳng đâu mà thiệt lòng thân ái như anh em một nhà được. Những mong lấy tình thân ái mà gây thành một nền Pháp Việt vững bền thì e rằng còn sớm quá! (Một tháng ở Nam Kỳ. NXB Văn học tr.176). Và thơ ngây nữa? Kêu gọi Pháp trao quyền quốc gia, quyền dân tộc, trao cho Tổ quốc mà thờ? Dễ dàng quá!?
Đi thăm Nam Kỳ, thấy đồng ruộng thẳng cánh có bay, đất đai phì nhiêu dễ làm ăn, ông nóng lòng xót ruột thốt lên lời than rằng, tại sao dân Bắc lại không vào đây mà sinh cơ lập nghiệp, bám chi lấy xứ Bắc Bộ, đất đai bạc màu manh mún, lụt lội, hạn hán triền miên mà không biết rằng, người nông dân Nam Bộ khi ấy đang bạc mặt vì trăm ngàn phương thức bóc lột của những điền chủ giàu có đang có rất nhiều người phải bỏ xứ, bỏ ruộng mà đi! Chao ôi có chút chi đó tồi tội và mong manh khi ông tâm sự với tư cách là nhà kinh tế, nhà chính trị như thế? 
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Cuốn sử sang trang. Việt Nam tuyên bố độc lập. Phạm Quỳnh xin về hưu trí sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam hiền hòa... 

Nhạc sĩ Phạm Tuyên với các cháu thiếu nhi
Ông ôm ấp hoài bão trở lại với văn chương đã bị gián đoạn tạm thời. Ông khởi viết một số bài gom dưới đề kiến văn cảm tưởng, nghĩa là suy ngẫm về những điều đã nghe đã thấy cùng dịch nôm và bình nghĩa 51 bài thơ của Đỗ Phủ... Trong đó ông mặc nhiên và tế nhị ký thác cả một tâm sự phong phú và đa dạng của một nhà văn phong nhã hào hoa lạc lõng nơi bể hoạn sinh bất phùng thời! Non 6 tháng sau, vào một buổi sáng mùa hè... Buổi sáng ngày 23/8 định mệnh... Ông được chính quyền cách mạng mời đi họp tại nguyên trụ sở Tòa Khâm sứ, Phạm Quỳnh lanh lẹn vô tư khăn áo ra đi, tình cảm chào hẹn với người thân chiều sẽ về.  
Nhưng rồi ông không bao giờ trở lại! 
Mãi 11 năm sau, năm 1956 gia đình mới tìm thấy di hài của ông tại khu rừng Hắc Thú, cách kinh thành Huế khá xa, một địa điểm hiểm trở xa vắng, đêm đêm thường có thú dữ lai vãng. Nhờ hỏi thăm các chứng nhân cn sống mới biết Phạm Quỳnh mất ngày 6/9/1945. Di hài Phạm Quỳnh được gia đình cải táng ngày 9/2/1956 tại Huế, đặt trong khuôn viên chùa Vạn Phước. Mộ chí ghi chú bằng Hán tự thật đơn giản Nam Phong chủ bút Phạm Quỳnh Thượng chi. Bằng chất giọng ngậm ngùi, bà vợ nhạc sĩ Phạm Tuyên đã kể tôi nghe chuyện di dời thi hài Phạm Quỳnh về chùa Vạn Phước mùa xuân năm Thân mà bà đã nghe người chị gái cùng em trai chồng trực tiếp làm việc ấy... 
Sau khi tìm được mộ, chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức lễ sang cát cho Ngô Đình Khôi cực kỳ long trọng. Bởi vì hai người (Ngô Đình Khôi, Phạm Quỳnh) cùng chung một nấm nên đành phải thực hiện việc sang cát cùng một lúc. Thế là một bên cờ quạt trống chiêng thanh la não bạt cúng kiếng rầm rĩ. Một bên lặng lẽ thui thủi chỉ có hai chị em... Họ nhận ngay ra cha mình bởi cặp kính quen thuộc. Hai người ôm cái tiểu đựng hài cốt cha rồi thuê thuyền xuôi dòng Hương Giang đáp về mạn chùa Vạn Phước. Ngôi chùa mà lúc sinh thời, khi ở cương vị Đổng lý Ngự tiền và Thượng thư Bộ Học lẫn Bộ Lại, mỗi khi có việc chi căng thẳng, Phạm Quỳnh thường tới đây một mình để di dưỡng...
Nhà chùa từ lâu giành cho ông một trai phòng lẫn chiếc ghế xích đu. Sư trụ trì từ lâu vốn quen thân với ông Thượng thư Phạm Quỳnh, bữa ấy đã lặng lẽ đón người quen cũ vào khuôn viên của chùa. Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng cho tôi hay, nhà chùa hiện còn giữ một vài kỷ vật của Phạm Quỳnh như hoành phi câu đối. Cả bức hoành 4 chữ Thổ nạp Á Âu (Thâu nạp văn minh Âu Á) nói lên tiêu chí của tờ Nam Phong nghe đâu là thủ bút của Phạm Quỳnh hiện chùa vẫn giữ. Một lần nhạc sĩ có ý xin nhưng sư trụ trì, một người mới nhã nhặn rằng: “Chúng tôi đã có di huấn là cụ nhà có nhiều kỷ niệm ở đây, cứ để cho bản tự lưu giùm”... 

Phạm Quỳnh và cuộc gặp với Nguyễn Ái Quốc 
Thời gian ở Paris, Phạm Quỳnh có gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ít nhất hai lần. Trong số tư liệu gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên lưu giữ, tôi có được xem hai trang của cuốn sổ tay dạng lịch mà Phạm Quỳnh ghi chép. Đó là thứ Năm, ngày 13 và Chủ nhật ngày 16/7/1922. Thứ Năm ngày 13, Phạm Quỳnh ghi trong sổ tay thế này “Ăn cơm An Nam với Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc ở nhà Trường (6 Ville de Gobelines)”. Việc đó đã được Phạm Quỳnh ghi chi tiết trong “Pháp du hành trình nhật ký như sau”:
...Chiều hôm nay ăn cơm An Nam với mấy ông đồng bang ở bên này. Mấy ông này là tay chí sĩ vào hạng bị hiềm nghi nên bọn mình đến chơi không khỏi có trinh thử dò thám. Lúc ăn cơm trong nhà chắc lũ đó đứng rình như rươi nhưng họ cứ việc họ mình cứ việc mình, có hề chi. Đã lâu nay không được ăn cơm ta, ăn ngon quá. Ăn cơm ta, nói tiếng ta, bàn chuyện ta thật vui vẻ thỏa thích. Ăn uống no say, cười cười nói nói không ngờ buồng bên cạnh có người đang ốm nặng, đến lúc xuống thang mở cửa ra đi chơi mới thấy lão quản gia nói, các ông có ý trách sao lão không bảo trước để bọn mình khi ngồi vào bàn ăn mà tĩnh túc hơn một chút? Lão nghe bèn giơ hai bàn tay lên tựa hồ cho việc đó là không quan hệ gì. Trong một nơi đô hội ba bốn triệu con người này, một người chết đi có lẽ cũng không quan hệ gì thật. Nhưng mà lòng trắc ẩn, cái bụng bất nhẫn của người ta biết rằng, khi mình vui vẻ, thích chí mà ở ngay cạnh mình có kẻ đương hấp hối thật cũng áy náy không yên một chút nào. Tuy vậy mà cứ như cách sinh hoạt đời nay còn có dung được lòng trắc ẩn cái bụng bất nhẫn nữa không? Tưởng cũng khó lắm. Trong cuộc cạnh tranh sinh tồn rất kịch liệt như bây giờ, mỗi người chỉ biết khu khu thân mình trì trục mưu lấy sự sống cho mình còn rảnh đâu nghĩ đến cái khổ của người mà sẵn lòng thương thay cho người. Ở thành Paris này, trong một ngày biết bao nhiêu đám như đám chúng mình lúc nãy ở buồng bên này thì kẻ ăn uống say sưa cười đùa vui vẻ ở bên kia thì người đương ngắc ngoải đánh nhau với cái chết mà chẳng ai biết đến ai, một vách tường mà cách nhau bằng mấy ngàn dặm!
Mai là hội kỷ niệm Dân quốc, chiều hôm nay phố phường tấp nập người đi lại.
...Anh em đi dạo chơi một lượt các phố đông cho biết, cái cảnh ngày hội ở Paris thế nào. Những đường phố sang trọng xem ra lại không vui bằng những xóm bình dân thuyền thợ. Hội này thật là hội của bình dân mà phàm những cuộc vui bình dân người thượng lưu vẫn không muốn dự. Cho mới biết, dẫu ở nước dân chủ bình đẳng các giai cấp vẫn có ý muốn đặc biệt nhau và sự bình đẳng hoàn toàn, có lẽ không bao giờ có được! (Pháp du hành trình nhật ký. NXB Hội Nhà văn 2004. tr.308-309).
Còn ngày Chủ nhật 16/7/1922, trong sổ tay, Phạm Quỳnh ghi ở nhà Trường, Ái Quốc và Chuyền đến chơi. Chi tiết cuộc gặp được ghi trong Pháp du hành trình nhật ký (Sách đd. Tr. 313) như sau: Trưa mấy ông chí sĩ cùng ăn cơm bữa trước lại nơi ở trọ nói chuyện giờ lâu. Nghe nói các ông đi đâu cũng có bọn trinh tử đi theo sau, chắc bọn đó đứng đâu ngoài cửa cả. Người đồng bang ở nơi khách địa không thể không gặp nhau, gặp nhau không thể không nói chuyện nước nhà. Lòng người ai chẳng thế tưởng cũng chẳng là sự phi phạm gì cả. Xem ra mấy ông ở đây bấy lâu vẫn được yên ổn vẫn được tự do. Còn trinh sát là phận sự của các chính phủ dẫu nước nào cũng vậy, chẳng lấy làm lạ.

Đọc những dòng ghi chép ngắn ngủi trên, có cảm giác thòm thèm, hâng hẫng thế nào! Nếu như chi tiết hai cuộc gặp ấy được người ghi nhật ký cụ thể hơn, chi tiết hơn thì mai hậu sẽ có biết bao điều thú vị. Gặp nhau không thể không nói chuyện nước nhà và ăn cơm ta bàn chuyện ta thật thỏa thích... Chuyện gì vậy nếu không là những chuyện, những việc gặp nhau ở cái chí mưu cho việc tự tôn tự cường dân tộc? Chắc bạn đọc cũng thể tất cho tác giả cuốn nhật ký vì nhiều lẽ... Nhưng nội cái việc hai cuộc gặp ấy đều có mật thám canh chừng ở ngoài và đi chơi đều bị bám đuôi như thế đủ biết, nếu không có sự đồng thanh đồng khí ở một vài điểm nào đó thì Phạm Quỳnh khó có thể có sự can đảm để gặp gỡ đến hai lần như vậy mà không ngại bị liên lụy này khác?

Một tư liệu nữa cũng xin được chép ra đây để bạn đọc rộng đường tham khảo, ngõ hầu biết thêm tại sao Bác Hồ của chúng ta đã dứt khoát và sáng suốt tìm đến chủ nghĩa Mác - Lê Nin, coi đó là kim chỉ nam cho đường lối cách mạng của mình. Như sau này Người đã từng viết “...ngồi một mình trong buồng mà tôi như những muốn nói to, hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là…”.

Đây là hồi ức của cụ Lê Thanh Cảnh về cuộc gặp ở Paris năm 1922 giữa Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Cao Văn Sến, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Tài liệu riêng của gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên cung cấp. Cụ Lê Thanh Cảnh, nguyên là học sinh Quốc học Huế, từng du học ở Pháp vào thập niên 20 của thế kỷ XX. Sau đó cụ về Việt Nam làm nghiên cứu văn học, triết học cho đến ngày Giải phóng miền Nam cụ vẫn ở Huế... Tài liệu do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện hiện công tác ở Ban Lý luận văn học, Viện Văn học cung cấp cho gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tháng 9/1998. Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã sao chụp tài liệu này từ một cuốn hồi ức có tên là “Rời mái tranh trường Quốc học” của các cựu học sinh Trường Quốc học Huế. Tài liệu hiện lưu tại trường quốc học...

Đoạn mở đầu hồi ức về Trường Quốc học Huế cụ đã viết:

...Sau khi đưa bản thảo về trường quốc học, tôi đã khẩn khoản xin ông Hội trưởng Hội Ái Hữu, cựu học sinh trường quốc học cho tôi xin được đặt dấu chấm hết sau bài đã đăng vào số 2. Nhưng tôi không khỏi thắc mắc khi thấy ông Hội trưởng nghĩ sao không biết mà lại cho thêm hai chữ còn nữa buộc tôi hôm nay phải đến cùng quý vị góp món nợ bút nghiên đối với mái trường yêu mến của tất cả chúng ta.

Sở dĩ tôi xin đặt dấu chấm hết là vì nói nhiều về chuyện xưa tích cũ thì không thể bỏ ra ngoài được cái tôi đáng ghét! Một lần nữa tôi xin quý độc giả lượng tình thể tất cho tôi trước khi nghe tôi kể chuyện Anh Quốc (Nguyễn Ái Quốc) và tôi trên đất Pháp. Vì bất cứ trường hợp nào cái tôi đáng ghét ấy, nó cứ ló rạng ra mãi. Mà nó ló rạng không phải vì danh vì lợi nào khác! Vì suốt đời không bao giờ tôi chạy theo bả vinh hoa. Một việc này minh chứng cho tôi là sau khi Nam Triều và Bảo hộ thỏa thuận chấp nhận ký danh hậu bổ vào quan lại, tất cả Tham tá ngạch tòa sứ thì tôi và ông ứng Thuyên (?) tự nhiên chẳng ai bảo ai cấp tốc đệ đơn xin được xóa tên!

Dẫu sao tôi quả quyết rằng, gặp cảnh ngộ nào khó khăn, gay cấn đến đâu, tôi cũng đã làm tròn bổn phận con người và lãnh trọn vinh nhục của nó.

Đối với quá khứ, có người bảo là phải bỏ quên, người khác thì lại bảo phải ghi nhớ, đó là tùy quan điểm của mỗi người phải suy tư khác hẳn nhau. Theo tôi nghĩ, một dân tộc bị trị thì tất cả quá khứ cần phải được ghi chép để nhận thấy trong lịch sử và văn hóa dĩ vãng, những bài học thấm thía khả dĩ tìm thấy đường và vươn đầu lên.

Tờ ruột Tạp chí Nam Phong tết 1918

...Nhân dịp các phái viên phái đoàn Nam Triều đi dự cuộc triển lãm do Pháp quốc sử địa tổ chức tại Ba Lê được hội ấy tặng mỗi người một mề đay vàng...

Ông Trần Đức nói khẽ vào tai tôi bảo, hai anh em chúng mình mời 4 cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Ngọc Thiện, Cao Văn Sến đến chiều hôm ấy dùng cơm tại khách sạn Montparnasse. Chúng tôi nhận mời thêm cụ Phan Tây Hồ, anh Quốc, vợ chồng Trần Hữu Tường và ông Hồ Đắc Ứng.

Bữa tiệc này tuy chỉ có 10 người mà câu chuyện rất mặn mà, sôi nổi vì có sự hiện diện của 5 nhân vật phi thường ngồi chung tại một bàn.

5 nhân vật ấy theo khuynh hướng chính trị khác nhau mà gặp nhau trong một lúc trên con đường tranh đấu xa quê hương nên trong sự va chạm ấy cũng có nẩy lửa đôi chút. Nhưng ông Đức và tôi là chủ mời muốn giữ mãi hòa khí giữa đồng bào nên chúng tôi hết sức niềm nở và tìm đủ cách để dung hòa các khuynh hướng, thành ra bữa tiệc chính trị mà mãi sau này mỗi khi chúng tôi gặp lại nhau đều thừa nhận là chúng tôi đã tỏ ra hết sức cởi mở và hiếu hòa.

Ông Đức và tôi đứng lên nhã nhặn thành kính xin tất cả quan khách đã gặp nhau đây có thể cùng nhau tìm một giải pháp cứu quốc và kiến quốc để khỏi mang tội với các vị tiền bối đã qua đời và các vị tiền bối hiện nay còn vất vả bôn ba ở hải ngoại cũng như còn ở trong lao tù.

Tôi xin nói tiếp tại đây, có 5 nhân vật lỗi lạc trên chính trường, tôi xin nêu danh sách và khuynh hướng để cùng nhau biết rõ lập trường của mỗi chiến sĩ để tranh luận cho có hiệu lực.

Tôi xin thưa qua danh sách, danh tánh và khuynh hướng chính trị, có chỗ nào sai lầm xin đương sự làm ơn cải chánh cho cử tọa nghe. Tôi xin thưa:

1. Cụ Phan Châu Trinh đồng chí với tôi. Cụ đã làm quan, bỏ về theo đường cách mệnh. Đi Nhật về nước bị tù đày ra Côn Lôn. Nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, được Pháp trả tự do, qua Pháp sống lay lắt, gặp chiến tranh không chịu đi đánh giặc nên bị giam cầm một thời gian. Nay chủ trương Lao tư cộng tác ỷ Pháp cầu tiến bộ.

2. Anh Nguyễn Ái Quốc trốn ra khỏi nước nhà. Qua Pháp. Qua Anh rồi trở về nước Pháp, chủ trương cách mệnh triệt để.

3. Ông kỹ sư Cao Văn Sến viết báo bằng Pháp văn, cực lực phản đối thực dân Pháp ở Đông Dương. Đường lối tranh đấu cho Tổ quốc Việt Nam gần như của cụ Phan Tây Hồ và cũng thiên về đảng Lập hiến Đông Dương của cụ Bùi Quang Chiêu.

4. Ông Phạm Quỳnh, Chủ nhiệm Tạp chí Nam Phong chủ trương Quân chủ lập hiến.

5. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ nhiệm Báo Trung Bắc Tân Văn chủ trương Trực trị và kịch liệt phản đối quan lại Nam Triều mà ông không còn tin tưởng được nữa.

Kính xin quý vị dùng cơm vui vẻ và lần lượt giải thích, thảo luận, trình bày những khía cạnh chủ truương của mình mà anh em còn thắc mắc.

Cụ Phan Tây Hồ bắt đầu nói: Tôi đã gặp Nguyễn Ái Quốc từ 10 năm trước đây mà tôi thấy chủ trương Cách mệnh triệt để quá táo bạo nên tôi không thể nào theo anh được. Và anh cũng không chấp nhận đường lối của tôi. Anh phải đi qua nước Anh rồi về đây. Và rồi có anh Cảnh, bạn thân của anh và cũng là đồng chí với tôi có tìm đủ cách để dung hòa đường lối tranh đấu mà mong muốn cho chúng tôi xích lại gần nhau. Nhưng tôi thấy còn khó...

Anh Quốc tiếp lời: Mấy hôm nay anh Cảnh qua đây có tiếp xúc nhiều với tôi và có nói cho tôi một câu ước mơ của cụ Trần Cao Vân: “Nếu cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân thành công thì sau này việc đầu tiên chúng ta sẽ làm là viết chữ Việt Nam, không phải là Tuất một bên mà phải viết chữ Việt là Phủ Việt. Rìu búa mới kiện toàn được sự nghiệp cách mệnh”. Sở dĩ tôi chủ trương cách mệnh triệt để là xưa nay muốn giành độc lập cho Tổ quốc và dân tộc thì không thể nào ngả tay xin ai được mà phải dùng sức mạnh như cụ Trần Cao Vân đã nói là phải dùng.

BÚA RÌU!

Ông Nguyễn Văn Vĩnh cướp lời ngay: Tôi đã đứng trong hàng ngũ Đông Kinh Nghĩa Thục cùng các bậc tiền bối và rất đau đớn thấy hàng ngũ lần lượt tan rã và hầu hết phần tử ưu tú chiến sĩ quốc gia bị tiêu diệt. Hết phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Chiến khu Yên Thế của Đề Thám ở Bắc rồi đến vụ xin thuế ở miền Trung rồi đến Thiên Địa hội và phong trào kháng chiến ở Nam, Phong trào Cần Vương ở Trung trước sau đều bị phân tán đến nỗi ngày nay tất cả các tổ chức cách mệnh ấy chỉ còn cái tên trong ký ức chúng ta thôi.

Bao nhiêu chiến sĩ đều gục ngã hoặc vất vưởng sống ở Côn Đảo, Thái Nguyên, Lao Bảo hay Buôn Mê Thuột. Bạo động như anh Quốc vừa nói là thậm nguy! Tôi không muốn khóc anh Quốc bị tiêu mà khuyên anh khôn khéo chèo chống cho qua cơn sóng gió hãi hùng, cẩn trọng hoài bão, chí khí và nhiệt huyết để phụng sự Tổ quốc và dân tộc.

Hiện nay khó mà có được những người can trường đanh sắt như anh. Sở dĩ tôi theo lập trường TRỰC TRỊ (admininistion directe) là bởi kinh nghiệm cho tôi thấy Nam Kỳ trực trị mà tiến bộ quá xa hơn Trung với Bắc. Mà Bắc Kỳ nhờ chế độ mập mờ nửa bảo hộ nửa Trực trị (không công khai) mà còn hơn Trung Kỳ quá xa. Chính vì thế, Bảo hộ tại Trung Kỳ là quá lạc hậu, đồng bào chúng ta, trong đó còn trong tình trạng ngu muội. Cứ Trực trị cái đã rồi sau khi được khai hóa theo đà tiến bộ thì tức khắc dân chúng tự có sức mạnh mà trồi đầu lên. Nói Trực trị tôi chẳng khi nào chịu giao nước Nam cho Tây đâu. Quá khứ đường lối tranh đấu của tôi, cuộc đời thiếu thốn của tôi đã hùng hồn đảm bảo cho lời nói của tôi hôm nay. 
Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 5) 
- Có không ít tư liệu lẫn sự đồn thổi về cái chết của nhà văn hóa Phạm Quỳnh rằng, ông bị cách mạng xử án tử hình (!?). Có hẳn cả một phiên tòa! Ngay cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: “Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình!” 
Ông Phạm Quỳnh: Có lẽ ngay giữa bữa tiệc này tôi thấy có rất nhiều lập trường tranh đấu chống lại chủ thuyết mà tôi vẫn hoài bão quân chủ lập hiến. Nói đến quân chủ thì phần đông tỏ vẻ lo sợ chế độ chuyên chế. Nhưng xin đồng bào trương mắt nhìn hai nước Anh và Nhật. Với nền quân chủ, họ đã văn minh tột bậc và dân chủ còn hơn các nền dân chủ cộng hòa khác nhiều lắm. Họ có thể đứng vào hàng đàn anh trên toàn cầu. Đây tôi chủ trương là quân chủ lập hiến. Vua chẳng còn quyền hành gì trong tay mà chuyên chế được. Vua chỉ là người đứng lên thừa hành bản hiến pháp mà chính nhân dân toàn quốc được triệu tập dự thảo và quyết định. Như thế chúng ta có một chế độ trường cửu do ý dân tự tạo cho mình. Chớ như chế độ cộng hòa hay dân chủ thì sợ mỗi khi, sau 4 năm có thay đổi tổng thống thì thay đổi tất cả làm cho guồng máy hành chánh trong nước phải bị xáo trộn trầm trọng.
Từ ngày tôi sáng lập Tạp chí Nam Phong đến nay, tôi có nhiều dịp đi đó đây tiếp xúc với rất đông đồng bào ba kỳ thì phần đông mà xin quả quyết là đại đa số đều nhiệt liệt tán thành chế độ quân chủ lập hiến. Người Nam cũng niềm nở hưởng ứng vì họ thấy đó là đường lối duy nhất để thống nhất lãnh thổ và dân tộc từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan.

Ông Phạm Quỳnh vừa dứt lời thì tôi ngó qua ông kỹ sư Cao Văn Sến. Biết đến phiên biện giải, ông Sến tiếp lời ngay để nói đường lối đấu tranh của mình: Thú thật tôi tiêm nhiễm sâu sắc văn hóa Pháp và cũng nhận thấy văn hóa này có thể giúp dân tộc ta tiến lên đài văn minh, tiến bộ như mọi dân tộc khác trên hoàn cầu. Tôi thấy họ văn minh thật sự về mọi mặt. Nhưng từ ngày tôi ở đây, luôn chống đối Chính phủ Đông Dương vì tôi nhận thấy cũng là người Pháp văn minh ấy mà mỗi khi bước chân xuống tàu qua Đông Dương thì bắt đầu có trong khối óc họ những chủ trương thực dân hà chánh tàn khốc mà tôi không thể chấp nhận được cho đồng bào cả ba kỳ, mặc dầu ở Nam Kỳ dân khí đã tiến bộ khá mạnh, người Pháp đã chẳng dám ăn hiếp như ở hai kỳ kia. Vì thế, tôi nhờ tài liệu nước nhà mà anh em thủy thủ hàng hải thường vui lòng cung cấp cho tôi dùng làm hào để chống đối chế độ thực dân ở Đông Dương. Tôi thành thực mà thưa rằng, tôi chưa có một chủ thuyết rành mạch như 4 ông vừa giải thích rành mạch. Tôi chỉ có thái độ chống bọn thực dân xấu xa, bỉ ổi.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên

Ông Cao Văn Sến được cử tọa nhiệt liệt hoan hô vì ông khiêm nhượng không dám đưa ra một chủ thuyết gì mới mà chỉ nói lên lời nói chân thành của con tim người dân yêu nước, yêu đồng bào.

Nhận thấy năm diễn giả đã nói lên lập trường của mình và ai cũng biện minh chủ thuyết của mình là hay, là đúng. Tôi muốn tìm cách dung hòa, đúc kết làm sao mà sau khi về nhà ai nấy cũng sẽ có một hệ thống gì để lại sau lưng chúng ta, khả dĩ tiếp tục tranh đấu đến thắng lợi. Lời nói thì hay, nhưng để như vậy ra về thì thiếu thống nhất cho đường lối đấu tranh về tương lai.

Tôi khẩn khoản xin Quý Cụ là bậc tiền bối nên thảo ngay một kế hoạch hay hệ thống nào để làm việc cho hiệu quả về sau.

Anh Quốc bảo ngay: “Thì chú nói ngay ý kiến chú ra”. Tôi tiếp lời: “Cũng như anh đã trả lời cho cụ Phan mấy hôm trước đây, tôi muốn nghe ngóng tất cả để sau này áp dụng một chủ nghĩa thực tiễn lấy văn hóa Việt Nam làm gốc. Có thế mới hợp với tình hình dân tộc Việt Nam”. Hành động gì bây giờ là thất bại ngay mà cũng như cụ Phan Tây Hồ đã trịnh trọng cảnh cáo:

Vô bạo động, bạo động tắc tử. Vô vọng ngoại, vọng ngoại tắc ngu. Dự hữu nhất ngôn dĩ cáo ngô đồng bào. Viết: Bất như “Học’’. (Không bạo động, bạo động tất chết. Không cầu viện bên ngoại vì cầu viện là ngu. Chỉ có câu này xin bố cáo cùng đồng bào. Câu ấy là Học!).

Anh Quốc nói lớn: “Thưa cụ Tây Hồ, nếu cụ qua làm Toàn quyền Đông Dương, thay mặt thực dân thì cũng nói thế thôi. Bó tay mà chịu lầm than được sao? Không được!”.

Tôi sợ anh Quốc đi quá trớn, đứng lên thưa ôn hòa: “Tôi xin anh suy nghĩ về lời khuyên của cụ Phan. Nếu chúng ta khôn khéo thì bất chiến tự nhiên thành”.

Anh Quốc cau mày: “Lại thêm chú này nữa kìa...”. Nhưng tôi lại được dịp kịch liệt bác bỏ và bênh vực chủ thuyết của cụ Tây Hồ: “Tôi có được đọc và rất chú ý đến mấy lời kết luận của một bài diễn văn của Tổng trưởng Thuộc địa Albert Sarraut vừa đọc tại Trường Cao học Thuộc địa như thế này:

Chúng ta nên thành thực khai hóa thuộc địa mênh mông của chúng ta khắp năm châu. Biết đâu một ngày nào đó chẳng xa, sau khi được khai hóa và tiến bộ đến mức, các dân tộc này sẽ trỗi dậy, dũng mãnh như làn sóng thôi hậu (vagues de ressac: sic) và sẽ là sức mạnh vô biên cho toàn thể Liên Hiệp Pháp với dân số trăm triệu”. Xin anh Quốc hiểu cho, đó là thâm ý của tôi khi nói mấy chữ bất chiến tự nhiên thành. Nhưng chúng ta phải nghe lời tiền bối như cụ Phan Tây Hồ. Hãy bắt đầu Học và hăng hái Học.

Anh Quốc không chịu và nói: “Chớ nghe bọn ru ngủ chúng ta mà bỏ lỡ công cuộc tranh đấu cho Tổ quốc, ngồi chờ làn sóng thôi hậu thì ngớ ngẩn quá, chớ nghe chúng phỉnh nịnh”.

Tôi không chịu nhượng bộ mà vội vã tiếp: “Xin anh Quốc quay lại lịch sử nhân loại mà suy ngẫm câu nói chí lý của nhà văn hào La Mã Horace gần hai nghìn năm nay như thế này:

Hy Lạp bại trận dưới gót giày xâm lăng của La Mã bị văn hóa La Mã tràn ngập. Nhưng Hy Lạp đã khôn khéo tiêu hóa nền văn minh kia để bồi dưỡng văn hóa truyền thống của mình, mà rồi nhờ đó chiến thắng lại kẻ đã đánh bại mình trước kia và đem văn hóa phối hợp của mình đi chinh phục và khai hóa lại La Mã. Xin anh Quốc nên suy ngẫm rằng, bánh xe lịch sử sẽ tiếp tục lăn và đến ngày dân tộc Việt Nam ùa theo làn sóng thôi hậu mà vùng dậy thì cũng chẳng có sức mạnh nào mà ngăn nổi.

Tôi đặt nhiều hy vọng vào tương lai dân tộc Việt Nam vì sức mạnh vô biên của văn hóa Việt Nam có những bí quyết tồn chủng mà dân tộc khác không nghĩ đến.

Cử tọa nghe tôi biện bạch là cứ ôn hòa chờ đợi thời cơ thuận tiện để tranh đấu.

Thấy anh Quốc không chịu phục, tôi nói thêm, lịch sử Trung Hoa Hán Sở tranh hùng mà nhấn mạnh rằng: Cái thắng lợi cuối cùng không thuộc về kẻ mạnh mà kẻ yếu biết khôn khéo dùng thế và cơ để thắng cuộc! Lúc ấy ai mạnh cho bằng Hạng Võ, ai yếu cho bằng Lưu Bang? Nhưng Lưu Bang rút lui về Hán Quốc là nơi khỉ ho có gáy để tìm kỳ được cho cái thế rồi sau khi ngồi trên thế sẽ dùng đến cơ mà đánh bẹp Hạng Võ phải tự ải ở Ô Giang! Làm chính trị phải suy luận chín chắn bài học của lịch sử và tôi khẩn khoản xin anh nghe lời cụ Phan Tây Hồ.

Di bút của Phạm Quỳnh

Tôi ngỏ lời cùng ông Đức, cảm kích các vị đã đến dự bữa tiệc.

Trước khi chia tay, tôi còn thưa cùng quý khách đôi lời: Bất cứ chánh sách gì cho Tổ quốc Việt Nam ngày mai mà không dựa vào nền tảng văn hóa và văn hiến ngàn xưa của dân tộc sẽ bị thảm bại. Vì dân ta đã thâm căn cố đế tiêm nhiễm sâu sắc với những tập quán cha truyền, con nối bằng một tinh thần cố hữu đã được đơm hoa kết quả tốt đẹp qua bao cuộc thăng trầm.

Phần đông các vị hôm ấy đều có xe. Nhiều người đổ xô ra mời cụ Phan và anh Quốc lên xe để họ đưa về. Nhưng anh Quốc rỉ tai cùng tôi bảo: “Chú đưa mình về, vì mình không muốn ai biết cái nghèo của mình”. 
Cuộc gặp với nhà văn Sơn Tùng khiến tôi có thêm một tư liệu nữa. Nhà văn đã kể cho tôi nghe những lần nhà văn, trước và sau năm 1975 có gặp cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Dị. Cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Dị (sau này còn có tên là Bùi Lâm. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông Bùi Lâm được Bác cho vào làm việc trong Bắc Bộ phủ và sau này từng giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao). Cụ Đào Nhật Vinh và Bùi Lâm đã từng gặp Bác Hồ hồi Nguyễn Tất Thành còn làm trên các chuyến tàu biển đi đến châu Mỹ và được Nguyễn Tất Thành dạy chữ quốc ngữ. Sau này Đào Nhật Vinh và Bùi Lâm ở Pháp thường hay đến nhà số 6 Ville des Gobel gặp Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc.

Ông Bùi Lâm kể lại lần đó, ông Chu Đình Xương và ông Lê Giản (hai yếu nhân của nha Công an Bắc Bộ) đưa bản án đề nghị xử lý Ngô Đình Diệm và Phạm Quỳnh thì Cụ Hồ đã bác! Ông Bùi Lâm ỷ thế là chỗ thân tình chạy vào phản đối: Anh nhân đạo kiểu gì vậy? Sao anh lại tha những tên có nợ máu với nhân dân? Cụ Hồ liền nghiêm sắc mặt: Đây là văn phòng Chủ tịch nước chớ không phải là sàn tàu đâu mà chú sồn sồn như vậy? Không thể đem chuyện cũ ra mà làm án mới... Tôi quyết định như vậy là đúng.

Khi ông Tôn Quang Phiệt từ Huế ra gặp Cụ Hồ và hốt hoảng báo cái tin “Phạm Quỳnh bị xử mất rồi...” thì Cụ Hồ ngồi lặng người một lúc lâu... Sau khi biết được nguyên nhân ngớ ngẩn dẫn đến cái chết của Phạm Quỳnh (sẽ đề cập dưới đây) thì Cụ nói: “Giết một học giả như vậy thì nhân dân được gì? Cách mạng được lợi ích gì?... Tôi đã từng gặp cụ Phạm ở Pháp... Đó không phải là người xấu!”.

Cái chết của Phạm Quỳnh

Có không ít tư liệu về cái chết của nhà văn hóa Phạm Quỳnh rằng, ông bị cách mạng xử án tử hình (!?). Có hẳn cả một phiên tòa! Ngay cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: “Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình!”

...Tôi may mắn có vài chuyến đi công tác với nhà sử học Văn Tạo. Ở tuổi bát tuần mà nhà sử học cao niên nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam vẫn liên miên những chuyến đi điền dã khắp đất nước, tìm tòi, thu thập tư liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình. Tình cờ, tôi được biết giáo sư cùng quê với nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Một lần, tôi đã hỏi giáo sư về cái chết của Phạm Quỳnh. Giáo sư đã kể lại câu chuyện dưới đây:

...Cách đây gần 10 năm, khi còn là huyện Cẩm Bình (Cẩm Giàng, Bình Giang họp lại) tôi được huyện ủy mời về thăm và làm việc trong một tuần lễ. Sau khi đi thực tế về, huyện ủy có hỏi tôi: “Nay trong các xã của huyện đang quy hoạch lại cơ sở hạ tầng để nâng cao kinh tế, phát triển văn hóa, vậy đối với Lương Đường các di tích họ Phạm, nhất là gia đình họ Phạm Quỳnh nên như thế nào?’’.

Tôi nói sử học chúng tôi trọng công minh, lịch sử vốn là thuộc tính của ngành khoa học, vì có công minh lịch sử mới có công bằng xã hội. Xét về nhà trí thức Phạm Quỳnh ở tỉnh ta thì mọi lịch sử vẫn nên bảo tồn. Thực tế ông ra làm quan trong thời bĩ thì dẫu chúng ta không mê tín vào phong thủy “Mộ Trạch quan thiên hạ an. Lương Đường sĩ, thiên hạ bi” thì cũng khách quan thấy được rằng, sinh thời của ông là lúc phong kiến đi xuống đất nước bị thực dân nô dịch khiến chính vua Bảo Đại, người dùng Phạm Quỳnh làm Ngự tiền văn phòng cũng than rằng, mình cũng chỉ là ông vua bù nhìn. Khi thoái vị còn nói: “Làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Phạm Quỳnh với danh nghĩa là văn phòng thì làm sao tránh khỏi phải thực thi mệnh lệnh của triều đình. Còn xét về hành động thì Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đầy các nhà yêu nước và cộng sản như Vi Văn Định chẳng hạn.
Phạm Quỳnh đã ra làm chủ bút báo Nam Phong do trùm mật thám Đông Dương (inspecteur des affaires politiques de lIndochine) Louis Marty chủ trì. Với chức danh đó, ông có thể có vài sai lầm làm hại đến quyền lợi dân tộc. Nhưng mặt khác, ông lại có công chuyển tải văn hóa Đông - Tây trên văn đàn báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ văn hóa dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận. Về đóng góp của Phạm Quỳnh thì đến nay không ít nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã ghi lại lời Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm Nguyễn Du (Nam Phong năm 1919): “Truyện Kiều còn! Tiếng ta còn! Tiếng ta còn, nước Nam còn!”. Coi đó là lời nói có ý nghĩa tích cực đáng ghi nhận!

Gần đây vẫn có người cho rằng, vì ông phản động nên Việt Minh đã thủ tiêu ông? Với những tài liệu mà tôi có được thì thấy thực không hẳn là thế! Năm 1945 khi Bảo Đại vừa thoái vị, trao ấn kiếm cho chính phủ lâm thời thì có tin Pháp thả dù biệt kích và gián điệp xuống vùng ngoại vi thành phố Huế mang theo chỉ thị của Chính phủ Đờ Gôn là phải tiếp xúc cho kỳ được Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh?! Lúc đó Bảo Đại đã được đưa ra Thanh Hóa còn Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh vẫn ở Huế nên có lệnh cấp tốc di dời hai vị này ra khỏi cố đô, đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này.

Chuyến di dời này có 4 người là Ngô Đình Khôi, anh ruột Ngô Đình Diệm. Phạm Quỳnh và con trai Ngô Đình Khôi cùng Nguyễn Tiến Lãng, con rể Phạm Quỳnh. Nhưng phương tiện lúc ấy dời đi chỉ có một cái xe ọc ạch chỉ đưa được 3 người là Phạm Quỳnh và cha con Ngô Đình Khôi cùng nhóm du kích áp tải. Nguyễn Tiến Lãng phải ở lại đi bằng phương tiện khác. Chẳng may nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì ở trên đầu, tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích nên các bố du kích nhà ta hoảng quá, thần hồn nát thần tính, sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên đã tự động thủ tiêu cả 3 người mà không chờ chỉ thị của cấp trên!

(Cũng có một chi tiết nữa, cần phải được kiểm chứng kỹ, có người cho rằng, trong số người đi áp tải chuyến di dời đó có thân nhân gia đình Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán?!).

Sự việc diễn ra như vậy thuộc về cái ngẫu nhiên lịch sử, tuy có phản ánh cái tất yếu nhưng cái tất yếu chưa nhận thức được đầy đủ. Nó cũng đã để lại những dấu ấn tiêu cực trong các mối quan hệ nhân quả, không lường trước được. Cụ thể, trong cuộc gặp gỡ với đồng chí Vũ Ngọc Nhạ (một anh hùng tình báo của ta vừa qua đời) tại cuộc hội thảo khoa học do Viện Bảo tàng chứng tích chiến tranh vào cuối năm 2001, tôi đã được nghe Vũ Ngọc Nhạ cho biết: “Có lần Ngô Đình Diệm đã bộc lộ lòng kính trọng Cụ Hồ nhưng lại nói, tôi không thể đi với Việt Minh được, vì nếu vậy thì tôi biết ăn nói gì với gia đình tôi về việc Việt Minh đã giết anh ruột tôi?”.

Thế đấy, một sự kiện lịch sử nếu được làm sáng tỏ cũng có thể có ích cho mối quan hệ giữa những người có liên quan, nhất là những nhân vật có trọng trách với quốc gia.

Cũng như vậy, sự kiện về Phạm Quỳnh qua đời nay vẫn còn chưa được làm rõ. Ngày 4-10-2002, nhân gặp đồng chí Cù Huy Cận, một trong ba người tước ấn tín của Bảo Đại sau Cách mạng Tháng Tám ở cuộc nghiệm thu một công trình khoa học tại Hạ Long, tôi hỏi về cái chết của Phạm Quỳnh thì đồng chí Cù Huy Cận nói: “Chính tôi đã được Bác Hồ giao cho việc đi đón bà Phạm Quỳnh và con gái xin vào gặp Bác Hồ để minh oan. Vừa tới nơi, Bác đã ân cần hỏi thăm sức khỏe và nói ngay với bà Phạm Quỳnh: “Bà ơi! Đã lỡ mất rồi...”. Bác còn dặn dò là bà Phạm cố gắng dạy dỗ con cháu, tích cực làm việc cho dân cho nước”. Các con cháu bà cho đến nay đã thực hiện được lời khuyên của Bác như các ông Phạm Khuê, Phạm Tuyên...

Một tư liệu nữa.

Năm 1945 Bác gặp đồng chí Chu Đình Xương, Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ để chỉ thị về việc thả Ngô Đình Diệm. Bác còn nói thêm, nếu cụ Phạm (tức Phạm Quỳnh) còn thì nay chúng ta cũng mời cụ ra giúp nước! Không rõ tư liệu chính xác tới mức nào nhưng qua mấy sự kiện trên, ta có thể thấy cái ngẫu nhiên lịch sử nên vẫn cần được làm sáng tỏ.

Kết thúc cuộc trao đổi, Giáo sư Văn Tạo nói thêm, đối với quê hương Hải Dương chúng tôi, nên làm rõ được sự kiện lịch sử này thì cũng có lợi cho việc thực hiện tính công minh lịch sử, nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội đúng với mục tiêu Đảng đề ra, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Tôi chợt nhớ cái thở dài của nhà văn Sơn Tùng rằng, cái lầm lỗi tai hại của tốp tự vệ nông nổi trong những ngày mùa thu tháng Tám ấy đã vô tình làm mất đi một nhà văn hóa lớn. Ta nhớ lại Cách mạng Pháp năm 1789 đã vô tình làm mất nhà bác học danh tiếng Lavoisier của nước Pháp. Nhưng công bằng mà nói rằng, nước Pháp mất một Lavoisier còn có nhiều nhà bác học khác nối công trình nghiên cứu của Lavoisier, còn nước Việt Nam mất đi ông chủ bút Nam Phong, một nhà báo, nhà văn kiêm học giả, một nhà văn hóa lớn mà thời gian nửa thế kỷ chưa lấp đầy khoảng trống trên diễn đàn ngôn luận và văn học!

Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ cuối)

- Cái chết của Phạm Quỳnh bi thương, nhưng không phải là một sự chấm hết. Hết tiệt như những cái chết khác. Ông chết, nhưng vẫn còn để lại một tấm lòng son với sử xanh “lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh!”.

Đương tỏ dần góc khuất một gia tộc (Kỳ 5)

Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục
Có một nhà thơ nước ngoài đã lấy đề tài về Phạm Quỳnh mà viết một bản trường ca.

Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục. Đó là tên một trường ca của thi sĩ người Đan Mạch tên là Erik Stinus. Thời điểm ông hoàn thành bản trường ca là một giai đoạn khó khăn và có thể nói là bi tráng của đất nước Việt Nam. Như những dòng ông viết kết thúc bản trường ca Copenhagen 17/9/1979. Thành phố Hồ Chí Minh 11/10/1980. Trong một chuyến thăm Đan Mạch tháng 7/1997, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang về Việt Nam trường ca này đưa cho nhạc sĩ Phạm Tuyên. Để cho chắc, nhạc sĩ Phạm Tuyên nhắn cho bà chị ruột mình là Phạm Thị Hoàn đang định cư ở Mỹ, nhờ một kênh nào đó liên lạc với Đan Mạch. Kênh liên lạc của bà Hoàn đã có kết quả. Thi sĩ Erik đã nhận được sách về Phạm Quỳnh do bà Phạm Thị Hoàn gửi tặng và ông đã sốt sắng biên thư trả lời cho bà Hoàn cùng bản sao trường ca Phạm Quỳnh và câu chuyện tiếp tục (bản tiếng Đan Mạch và tiếng Anh) do chính tay ông đề tặng.

Với bút pháp siêu thực, các chương trường ca (nếu được xuất bản) chắc sẽ mang cho người đọc nhiều sắc thái thẩm mỹ phong phú. Người chuyển ngữ ra tiếng Việt hơn 300 câu của trường ca (bản thảo hiện lưu tại gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên) có thể nói khá thành công là bà Trịnh Thị Ngọ, nghệ sĩ ưu tú, nguyên phát thanh viên tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Xin trích ra đây bức thư của thi sĩ Erik Stinus gửi bà Phạm Thị Hoàn, con gái nhà văn hóa Phạm Quỳnh để bạn đọc biết thêm được cơ duyên ra đời của bản trường ca độc đáo này.

...Bà (con gái Phạm Quỳnh - NV) đã đặt cho tôi một câu hỏi rất khó. Đó là tại sao tôi lại biết đến cụ thân sinh của bà với công trình của một học giả về văn chương. Tôi đã cố gắng ôn lại những chặng đường của mình và những điều tôi đã đọc qua nhiều năm nhưng chưa thể làm sáng tỏ câu hỏi của bà được. 
 

Tôi viết bằng tiếng Đan Mạch, một thứ ngôn ngữ chỉ dành cho 5 triệu người. Vì vậy những gì mà tôi viết ra thông thường khó được ai biết đến ngoài đất nước Đan Mạch. Vì vậy, tôi có phần lúng túng khi được biết là bà lại có thể biết (và do đâu?) về bài thơ của tôi, nhưng tất nhiên tôi đặc biệt vui mừng thấy bà lại có thể biết nó qua một bản dịch mà bà có được qua một trong những người bạn của tôi ở Việt Nam, tôi tin là như thế!

Tôi đã đến Việt Nam 3 lần. Lần đầu là dịp kỷ niệm lần thứ 600 nhà thơ Nguyễn Trãi. Vào dịp đó, cùng với một số nhà thơ của nhiều nước, tôi đã có dịp gặp một số nhà văn và học giả của Việt Nam. Tôi cũng đã gặp Phạm Văn Đồng và tướng Giáp. Và tôi đã được đọc nhiều sách của Việt Nam qua những bản dịch mà tôi có được. Một trong những sách đó là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cũng giống như lời tựa và bài giới thiệu mà cụ thân sinh ra bà đã giới thiệu về tập thơ, nhưng cũng có thể do một trong những người dự hội thảo về Nguyễn Trãi đã nói về công trình của Phạm Quỳnh. Tại hội thảo này có nhiều nhân vật nổi tiếng tham gia, trong đó có cả một số người Việt không sống ở Việt Nam mà ở ngoài nước. Một trong số những người đó là một học giả về âm nhạc, ông ấy đã giới thiệu cho tôi về nền âm nhạc cổ điển của Việt Nam.

Những bài thơ tôi viết bằng sự tưởng tượng của riêng mình mà không hỏi bất cứ người nào khác. Trong bản trường ca đó, bà có thể thấy những trăn trở, những giấc mơ và những niềm hy vọng của tôi qua việc phác thảo những thời điểm rối ren và đầy xáo động.

Tôi hoàn thành tác phẩm của tôi trong chuyến thứ hai thăm Việt Nam.

Đó là tất cả những gì tôi có thể nói cùng bà và tôi rất vui mừng vì đối với bà, nó cũng phản ánh một chuyện có thật về thân phụ của bà, ít nhất trong một chừng mực nào đó.

Người làm thơ có thể mong mỏi một chút rằng, họ có được vài người nghe và hiểu họ. Và chính bà lại là người đã nghe được và điều đó đối với tôi quả thật là nhiều hơn một chút.

Với lời cầu chúc nồng nhiệt nhất của tôi.

Erik Stinus

Vĩ thanh

Niềm thương cảm vượt không gian lẫn thời gian

LNV: Mới đây, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã trao cho tôi một bài viết, nói đúng hơn là một cuộc phỏng vấn với thi sĩ Đan Mạch, tác giả Trường ca Phạm Quỳnh, câu chuyện còn tiếp tục”…

Tác giả bài báo là ký giả Đặng Văn Nhâm, hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Ký giả Đặng Văn Nhâm đã thực hiện bài phỏng vấn tại Đan Mạch ngày 3-7-1999.

Bài viết có tên “Giải oan lập một đàn tràng”.

Trước khi mất bà Phạm Thị Hoàn (chị ruột nhạc sĩ Phạm Tuyên) đã chuyển cho người em trai, nhạc sĩ Phạm Tuyên bài viết này.

Được phép của NS Phạm Tuyên, tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết nói trên.

Do một cơ duyên, chúng tôi có dịp tiếp xúc với bà Phạm Thị Hoàn, một ái nữ của cụ phạm. Bà Hoàn đã vui lòng cho tôi mượn tấm chân dung kỷ niệm của cụ Phạm để in vào quyển “Lịch sử báo chí Việt Nam” do tôi soạn thảo. Sau đó không lâu tôi đã được ông bà Hoàn cho xem một bài thơ Anh ngữ viết về cụ Phạm nhan đề: “Phạm Quỳnh and The Story Continued”. Và kèm theo phía dưới hàng chữ nhỏ hơn: Words about Viet Nam * past six... Bài thơ này gồm 10 đoạn, dài đến 377 câu thơ. Tôi đọc lướt qua bài thơ, chợt rơi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác!

Phạm Quỳnh

Ngạc nhiên về nội dung đến tên tác giả. Tôi hỏi bà Hoàn:

- Xin chị cho biết trong trường hợp nào chị có bài thơ này?

- Đây là một bài thơ dịch ra từ nguyên tác bằng tiếng Đan Mạch, do một thân hữu của gia đình gửi cho, để kỷ niệm, bà Hoàn đáp.

Đúng rồi, cái tên Erik Stinus, viết bằng chữ “K” đúng vị Đan Mạch 100% rồi còn gì nữa chứ! Những ai đã sống ở Bắc Âu đều nhận ra ngay, tôi tò mò hỏi xem nguyên bản bằng tiếng Đan Mạch. Bà Hoàn tỏ ý rất tiếc và cho biết thâm tâm cũng đang ao ước truy tầm. Sau một tiếng thở dài nhẹ, bà Hoàn than:

- Gia đình đã bỏ rất nhiều công phu, từ mấy năm trời nay và đã nhờ đến nhiều người để truy tầm nguyên tác bằng Đan Mạch, nhưng đều vô vọng...

Tính hiếu kỳ bị kích thích, tôi sốt sắng đề nghị:

- Nếu chị chắc nguyên tác bằng tiếng Đan Mạch, tức thị tác giả là người Đan Mạch, vậy sẽ xin cố gắng giúp chị. Hy vọng sẽ có kết quả tốt!

Một thoáng vui hiện lên nét mặt ông bà Hoàn. Nhưng bà Hoàn còn dè dặt:

- Chúng tôi đã nhờ nhiều người thân có thân nhân ở Đan Mạch sưu tầm rồi mà cũng không xong.

Tôi đáp lời bà Hoàn:

- Trước hết, căn cứ trên nội dung bài thơ này, chắc chị cũng đã đồng ý không có gì đáng gọi là tuyên truyền cho cộng sản. Vả chăng chúng ta chưa một ai từng quen biết, giao du với với tác giả hay đọc những tác phẩm nào khác của ông ta! Tôi hứa sẽ tìm ra nguyên tác để so sánh và tìm ra luôn tác giả để nói chuyện xem sao...

Nghe nói thế, ông bà Hoàn đã vui hẳn lên, trao cho tôi một bản sao của tập thơ dịch bằng Anh ngữ, ủy thác cho tôi công việc tìm. Về Đan Mạch, tôi đã đem chuyện này kể cho cháu gái đầu lòng của tôi, năm nay 40 tuổi, đã nối gót tôi, hiện đang đảm trách lớp dạy Việt ngữ cho các sinh viên và học viên người Đan Mạch trên đại học. Con gái tôi cho biết ngay, ông Erik Stinus vốn là một trong số thân hữu từ lâu và nói thêm… “Ông ta từng nói với con là đã biết ba nhiều qua sách báo. Vậy ba cứ gọi điện nói chuyện với ông ta. Chắc ông ấy ngạc nhiên và vui lắm đó!”.

Tôi liền gọi điện thoại cho Erik Stinus. Tác giả đã tiếp chuyện tôi rất niềm nở. Chúng tôi có cảm tưởng như người thân lâu ngày mới gặp lại. Khi nghe tôi ngỏ ý muốn mời đến nhà dùng cơm, để có thì giờ rộng rãi nói thêm về bài thơ viết chuyện Phạm Quỳnh, Erik đã tỏ ra hết sức vui vẻ và nhận lời ngay.

Hôm đó là thứ Hai, ngày 28/6/1999, chúng tôi đã hội ngộ và hàn huyên đủ thứ chuyện, từ công việc sáng tác, sinh hoạt văn học, báo chí ở Đan Mạch, rồi lần hồi nói đến những sinh hoạt ấy ở Việt Nam. Đặc biệt, hôm đó Erik Stinus đã không quên đem cho tôi hai bản nguyên tác bài thơ dài viết về cái chết bi thảm đầy oan khuất của Phạm Quỳnh, một danh sĩ bất tử Việt Nam, nhan đề “Pham Quynh og den videre historie, ord om Viet Nam for sjette gang”.

Erik nói: “Một bản tôi tặng anh, một bản tôi tặng bà Hoàn”. Tôi tò mò hỏi Erik: “Tại sao lại còn thòng thêm câu: “ord om Viet Nam for sjette gang”(viết về Việt Nam, bài thứ sáu)? Erik đáp: “Trước sau tôi đã đến Việt Nam cả thẩy 3 lần rồi. Lần chót cách đây 2 năm. Trong thời gian đó tôi đã viết tất cả 6 bài, gồm cả thơ và truyện. Bài này là bài thứ 6! Tôi hỏi: “Erik, anh đã viết về Phạm Quỳnh trước khi đến Việt Nam, hay sau đó ?”.

- “Trước khi đến Việt Nam, tôi nhắm mục đích nghiên cứu trên lĩnh vực văn học, để viết bài cho một tờ báo ở Kobenhavn, thủ đô Đan Mạch, Cùng tháp tùng tôi còn có một nữ phóng viên nhiếp ảnh nữa. Cả 3 lần ấy, tôi đã tiếp xúc đủ mặt các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở Việt Nam. Từ Hà Nội vào miền Trung, đến Sài Gòn. Họ thuộc đủ mọi thành phần, đủ mọi khuynh hướng, từ những người có chân trong Hội Nhà văn cho đến những người cầm bút độc lập. Do đó tôi đã nghe nói đến Phạm Quỳnh...”.

Tôi hỏi tiếp: “Vậy nguyên do nào đã khiến anh cảm tác được bài thơ dài đến 377 câu như thế về Phạm Quỳnh?”.

Erik nghiêm chỉnh trả lời: “Như anh đã biết, muốn làm thơ phải có cảm hứng. Nguồn cảm hứng ấy đã đến với tôi rất mãnh liệt, sau 3 lần đến Việt Nam, lần nào tôi cũng nghe hầu như tất cả các nhà văn, nhà thơ, học giả Việt Nam... đều nhắc đến tên Phạm Quỳnh. Đặc biệt nhất là ai cũng tỏ ra hết sức thành thật thương tiếc cho cái chết của Phạm Quỳnh. Họ cho rằng đó là một sai lầm đáng tiếc của những người làm cách mạng lúc bấy giờ. Họ nêu giả thiết, nếu Phạm Quỳnh còn sống chắc chắn trong thời gian sau sẽ giúp ích rất nhiều cho dân tộc Việt Nam trên bình diện văn hóa, học thuật... Ông là biểu tượng của thế hệ thanh niên trí thức Việt Nam. Người ta cần phải soi gương cần cù hiếu học của ông!”. Ngừng một lát Erik còn chỉ cho tôi đọc thêm một đoạn văn trong phần phụ lục và nói: Tôi còn biết Phạm Quỳnh đã nói một câu trở thành danh ngôn mà người Việt Nam nào cũng nhắc đến. Đó là câu: “Truyện Kiều của Nguyễn Du còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn” . Câu này tôi đã dịch ra tiếng Đan Mạch. Ngoài ra tôi còn biết thêm, ngày xưa trước khi chết Nguyễn Du đã nói câu: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như! Tôi ngắt lời:

- Nhưng khác với Nguyễn Du, Bây giờ anh thấy Phạm Quỳnh mới chết chưa đầy nửa thế kỷ đã có khối người khóc thương rồi.

Đặc biệt trong số còn lại có cả những người mà ngày xưa các đồng chí của họ đã từng can dự vào cái chết của Phạm Quỳnh. Càng đặc biệt hơn nữa là anh - chính anh đó. Erik Stinus! - một nhà thơ ở tận Bắc Âu xa tít tắp, chẳng liên hệ gì đến Phạm Quỳnh, cũng đã làm một bài thơ dài khóc thương Phạm Quỳnh!...”. Nghe tôi nói thế, Erik cười, một cái cười thông cảm. Sau đó tôi lại hỏi thêm:

- “Anh mất bao nhiêu thì giờ để hoàn tất thi phẩm này?”. Tôi hỏi với dụng ý. Erik đáp thành thực: “Mất hơn một tuần lễ! lúc đó tôi còn ở thành phố Hồ Chí Minh!”. Nhờ câu nói đó của Erik, tôi biết được rằng, “câu chuyện về cái chết đau thương oan khuất của cụ Phạm đã gây nên một rung động sâu xa mà dư âm lâu dài, bền bỉ đến hơn một tuần lễ trong tâm hồn nhà thơ Erik Stinus, một người đã đến từ một phương trời Bắc Âu xa lạ, với một hành trang văn hóa, tư tưởng và cảm quan hoàn toàn xa lạ trước dân tộc và đất nước Việt Nam. Cái rung động và nguồn thi hứng đã đến với Erik Stinus không ngắn ngủi như một tia chớp chợt lóe lên trên vòm trời đen thẫm rồi tắt ngấm, mà là cả một nỗi niềm day dứt sâu xa trong tình nhân loại trên mặt địa cầu.

Sau hơn bốn tiếng đồng hồ ăn uống chuyện trò, chúng tôi thấy đến lúc sắp phải chia tay, Erik đã chụp chung với tôi một tấm hình kỷ niệm ngày tao ngộ, đồng thời chụp riêng một tấm chân dung, mà bên dưới tấm hình Erik còn viết thêm cho bà Hoàn đôi lời chào mừng, để nhờ tôi chuyển đến ông bà Hoàn như một kỷ niệm của người bạn chưa từng gặp mặt. Erik cũng muốn có địa chỉ của ông bà Hoàn để trực tiếp liên lạc và sau này gửi sách biếu v.v...

Trước khi ra về Erik còn cho tôi biết thêm, ông sinh năm 1934 và ông đã có 4 con cả trai lẫn gái, với nhiều cháu nội ngoại. Hiền nội của ông là một nữ sinh trưởng ở vùng Nam Á, hiện nay là một viên chức của cơ quan UNICEF ở Đan Mạch. Erik đã đi thăm quê hương nhà vợ nhiều lần và ông cho biết rằng mỗi lần về quê vợ ông lại chạnh nghĩ đến đất nước và dân tộc Việt Nam. Tôi chợt hỏi câu hỏi cuối cùng:

- “Anh viết về Việt Nam như thế, có nghĩ ở hải ngoại sẽ có người Việt Nam cho rằng, anh theo Cộng sản Việt Nam không?”, Erik chợt khựng lại, đầy vẻ ngạc nhiên. Sau một thoáng suy nghỉ, anh đáp:

- Tôi không hiểu người Việt Nam đó trong đầu họ nghĩ gì. Nhưng anh cứ bảo cho họ biết nên đọc các tác phẩm của tôi, để tìm hiểu tôi, như vậy đàng hoàng hơn, chứ đừng suy diễn khi chưa biết tôi là ai.

Tôi nhìn xuống bài thơ anh vừa biếu tôi, thấy ngay câu đầu, đoạn một, những lời tha thiết sau đây:

Phạm Quỳnh

Chúng ta phải nhân rằng

Ta đã làm xằng với Phạm Quỳnh

Người đã tìm ra nước Pháp đẹp xinh

Như gã đàn ông hào hoa
Còn nước Việt Nam ví là con gái.
Ta không nên gọi ông người phản bội
Trên những biểu ngữ và truyền đơn hài tội...”

Tôi lại nhìn xuống mấy tác phẩm của ông vừa biếu tôi. Một danh sách liệt kê các tác phẩm của anh đã xuất bản từ năm 1985 đến 1998, dài kín hết trang sách, đếm được 31 tác phẩm đủ loại. Như thế chưa phải nhiều, nhưng cũng đủ chứng tỏ Erik Stinus là một nhà văn, nhà thơ “có hàng” tại Đan Mạch. Mặc dù nước này chỉ là một bán đảo bé tí teo với khoảng 5 triệu dân, nhưng dân tộc hậu duệ của dòng dõi hải tặc Viking này đã đào tạo nên hàng chục nhân tài từng đoạt giải Nobel đủ loại, từ khoa học nguyên tử, y khoa, lý học, hoa học và văn chương v.v...

Nhìn tôi đọc, Erik nói thêm: “Như anh đã biết, ở đất nước nào cũng vậy, thơ rất khó tiêu thụ, không một nhà xuất bản nào chịu bỏ tiền xuất bản thơ một cách dễ dàng. Vậy mà tôi đã có cả chục thi tập phát hành rồi đó. Và tôi đã sống bằng ngòi bút của tôi!”...

Tóm lại hôm ấy chúng tôi đề cập đến vụ án thương tâm của cụ Phạm Quỳnh qua nhiều phương diện văn học và chính trị. Cuối cùng chúng tôi đã đi đến một kết luận: “Chỉ có tài năng văn học mới chuyên chở được tên tuổi và tư tưởng con người vượt mọi ranh giới không gian và thời gian, để trở thành bất tử trong lòng nhân loại”.

Đó là trường hợp của nhà học giả yêu nước Phạm Quỳnh. Cái chết của ông bi thương, nhưng không phải là một sự chấm hết. Hết tiệt như những cái chết khác. Ông chết, nhưng vẫn còn để lại một tấm lòng son với sử xanh “lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh!”.

Đặng Văn Nhâm

*********************************

Sao Ngọ lại về quê?
Khi cắm được lá cờ nửa đỏ nửa xanh lên nóc Dinh Độc Lập thì các anh về quê lấy đít trâu làm thước ngắm.
Nơi quê nhà, các anh tự hỏi: Bí thư làm thế nào mà giàu nhanh thế? Chủ tịch ăn gì mà béo thế? Công an tiền đâu ra mà xa hoa thế? Trong khi một người mẹ trẻ với ba con thơ nheo nhóc, không may ngã gãy chân, phải bán hết mọi thứ để chạy chữa, trong nhà còn lại 20 kg lúa cũng bị tịch thu.
Các anh cay đắng nhận ra rằng các anh đã bị lừa. Các anh đi giải phóng miền Nam, nhưng chính quê hương của các anh đang quằn quại rên xiết trong thương đau tăm tối.  
Các anh đã cùng với những người dân cùng khổ Thái Bình đứng lên phá bỏ mọi uy quyền thối nát. Bắt sống bọn cường hào ác bá. Kéo sập ủy ban. Tịch thu con dấu. Đập bỏ tượng Bác. Ngăn mọi ngả đường. Cả miền Bắc rung chuyển từ Nam Định lên Vĩnh Phú, từ Hải Hưng xuống Quảng Ninh.
Thái Bình – 1997 đã đi vào lịch sử.
Đúng thời điểm đó Phạm Quý Ngọ xuất hiện. Ngọ đương đầu với những người dân trên chính quê hương mình. Sau lưng Ngọ là đảng, trước mặt Ngọ là hàng ngàn cảnh sát, có súng đạn, có lựu đạn cay, có vòi rồng, có chó bẹc-giê, có dùi cui lá chắn, có roi điện, có nhà tù, và hiển nhiên là Ngọ cũng lưu manh hơn.
Nữ văn sỹ Dương Thu Hương, người Thái Bình, đã lăn lộn trên mảnh đất quê hương thấm đẫm mồ hôi và nước mắt kể: Trong một đêm hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt, rồi bị phân chia vào các trại tù sống giữa đám tù hình sự. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: Giết được một người, án giảm hai năm. Giết hai người án giảm bốn năm… Cứ thế mà làm.
Những chiếc đũa ăn cơm được vót ra bằng gốc tre đực cứng như sắt, một đầu chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc, không kịp kêu một tiếng, không chống đỡ tự vệ, không ồn ào la hét.
Ngọ đã xóa sạch cả linh hồn và thể xác của cuộc nổi dậy. Từ đó, Thái Bình trở nên rất thái bình, không còn sức đứng lên như Văn Giang của Hưng Yên, như Vụ Bản của Nam Định, hay Tiên Lãng của Hải Phòng.
Ngọ bước lên đài danh vọng và quyền lực từ thành tích đàn áp cuộc nổi dậy trên quê hương mình. Nếu không có Thái Bình – 1997 thì không có thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ hôm nay.
Với kinh nghiệm đầy mình Ngọ được đảng tin giao điều tra, xử lý vụ Đoàn Văn Vươn. Nhiều người nhẹ dạ tưởng Ngọ sẽ làm một cuộc canh tân, một đột phá. Không! Ngọ vẫn là Ngọ. Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng còn thối nát ngàn lần so với vụ án Nọc Nạn, Bạc Liêu của Pháp cách đây ngót trăm năm. 
Ngọ lại được giao thụ lý đại án Vinaline. Dương Chí Dũng, có nick là “Dũng cảng” nhân vật chính của đại án đã mang một triệu rưỡi Mỹ kim biếu Ngọ. Ngọ hứa “Chỗ anh em, chú cứ yên tâm để anh lo”.
Ngọ báo cho Dương Chí Dũng ngày giờ bị bắt để tìm đường cao chạy xa bay. Ngọ phát lệnh truy nã. Dũng kỳ vọng Ngọ chỉ giả vờ truy nã, nào ngờ Ngọ làm thiệt. Dũng bị bắt mà vẫn ngây thơ tin rằng với số tiền lớn như vậy thì Ngọ chỉ giơ cao đánh khẽ. Ngọ sẽ giả vờ điều tra, giả vờ lấy cung, giả vờ truy tố, giả vờ công minh, giả vờ trong sáng. Không ngờ Ngọ ăn tiền. Ngọ hứa, nhưng Ngọ chẳng làm gì để cứu gia đình họ Dương.   
Trong nháy mắt mà “Dũng cảng” lừng danh bỗng thành tử tội. Dũng mỉm cười. Dũng ngâm thơ, rồi lật ngửa lá bài cuối cùng trước mặt tòa.  
Cao thủ cỡ Ngọ thừa biết mình đã thành vật tế thần xa xỉ cho Đại hội XII. Ngọ cao tay hơn, vượt ra ngoài sự tính toán của những bậc đa mưu. Ngọ làm một đám cưới hoành tráng cho con xong, chọn ngày lành tháng tốt rồi lăn đùng ra chết.
Ngọ chết hết chuyện. Chẳng ai làm chứng được Ngọ đã làm lộ bí mật nhà nước và nhận triệu rưỡi đô Mỹ tiền mặt. “Dũng cảng” là tử tù, tâm thần hoảng loạn, khai báo lung tung, tiền hậu bất nhất. Án bị đình chỉ. Vợ con Ngọ thở phào. Bao nhiêu đồng chí khác cũng rung đùi khoái chí.
Ngọ theo gương những đàn anh Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, không thèm nằm nghĩa trang Mai Dịch, mà về quê. Được tiếng là giản dị, về với dân, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên mà bia mộ lại không bị bôi cứt mỗi đêm. Ông Thọ âm thầm về Nam Định. Tướng Giáp thì trống rong cờ mở vào cố thủ Quảng Bình. Hai ông về lại cố hương là đúng vì ít ân oán nơi quê nhà.
Còn Ngọ! Thái Bình – 1997 vẫn còn nguyên vẹn. Chẳng biết Ngọ có nhầm không mà lại về quê.
21/02/2014 
©Trần Hồng Tâm
Lá gan. 
Bà Sính ở làng Tò có họ xa với gia đình tôi.
Làng Tò cách làng Hệ một con sông nhỏ, có cái cầu ván bắc qua, hai bờ tre rủ bóng xuống dòng nước xanh ngắt. Tiếp giáp giữa làng Tò và làng Hệ là một nghĩa trang chung của hai làng. Người ta nói mộ cụ tổ làng Tò phát về quan lộc nên làng ấy thời nào cũng nhiều người làm quan, còn lảng Hệ chỉ quen chân lấm tay bùn. Bởi thế có câu: “Quan làng Tò, bò làng Hệ”, nghĩa là người làm quan bên làng Tò nhiều như bò làng Hệ.
Cụ Sính người làng Hệ lấy chồng làng Tò. Nghe nói trước cụ đẹp gái lắm nên mới lấy được chồng làng Tò, bình thường thì đừng hòng được trai làng Tò để mắt tới. Có lẽ vì vậy nên cụ Sính rất tự hào làm dâu bên ấy.
Nhưng số cụ Sính vất vả. Lấy chồng năm mười tám, chồng đi bộ đội biền biệt, mãi đến năm hai nhăm mới sinh được con trai đầu lòng. Con mới một tuổi thì chồng hy sinh ở mặt trận Điên Biên, cụ một mình nuôi con khôn lớn. Năm 1972, anh Sửu, con cụ, mới 19 tuổi đã xung phong đi bộ đội. Đúng là đất làm quan, năm 1978, mới 25 tuổi, anh Sửu đã làm đại đội phó. Cũng năm ấy anh cưới vợ, rồi lên biên giới phía Bắc, không ngờ đầu năm sau anh hy sinh, để lại đứa con trai vừa lọt lòng cho bà nội nuôi, chị Sửu mất vì bệnh hậu sản…
Do vất vả như thế, nên người cụ Sính quắt lại, hai bả vai mỏng mảnh nhô lên, làm cái cổ thụp xuống như con rùa già. Năm nào về quê sang thăm cụ, tôi cũng nghe cụ thở vắn than dài, hờn trời trách đất, đến não ruột. Nhất là khi nhắc đến thằng cháu nội, cụ bảo van vái thế nào nó cũng chưa chịu lấy vợ, vì còn ham phấn đấu lên cấp lên chức. Cụ sợ mắc tội với tổ tiên bên chồng vì không có người nối dõi. Tôi muốn gặp thắng Kỳ nhưng chưa được, nghe nói nó lả thượng úy công an.
Năm ngoái tôi về đúng ngày giỗ cụ ông, dân làng tới dự rất đông, có cả mấy vị người làng làm quan trên huyện, trên tỉnh đi xe hơi về sang trọng lắm. Một người người đàn ông khoảng gần sáu chục tuổi, tầm thước, mặt mũi khôi ngô nhưng nước da và cặp mắt vàng ệch như người bệnh gan mãn tính chủ trì đám giỗ. Các quan chức săn đón và tỏ ra rất kính trọng ông ta. Cụ Sính chỉ người đàn ông đó nói nhỏ với tôi:
- Nhà Qúy đấy!
Nhìn cụ Sính như trẻ ra mấy tuổi. Cụ mặc áo dài, đội khăn nhiễu, đeo sợi dây cườm nhóng nhánh, miệng cười móm mém tươi đỏ quyết trầu. Hôm ấy sau khi cúng giỗ tiệc tùng xong, mọi người về hết. Thằng Kỳ cũng lên xe về Hà Nội với người đàn ông chủ trì đám giỗ. Cụ Sính khoe với tôi:
- Đám giỗ hôm nay nhà Quý bỏ tiền ra làm đấy!
- Qúy con ai bà nhỉ?
- Con cụ Quyền chứ ai? Làm to lắm, trên Hà Nội kia!
Cụ Sính cho miếng trầu vào cái cối đồng như cái chén uống rượu, nghiền nát, rồi kều vào miệng nhai bỏm bẻm. Hơn tám chục tuổi, ngưởi bé choắt, khuôn mặt tóp teo như trái táo khô, nhưng được cái mắt cụ vẫn tinh, đi lại nhanh nhẹn và chưa bị lẫn. Cụ cứ nhắc đi nhắc lại “nhà Qúy, nhà Qúy” vừa thân thiết vừa tự hào làm tôi phát ghen. Tôi hỏi anh Qúy là ai mà tử tế thế, cụ Sính cười bảo:
- Người ta có đức nên mới thế! Vào đến trung ương rồi vẫn nhớ lúc hàn vi.
Cụ Sính nhổ bã trầu, rồi chậm rãi kể cho tôi nghe chuyện anh Qúy. Thì ra anh cùng tuổi anh Sửu, cùng học một trường, cùng đi bộ đội một ngày, và hai người đều sống sót trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Sau ngày miền Nam giải phóng, Qúy chuyền sang công an, bây giờ đã lên cấp tướng, Sửu vẫn ở bộ đội và hy sinh năm 1979…
Cụ Sính tự hào nói với tôi:
- Nhà Qúy nhận thằng Kỳ làm con nuôi. Nhà Qúy nói cuối năm cưới vợ cho thằng Kỳ.
Tôi mừng cho cụ Sính. Thế là cụ đã có chỗ nương tựa tuổi già. Tôi cảm thấy khâm phục anh Qúy, dù quyền cao chức trọng vẫn không quên người bạn đồng môn, và người đồng chí của mình.
Một năm qua đi tôi mải làm ăn trong Sài Gòn, không để tâm đến chuyện đó nữa.
Cách đây mấy hôm tôi về quê giỗ ông nội tôi. Theo phong tục trước ngày cúng giỗ tôi ra nghĩa trang thắp nhang mộ ông bà tổ tiên, mời các cụ về từ đường dự đám giỗ.
Năm nay rét đậm quá. Mùng năm tháng Chạp mà còn rét cắt da cắt thịt. Bầu trời xám xịt màu chì. Sương dày chụp xuống nghĩa trang tối thẫm không nhìn rõ mặt người, gió rin rít qua các khe mộ chí. Trong đời người lúc kiểm nghiệm cuộc sống minh mẫn nhất là lúc đứng một mình trong nghĩa trang. Những bon chen, hờn oán, những mơ mộng viển vông, những khát vọng, và tuyệt vọng được dung hòa giữa không gian tĩnh lặng lằn ranh hai thế giới. Tôi thắp bó nhang, cắm từng cây trên tửng ngôi mộ và có cảm giác những đôi mắt nhìn mình.
Trong tiếng gió rít hình như có tiếng khóc, tiếng réo gọi tuyệt vọng? Tôi lắng tai nghe, tiếng khóc rõ hơn. Tôi len lỏi qua những hàng mộ, tìm về phía tiếng khóc.
Đi miết tới cuối nghĩa trang, cạnh bờ sông, tôi nhìn thấy một thân hình nhỏ bé đang ngồi cạnh ngôi mộ mới chôn, giữa mấy vòng hoa xác xơ, đốm nhang cháy trên mộ đỏ lập lòe. Tôi đến gần, nhận ra đó là một người đàn bà mặc đồ đen, đầu đội khăn tang. Bà vẫn không hay biết, vẫn ôm ghì nấm mộ, tiếng khóc ai oán như từ dưới lòng đất vọng lên:
- Kỳ ơi! Sao cháu bỏ bà Kỳ ơi!
Như có kim đâm vào xương sống, tôi giật bắn người, và một cảm giác bàng hoàng không thể diễn tả nổi, tôi thét lên:
- Ôi, cụ Sính!
Tôi ngồi sụp ôm gọn cụ Sính vào lòng. Người cụ lạnh băng, nhẹ tênh, như một con búp bê bằng nhựa. Ôi sao lại đến nỗi này hở trời?
Tôi bế cụ vào nhả người quen gần nghĩa trang. Cả nhà xúm vào xoa dầu gió cho cụ, đổ cho cụ vài thìa sữa nóng, cụ tĩnh lại.
Tôi không thể nhận ra cụ Sính một năm vể trước. Cụ đã tóp lại như một trái chanh vắt kiệt nước, tóc bạc trắng, hai hố mắt lõm sâu, hai bàn chân bàn tay rệu rạo những đốt xương lạnh ngắt.
Cụ nhìn tôi, mắt lờ đờ, thều thào:
- Nhà Qúy ác lắm!
Cụ chỉ nói được như vậy rồi cụ khẽ nấc lên ba nấc. Mắt cụ mở to. Tôi lấy tay vuốt mắt cho cụ. Hai con mắt khép lại và hai hàng nước mắt lăn ra hai gò má nhăn nheo của cụ. Cụ ra đi cô đơn trong ngôi nhà người quen làng Hệ nơi cụ sinh ra.
Mấy ngày sau dân làng Tò, làng Hệ đều biết câu chuyện đau lòng về cụ Sính. Thương cụ bao nhiêu mọi người căm ghét ông Qúy bấy nhiêu. Người ta gọi hắn là con quỷ.
Viên tướng công an ấy là bạn đồng môn, là đồng chí của anh Sửu. Hắn bị xơ gan cổ trướng đang chuyển sang giai đoạn ung thư, biện pháp tốt nhất là thay gan. Tay chân của Qúy tình cờ phát hiện thượng úy Kỳ có nhóm máu và các chỉ số sinh học hợp với hắn, thế là kịch bản con nuôi, đám giỗ được thực hiện nhằm mục đích lấy lá gan của Kỳ.
Có thể Kỳ sẽ không chết nếu Qúy chỉ lấy nửa lá gan mà Kỳ đã hiến tặng. Vì tham sống lâu hơn, hắn móc ngoặc với bọn bác sỹ vô lương tâm, đánh cắp gần hết lá gan của đứa “con nuôi”. Kỳ vừa bị suy kiệt vừa bị nhiễm trùng, đã chết ba tháng sau khi hiến gan cho quỷ.
Có một câu chuyên cổ tích Campuchia kể rằng, con quỷ Rat-ta-rít-nom, thường ăn thịt đồng loại. Một hôm, đệ tử cùa Rat-ta-rít-nom mang về một đứa bé, bảo đó là con trai duy nhất của Ro-tor-tha-chạt, kẻ thù của Rat-ta-rit- nom. Con quỷ nói: “ Hãy tha cho đứa bé, để ta còn có kẻ thù mà khẳng định sức mạnh cùa ta! Không nên triệt hạ hết nòi giống kẻ khác!” .
Tôi được biết sau khi ăn cắp lá gan của con người đồng hương, đồng môn, đồng đội mình, cũng là con nuôi, Qúy khỏe mạnh hẳn, mặt mày béo tốt, da dẻ hồng hào và lại được lên cấp lên chức. Càng khỏe Qúy càng lao vào các cuộc làm ăn bẩn thỉu và tàn nhẫn với dân lành hơn, nên bây giờ cái dấu sắc bỗng cong vênh, người ta gọi hắn là Quỷ. Tôi nghĩ luật nhân quả luôn hiện hữu và thế nào con quỷ đó cũng bị quả báo.
Cầu trời cho linh hồn cụ Sính bình yên. Mong cụ linh thiêng giúp chúng con diệt loài quỷ dữ.
Minh Diện (Blog Bùi Văn Bồng)

************************
Ngô Nhân Dụng - Ðảng tan rã vì xã hội thay đổi

Thứ Bảy, ngày 15 tháng 2 năm 2014



Các đảng Cộng sản ở Nga và Ðông Âu tan rã khi lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan không đường thoát vì những mâu thuẫn nội tại trong đảng và mâu thuẫn giữa đảng và xã hội. Những thay đổi bên ngoài thúc đẩy cho các mâu thuẫn nặng nề hơn. Nắm quyền thống trị trong một thời gian dài, tưởng như không có gì lay chuyển nổi, họ không thích ứng được với những thay đổi bên ngoài, đảng càng ngày càng yếu và xã hội ngày càng mạnh hơn, chế độ sụp đổ.

Hiện tượng này đang diễn ra tại Trung Quốc và Việt Nam. Các đảng cộng sản này đều chiếm được chính quyền khi canh nông vẫn còn là căn bản kinh tế ở hai nước. Trong những xã hội nông nghiệp, người dân vốn quen phục tòng quyền bính, một di sản thời phong kiến, họ chấp nhận một hệ thống đẳng cấp theo hàng dọc. Guồng máy cai trị lại lập ra được một hệ thống kiểm soát dân rất tinh vi hơn thời vua quan. Trong lịch sử chưa có một guồng máy thống trị nào dùng cơ cấu kiểm soát chặt chẽ, toàn diện, đủ mọi mặt đời sống, như các chế độ cộng sản, từ Nga, Trung Quốc, đến Việt Nam. Từ trên ban xuống, họ quy định việc chọn nơi cư trú và di chuyển (hộ khẩu), ban phát thức ăn, quần áo mặc, đồ dùng trong nhà (tem phiếu), nơi học hành, trò giải trí. Ðể kiểm soát cái đầu của người dân không cho phép ai suy nghĩ điều gì khác, họ không những nắm độc quyền các báo, các đài mà còn sử dụng hệ thống giáo dục uốn nắn con người tấm lòng trung thành, tuân phục tuyệt đối, từ lúc sinh ra đến lúc chết, dậy cho dân yêu những gì đảng yêu, ghét những gì đảng ghét.

Xã hội con người chưa bao giờ được thắt chặt vào một khuôn khổ như vậy. Bình thường, khi loài người phát triển ở đâu cũng cần lập ra một bộ máy nhà nước bảo vệ an ninh, trật tự; cần một mạng lưới sản xuất và trao đổi vì nhu cầu kinh tế; và trên hết là một trật tự tinh thần, với các tôn giáo, các hệ thống tư tưởng giải thích tại sao người ta nên sống chung như vậy. Chủ nghĩa cộng sản muốn bao biện cả ba lãnh vực: chính trị, kinh tế, và ý thức hệ. Các nhà xã hội học gọi đó là một chế độ ba chân: Caesaro-Papism-Mammonism (Hoàng đế, Giáo hoàng, và Thần tài). Chế độ ba chân này dễ đem áp dụng ở những xã hội nông nghiệp cổ truyền. Vì ở đó người ta đã quen thấy quyền hành chính trị bao trùm lên cả lãnh vực tín ngưỡng và tư tưởng, các vị hoàng đế cũng đóng vai trò lãnh đạo tinh thần, Max Weber đặt tên là Caesaropapism. Nhiều xứ Hồi Giáo nuôi lý tưởng một đế quốc thuần túy, Umma, thể hiện một chế độ hoàn thiện như vậy. Chủ nghĩa Mác Lê Nin mang tham vọng lớn hơn nữa, đã gom cả sinh hoạt kinh tế dưới một mái nhà, tạo thành chế độ ba chân, thường gọi là độc tài toàn trị.

Nhưng cuộc sống loài người thay đổi, chế độ ba chân toàn trị mất thế thăng bằng. Guồng máy chính trị bao trùm lên tất cả, sẽ tới lúc xã hội tiến hóa và phát triển không còn chịu đựng được nữa, giống như một trái lựu chín, các hạt lựu lớn căng lên, phá vỡ cái vỏ bọc, dù vỏ rất cứng rắn. Nhất là khi chế độ toàn trị phải mở hé cánh cửa cho dân được hưởng phần nào quyền tự do làm ăn để sinh sống. Một trong ba cái chân bắt đầu yếu dần, làm lệch thế cân bằng giữa nhóm thống trị và cả xã hội chung quanh họ. Cán cân sức mạnh tương đối giữa chính quyền và xã hội dần dần thay đổi. Xã hội tự nó lớn lên, không thể sống mãi trong cái vỏ do chính quyền bao bọc.

Chính quyền ngày càng yếu hơn, guồng máy kiểm soát lỏng lẻo hơn và uy tín bị soi mòn dần. Cùng thời gian đó, trong xã hội có những lực lượng mới dấy lên, ngày càng mạnh hơn. Người dân thấy họ có thể sống và suy nghĩ độc lập với guồng máy nhà nước; nhiều người dám kết hợp lại vì những nhu cầu, khát vọng chung; họ thông tin với nhau dễ dàng hơn. Có những thay đổi có thể quan sát được, như khả năng sống độc lập về kinh tế, lợi tức nhiều người lên cao và không phụ thuộc vào “chế độ xin-cho” ban phát của người cầm quyền. Ngoài ra còn những biến động ẩn chìm như những dòng nước ngầm nằm dưới đấy sâu, tới ngày sẽ làm vỡ các bờ đê ngăn chặn. Nhiều thành phần độc lập với guồng máy nhà nước càng ngày càng tự tin, đến lúc họ thấy cần sử dụng quyền công dân gây ảnh hưởng trên cuộc sống chung.

Ở Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, khi đảng cộng sản bỏ giáo điều Mao chủ tịch, cho dân được tự do làm ăn, một tầng lớp trung lưu thành hình, ngày càng đông và lên tiếng mạnh bạo hơn. Các quốc gia bắt đầu chuyển sang thể chế dân chủ khi lợi tức theo đầu người lên mức khoảng 4,000 Mỹ kim một năm (tính theo mãi lực tương ứng, purchasing power parity viết tắt là PPP, không tính theo hối suất). Nhiều nước mặc dù lợi tức theo đầu người (percapita income) lên cao vẫn theo chế độ độc tài, vì tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi đặc biệt chứ không phải do sức làm việc của con người tạo ra. Hiện nay trên thế giới có 24 nước với lợi tức theo đầu người cao hơn Trung Quốc mà vẫn chưa được dân chủ hóa. Trong số đó 21 nước chỉ giầu lên nhờ mỏ dầu khí. Giới quyền quý ở các nước đó giầu sang, người dân bình thường vẫn nghèo nhưng họ được chính quyền “hối lộ” bằng những chính sách trợ cấp để giữ không cho xã hội thay đổi.

Nhưng lợi tức lên cao chỉ là một trong nhiều biến chuyển dẫn đến khát vọng dân chủ. Tác động mạnh nhất trong xã hội hiện đại là kỹ thuật thông tin nhanh chóng, dễ dàng, và phổ cập. Tốc độ biến chuyển trong lãnh vực này tăng nhanh hơn và phổ cập rộng rãi trong số người càng ngày càng đông hơn. Trước năm 1979, pháp sư Hồi Giáo Ruhollah Khomeini phát động phong trào chống Sa hoàng Pahlavi bằng cách gửi những cuốn băng cát sét từ Pháp về cho các tín đồ ở Iran nghe. Từ đầu thập niên 1980, một tỷ phú gốc Hungary và sinh ở Mỹ là ông George Soros đã tặng cho các trường trung học ở Hungary những máy sao chụp (photocopy). Ông tin rằng ở đâu có phương tiện truyền thông dễ dàng thì ở đó xã hội sẽ thay đổi nhanh. Người dân Ðông Ðức vượt biên hàng loạt trong những năm 1988, 89 vì họ đã lén coi được những chương trình ti vi Tây Ðức. Nhưng sang thế kỷ 21, các khí cụ và phương tiện truyền thông mới có tác dụng mạnh và nhanh gấp trăm, ngàn lần những băng cassette, máy photocopy, và ti vi. Các mạng lưới điện tử ra đời nối kết loài người trong những cộng đồng ảo, không lệ thuộc vào khuôn khổ nơi cư trú. Các đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn đang lo lắng khi chứng kiến số phận các chế độ độc tài ở Tunisie hay Egypt, nơi cuộc cách mạng hoa nhài được phát động qua Internet và các máy điện thoại lưu động.

Vì vậy, họ đều tìm cách kiểm soát Internet. Nhưng kỹ thuật thông tin tiến bước nhanh hơn phản ứng của con người. Ðầu năm 2014, một thanh niên ở Việt Nam bầy ra một trò chơi điện tử thu hút được giới trẻ khắp nơi trong vòng mấy tháng; sau đã tự rút lại khi thấy nhiều trẻ em trên thế giới bắt đầu “ghiền.” Một đặc tính của những biến đổi kỹ thuật trong hệ thống thông tin mạng là những phát minh và sáng kiến rất bất ngờ. Các biện pháp do chính quyền đưa ra để ngăn cản các công dân mạng bao giờ cũng đi một, hai bước sau những sáng kiến cải thiện kỹ thuật “vượt tường lửa” của giới sử dụng Internet. Chính quyền không thể nào kiểm soát được tất cả. Mỗi khi họ ra lệnh “bóc” một hình ảnh, bản tin hay ý kiến trên một mạng thì đã chậm ít nhất một hai giờ. Nhiều công dân mạng đã thấy, đã sao chép để truyền đi rộng hơn. Chính quyền không kiểm soát được tất cả các mạng lưới thông tin, trong khi các công dân mạng luôn luôn tìm ra những kỹ thuật mới. Hành động ngăn cấm chỉ khiến cho các trang mạng được mọi người tin tưởng, uy tín tăng lên. Ở Trung Quốc cũng như tại Việt Nam, nhiều bloggers đã nổi tiếng vì những ý kiến tiến bộ, vì lòng can đảm không sợ hãi. Họ được nhiều người kính trọng, lôi kéo quần chúng càng ngày càng đông hơn. Các đảng cộng sản không thể tiếp tục ách cai trị bằng chính sách kiểm soát thông tin, bưng bít sự thật được nữa.

Ðảng Cộng sản bây giờ đã mất quyền kiểm soát nồi cơm và cái bao tử của dân vì phải chấp nhận mở cửa cho kinh tế thị trường. Họ đang mất độc quyền thông tin, tin tức phổ cập nhanh chóng đã trả lại cho dân quyền tự do suy nghĩ; đến chính các đảng viên cộng sản cũng mất hết lòng tin vào chủ nghĩa, chế độ và lãnh tụ. Trong ba chân của chế độ Caesaro-Papism-Mammonism, hai chân đang gẫy. Ðảng Cộng sản bảo vệ cái chân còn lại, cố nắm chắc quyền bính. Nhưng cái chân này cũng sẽ gẫy nốt, do những mâu thuẫn nội tại. Sức chịu đựng của bất cứ bộ máy nào cũng sẽ tới lúc mệt mỏi, rã rời, như một chiếc xe đã cũ. Ðảng còn tan rã vì các biến cố bên ngoài tác động. Một điều chúng ta biết chắc, là một chính quyền tỏ ra sợ sệt trước ngoại bang khiến người dân phải thấy hổ thẹn thì không thể đứng vững được.

Trào lưu văn minh, tiền tiến không thể đảo ngược

 Nguyễn Trung Chính
“Đảng không hề thay đổi bản chất” ?
 Trong bài “Bỏ Đảng khi khó khăn là có lỗi với Đảng” đăng trên báo Dân Việt ngày 03/02/2014 Trung tướng Nguyễn Quốc Thước viết rằng: “Đúng là bây giờ, có nhiều người cho rằng Đảng ta đã không còn được như trước và muốn xin ra khỏi Đảng. Theo tôi, suy nghĩ như vậy hoàn toàn không chính xác. Đảng không hề thay đổi bản chất, vẫn là Đảng của Bác Hồ, của nhân dân. Chỉ có một nhóm nhỏ, một bộ phận cán bộ, Đảng viên thoái hóa biến chất làm mất uy tín của Đảng như trong Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra. Biết như vậy chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với những cán bộ, Đảng viên thoái hóa đó. Chứ nếu mọi người thấy hiện tượng như vậy mà nản, đều xin ra khỏi Đảng thì ai sẽ đấu tranh với kẻ xấu đó? Nếu ta bỏ Đảng trong những thời điểm khó khăn, để kẻ xấu càng có cơ hội lấn tới thì chúng ta có lỗi với Đảng. Cho nên theo quan điểm của tôi, những Đảng viên trung kiên phải trụ lại để đấu tranh với kẻ xấu, kẻ thoái hóa để bảo vệ Đảng.”
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước là hình ảnh tiêu biểu của những đảng viên đã thần thánh hóa Đảng, xem Đảng như một tô tem bất di bất dịch, “không hề thay đổi bản chất“. Nhưng nếu chỉ là một thần tượng cho một thế hệ quỳ xuống bái lạy thì không có gì đáng nói vì vấn đề tự do tín ngưỡng cá nhân.
Nhưng đằng này, cái tô tem không hồn  đã làm tổn hại đất nước từ hơn 40 năm nay và nếu nhìn cho kỹ thì cái tô tem không hồn này thời nào cũng vẫn được ghép hồn  mà nhà viết kịch Lưu Quang Vũ  nổi tiếng qua vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt ” đã cùng gia đình chết thảm trong một “tai nạn giao thông” đáng nghi ngờ.
Cái hồn được ghép vào chẳng ai xa lạ gì: Đó là hồn của những người từ Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…cho đến nhóm tứ trụ triều đình hiện nay.
Mỗi thời kỳ, tùy ai lãnh đạo mà Đảng sẽ như thế nào. Tôi lấy một thí dụ mà ai cũng biết: dưới thời Hồ Chí Minh, sau sai lầm chết người trong cải cách ruộng đất do Mao áp đặt, Hồ Chí Minh đã biết ngừng lại đồng thời cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra xin lỗi đồng bào, cách chức Trường Chinh. Đó là một thời.
Sau đó là thời “Hồn Trương Ba” tinh ranh hơn. Từ thời Lê Duẫn cho đến nay, những vụ như “Xét lại chống Đảng”, “Nhân Văn Giai Phẩm”, đàn áp trí thức… cho đến vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tố cáo sai phạm của Tổng cục II do Nguyễn Chí Vịnh lộng hành đều được giấu nhẹm. Giấu nhẹm để luôn nói dối rằng “Đảng bao giờ cũng sáng suốt”…
Vì thế nói Đảng “không hề thay đổi bản chất” là hoàn toàn sai. Da hàng thịt rồi phải trả lời trước tòa án những tội ác mà hồn anh Trương Ba gây nên. Không phải vì cứ hô hoán lên “học tập Hồ Chí Minh” là cái đảng này “vẫn là Đảng của Bác Hồ”, và còn xa mới là “của nhân dân”.
Khi không buộc được nhân dân ghi Đảng vào tim mình thì đành phải buộc ghi vào Hiến pháp những điều như  Đảng là lực lượng lãnh đạo, Quân đội, Công an phải bảo vệ Đảng…
Nếu trước kia Đảng nổi tiếng trong việc giành độc lập thì nay lại nổi tiếng vì tham nhũng, dù có đổ lỗi cho một bộ phận nào đó cũng không thay đổi được điều mà không ai có thể chối cãi: dưới thời Đảng làm vua, tham nhũng lên ngôi hoàng đế trên toàn đất nước.
Trong cuốn “Đêm giữa Ban ngày” nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại: ” Trong bữa cơm chiều, cả nhà chưa ngồi vào mâm, chỉ có hai cha con với cút rượu và đĩa lạc rang thường lệ, cha tôi đang uống bỗng thừ người ra một lát rồi nói:
- Con ạ, những ngày gần đây bố suy nghĩ nhiều về tương lai đất nước mình. Con có biết bố đi đến kết luận gì không ? Kết luận của bố là thế này: muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước ta được thịnh vượng không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đảng đến nay đã hết là đội quân tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc rồi. Bây giờ nó trở thành chướng ngại vật trên đường phát triển của dân tộc. Kẻ nào trong lúc này đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của Tổ quốc là kẻ phản bội tổ quốc.“.
Người cha đó là ông Vũ Đình Huỳnh, người một thời sát cánh với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Trung ương phân công làm thư ký riêng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là năm 1986 trước Đại hội VI. Bây giờ năm 2014, lời ông nói vẫn còn đúng như thế: “Kẻ nào trong lúc này đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của Tổ quốc là kẻ phản bội tổ quốc.“
Nếu muốn tìm những điều gì  “không hề thay đổi bản chất” thì có lẽ dễ thấy nhất nơi Hội đồng lý luận Trung ương, cơ quan tham vấn lý luận của  các đời Tổng bí thư. Tổng bí thư cùng Hội đồng này vẫn phát đi những lời nói hơi hướng của thời bao cấp kiểu: “Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và với phong trào yêu nước của dân tộc…Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã được toàn dân tin tưởng và tôn vinh, đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định địa vị pháp lý của Đảng cầm quyền. Phẩm chất xứng đáng của Đảng làm nên tính chính đáng và chính danh của Đảng trong thực thi trách nhiệm nặng nề, vẻ vang mà lịch sử giao phó và nhân dân ủy thác.”( trích bài viết “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” của  GS.TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương, nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng), hoặc kiểu tuyên bố của bà Nguyễn Thị Đoan, Phó chủ tịch nước, cũng là thành viên Hội đồng nói trên đăng báo NHÂN DÂN: “…Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.“

Tiến đến Đại hội XII
Nói đại hội là nói vấn đề thể chế chính trị và nhân sự. Chắc chắn cái Hội đồng lý luận Trung ương hiện nay sẽ nhai lại những khẩu hiệu thời bao cấp đưa vào dự thảo cương lĩnh chính trị cho Nguyễn Phú Trọng như những dự thảo trước kia.
Đã có nhiều chỉ dấu cho thấy bắt đầu cuộc chạy đua nước rút.
Ngay sau đại hội XI, sự đấu đá đã bắt đầu giữa: một bên là guồng máy đẻ ra các quan tham nhũng là Đảng dưới quyền TBT Nguyễn Phú Trọng, TBT tìm cách sửa bộ mặt “vẻ vang mà lịch sử giao phó và nhân dân ủy thác”  bằng Nghị quyết TƯ 4, còn bên kia là Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, do Đảng lãnh đạo, để điều hành kinh tế, nơi các quan moi tiền tham nhũng.
Sự đấu đá trở thành cuộc chiến bắt đầu với việc Đảng lấy lại Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng trong tay Thủ tướng để giao cho Nguyễn Bá Thanh và  đề nghị Trung ương kỷ luật “đồng chí X”. Thủ tướng phản pháo bằng cách vận động Trung ương không kỷ luật “đồng chí X”, đồng thời kiểm tra lên án, bắt kiểm điểm UBND Đà Nẵng từ thời Nguyễn Bá Thanh và UBND Hà Nội từ thời Nguyễn Phú Trọng. Đảng tung ra chiêu tiếp, đề nghị bầu Nguyễn Bá Thanh vào Bộ chính trị để tăng uy tín cho Ban Nội chính Trung ương thì Thủ tướng trả đòn bằng cách vận động Trung ương không bầu cho Nguyễn Bá Thanh. Đảng ra nghị quyết “Tách chức năng quản lý sản xuất kinh doanh khỏi chức năng quản lý nhà nước, các bộ và chính quyền các cấp không quản lý các doanh nghiệp nhà nước, bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, còn gọi là cơ chế chủ quản không còn nữa” nhằm cắt bớt tay chân Thủ tướng thì được trả đòn bằng việc lãnh đạo các bộ, ngành ở trung ương và UBND các địa phương không chấp hành chỉ thị của Đảng, điều mà báo chí đã tốn nhiều giấy mực.  Dường như Thủ tướng đã thắng ván đầu.
Tuy nhiên, nếu trong hai năm nữa tình hình kinh tế không tiến lên thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị trăm dâu đổ đầu tằm và khó lòng trụ được. Các chuyên gia kinh tế đồng ý với nhau rằng trong hai năm tới tình hình kinh tế chỉ có xấu đi và GDP khó lòng đạt được chỉ tiêu đề ra trong văn kiện Đại hội XI của Đảng. Lỗi của Thủ tướng.
Để trụ được trong điều kiện đen tối đó, khi mà văn kiện Đại hội XI của Đảng đề rõ ràng, vì một lẽ tự nhiên : “đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế“, nhưng Đảng đã lờ đi đổi mới chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn một con đường để phản pháo là : vì thể chế chính trị không chịu đổi mới nên không thể quy hết trách nhiệm cho Thủ tướng và đó là cốt lõi, nhưng úp úp mở mở, trong Thông điệp đầu năm của Thủ tướng.
Con đường phản pháo này đã bắt đầu với người cầm cờ là Bộ trưởng Kế Hoạch-Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh với câu tuyên bố “kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại“, điều đáng chú ý ở đây là ông không hề nói “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“. Trong thời gian tới, người cầm cờ này sẽ thuyết pháp khắp nơi, vì thế để nhẹ gánh cho Bộ trưởng Vinh, Thủ tướng vừa đề cử thêm một Thứ trưởng Kế Hoạch-Đầu tư giúp việc.
Một số trí thức tiến bộ khi đề cập đến “đổi mới thể chế” cũng mập mờ vì Thủ tướng chơi trò úp úp mở mở. Đáng lẽ chúng ta phải nói cho rõ rằng chúng ta đòi hỏi “đổi mới thể chế chính trị”, vì nói cho cùng không thể đổi mới thể chế kinh tế khi cương lĩnh  chính trị của Đảng vẫn ghi rõ trắng đen rằng kinh tế nhà nước là chủ đạo. Hoặc là từ chối cương lĩnh chính trị của Đảng để các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hoặc cứ làm đại thì vi phạm cương lĩnh. Thủ tướng úp úp mở mở do vị thế của ông ta trong Bộ chính trị, nhưng chúng ta nhất thiết không thể mập mờ. Nếu không nói rõ làm sao quần chúng nghe được.
Trào lưu văn minh, tiền tiến không thể đảo ngược.
Nếu nhìn vào sở thích, mong ước giới trẻ hiện nay rất dễ nhận ra rằng ngoại ngữ mà họ muốn học là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, nhạc mà họ thích nghe là loại nhạc phương tây, áo quần họ thích mặc cũng theo kiểu phương tây. Ban tuyên giáo bó tay không định hướng gì giới trẻ được, cùng lắm ban này chỉ tìm cách gây khó khăn, hạn chế vậy thôi. Sở thích và mong ước của giới trẻ là tự nhiên vì họ biết rằng văn minh, tiền tiến là ở phương tây chứ không phải ở cái nơi một thời giương cao sách đỏ của Mao Trạch Đông và đến nay vẫn còn là một nước độc tài. Sở thích và mong ước của giới trẻ giống như rễ cây tự nó nhận ra đâu là chất dinh dưỡng thích hợp. Dù mười Viện Khổng Tử có được thiết lập ở Việt Nam cũng không thay đổi được sở thích và mong ước của tuổi trẻ. Việc này cũng là tự nhiên vì đạo Khổng được dùng để phục vụ các triều đại phong kiến, và hiện nay là các triều đại cộng sản. Đố ai tìm được cái gì là văn minh tiền tiến nơi đó.
Chẳng thế mà số lượng sinh viên mong ước và đang có mặt học hỏi ở các nước phương tây chiếm tuyệt đại đa số sinh viên du học. Con cháu lãnh đạo cũng không là ngoại lệ. Cái thời, cách đây độ mười năm thôi, khi điều lệ Đảng qui định rằng nếu lãnh đạo các cấp có con dâu con rể là người ngoại quốc hoặc Việt Kiều đều phải cho ngưng chức đã tự nó qua rồi. Trường hợp con rể của Thủ tướng là một điển hình của sự lờ đi qui định phản tự nhiên của Đảng.
Với vị trí địa chính của Việt Nam, Trung quốc lăm le đô hộ để làm lá chắn cho chế độ của họ, không phải mới đây mà từ khi Việt Nam đứng lên đánh đổ thực dân. Tại sao phải tìm lá chắn trong một thế giới hiện tại mà hòa bình, cùng hợp tác phát triển là một giá trị đang được đề cao? Chỉ vì với mưu đồ bá quyền xảo quyệt, sự trổi dậy của Trung Quốc là một đe dọa cho cả thế giới, không riêng gì Việt Nam, còn hơn sự trổi dậy của chủ nghĩa chủng tộc Đức quốc Xã thời Hitler. Thế giới chiến tranh thứ ba là không thể tránh khỏi nếu không giải quyết ngay từ bây giờ hiểm họa của chủ nghĩa chủng tộc mới của Trung Quốc. Vì thế Trung Quốc mới cần lá chắn Việt Nam.
Để liên tục thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc không ngần ngại mua chuộc một số tướng lãnh quân đội và lãnh đạo Việt Nam. Chúng đã thành công. Chẳng thế mà Chủ Tịch Trương Tấn Sang đã một lần tố cáo  “bọn cõng rắn cắn gà nhà” nhưng đành chấp nhận sống chung với bọn Trần Ích Tắc hiện đại này, vì đặt lợi ích Đảng trên Tổ quốc.
Qua bọn Trần Ích Tắc hiện đại này, Trung Quốc lùa người của họ vào những địa điểm chiến lược phòng khi chiến tranh xảy ra, lùa hàng hóa vào phá thối nền sản xuất Việt Nam đang yếu thế vì bị Đảng đè nén. Trong nông nghiệp, năm qua Đảng lãnh đạo qua bộ nông nghiệp đã ép nông dân mua lúa giống, phân bón của Trung Quốc. Thâm thủng ngoại thương với Trung Quốc ngày càng tăng đến chóng mặt. Bằng những phá hoại thâm độc kinh tế, chúng phá hoại gián tiếp việc Việt Nam xin gia nhập khối TPP, tức là đi làm ăn với phương tây.
Bên cạnh đó, Trung Quốc qua bọn tay sai tìm mọi cách ngăn chặn chúng ta nói đến tình cảm thiêng liêng về chủ quyền. Trước kia chúng đàn áp thẳng tay những con dân  nước Việt phản đối sự lộng hành lấn áp của Trung Quốc ở Biển Đông, đến ngày kỷ niệm 40 năm mất Hoàng Sa, lệnh miệng của  bọn Trần Ích Tắc hiện đại ngưng ngay tất cả bài báo, lễ lạt đã được chuẩn bị từ trước mà chúng không ngăn cản nổi. Cuối cùng Đảng phải mang đá ra cưa cho bụi tràn ngập tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội để phá hoại biểu tình kỷ niệm. Sự kiện cưa đá đáng được viết thành một cuốn sách lớn để đời về sự đểu cáng của cái tập đoàn đã bị bọn Trần Ích Tắc hiện đại khuynh loát.
Chưa hết, chúng làm mọi cách để trong kỳ họp UPR ở Genève ngày 5/2/2014, Việt Nam phải bị nhiều khuyến nghị nhất để làm bỉ mặt Việt Nam trước các nước phương tây, hòng ngăn chặn Việt Nam sáp gần những nước này. Sự kiện TS Phạm Chí Dũng bị ngăn chặn phút chót đi tham dự UPR là một đòn truyền thông rất xảo quyệt được bọn Trần Ích Tắc hiện đại tiến hành theo lệnh chủ. Trước đó cộng đồng quốc tế đã yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện để TS Dũng có thể đến Genève. Chúng đã biết việc đi Genève từ trước, nếu muốn chặn chỉ cần cho côn đồ chặn cửa ra vào nơi TS Dũng ở như chúng thường làm một cách kín đáo. Nhưng không, chúng làm ra vẻ như không có gì cản trở rồi đùng một cái chặn TS Dũng ở phi trường để dựng một cú đấm truyền thông làm cho cộng đồng thế giới phẫn nộ. Cùng với sự vi phạm nhân quyền của Việt Nam mà sự lẻo mép, nói dối hơn cuội đã không che giấu được cộng đồng quốc tế, cú đấm truyền thông là một viên đạn ân huệ: Với một bản báo cáo gồm 84 điều, Việt Nam lãnh đủ 227 khuyến nghị từ Hội đồng Nhân quyền! Học trò đi thi như thế là trượt. Trung Quốc mừng lắm thay!
Đối với những người Việt Nam chúng tôi, sự bưng bít thông tin, sự cấm đoán và đàn áp biểu tình, không cho phép ra báo tư nhân, phóng viên bị quản thúc quanh nồi cơm, sự việc côn đồ hành hung, thậm chí bắt cóc, giam giữ những người dám nói tiếng nói bất đồng… chỉ từng ấy thôi cũng chứng tỏ nhà nước Việt Nam do Đảng lãnh đạo đã vi phạm trắng trợn nhân quyền và quyền công dân. Không cần phải đi đến Genève mới khẳng định được điều đó.
Trở lại Đại hội XII
Tuy đại hội này là của riêng của các đảng viên cộng sản nhưng chúng ta bị ràng buộc phải quan tâm là việc chẳng đặng đừng.
Nếu không có gì đột biến thì sẽ có một phe phái dựa vào sự kiện người dân đã chán ngấy giáo điều bảo thủ, chán ngấy nền kinh tế bị định hướng bởi tư tưởng giáo điều bảo thủ, đòi hỏi một nền kinh tế thị trường thật sự để đất nước có thể bung ra mà tiến lên, thất bại kinh tế hiện nay có nguyên nhân là không đổi mới cơ chế chính trị. Họ đòi thay đổi cơ chế chính trị. Tốt thôi.
Phe phái này sẽ tác động lên quần chúng mà mục đích tối hậu là tác động lên đảng viên để các đảng viên từ chối các đại biểu, các ứng cử viên được trang bị cùng một giuộc  bảo thủ giáo điều đã được cơ cấu sẳn. Nếu được thế, hy vọng sẽ có một ban lãnh đạo Đảng, nói theo kiểu Nguyễn Trung là một ban lãnh đạo Trần Thủ Độ, gồm những người biết đau cái đau của người dân, của đất nước chứ không phải là cái máy đẻ ra toàn các quan tham nhũng, chứ không phải là nơi mà Trung Quốc có thể cài những Trần Ích Tắc hiện đại vào, chứ không phải là nơi mà người ta lẻo mép đưa hình ảnh Hàn Tín luồn trôn để che dấu sự hèn mạt trước bọn Tàu khựa. Cá nhân một Hàn Tín có thể luồn trôn mọi người, nhưng một dân tộc hào hùng như dân tộc Việt Nam không chấp nhận luồn trôn ai cả.
Con đường đổi đời hòa bình là có khả năng thực hiện được và đang nằm trong tầm tay của những đảng viên đảng cộng sản, đừng để quá muộn.
Trở lại với bài viết của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khi ông nói: “Bây giờ tôi tin chúng ta vẫn còn rất nhiều Đảng viên trung kiên, Đảng viên chân chính. Nếu thấy điều xấu, điều sai mà nhắm mắt làm ngơ là có lỗi.”

Mong niềm tin của Trung tướng là sự thật và mong Trung tướng sẽ thấy sự thật đó trước khi sum họp với ông Mác, ông Lê và ông Hồ.

************************

Đã Sáng Mắt Chưa?


*Ở Việt-Nam
1. Họ là những bà mẹ quê chất phác.

Nghe lời ngon ngọt của CS, ấp ủ, che đỡ du kích trong nhà, những tưởng khi VC chiếm miền Nam thì họ được ưu đãi lắm! Ai ngờ! họ chỉ được cấp mấy giấy ban khen là mẹ chiến sĩ, mẹ liệt sĩ, huy chương bằng đồng để treo trong nhà cho nó oai, chứ đem ra chợ bán không ai mua. Hổm rồi, họ bị xử ức: đất đai của tổ tiên họ bị cán bộ công an lấy đem bán cho ngoại quốc làm sân golf, họ mang cờ đỏ sao vàng , biểu ngữ, huy chương, bằng khen đi biểu tình khiếu kiện.             
Kết quả? Họ bị hốt và vất lên xe cây như con heo, chung với cờ quạt, huy chương, biểu ngữ. Giờ họ đã sáng mắt nhưng đã muộn.     
Có bà dân oan tức quá còn tụt quần ra trước văn phòng xã ấp cho công an xem nữa.

2. Họ là giới trí thức sống tại miền Nam Việt-Nam.

Họ nghe lời dụ dỗ của bọn CS, họ đọc toàn sách Karl Marx, Engels, Jean Paul Sartre họ mơ tưởng thấy tương lai sán lạng, bầu trời nở hoa, một thế giới đại đồng, không giầu không nghèo, ai cũng như ai, gọi nhau tất cả bằng “đồng chí”.             
Vi thế là họ xuống đường biểu tình, phá rối trị an của VNCH, làm mồi cho tụi VC xâm nhập thành thị phá hoại. Sau ngày 30-4-75, họ ra ứng cử vào QH bù nhìn. Kết quả rớt đài. Họ thấy tất cả mọi sự đều tệ hại hơn ngày xưa nhiều, họ la ó, phản đối. Kết quả họ bị quản chế, họ bị công an thuê xã hội đen đánh đập, gây ra tai nạn. Thế là họ mở mắt trong nhà thương. Rồi họ sáng mắt không kịp nữa khi đã vào nhà xác.

3. Họ là những đại diện được dân cử miền Nam.

Trước đây họ bị dụ khị vơi củ cà rốt đỏ tươi là sẽ ở lại làm việc cho thành phần thứ ba, với hoang tưởng là CS Miền Bắc giải thể VNCH và trao cho nhóm thành phần thứ ba thành lập chính phủ miền Nam, chia ghế chung với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ ra sức sử dụng cái tự do dân chủ miền Nam đánh phá VNCH đủ mọi mặt. Khi VNCH bị bạn đồng minh bỏ rơi thì ai ngờ họ bị cho ra rià, chỉ còn ngồi chia với nhau cái “ghế đá công viên”.

4. Họ là thành phần du kích miền Nam, tập kết ra Bắc.

Họ đã sống dở chết dở trên dẫy Trường Sơn, trên đường mòn HCM. Họ tin là mai này miền Bắc đánh thắng miền Nam thì họ trở về vinh quang, CS Miền Bắc sẽ để cho họ thống lãnh miền Nam, ít nhất cũng làm quan to. Hỡi ôi! Họ được gì? Tất cả những chức vụ ngon lành đều do cán ngố miến Bắc nắm hết. Họ bị bỏ rơi, uất ức quá họ xin phục viên. Bây giờ họ chỉ còn biết mở mắt và chửi thề từ sáng đến tối mà thôi.

5. Họ là thành phần giầu sang phú quý miền Nam.

Nghe lời hứa ngọt như mía lùi, vào bưng thành lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ được rủ sang Paris ngồi vào bàn tròn bàn vuông, dự hội nghị thanh toán miền Nam do Kissinger và Lê Đức Thọ bầy mưu đạo diễn năm 1973. Sau 30-4-75 họ được gì? Ôi chao, Cái MTGPMN sống chưa bao lâu đã bị CS Miền Bắc bóp cổ chết ngắc ngày 2-7-1976.     Bấy giờ họ mới sáng mắt ra thì đã trễ, chỉ còn biết than thân trách phận là mình quá ngu.

*Tại Hải Ngoại:
Họ là những Việt Kiều đã liều chết vượt biên.

Từ ngày Mỹ nối lại bang giao với Việt-Nam và bỏ cấm vận Việt-Nam, họ đã nghe lời dụ dỗ đường mật của CSVG, về lại Việt-Nam làm ăn:

1. Một ông vua chả giò, đem về hàng triệu đôla đầu tư, rồi bị kết án về tội hối lộ (Khổ quá VK nào muốn làm ăn tại VN cho an toàn mà không phải hối lộ cơ chứ, kể cả người dân trong nước cũng phải hối lộ chứ), chỉ vì cán bộ gộc tranh nhau ăn. Kết quả ông vua chả giò bị 11 tháng tù, may mắn quen lớn, quen đến tận ông “Tưởng Thú Khải” nên mới “tái vượt biên bằng đường hàng không” ra khỏi nước. Ông mướn luật sư đoàn ngoại quốc kiện VNCS lấy lại tiền. Ông hú vía và sáng mắt và sẽ chẳng bao giờ về Việt-Nam nữa.

2. Một ông bác sĩ tim, bỏ ra cả bạc triệu mua máy móc rất “hiện đại” về Sàigon mở phòng mạch mổ tim mong làm ăn, nhưng rồi bị VC đội cho cái mũ “gián điệp CIA” không đưa ra toà nhưng chỉ xin ông để lại phòng mạch và tất cả dụng cụ, ra khỏi VN trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Thế là mất cả chì lẫn chài. Về lại Hoa Kỳ ông tức lắm lập đảng chống, ông định làm cả cái kiềng 3 chân mời ông VC ngồi một chân để hoà hợp hòa giải.

3. Một ông giáo sĩ chuyên về truyền thông, đi về VN hơn 10 lần rồi như đi chợ và có cả mấy căn hộ cho thuê. Một ngày đẹp trời xin Visa về VN nữa để thâu tiền, nhưng đến phi trường Tân Sơn Nhất thì hải quan TSN hổng cho ổng vào vì lý do gì đó, đúng ra chỉ vì chúng muốn xiết mấy căn hộ của ông thôi. VK hồi đó chưa được phép mua nhà ở VN, mà tại sao ông lại có mấy căn hộ cho thuê “thế nà nàm sao?”, chắc chúng “điều cha” là ông nhờ người khác đứng tên. Ông tẽn tò trở về Mỹ, nuốt hận, nhưng vẫn cái trò nửa nạc nửa mỡ, vẫn nâng đỡ cho đám quốc doanh trong nước, đăng cả bài chống cờ vàng 3 sọc đỏ của HY đỏ Phạm Minh Mẫn mới đây.

4. Trần Trường thu băng lậu , khoái “bác hồ” hết cỡ thợ mộc, nên treo cờ máu và ảnh tên hồ già trong tiệm, bị người Việt hải ngoại giàn chào cả 2 tháng. Ở VN hồi đó ông được CSVG nâng cấp lên thành “anh hùng”. Rồi ông tưởng bở bán nhà bán cửa, thu xếp tiền bạc gia đình vợ con về VN làm ăn. Ông bỏ ra mấy chục ngàn đô (gần 1 tỷ bạc hồ) mua ao thả cá, nuôi tôm kiếm sống. Thu hoạch đang ngon lành, ai ngờ ông bà “anh hùng” bị gọi lên làm việc về tội “quên đóng thuế” cho nhà nước. Bà vợ ông ức quá “anh hùng” mà chả được cư xử như anh hùng tí nào cả, lại còn bắt đóng thuế, nên tự tử may mà không chết.  Mất cả chì lẫn chài, gia đình lại cuốn gói về lại đế quốc Mỹ chả biết ẩn dật tại Tiểu Bang nào.  Bà con ai biết mách giùm nhé.

5. Một ông giáo sư dậy điện toán, mua lại một số máy computer rẻ tiền đem về Sàigòn mở trường. Ông đoán đúng mạch dân VN. Thời kỳ tin học, ai mà chẳng muốn học “vi tính – com piu tơ”, cơ sở phất lên như diều gặp gió. Ông làm thêm chi nhánh ở Cần Thơ, ngon trớn ông tiến nhanh tiến mạnh ra Đà Nẵng. Nhưng ông quên một điều là VN có “rừng nào cọp nấy”. Cọp miền Nam khác cọp miền Trung, miền Bắc. Ông quên không xin phép đúng nơi đúng chốn hay vì thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu?) hơi yếu, nên ông bị mời lên Công An làm việc vì có thơ tố cáo ông làm gián điệp cho đảng phái hải ngoại chống phá nhà nước. Họ mời ông và gia đình ra khỏi nước trong vòng 24 tiếng, để lại 2, 3 trường học cho nhà nước quản lý. Ông biết bị ăn cướp nhưng chỉ nhỏ lệ mà ra đi, về hải ngoại ông vẫn im thin thít sợ nói ra bị đồng bào chửi.

6. Chàng là một Việt Kiều bình thường, nhưng có tật “nổ” khi về VN. Chàng đã về nước cả chục lần đâu có làm sao, về lại Hoa Kỳ lần nào cũng khen lấy khen để là “Sàigòn bây giờ đổi mới lắm, làng nướng, quán ăn, bia ôm, càfê cũng ôm luôn, hớt tóc muốn ôm cũng được” . Vì vậy người Việt hải ngại đặt tên mới cho hòn ngọc viễn đông ngày trước, bây giờ là “thành phố ôm”.
Chàng chỉ là một chuyên viên làm Nail, mùa đông ế khách nên về VN du hí. Nhưng VK về nước mà lại khoe là làm nail thì hơi bị quê, nên bèn nổ lớn và tự giới thiệu là kỹ sư “hoá học”. Ngày ngày chàng đụng tới hóa chất (acetone .v.v) hơi nhiều, phải đeo khẩu trang như các nhà bác học trong phòng thí nghiệm thật. Lần này về VN thì sáng ngày hôm sau, có một Công an đến vấn an và gãi đầu gãi tai xin ông Kỹ sư giúp đỡ chút xíu vì nhà đang gặp khó khăn. Chàng kỹ sư mở bóp lấy ra tờ 20 đôla trao cho viên công an. Viên công an tỏ ý hơi thất vọng rồi ra về.
Sau chuyến đi chơi Đalạt 3 ngày về thì chàng kỹ sư nhận được một công văn của Công An số 4 Phan đăng Lưu yêu cầu lên làm việc để làm sáng tỏ một vài vấn đề. Ông “kỹ sư” hoang mang nhưng cũng đến trình diện. Viên Đại Uý Công An mời ngồi và nói là ông ta mới nhận được một lá thư từ trong phương xóm nơi chàng tạm cư ngụ, tố cáo ông VK là một nhân viên của một đảng phản động tại hải ngoại lần này có nhiệm vụ về điều nghiên để phá hoại. Anh kỹ sư VK tái mét mặt, hết hồn bèn khai thật là ở bên Mỹ chỉ làm nail chứ đâu có phải kỹ sư gì đâu, về nước để du lịch chứ không có tham gia một đảng phái chính trị nào cả.
Viên Đại Uý cười khẩy và nói là ty công an thành phố phải điều tra ra sự thật vì vậy theo luật thì phải giữ anh kỹ sư ở lại bóp vài ba ngày để tiến hành cuộc thẩm vấn. Sau cùng ông Đại úy nhắc khéo là đã liên lạc với hải quan TSN rồi và được biết là anh kỹ sư có khai đem về 5 ngàn đôla kỳ này. Chàng “kỹ sư” được dẫn vào nhà giam ngủ 1 đêm.
Sáng hôm sau tại địa chỉ mà chàng tạm trú, một người ăn mặc complet bảnh bao, tay sách cạc táp đen, đến gõ cửa và tự nhận là luật sư. Ông luật sư vào đề ngay là ông ta “nghe nói” có một VK bị bắt vào ty Công An PĐL. Nếu muốn nhờ ông ta biện hộ hay giải quyết thì đây là giá cả:
-  Muốn khỏi phải ra toà và được thả ngay thì giá là 3 ngàn đô, vì ông ta phải chi tiền chạy chọt.
-  Còn muốn ra toà thì ông ta nhận biện hộ với giá $1,500 USD, ông luật sư thòng một câu là không biết ngày nào ra toà, có thể từ 3, 4 tháng đến 1 năm tuỳ theo. Bị cáo không được rời khỏi VN. Ông ta nói xong để lại danh thiếp với số điện thoại.
Ngày hôm sau ông bạn chạy đến ty CA thành phố xin thăm gặp ông “kỹ sư” nạn nhân, và trình bầy 2 giải pháp của ông Luật sư. Anh “kỹ sư” hốt hoảng nói anh bạn gọi điện thoại và điều đình với ông luật sư chấp thuận giải pháp 1 là trả 3 ngàn đô “cúng cô hồn” để được trả tự do ngay, chứ theo giải pháp thứ 2 rẻ hơn nhưng làm sao mà ở VN lâu như vậy được, còn phải về Mỹ dũa móng chứ .
Chiều hôm sau, chàng “kỹ sư” được trả về nhà, túi bị nhẹ đi mất 24 triệu bạc hồ, một số tiền khá lớn. Hai ngày sau chàng “kỹ sư”, ra hãng máy bay xin đổi vé về lại Mỹ càng sớm càng tốt và hứa là sẽ không bao giờ về thăm chùm khế ngọt nữa.

Thanh Vân

Đảng viên CS sáng mắt

Châu Hiển Lý, bộ đội tập kết 1954
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp vô sản âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN.  Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ đồ đểu! vết nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ:
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
Nguyễn Hộ người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: "Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN.  Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa.  Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do.  Đó là điều sĩ nhục” (nguồn: Wikipedia)
Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: "Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược.  Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. 
Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời.  Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại"  (Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)
Trung Tướng Trần Độ, Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội, viết: "Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã.  Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”  (Nguồn: Trần Độ- Nhật Ký Rồng Rắn)
Hoàng Minh Chính gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc.  Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do.  Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân.  Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được".  (nguồn: Wikipedia)
Trần Lâm sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: "Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân.  Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn.  Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm".
Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước...  Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức.  Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống.  Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.
Nguyễn Khải, Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS:
- Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ.  Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo.  (tu-tuong va loi-song cua nguoi Viet do tu Chanh Quyen ma ra)...
(1 nguoi co personality & characteristic... Same thing for a government or a country... EACH HAS IT'S VALUE.)
Nguyễn Văn Trấn, Chỉ Huy Trưởng Kiêm Bí Thư Quân Ủy Quân Khu 9 (1947), Chủ Nhiệm Văn Phòng Phó Thủ Tướng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thống Nhất Toàn Quốc (1962-1974):
"Tội ác của chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết". 
Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng và là chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm Tổng Bí Thư, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam xuất bản trong nước đã nói: “Đảng đã mắc phải lỗi hệ thống và đã sai lầm ngay từ nền tảng”.  Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình”.
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trong một lần nói chuyện tại Hội Các Nhà Văn đành phải hô hào cởi trói cho văn nghệ có nghĩa là Đảng coi giới văn nghệ sĩ như loài cầm thú.
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt  thì hô hào: “Đổi mới hay là chết”.
Và còn nhiều trăn trở của: Lê Hồng Hà Cục Trưởng Cục An Ninh Bộ Công An, Lê Liêm Cục Nội Chính, Nguyễn Trung Thành Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Đảng, Nguyễn Văn Hiếu Ủy Viên Thường Trực Mặt Trận Tổ Quốc, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Đại Sứ Hà Nội tại Trung Cộng, Đại Tá Bùi Tín,Đại Tá Phạm Quế Dương Viện Quân Sử Hà Nội, Trung Tá Trần Anh Kimngười anh hùng chống cuộc xâm lăng từ phương Bắc năm 1979, Sứ ThầnDương Danh Dy, đại diện Hà Nội tại Trung Quốc, và các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Vàng Sao cùng những tuổi trẻ được sinh ra và trưởng thành trong chế độ như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thanh Nghiên, Phạm Hồng Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió …

Nhìn lại nổi đắng cay nghiệt ngã của kẻ đã đi vào quỹ đạo của CS.  Họ là “trí thức” chứ không là bần nông khố rách ít học.  Họ đã được cộng sản Hà nội trả công khuyển mã của họ cái gì?
Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan trong những tạp chí “Đối Diện”, “Thức Tỉnh”.
Nguyễn Văn Trấn (đại gia chợ Đệm) [1], Dương Bạch Mai (đại địa chủ, “parler francais” như gió) Trần Văn Giàu (lý thuyết gia Cộng Sản, công lao qúa xá trời trong Nam).  Những người nầy đã cúng dường tam bảo CS không biết bao nhiêu của cải, tim óc, sức lực của mình cho “cách mạng” trong thời Việt minh còn mặc quần xà lỏong chơi tầm vông vạt nhọn.  Năm 1975, khi về Nam, ông “khai quốc công thần” Nguyễn Văn Trấn “được” bộ chính trị CS cho công an “hầu hạ” canh gác cửa 24/24 vì thấy thả hổ về rừng nguy hiểm quá… Mấy chục năm công lao mà CS chỉ cho người ta chức “Bật Mã Ôn” (giữ ngựa) thì lỡ người ta quậy thì sao?   Trần Văn Giàu thì đã bị thất sủng từ lâu lắm rồi. 
Chủ Tịch Quốc Hội Dương Bạch Mai thì phổi bò và thẳng ruột ngựa Nam Kỳ nên được đảng cho đi chầu Lenin sớm để vừa tiện sổ sách vừa tiết kiệm ngân quỹ nhà nước.  Nên biết Dương Bạch Mai chết trong lúc nghỉ giải lao trong một phiên họp quốc hội CS.  Nhiều nguồn tin cho biết Dương Bạch Mai uống chén nước trà bị bỏ thuốc độc(?!)  Cay hơn nữa là Dương Bạch Mai còn được chính ngay kẻ đã “trừ khử” mình đến dự tang lễ làm tuồng khóc thống thiết “kính chúc đồng chí chết mạnh giỏi!”. 
Những tay “trí thức” của MTGPMN anh hùng làm được trò trống gì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975? Nguyễn Hữu Thọ, “người” được “Bác” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo mặt trợn và cũng là “người” đã đi đến cuối con đường… đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho…” Ai có theo dõi tin tức, báo chí cũng biết thân phận của “người” này như thế nào trước khi đi chầu “bác” rồi. 
Nguyễn Thị Định (người Giồng Trôm, Bến Tre) chưa hề biết sờ (hay bóp) cò súng đến một lần lấy hên mà lại được CS phong là “nữ tướng tóc dài,” “tư lịnh phó lực lương võ trang quân đội Giải phóng,” trong khi kẻ nhắc tuồng cho em Định là đồng chí Nguyễn Chí Thanh – một cánh tay dài của Hà nội.  Sau ngày MTGPMN bị xóa sổ, em Định được làm cái giống gì (?) ở chức vụ “thứ truởng Bộ Thương Binh” và “chủ tịt hội liên hiệp phụ nữ?”. 

Nguyễn Thị Bình (tên thật là Nguyễn Châu Sa sinh tại Sa đéc, đổi tên mới là Nguyễn Thị Bình vào năm 1962) “được” làm “phó chủ tịch nhà nước,” “phó trưởng Ban Đối Ngoại trung Ương Đảng.” Mấy cái "hàm" "phó" và "thứ" đó cũng chỉ lại là những cái chức ngồi chơi xơi nuớc cho đẹp mắt với bà con miền Nam, đâu có ý nghĩa gì trong chế độ lúc nào cũng duy trì các Nhiếp Chính Vương (còn gọi là bộ chính trị - nếu thu hẹp hơn thì có Duẩn, Thọ, sau nầy thì thêm Mười, Anh…), khi các Nhiếp Chính Vương nầy phát cân đai áo mão cho ai thì hãy coi như hồng ân từ Bác và đảng.  Sống dưới thời buổi “độc lập tự do hạnh phúc” mà “than vãn” thì cũng được CS xem như đồng nghĩa với đang chán sống; có mà tiêu tùng sớm. 
Giám đốc công ty đường thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trương Như Tảng.  Me xừ này phải chờ đến lúc CS thu hết miền Nam mới biết “đường” nào là đường trắng, đường nào là đường thẻ, may phước gài kịp “số de,” chứ chậm chân một chút nữa có thể bị tai nạn lưu thông chết hết cả nhà (như trường hợp kịch tác gia Lưu Quang Vũ và gia đình).  Đề nghị “trí thức” phe ta nên đọc cuốn “memoir” (mémoire) của cái gọi là “tảng đường mía chết hụt này” để cho sáng mắt sáng lòng.
Thôi, phải cất công nói chi cho xa xôi, tấm gương sát bên mình là thầy (?)Châu Tâm Luân [2], bà (?) Ngô Bá Thành [3], ông Chu Phạm Ngọc Sơn, Trần Ngọc Liễng… bằng cấp treo đầy cả tường, nhìn phát chóng mặt… các tên cố đạo Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín không lo phận sự rao giảng phúc âm của Chúa mà cứ lo nói xa nói gần để ru ngủ người mọi người dân miền Nam bỏ súng hướng về xã hội “thiên đường.” Nhưng ngay chính cá nhân của mình lại phải đợi được đối diện thật sự với “thiên đường” (?) mới “thức tỉnh” (!)
Phụ Chú:
[1] Nguyễn Văn Trấn là Bảy Trấn (không phải ông Nguyễn Văn Trấn hậu sinh nào đó mới “về thăm Việt Nam sau 32 năm” đâu!) Đây là Trấn “Camel” (dân cậu miệt vườn, chỉ hút thuốc lá hiệu Camel) người chợ Đệm Long An, loại trí thức địa chủ, một đại thụ của Cộng Sản thời thập niên 30… Đại thụ nầy là tác gỉa cuốn sách “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội;”(để chửi xéo đảng CSVN).  Hắn cùng cỡ tuổi với các tên trùm CS như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm… đã bỏ lúa ruộng không ai thâu, nhà lầu không ai ở để đi theo Cộng Sản.  Nguyễn Văn Trấn đã từng là chính ủy Khu 9 (miền Tây Nam bộ), chủ nhiệm báo “Le Peuple” đấu tranh công khai với thực dân thời Cộng Sản miền Nam.  Tập kết ra bắc (cùng lúc với Tô Ký, Đồng Văn Cống, Huỳnh Văn Nghệ...) Sau này Lê Duẩn không cho Nguyễn Văn Trấn được đến một cục xương còn dính chút thịt để gặm cho đỡ tủi! Về Nam sau năm 75, chả có chức vụ gì dù đã có 62 tuổi đảng (tính đến năm 1997), ôm nỗi uất ức cho tới ngày chết.
[2] Châu Tâm Luân người Việt gốc “xì dầu củ cải muối,” được đi du học Hoa Kỳ bằng học bổng quốc gia của VNCH, tốt nghiệp tiến sĩ Kinh Tế (Đại Học Illinois năm 1966), về Việt Nam cuối thập niên 60, dậy môn “Kinh Tế Nông Thôn” và “Quản Trị Nông Trại” tại Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (TTQGNN) Sài Gòn (và cũng dậy môn Kinh Tế tại Đại Học Vạn Hạnh).  Ông Luân đã có lần giữ chức vụ “giám đốc” TTQGNN (gồm cả 3 trường Cao Đẳng Canh Nông, Cao Đẳng Thủy Lâm và Cao Đẳng Thú Y Sài Gòn) một thời gian ngắn (vào giai đọan mà các chính trị gia mới trổ mã dậy thì Hùynh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi sách động sinh viên, học sinh Sài gòn “xuống đường” biểu tình chống Mỹ và chống chính phủ VNCH mạnh mẽ nhất).  Trong các lớp Kinh Tế mà ông Luân dậy, ông công khai giảng cho sinh viên là “xã hội chủ nghĩa là con đường duy nhất (sic) để đưa Việt Nam đến vinh quang (Giỏi nhỉ! Tiến sĩ củ cải này chép y chang lại lời của việt gian HCM)” mà không hề bị công an cảnh sát của chính phủ VNCH hỏi thăm (?) – Có lẽ ông ta “too visible!” vì thường xuyên được truyền thông của Mỹ đến trường phóng vấn (đài CBS, NBC, ABC…) Vào những ngày cuối cùng của VNCH,  xì thẩu Châu Tâm Luân đứng cùng danh sách với các nhân vật của “thành phần (lòng thòng ở chính giữa!) gọi là thứ 3,” rất ồn ào hô hào hòa giải hòa hợp dân tộc… Sau 30 tháng 4 năm 1975, con vẹt ngây thơ này không được CS dùng đến 1 ngày để quét lá đa (không phải đi “cải tạo” vì đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa kỳ là may lắm rồi).  Sau đó Châu Tâm Luân vượt biên định cư ở ngọai quốc (ở Thụy sĩ?) Chứ Mỹ chắc chắn là họ không chấp nhận con két “thổ tả” này!)
[3] Bà (?) Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô bá Thành là tên chồng của bà).  Ông Ngô Bá Thành cũng là công chức của VNCH, dậy học trường Cao Đẳng Canh Nông Sài Gòn.  Kể ra chính phủ VNCH dân chủ và dễ dãi thiệt, vẫn trả lương tháng đầy đủ, vẫn cho ông Ngô Bá Thành dậy học như chẳng hề có chuyện gì xẩy ra… Bà Thành tốt nghiệp tiến sĩ Luật tại Pháp và sau đó có học và làm việc trong một thời gian ngắn tại Đại Học Columbia (New York) Hoa Kỳ.  Ở Sài Gòn, bà Ngô bá láp này tự phong cho mình là “chủ tịt” của “Phong trào phụ nữ đòi quyền sướng;” biểu tình, tuyệt thực chống chính phủ VNCH (và sự hiện diện của đồng minh ở Việt Nam) rất kịch liệt.  Sau 30 tháng 4 năm 1975 được CS cho làm đại biểu Quốc Hội CS trong 3 khóa (6,7 và 8).  Đến khóa 9 thì bị gạt ra.  Bà chỉ tuyên bố sự tức giận của mình (bà cho là mình bị gian lận bầu cử? Xin nhờ bà một tí: Chế độ CS làm quái gì có bầu cử một cách dân chủ?) qua sự phỏng vấn của đài BBC chứ chả bao giờ dám biểu tình hay tuyệt thực gì cả? (nên biết, CS chỉ chờ bà này tuyệt thực là tụi nó “cúp” nước luôn thì có mà uống nước tè!)

Cháu ngoan sáng mắt
Lê Diễn Đức
Khi mới ở tuổi lên mười, tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan bác hồ”.  Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất.  Đó là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”.  Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người.  Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn).  Bà con làng xóm tụ hội rất đông.  Ba tôi cảm động đến phát khóc.  Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía !  Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn. 
Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh).  Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm.  Trời nóng, chỉ vài hôm, cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi.  Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ.  Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Tôi sang Ba Lan năm 1969.  Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài.  Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết !  Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra !
Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu bác Hồ đến thế !  Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế !
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc.  Lúc này thì tôi đã bật cười ! Cười cả chính mình !  Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết…

Họ đã nói những gì?


Buddha
Three things cannot be long hidden:  the sun, the moon, and the truth.
Ba điều không thể che dấu được lâu, đó là: mặt trời, mặt trăng và sự-thật.
USA President Abraham LincolnYou can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, but
you cannot fool all of the people all the time.Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng
anh không thể mãi lừa dối tất cả mọi người.
German Chancellor Angela Merkel
The communists make the people deceitful.
Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.
Secretary General Milovan Djilas
At 20, if you are not a communist, you are heartless.
At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.
20 tuổi mà không theo Cộng Sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ Cộng Sản, là không có cái đầu.
Russia President Vladimir Putin
He who believes the communists has no brain.  He who follows the communists has no heart.
Ai tin Cộng Sản, là không có cái đầu.  Ai làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim.
Russia President Boris Yeltsin
You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long.
Let's not talk about Communism.  Communism was just an idea, just pie in the sky.
Communists are incurable, they must be eradicated.
Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Đừng nói về chủ nghĩa CS.  CNCS chỉ là một ý kiến, chỉ là cái bánh trên không trung.
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải chúng nó.
Soviet Secretary General  Mikhail Gorbachev
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.
Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản.
Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.
USA General Sheridan
The only good communist is a dead communist.
Người Cộng Sản tốt duy nhất là người Cộng Sản chết.
USA General William C. Westmoreland
On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.
Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.
USA President Ronald Reagan
How do you tell a communist?   - Well, it's someone who reads Marx and Lenin.
And how do you tell an anti-Communist?   - It's someone who understands Marx and Lenin.
Làm sao biết ai là CS?  - Đó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng?  - Đó là người hiểu về Marx và Lenin.
Russian writer Alexandre Soljenitsym
When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying.  If you don’t dare to say that he lies, walk away.  If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.
Khi thằng Cộng Sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo.  Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi.  Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.
Dalai Lama
The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.
The Communists are venomous insects that breed on the garbage.
Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng Sãn là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.
George Owell
All men are enemies.  All animals are Comrades.
Loài người là thù nghịch.  Tất cả súc vật là đồng chí.
Nguyen Van Thieu
Don’t listen to the communists, but take a good look at what they have done.
Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, nhưng hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm

********************************************************************

ĐỒNG CHÍ X PHÊ BÌNH CÁN BỘ




Biếm họa Kuoc Kuoc (Danlambao)


VRNs (21.12.2013) - Virginia, USA – Trong khi  Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cố gượng cười ăn mừng tòan thắng thông qua Hiến pháp mới ngày 28/11/2013 thì họ cũng run sợ trước trận cuồng phong  bão kép “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang âm thầm phá đảng không còn manh giáp bất kỳ lúc nào.
Biến chuyển này đến vào cuối năm 2013, giữa nhiệm kỳ đảng Khóa XI, không còn là chuyện hão huyền hay ảo tưởng trong tàn cuộc rượu của những “thế lực thù địch” hay “những phần tử bất mãn” mà  do chính đảng viên gây ra.
Vì vậy từ sau Hội nghị Trung ương 8/XI từ 30/9 đến ngày 9/10/2013, đảng đã dồn  mọi nỗ lực và tiền bạc vào công tác học tập Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tất cả Lực lượng võ trang bao gồm Quân Đội, Lực lượng trừ bị dân sự và lực lượng Công An cho đến các cấp đảng và đơn vị hành chính đều được cảnh giác “Trong bất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (Nghị quyết Trung ương 8/XI).
Nhưng lực lượng của kẻ thù nào đã hay đang đe dọa sự “toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”  ?  Mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ngòai nước, cũng đều biết  chỉ có  kẻ thù duy nhất có khả năng “ăn tươi nuốt sống Việt Nam”  bây giờ là Trung Cộng, nước láng giềng phương Bắc mà  Lãnh đạo hai nước vẫn thường  “đồng  ca”  bài 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và  tình thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Nhưng tại sao chưa bao giờ  có Lãnh đạo nào của Việt Nam, từ thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh (1986) cho đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ 2011) dám “động đến lỗ chân lông” của Trung Cộng dù đã  bị áp chế công khai trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ?
Vì vậy mệnh lệnh thi hành “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới “ theo tinh thần Nghị quyết 8 Khoá đảng IX (năm 2003) được lập lại hồi tháng 10/2013 chỉ là “cái mã bề ngoài”  nhằm che giấu  chủ trương triệt để ngăn chận bằng mọi giá những cuộc nổi loạn từ trong nội bộ đảng và trong nhân dân  đang âm thầm bung ra chống đảng.
NHỮNG KẺ NỘI THÙ
Vì vậy những kẻ  đang đe dọa sự sống còn của đảng và  tồn vong của chế độ không xuất thân từ “các thế lực  thù địch”  hay “diễn biến hòa bình” của phương Tây, chủ yếu là Mỹ như đảng vẫn hô hóan.
Ngay cả đe dọa xâm lăng Việt Nam bằng quân sự của Trung Cộng cũng không cần thiết vào lúc  này vì Bắc Kinh đã thành công “bao vây và khống chế Việt Nam” bằng kinh tế và chính trị từ nhiều năm qua.
Kẻ thù đích thực của đảng CSVN đang dấy lên từ trong lòng chế độ bởi các “nhóm lợi ích” quyết bảo vệ quyền hành và bổng lộc bằng mọi giá; bởi  đội ngũ cán bộ đảng viên tham nhũng; bởi những kế họach, dự án kinh tế đẻ ra lãng phí; bởi thành phần bất mãn trong đảng vì bị mất quyền lợi, bị ăn hớt tay trên bởi các cấp trên có chức, có quyền.
Chúng cũng đến từ  những bấn loạn trong hệ thống cai trị của “một bộ phận không nhỏ”cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Và sau cùng là sự  không còn tin vào đường lối lãnh đạo của đảng vì đảng viên nào cũng thấy rõ quyết định duy trì quyền lãnh đạo độc tôn của đảng dựa trên Chủ nghĩa phá sản Cộng sản  không làm cho“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”  mà chỉ làm cho dân tộc lầm than và lạc hậu hơn, ngay cả đối với người dân Cao Miên và Lào.
Chuyện này không mới vì ngay trong Đại hội Đảng lần thứ XI (Tháng 1/2011), Đảng đã thừa nhận: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng.”
Ban Chấp hành Trung ương còn xác nhận : “Trong nội bộ những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp…”
Cuộc sống của những cán bộ, đảng viên có chức có quyền và những Lãnh đạo vẫn thường rao giảng “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  đã sống và hành động ngược với lời nói.  Nhiều cán bộ, đảng viên đã bị nhân dân ta thán với Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang rằng những người này, nếu không tham nhũng thì lấy tiền đâu tậu nhà, mua xe hơi đắt tiền và sống rất sa hoa, trụy lạc, mất phẩm chất và còn có tiền gửi con ra theo học ở các nước Tư bản ?
Vì vậy ở Việt Nam đến cuối năm 2013, vào giữa nhiệm kỳ Đảng Khoá XI, không còn ai tin vào lời Đảng nói rằng: “ Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.”
Hay  hù họa vô căn cứ : “ Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn…”  (Nghị quyết Trung ương 8/XI)
Nhưng những lời báo động này không mới vì chúng đã được Lãnh đạo đảng nói đi nói lại từ Khoá đảng IX dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Chỉ khác ở tính thời gian nên khi được lập lại sau 13 năm đã chứng minh đảng không tìm được lý do nào mới hơn để trốn tránh thất bại cho việc “tự phê bình và phê bình” trong nội bộ đảng.
Điều này cũng có nghĩa chủ nghĩa cá nhân và chứng bệnh di căn“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nghiêm trọng hơn các năm trước.
Vì vậy, trên Tạp chí Tuyên Giáo ngày 27/11/2013 (Ban Tuyên giáo Trung Ương), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú đã kêu gọi đảng viên phải : “Phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng chủ động đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên.”
Ông viết : “ Các cấp ủy Đảng, phải nhận thức đúng, đánh giá cho được sự thoái hoá về tư tưởng, chính trị, mức độ và tính chất“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cán bộ, đảng viên, kịp thời có chủ trương, biện pháp lãnh đạo cụ thể, quán triệt và tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giáo dục, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và chất lượng sinh hoạt Đảng. Phát huy dân chủ, tăng cường kiểm tra giám sát, đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ; bổ sung, đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách về cán bộ….nhận thức cho đúng tính chất phức tạp, nguy hại và nhận diện cho rõ những biểu hiện cụ thể, mức độ của “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng, để một mặt tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì và đi liền với chủ động chống lại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của các thế lực thù địch.”
Những “bầy mưu, vẽ kế” của Giáo sư Nguyễn Xuân Tú cũng chỉ có giá trị trên lý thuyết vì thực tế đảng đã làm những việc này rồi mà có thay đổi được gì đâu.
CÔNG AN PHẢI BÀO VỆ ĐẢNG
Bằng chứng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cấp lãnh đạo Bộ Công an lập lại  tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 tổ chức tại Hà Nội ngày 18/12/2013.
Ông Nguyễn Phú Trọng bảo  lực lượng Công an phải : “Chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo sát đúng tình hình để tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, quyết sách đúng đắn. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh kinh tế, tài chính, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ Đảng, bảo vệ quá trình triển khai thi hành Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua… Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng yếu và các sự kiện quan trọng của đất nước, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.”
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng không hề nói gì đến nhiệm vụ của Công an chống lại đe dọa chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng là nhiệm vụ “bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, nhưng ông lại  tập trung vào tình hình nội bộ khi nói rằng : “Lực lượng Công an nhân dân và báo chí Công an nhân dân cần tích cực tham gia và thể hiện vai trò đi đầu trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng; tham gia tích cực cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phản bác nhanh, nhạy, kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Từ lâu, đảng đã công khai nói Quân đội và Công an là hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng nên không ngạc nhiên khi thấy ông Trọng nói thêm lần nữa rằng : “Lực lượng Công an là một công cụ chuyên chính, sắc bén của Đảng, chiến đấu trực diện hằng ngày, hằng giờ với kẻ thù rất gian ác và xảo quyệt. Thực tế khách quan đó đòi hỏi các tổ chức Đảng trong Công an nhân dân phải trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, lực lượng Công an nhân dân cần tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng Công an.”
Ông còn nói thêm:”Toàn bộ hoạt động của lực lượng Công an nhân dân phải tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ chung, chúng ta phải kiên quyết thực hiện cho bằng được, khó khăn phức tạp thế nào cũng phải kiên quyết làm, nếu không sẽ đe dọa tới sự tồn vong của chế độ, tới vai trò lãnh đạo của Đảng.”
Lệnh và đe dọa của ông Nguyễn Phú Trọng về sự tồn vong của chế độ và vai trò lãnh đạo của đảng CSVN cho thấy tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ đảng viên là biến cố rất quan trọng đảng phải đối phó vào giai đọan Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI đang chuẩn bị nhân sự cho Khoá đáng XII năm 2016.
Nhưng liệu tình trạng “xáo trộn” nội bộ này có tích lũy thành một lực cản khiến đảng khó vượt qua để tồn tại hay “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” của đảng viên sẽ hòa chung vào tiến trình dân đang mỗi ngày một xa đảng để đảng  tự  vỡ cho tan không còn manh giáp che thân ?
Phạm Trần
(12/013)


DANH SÁCH - NHỮNG CÁI CHẾT TRONG ĐỒN CÔNG AN - BỊ CÔNG AN ĐÁNH CHẾT -

Kính thưa các bạn, trong những năm gần đây, những cái chết OAN ỨC trong ĐỒN CÔNG AN - BỊ CÔNG AN ĐÁNH CHẾT ngày mỗi nhiều hơn.

Nhà SẢN đã ký tên vào hiệp ước CHỐNG TRA TẤN của Liên Hiệp Quốc nhưng những sự kiện "TRA TẤN ĐẾN CHẾT" vẫn không giảm mà lại càng tăng hơn.

Trước những sự kiện nầy, Thùy Trang mong các bạn, những người quan tâm cùng hợp tác với Thùy Trang lập ra một trang trên FB "NHỮNG NGƯỜI BỊ CÔNG AN CSVN TRA TẤN CHẾT TRONG ĐỒN CÔNG AN" Trang mạng nầy sẽ dịch những câu chuyện, bản tin về những cái chết oan ức nầy cho thế giới biết đến.

Mong các bạn giúp mỗi người một tay, vận động chiến dịch CHỐNG TRA TẤN TRONG ĐỒN CÔNG AN.

Dưới đây chỉ là một số ít tin tức mà Thùy Trang thu nhặt được, XIN CÁC bạn bổ túc để chúng ta lập lại từng HỒ SƠ MỘT.

(*) (*) (*)

- 23/3/2007, Trịnh Trường Dũng, học sinh lớp 12A4 Trường THPT huyện Vĩnh Lộc "đã nhảy xuống giếng khơi ngay trong trụ sở công an huyện" Vĩnh Lộc (Thanh Hoá).

- Ngày 14.7.2009, thanh niên trẻ khỏe Trần Minh Sỹ, 23 tuổi, chết âm thầm trong nhà giam công an Gia Lai! Trần Minh Sỹ là một trong hơn 75 người bị bắt vào ngày hôm trước, khi hàng ngàn người tụ tập biểu tình phản đối trước cái chết của Phạm Ngọc Đến, 29 tuổi, tử vong vào ngày 14 tháng Chín trong khi bị cảnh sát giao thông Gia Lai truy đuổi vì không đội mũ bảo hiểm. Theo Tuổi Trẻ, công an tuyên bố Trần Minh Sỹ chết vì bệnh tim phổi. Tám cán bộ công an bị kỷ luật hoặc khiển trách do hành vi của họ trong cuộc biểu tình ở Gia Lai, nhưng không có ai trong lực lượng công an bị trừng phạt vì cái chết của Trần Minh Sỹ trong khi tạm giam hoặc cái chết của Phạm Ngọc Đến trước đó, vốn là nguyên nhân gây ra biểu tình. Ngược lại, 15 người tham gia biểu tình đã bị kết án tù vào tháng Năm năm 2010.

- Ngày 21.11.2009, anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, chết trong trại tạm giam công an quận Hà Đông, Hà Nội! Kể từ khi bị tạm giam vào ngày 10 tháng Mười Một, Hùng không được liên lạc với gia đình trong suốt 11 ngày. Theo VnEpress, công an cho biết vào ngày tử vong, Hùng có biểu hiện tức ngực và khó thở nên họ đưa Hùng vào viện. Công an tuyên bố Hùng chết tại bệnh viện, còn giám đốc bệnh viện lại nói rằng khi đến bệnh viện Hùng đã chết. Người cha của Hùng cho VnExpress biết thân thể con trai ông "khô đét lại, mười đầu ngón tay chân bầm tím... Từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím." Cơ quan cảnh sát điều tra của công an Hà Nội bác bỏ đơn khiếu nại của cha của Hùng, với căn cứ công an bắt giữ Hùng trái luật, không báo cho gia đình về việc tạm giam và dùng nhục hình dẫn đến cái chết của Hùng. Viện dẫn kết quả giám định pháp y và lời khai của các phạm nhân giam chung với Hùng cho biết không có dấu hiệu Hùng bị nhục hình, cơ quan cảnh sát điều tra kết luận Hùng chết do thiếu máu cơ tim cấp.

- Ngày 28.11.2009, anh Đặng Trung Trịnh, 32 tuổi, chết ở trụ sở công an xã Tiên Động, huyện Tứ Kì, Hải Dương! Công an tuyên bố anh Trịnh chết do sơ gan, nhưng theo Dân Trí, kết quả giám định pháp y huyện trước sự chứng kiến của công an huyện và người nhà nạn nhân cho thấy anh bị gãy rạn xương sườn và có nhiều vết thâm tím khắp người. Vào ngày 22 tháng Một năm 2010, công an huyện ra quyết định không khởi tố vụ án. Tuy nhiên, sau loạt bài trên báo Gia Đình và Xã Hội, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Tứ Kỳ hủy quyết định không khởi tố. Vào ngày 30 tháng Sáu, văn phòng điều tra công an huyện ra quyết định 27/QĐ khởi tố vụ án với tội danh "bắt giữ người trái pháp luật," chứ không phải tội gây chết người, mặc dù tin tức trên báo chí nhà nước không cho biết ai là người bị khởi tố.

- Ngày 22.12.2009, ông Nguyễn Văn Long, 41 tuổi, chiều bị công an xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước bắt. Tối vợ đến thăm thấy ông Long sưng u, bầm dập khắp người và nghe ông Long rên rỉ: Bị đánh dữ! Đau lắm! Chắc không sống nổi! Quả nhiên, sáng hôm sau công an đến báo cho vợ ông Long biết: Ông Long đã chết!

- Ngày 21.1.2010, anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, chết tại trại tạm giam của công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội! Viện Pháp y Quân đội đã giám định và kết luận Nguyễn Quốc Bảo bị thương nặng ở đầu, bị nhiều vết thương ở cổ tay và mắt cá tại thời điểm tử vong.

- Ngày 24.4.2010, anh Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị một cảnh sát giao thông và một công an xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa đánh chấn thương nặng đốt sống cổ, lún xương thái dương phải, vỡ xương bướm và xương cung gò má phải, dập tủy, đứt dây chằng dọc trước, gãy bốn răng, tính mạng nguy kịch! Sau đó đã chết khi được thân nhân đưa về nhà.

- Ngày 25.5.2010: Một cán bộ công an nổ súng bắn chết Lê Xuân Dũng, 12 tuổi, bắn bị thương Lê Hữu Nam, 43 tuổi, dẫn đến cái chết của nạn nhân 5 ngày sau đó, và Lê Thị Thanh, 37 tuổi, trong một cuộc biểu tình đòi đất ở Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Ngày 7.5.2010, anh Võ Văn Khánh, 29 tuổi, chết khi bị giam ở công an Điện Bàn, Quảng Nam! "tự thắt cổ bằng một sợi dây giày. Lúc đó anh mới 29 tuổi."

Ngày 7.6.2010 Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, ở làng Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị 2 công an đánh chết.

- Ngày 30.6.2010, ông Vũ Văn Hiền, 40 tuổi, chết khi bị tạm giam ở công an Đại Từ, Thái Nguyên! ông bị bắt vì xô xát với mẹ mình. Kết quả pháp y cho thấy nạn nhân tử vong vì xuất huyết não, đa chấn thương, vỡ xương hàm và gãy xương sườn.

- Ngày 2.7/2010, Nguyễn Thành Năm ở Giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng, trong khi bị dân phòng tạm giữ, ông Năm bị đánh trầm trọng và bị trói ngoài ruộng. Ông chết tại nhà vì chấn thương vào ngay ngày hôm sau, mồng 3 tháng Bảy.

- Ngày 23.7.2010, anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị bắt vào công an huyện Tân Yên, Bắc Giang, chỉ mấy giờ sau, chết gục trong nhà công an!

- Ngày 8.8.2010, anh Trần Duy Hải, 32 tuổi, chết khi bị giam ở công an Hậu Giang! Hải chết vì treo cổ tự tử. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi chết, thi thể nạn nhân được hỏa táng, khiến không thể điều tra gì thêm nữa.

- Ngày 9.9.2010, ông Trần Ngọc Đường, 52 tuổi, chết khi bị công an tạm giữ tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Thanh Bình, Trảng Bom, Đồng Nai!

- Ngày 28.2.2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến ga Giáp Bát, Hà Nội, bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt toàn thân. Bệnh viện Việt Đức phải mổ cấp cứu xác định ông Tùng bị giập hai đốt sống cổ và chấn thương khắp người! Tám ngày sau ông Tùng chết!”

- Ngày 25.4.2011, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở CA huyện Bến Cát và có để lại lá thư tuyệt mệnh. Anh Nhựt là thủ kho của Cty lốp xe Kumho đóng tại KCN Mỹ Phước 3. Anh bị mời về trụ sở CA huyện Bến Cát để làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ôtô xảy ra tại Cty này.

- Ngày 19.3.2012, anh Lê Quang Trọng (SN 1987, trú tại xóm Hồng Tân, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc) được cho là đã treo cổ tự tử trong phòng tạm giữ Công an huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Khi người thân của Trọng nhận được tin báo từ cơ quan công an, thì thi thể nạn nhân đã được đưa vào nhà xác Bệnh viện Đa khoa Can Lộc.

- 31/08/2012, Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội, Nguyễn Mậu Thuận, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể, "chết ở tư thế treo cổ"

- 16/09/2012, Hồ Long Giang (27 tuổi, ngụ P. Xuân An, TX.Long Khánh-Đồng Nai) chết trong tư thế treo cổ bằng một chiếc áo ngay tại phòng tạm giữ của công an thị xã.

- 01/01/2013 Trần Văn Tân, 53 tuổi, tử vong tại đồn công an xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Công an cho là “tự tử’ trong đồn chỉ vì công ty xi-măng Thành Công mất trộm một tấm tôn.

- 22/3/2013, Hoàng Văn Ngài (người đang khỏe mạnh) bị chết tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nong .

- Ngày 22/12/2013, Đinh Ngọc H. (36 tuổi, ngụ TX Dĩ An) dùng dây thắt lưng (dây nịt) treo cổ chết ngay trong phòng tạm giữ tại Công an phường Tân Đông Hiệp.

- Chiều 25/12, ông Nguyễn Văn Giáp, Trưởng Công an huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) xác nhận, vừa xảy ra một trường hợp tử vong bất thường trong nhà tạm giữ công an huyện. Ngày 19/12, anh Đỗ Duy Việt (47 tuổi, ở xã Luận Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) sang nhà anh Lương Văn Lại để nhậu. Trên đường về, phát hiện để quên đồ ở nơi nhậu, Việt quay lại tình cờ bắt gặp Lại đang quan hệ tình dục với Lương Thị Phong (13 tuổi, con riêng của vợ Lại). Việt đã kể lại sự việc trên cho mẹ cháu bé. Bị bại lộ, Lại cầm hung khí đến nhà hành hung anh Việt và tiếp tục làm đơn tố cáo Việt đã từng quan hệ với cháu Phong. Ngày 22/12, Việt bị công an huyện Thường Xuân triệu tập để lấy lời khai. Tuy nhiên, trong quá trình tạm giữ để xét hỏi, người đàn ông này đã chết. "Hồ sơ vụ án có liên quan đến việc anh Việt đột tử bất thường tại nhà tạm giữ đã được chuyển lên công an tỉnh Thanh Hóa", ông Giáp nói. (Duy Cảnh ; Zingvn)


Nguyễn Thùy Trang

*****************************************

GẢI PHÓNG LÀ GÌ?


Dân Đà Nẵng (Danlambao) - Hồi 1975 đang tung tăng đi học, biết chi mô. Đùng một cái “giải phóng”. Đời sống bỗng dưng ngột ngạt. Nhiều lúc có cảm tưởng như là mình đang sống trong một cái lồng bao quanh bởi những thanh sắt lúc nào cũng đỏ rực, chỉ cần một thoáng bất cẩn cũng sém thịt tuột da. Nói tới đây tôi lại muốn nêu một câu hỏi với những ai đã từng và chưa chịu đoạn tuyệt với câu nói “giải phóng miền Nam” hoặc là “giải phóng dân tộc”, rằng “Giải Phóng nghĩa là gì?”

Ở đâu xa thì tôi không biết chứ vùng tôi ở thì giống như trời đang sáng bỗng tối sầm, sắp sập. Nhà nào nhà nấy như đang có đám ma. Ngoài đường thì thỉnh thoảng thấy một tốp nón cối, có khi thì một vái cái, đội nghiêng nghiêng lệch lệch vừa đi vừa nhìn qua nhìn lại bằng những cặp mắt gần như muốn nuốt sống ăn tươi, chằm chằm vào những nhà dân ở hai bên đường.

Xóm tôi thì dường như có đủ thành phần “ngụy”: Bộ Binh, Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Kích, Biệt Kích Nhái, Quân Cảnh, Cảnh Sát, Cảnh Sát Dã Chiến..., nhà nào cũng có, gần như không thiếu binh chủng nào. Vì thế cho nên... cảnh quen mắt nhất với tôi là những người vợ “lính ngụy” lén lén lút lút ngồi lại với nhau để chuyền cho nhau những tin tức về chồng, cha, anh, em, con cháu v.v... họ đang ở đâu, đã chuyển đến trại nào, tình nào, vùng nào... từ nhiều cách và nhiều nguồn khác nhau mà họ có thể tìm hỏi và dò la được.

Cảnh sống xóm tôi một thời là thế, chẳng ai nói với ai, chẳng ai viết thành văn, và chắc cũng chẳng ai nghĩ đến mà ghi vào sử sách cho hậu thế biết “Nhà nhà lo thăm nuôi. Ngày ngày chạy thăm nuôi. Người người đi thăm nuôi”. Có một số người chỉ vài ngày sau cái ngày gọi là “giải phóng” đã bị mấy ông Việt Cộng bắt đem trói vào cột bắn. Tôi không nói đến chuyện nhầm hoặc oan ở đây vì lúc đó Việt Cộng muốn giết bao nhiêu người cũng được chứ chẳng có bị can hệ gì cả.

Đã thế vẫn chưa đủ. Bên cạnh cảnh sống bình thường lâu nay đã bị đảo ngược, trở nên hoang tàn tang tóc là cảnh mà những đám người được gọi là “cách mạng mùa” hoặc “cách mạng 30” hăng hái lập công, có khi thì ăn theo với “cán bộ”, đi đến từng nhà bắt phải cho con em, nhất là ở tuổi thiếu niên, cầm cờ kéo nhau đi quanh làng “biểu tình”, hô khẩu hiệu, hát những bài ca ngợi “bác Hồ”, “đả đảo đế quốc Mỹ” v.v... rối bà nhằng! Nhiều khi hình dung giống như những đám ruồi nhặng đột ngột vỡ tung ra từ một đám rác dơ bẩn nào đó khi bất thình lình bị động đến vậy.

Thành thật mà nói, dù là thời đó còn con nít nhưng thấy những cảnh tượng đó rất là xa lạ và quái dị. Mỗi lần nhìn thấy nó thì trong người hiện lên cái cảm nghĩ có gì đó rất là lạc hậu và man rợ chứ không thể tin và khó chấp nhận được là nó có thể hiện diện ở thời đại bấy giờ ngay tại miền Nam Việt Nam.

Rồi cũng tìm được một cách lý giải để mà có thể chấp nhận đặng thích nghi với cái lề thói đó, vì vô phương tránh khỏi rồi, là cái ý nghĩ thôi thì cũng chẳng trách cứ gì sau bao nhiêu năm ở trong rừng chui ra...

Và rồi thời gian qua đi và nó cũng qua đi.

Thời gian qua đi, nó qua đi, nhưng có cái đi mà cũng có cái vẫn ở lại một cách rất là lì lợm và hợm hĩnh.

Đó là “giải phóng” và “giải phóng dân tộc”. Hoặc là “giải phóng miền Nam”.

Đáng ra, những người mà miền Nam thời đó gọi là “Cộng Sản Bắc Việt” đã phải biết xấu hổ khi chứng kiến cảnh sống của người dân miền Nam sau bao nhiêu năm bị “kềm kẹp” ngay sau cái thời khắc mà họ cho là “giải phóng” đó! Những kẻ thuộc hàng lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã xác định “ta đánh là đánh cho Nga, cho Tàu” không nói làm gì, còn những kẻ dưới trướng không biết ý đồ đó thì khi chứng kiến cảnh sống của miền Nam như vậy, và họ lại xuất xứ từ miền Bắc Tem Phiếu và Đấu Tố, sao họ vẫn không bừng tĩnh ra?

Và đến nay, đã 38 năm rồi - 38 năm khác với 38 ngày chứ nhỉ! - cụm từ “giải phóng miền Nam”, “giải phóng dân tộc” vẫn được sử dụng một cách lì lợm và trơ trẻn bới gần như đủ mọi thành phần, từ “cán bộ to xách xách đỏ, cán bộ nhỏ xách xách đen” cho đến “cán bộ lèn quèn xách bao cát” vẫn cứ gọi là “giải phóng miền Nam” hoặc “giải phóng dân tộc”.

Ba mươi năm ở trong rừng, ba mươi năm “làm theo lời Bác” nên không biết gì ngoài “Bác và Đảng” đã đành, nay đã thêm 38 năm được miền Nam “giải phóng” cho rồi mà chẳng lẽ những ai đó vẫn chưa học hoặc tự tìm hiểu để học cái nghĩa thật sự của từ “Giải Phóng” là gì hay sao?

Tôi có nghe nói đảng CSVN đã có chủ trương ra đường là gặp Tiến sĩ - có nghĩa rằng cái đảng CSVN nay đã có học rồi, văn minh lắm rồi chứ không còn như những năm tháng ở trong rừng “làm theo lời Bác” nữa, hễ khi nào có dịp và gặp những đảng viên đảng CSVN thì bà con ta thử hỏi xem để giúp cho nhau biết: Giải Phóng nghĩa là gì?



Dân Đà Nẵng
danlambao

********************************

10 điều tuyệt đối không nên đưa lên mạng


Với cuộc sống hiện đại cùng thời đại số hóa, dường như mạng xã hội là một món ăn không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đó như là một ngôi nhà thứ hai nơi mọi người có thể gửi gắm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, khó khăn, quan điểm sống... Tuy nhiên, không phải ai cũng lường trước được những rắc rối có thể xảy đến khi thể hiện mọi suy nghĩ của mình qua các facebook  cá nhân. Có những ai đang theo dõi bạ̣n trên Facebook? Sếp/ cấp trên, kẻ quấy rầy, các đại lý lớn, và thậm chí cả các công ty bảo hiểm đang quét các hồ sơ trên Facebook để thu thập thông tin. Cũng có những báo cáo cho biết rằng tin tặc đã tấn công tài khoản Facebook để giả mạo nhậ̣n dạng cá nhân của chủ tài khoản.

Ngay cả khi bạn bảo vệ thông tin cá nhân bằng cách thiết lập tài khoản ở chế độ chỉ bạn bè "Friends Only", bạn vẫn có nguy cơ kết bạn với những người mà bạn hầu như không quen biết hoặc chưa bao giờ gặp mặt. Vậy những thông tin nào mà bạn không nên công khai? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết chi tiết về những gì mà bạn nên giữ cho riêng mình trên Facebook.

1. Ngày sinh và nơi sinh của bạn

Có thể bạn rất muốn nhận được những lời chúc tốt đẹp từ bạn bè trên Facebook trong ngày sinh của mình, nhưng bạn nên suy nghĩ kĩ trước khi công khai ngày sinh của mình trên Facebook. Beth Givens, giám đốc điều hành của Privacy Rights Clearinghouse chỉ ra rằng việc tiết lộ ngày sinh chính xác trên Facebook tương đương với việc bạn đang giao thông tin bảo mật an ninh tài chính của mình cho kẻ trộ̣m. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu tại Carnegie Mellon gần đây đã phát hiện ra rằng họ có thể tái tạo thông tin bảo mật an sinh xã hội của một cá nhân dựa trên ngày sinh và nơi sinh của người đó. Bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn thông tin về ngày sinh trên Facebook của bạn, bạ̣n có thể nhậ̣p một ngày gần với ngày sinh thực sự trên Facebook.

2. Số điện thoại cùng địa chỉ nhà bạn

Chia sẻ những thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ liên hệ... không phải là ý hay khi công khai trên mạng xã hội. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình có thể tin tưởng người bạn online của mình thì cũng không nên ngây thơ trao thông tin cá nhân cho người đó.

Chia sẻ những thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ liên hệ... không phải là ý hay khi công khai trên mạng xã hội.

Hiện nay, trên Facebook có nhiều trang buôn bán online, và nhiều người tin tưởng tới mức sẵn sàng công khai số điện thoại, địa chỉ nhà riêng... để được giao hàng tận nơi. Điều đáng nói, những comment này để dưới dạng public và ai cũng có thể tìm được. Cách đơn giản và an toàn hơn là nhắn tin riêng hoặc chỉ cho địa chỉ nơi làm việc để nhận hàng. Hơn nữa, đã có nhiều trường hợp, kẻ trộm sử dụng Facebook để tìm kiếm mục tiêu khi những người dùng này công khai họ đã rời khỏi căn nhà. Do vậy, tốt nhất là bạn không bao giờ nên công khai thông tin cá nhân trên mạng internet.

3. Những chuyến đi xa rời khỏi nhà

Theo nhà tư vấn Ron Lieber của tờ New York Times, bạn không nên cậ̣p nhật trạ̣ng thái đề cập đến những chuyến đi xa mà bạn phải rời khỏi nhà của mình trong thời gian dài. Những trạng thái kiểu này sẽ là thông điệp gửi tới những người "bạn bè" không đáng tin của bạn rằng căn nhà của bạn hiện không có ai trông nom. Bạ̣n có thể cậ̣p nhật trạ̣ng thái kiểu này kèm với thông điệp tới những "bạn bè" trên rằng nhà bạn đang được trang bị một bộ̣ chuông cảnh báo hoặ̣c một chú chó bảo vệ.

Cập nhật trạng thái về những chuyên đi của bạn có thể tạo thành một thông điệp gửi tới bọn trộm.

4. Check-in liên tục

Chức năng check-in được nhiều người yêu thích đến mức lạm dụng. Đi ăn, ra ngoài siêu thị, đi xem phim, đi làm hay đi học... nhất cử nhất động đều được "báo cáo" lên Facebook. Điều này chỉ làm những kẻ xấu lợi dụng và gây ảnh hưởng đến bạn. Ví dụ, biết được bạn đang check-in ở một nơi rất xa, không có ở nhà, kẻ trộm có thể lợi dụng điều đó để đột nhập nhà bạn

Check-in liên tục trên facebook không phải là một ý hay.

5. “Khoe” thành tích bất hảo

Chất chứa những bí mật thật khó chịu, và nhiều người chọn cách “xả” nó trên trang cá nhân vì nghĩ rằng chẳng ai thèm đếm xỉa đến chúng. Bạn có biết rằng những status như: “vừa lấy món hàng không bị tính tiền ra khỏi siêu thị”, “mới chạy vượt đèn đỏ”, “trốn được vài đồng tiền thuế”… rất được người khác lưu tâm. Người sử dụng lao động đang có xu hướng lướt qua các trang mạng xã hội để xác định người thuê, và họ rất khó chịu khi nhân viên của mình có cuộc sống không chuẩn mực.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2011 ước tính rằng 8% các công ty sa thải một ai đó do “lạm dụng” của các phương tiện truyền thông xã hội.

6. Thông điệp mang tính cá nhân riêng tư

Bạn đang yêu, và tình yêu thật tuyệt vời. Nhiều bạn cho rằng khoe người yêu, người thương lên Facebook để bạn bè “chứng nhận” tình cảm là một điều nên làm. Như vậy người yêu sẽ tin tưởng hơn và có bạn bè “làm chứng” thì khó chia tay hơn. Nhưng Facebook không phải là nơi để trưng bằng chứng tình yêu đó vì không nhiều người thật sự quan tâm. Họ thậm chí khó chịu vì Facebook bị “ô nhiễm” bởi những hình ảnh thân mật, thậm chí có thể vài người đang âm thầm muốn tìm cách chia rẽ tình cảm của hai bạn.

Nếu ai đó thật sự quan tâm bạn, họ sẽ biết bạn hạnh phúc như thế nào với những thông điệp đơn giản và vài hình ảnh dễ thương mang tính biểu tượng như cái nắm tay trên phố, hai ly cocktail dựa vào nhau…

7. Chuyện công việc, đồng nghiệp

Cho dù bạn có dùng biện pháp bảo mật đến đâu, thì những chuyện về công việc và đồng nghiệp luôn dễ khiến bạn bị mất việc nhanh nhất. Đồng nghiệp của bạn luôn có “tai mắt” khắp mọi nơi cho dù bạn có kết bạn với họ trên mạng xã hội hay không. Môi trường làm việc không lớn, nên chỉ cần bạn bóng gió, người trong cuộc vẫn có thể hiểu bạn nói gì. Cách tốt nhất là giữ kín hoặc chia sẻ trong group cá nhân mà thôi.

Cho dù bạn có dùng biện pháp bảo mật đến đâu, thì những chuyện về công việc và đồng nghiệp luôn dễ khiến bạn bị mất việc nhanh nhất.

8. Chuyện gia đình hay ảnh những đứa con của bạn

Khi bạn nói những chuyện không hay liên quan đến gia đình, bạn cũng gián tiếp làm xấu mặt bản thân. Bên cạnh đó, mạng xã hội còn là một miền đất rộng rãi để bạn có thể khoe ảnh gia đình và những đứa trẻ của mình, nhưng nếu bạn là một trong số 40% người dùng không được hạn chế truy cập thì những bức ảnh của bạn sẽ được mọi người  biết đến. Đó là một thực tế buồn, tuy nhiên có rất nhiều người có mưu đồ xấu cũng sử dụng Internet như một hình thức trục lợi cho bản thân và biết đâu bạn hay con cái mình sẽ rơi vào cái bẫy này. Chính vì vậy, hãy hạn chế post hình ảnh của gia đình hay con cái, hoặc để chế độ riêng tư là những cách hay tránh rủi ro cho những người thân yêu của bạn.

Khi bạn nói những chuyện không hay liên quan đến gia đình, bạn cũng gián tiếp làm xấu mặt bản thân.

9. Cảm xúc tiêu cực

Người khác có thể vui lây với bạn, và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực của bạn. Không ai thích đọc những dòng status sầu não, u buồn, trong khi nguyên nhân khiến bạn buồn có khi chỉ là những chuyện vặt vãnh.

10. Không gian trong nhà


Khoe người lạ không gian trong nhà của bạn là một điều cực kỳ không nên. Biết đâu có kẻ đang đợi bạn vắng nhà để “đột nhập”, khi bạn vô tình tiết lộ không gian trong nhà có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để cho người khác nảy sinh ý đồ xấu.

***********************

Ôi đàn bà !!!

Nguyễn thị Cỏ May

« …Là chỉ mình lẽ phải, các ông thua …
Là hỏi gì không nói, gọi không thưa…
Là ngoài trời vừa nắng lại vừa mưa
Là cãi cọ, các ông vẫn là thua thiệt
Là vắng nhà một bữa đã nhớ mong…

Tạ ơn trời đàn bà vẫn còn đó...
Chỉ đàn ông ? Ôi chi bằng tận thế ! » (*)

Mấy vần thơ dân gian giản dị trên đây đã giúp nhận diện khá rỏ nét các bà với những đặc tánh hoàn toàn phụ nữ bất biến với thời và không gian . Đời là « vô thương » nhưng những đặt tánh này thì không bao giờ là « vô thường » hết cả .

Trước giờ, khi đề cặp tới các bà, người ta chỉ nói các mặt tiêu cực về địa vị xã hội của các bà theo đó các bà luôn luôn là nạn nhơn của những vụ bạo hành trong gia đình và cả ngoài xã hội . Tình trạng bất bình đẳng về nghề nghiệp, lương bổng, và về nhiều quyền lợi khác như quyền trước công lý, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được đi học, …làm cho đời sống người phụ nữ vì đó bị nhiều khó khăn hơn đối với các ông tuy luật pháp đã ban hành bảo đảm sự bình đẳng cho cả hai giới, xử lý nghiêm khắc những vi phạm.
Nói về các bà chỉ nói về địa vị xã hội thôi cũng là điều đã phải nói nhiều nhưng vẫn chưa xong, chưa kết thúc . Đã vậy, ở các bà còn những điều ít ai để ý tới vì nó không thuộc về « nữ quyền » mà đó là những chuyện khá đặt biệt về các bà, của các bà, và chỉ có ở các bà mà thôi !
Cỏ May xin sơ lược vài chuyện lượm lặt được đây đó, qua báo chí, sách vở nói riêng về các bà .

Trưóc nhứt, xin nói về ưu điển chói lọi của các bà . Dân Tây của Cỏ May đã phải ngã nón bày tỏ lòng ngưởng mộ và thán phục Bà Julia Gillard, Thủ tướng Liên bang Úc châu, đã hơn một lần lớn tiếng xác định đường lối chánh trị của Bà " vì nước Úc " là trên hết . Không vì lá phiếu kiểu chánh trị mị dân ( la politique politicienne) biết rằng Úc là nước đa văn hóa và đa sắc tộc. Không như nước Pháp hay nhiều nước ở Âu châu . Bà bày tỏ cùng quan điểm với vị tiền nhiệm John Howard về di dân hồi giáo cực đoan:

" Nơi đây là xứ sở của chúng tôi, đất đai của chúng tôi và phong cách sống của chúng tôi .
Và chúng tôi đem lại cho các bạn cơ hội thụ hưởng tất cả các thứ đó . Nhưng nếu các bạn thấy không hài lòng, các bạn thấy quốc kỳ của chúng tôi, đường lối chánh trị, tín ngưởng thiên chúa giáo, hoặc tập quán xã hội văn hóa của chúng tôi làm cho các bạn khó chịu, tôi khuyến khích các bạn nên sử dụng ngay một thứ quyền tự do lớn khác của nước Úc vốn từ lâu dành cho các bạn, đó là " Quyền đi khỏi nơi đây " .
Dư luận pháp đã không ngần ngại tán dương Bà Thủ tướng Julia Gillard của Úc xứng đáng là " Nữ Hoàng thế giới " (La Reine du monde) .

Chỉ vì " đàn bà "

Câu nói của Bà Simone de Beauvoir, triết gia tài hoa của Pháp và cũng là chiến sĩ nữ quyền của thời đại, thật bất hủ " Người ta sanh ra không phải là đàn bà, mà chính xã hội đã biến người đó trở thành đàn bà ". Thật vậy, khi người phụ nữ trở thành " đàn bà " thì đúng là lúc người phụ nữ phải gánh chịu những bất hạnh dường như đã được xã hội dành sẳn cho họ .
Ở xứ Tàu, cái nôi văn hóa khổng mạnh, công lý của chánh quyền cộng sản ngày nay đã xử phạt một người phụ nữ với tội danh " một người đàn bà mang sắc diện thiếu thẳm mỹ ", tức một người " đàn bà mang tội xấu " . Báo Huffington Post chạy tít của bản tin đó " Người ta có thề bị kết án vì ngoại hình bất hạnh ? Công lý của xứ Tàu đã làm " .

Ở Tàu, cậu Jian Feng yêu tha thiết người vợ xinh đẹp của mình . Sau đứa con đầu lòng, nhan sắc của người đàn bà bổng nhiên trở thành tàn tạ . Anh chồng dựng cớ đứa con không giống cha, cho rằng đứa con do ngoại tình, để đòi ly dị . Người vợ thú nhận đã chi 75 000 mỹ kim nhờ giải phẩu thẩm mỹ thay đổi dắc diện hoàn toàn, nay vì sanh đẻ, những khuyết tật xưa tái xuất hiện . Anh chồng nhứt định đưa ra Tòa ly dị và đòi tiền thiệt hại . Tòa xử người vợ đã cố tình che dấu dung nhan xấu để gạt anh chồng, chấp nhận đơn xin ly dị và dạy người vợ phải bồi thường anh chồng 100 000 mỹ kim thiệt hại .

Anh là một nước dân chủ, văn minh, Tòa án vẫn phạt người phụ nữ vì những lý do vớ vẩn không khác gì xứ cộng sản độc tài và lạc hậu như Tàu .
Bà Julie Griffiths bị tòa án nước Anh xử phạt 500 bảng anh về tội " bà lớn tiếng la mắng ông chồng, làm ầm ỉ cả xóm " . Thật ra tội danh chánh thức ghi trong bản án là " có hành vi chống lại xã hội " .
Theo cáo trạng, Bà Julie Griffiths làm việc 12 giờ mỗi ngày trong nhà máy bị nhiều căng thẳng và bực bội . Khi về tới nhà, thay vì chửi chó mắng mèo, ném chén quăng dỉa cho hạ hỏa, bà cứ nhằm ông chồng mà quần . Bà chửi mắng quá to tiếng khiến lối xóm không ngớt than phiền trong suốt ba năm dài như vậy .
Sau cùng, để giải quyết sự khiếu nại của lối xóm, cảnh sát đem máy đo âm thanh đặt tại hai nhà láng giềng.

Quả thật lời quát mắng chồng của bà đã vượt quá mức cho phép . Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đành phải lập biên bản và đưa bà ra Tòa .
Tòa còn ra lệnh cấm bà la lớn trong 5 năm . Nếu vi phạm sẽ bị phạt 500 bản anh nữa và thêm 5 năm tù ở.
Có người nghĩ không biết ông Tòa phạt Bà Julie Griffiths thật tình vì " có hành vi chống lại xã hội " hay đây chỉ là cơ hội ngàn năm một thuở để phục hận theo kiểu "giận cá chém thớt " ?
Phần lớn các ông khi đọc được tin này đếu lấy làm phấn khởi trong lòng, không dám để lộ ra trên sắc diện .
Và cũng từ hôm ấy, Sở di trú Anh đón nhận khá nhiều hồ sơ xin di dân qua nước Anh giống như hồi sau 30/04/75, nhiều gia đình Việt nam tới xin tỵ nạn chánh trị vậy .

Cũng đàn bà

Ai cũng bảo các bà là vô cùng bí hiểm . Mò kim đáy biển còn dể hơn tìm hiểu các bà . Thật ra các bà thường có đời sống tâm lý khá phức tạp . Có những phản ứng khó đo lường hoặc khó giải thích tại sao .
Ở Pháp, hiện có tới 1/5 phụ nữ tìm cách dấu kích thước của thân thể . Không phải dấu với người ngoài, mà dấu sự thật đó với ngay chính mình .
Thật ra, nói cho chính xác, có hơn 1 phụ nữ trên 5, tức 21%, thừa nhận là đã tự nói dối với mình về kích thước (taille/size) quần áo . Các bà đi mua quần áo cho chính mình với kích thước nhỏ hơn rất nhiều ( kết quả điều tra của CodesPromotion.fr công bố hôm 31/10/2012 ) .
Nhu cầu có dáng vẻ mảnh khảnh hơn và mang ảo tưởng cho mình có tầm vóc một con người lý tưởng, đó là động cơ thúc đẩy các bà nói dối về kích thước thật của mình . Trong số 21% các bà nói dối, có 63% nhìn nhận nói dối là để tự tạo niềm tin, còn 29% tự tạo cho mình cảm giác dể chịu khi qua " két "trả tiền . Quần thường, quần Jean và sú-cheng là ba món đối tượng cho các bà nói dối .
Trước tâm lý phức tạp này của các bà, thử hỏi Ngọc Hoàng Thượng Đế có giáng lâm liệu Ngài có thể hiểu nổi không ?

Một trường hợp khác, người ta kể, ở Pháp có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin Ban Quản đốc nhà tù cho được tiếp tục ở tù thêm. Hỏi vì sao không ở nhà mà lại muốn vào tù ? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sung sướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ phát thanh liên tục bên tai suốt ngày đêm !
Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc trên 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi : “ Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất ? ”, thì đến 82% trả lời " đó là tật nói nhiều ". Hóa ra, ai cũng sợ cái tánh nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các “ lời khuyên ” của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời dạy dổ của mẹ. Thực tế “ phái mạnh ” luôn luôn là nạn nhơn chung thân của “ phái yếu ” . Ta thử kiểm điểm lại : lớn lên một chút bị chị mắng. Lớn hơn chút nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ cằn nhằn, đay nghiến, quát tháo ... Về già cũng chưa yên . Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay mình được yên thân cho tuổi già . Nào ngờ, cụ lại phàn nàn : “ Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó ! ”.

Tại sao đàn ông, cả những người từng can trường, coi thường việt cộng mà lại sợ các bà nói và chi có nói mà thôi ? Nói đâu có nguy hiểm chết người như việt cộng vũ trang đầy người ?
Các ông sợ bà vợ nói nhiều vì nói làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, cứ chợp mắt là bị ác mộng giựt dậy, sức khỏe thể chất và tinh thần cùng suy thoái dần, chẳng bao lâu làm sinh bệnh mà... chết .
Kết quả điều tra với các ông chồng, có đến 95% những bản văn của các bà vợ đều giống nhau ! Nhiều ông chỉ thoáng nghe câu đầu đã biết toàn bộ nội dung của bản văn tuy chưa tới hồi kết thúc .
Theo các nhà tham vấn gia đình thì trên đời khó có ông chồng nào thoát khỏi bị vợ chê. Đó là một thực tế khá đau buồn .

Chồng bác sĩ thì bị vợ la rầy máy giặt ở nhà hư, chửa không được . Chồng làm nhà báo nói (Phát thanh và Phát hình) bị vợ phàn nàn suốt ngày chỉ nói chuyện không đâu mà không nói đươc một câu có ý nghĩa thực tế làm cho vợ hài lòng . ..

Tóm lại là anh đã lấy vợ thì không cách gì mà anh có thể tránh khỏi bị vợ chê, không chuyện này thì chuyện khác. Xưa nay phụ nữ ít khi chịu khen chồng . Chỉ có so sánh chồng mình vói người khác để chê trách . Nhưng liệu hồn nếu ông nào vì nổi nóng bảo bà ấy hảy ưng người đó đi, thì không phải bà ấy chỉ dẩy nẩy từ chối mà còn sấn tới cho biết tay bà nửa là khác !
Vậy khi mới quen nhau hay mới yêu nhau, người phụ nữ có như vậy không? Thưa chắc chắn là không ạ. Các bà, các cô hiền và mềm nhủn như con chi chi . Chỉ từ lúc lên ngôi Bà thì nanh vút mới bắt đầu mọc, và dài ra và bén nhọn .

Đã có những nghiên cứu tìm hiểu tại sao phụ nữ nói nhiều ? Các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân chính là do đàn ông. Vì hiện nay, người phụ nữ đã được luật pháp bảo đảm cho họ quyền bình đẳng với nam giới vậy mà hầu hết việc nhà, các bà vẫn còn phải đảm trách phần lớn như chăm sóc con cái, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, ...Thì giờ dành cho các bà nghỉ ngơi vẫn còn quá it so với số thì giờ của các ông được hưởng .

Vậy muốn giúp các bà bớt la hét cho êm cửa, êm nhà, các ông có thể ăn ngon, ngủ yên , sức khỏe sung mản, không có cách gì khác hơn là các ông đi làm về xông vào lo hết mọi chuyên ở nhà, từ dọn dẹp, cơm nước, chén bác, để các bà không có việc gì phải làm hết .
Chắc chắn trong một lúc nào đó, các bà sẽ năn nỉ các ông xin làm lại việc nhà . Vì sẽ cảm thấy phải chăng mình không còn phải là đàn bà nữa !

(*) Rất tiếc không biết tên tác giả

************************

Chu Đậu 

Nỗi buồn tiếng Việt


Đảng cướp của nhân dân

Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam , lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho “nhà vệ sinh”, hay “lính thủy đánh bộ” dùng cho “thủy quân lục chiến” v. v… , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.
Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội . Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam.
Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.
Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng.
Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ (được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:
1. “Buổi đêm“. ‘Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấỵ Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói “buổi đêm” cả, chỉ nói “ban đêm”, “ban ngày”. “Ban” được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm 12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giờ.
Còn “buổi” thì chúng ta có “buổi sáng”, “buổi trưa”, “buổi chiều”, “buổi tối”. Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hộ Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: ‘Chờ ông ấy mất cả buổi. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác: ‘Thế là mất một buổi cày. Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.
2. “Cải tạo” = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt “cải tạo vật chất” với “cải tạo tư tưởng”, quan niệm chính tri. Nói : ‘Phải dùng cát để cải tạo đất’, khác với ‘Trung úy miền Nam bị đi tù cải tạo. Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng “cải tiến”, “cải thiện”… Khoảng 50 năm nay từ “cải tạo” cả nước đã hiểu là ở tù rồi!
3. “Cảm giác“. ‘Xin anh cho biết cảm giác ra sao về hiện tượng đo những gì cảm thấy được được bằng giác quan. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm, khứu giác: mũi ngửi. Đó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression. Dùng đúng chữ phải là: ‘Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đo chính xác hơn là “cảm giác”. (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói : có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.
4. “Cầu lông” = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao, dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới. Trên thực tế quả cầu badmington làm giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa. Cách gọi này thô tục quá! Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: ‘Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn’. Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.
5. “Chất lượng“: Đây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vu. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ “phẩm chất” rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ “chất lượng”. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.
6. “Cuộc gặp” = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe “Cuộc gặp” thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị (conference). Nên dùng như thí dụ này: “Bộ trưởng Thái đã hội kiến gặp bộ trưởng Lào”…
7. “Cưới“. Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền Bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong tập truyện ngắn “Trăng Góa”: ‘Bọn này chưa cưới’, ‘chúng tôi cưới’ đó là thói quen từ vùng cộng sản. Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai từ To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là: ‘Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau. Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa. Chúng ta chỉ nói “cưới vợ”, không bao giờ nói “cưới chồng” cả. Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ “cưới chồng”. Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.
8. ” Đại trà” = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: “đồng bào trồng cây cà phê đại trà”. Tại sao không dùng như trước là “quy mô lớn”? Ngoài ra dùng “đại trà” là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là “cây trà lớn”!!
9. ” Đăng ký” = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: ‘Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường…’. Tại sao không dùng “ghi danh”, “ghi tên”? ” Đăng ký” là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của ho đến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước. Trước đây, ta đã có chữ “ghi tên” (và “ghi danh”) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ “đăng ký” để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ “ghi tên” hay “ghi danh” cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu!
10. ” Đầu ra, đầu vào” = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu tư đó. Nhưng dùng “đầu ra, đầu vào” nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm, tổ, đã bị nhà văn nữ Kathy Trần đốp chát, hỏi: “Bộ phận gì?” bộ phận của đàn ông, đàn bà ả). Có thể dùng “vốn đầu tư” và “kết quả sản lượng”.
11. “Giải phóng” = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả ,thả, trả tự do Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn… Họ lạm dụng từ giải phóng, nghe không thuận tai và sai nghĩa. Thí dụ: ‘ Đã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy; Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ; Em X giải phóng (thả) con chó !! Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: ‘phong trào giải phóng phụ nữ; Công cuộc giải phóng nô lệ.’
12. “Hiển thị” ‘Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính…’ (appear on screen). Tại sao không nói “sẽ thấy hiện rõ trên máy”.
13. “Hùng hiểm” ‘ Địa thế nổi đó rất hùng hiểm…’ hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).
14. “Khả năng“: Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ “khả năng” trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa, thì người ta lại nói: ‘trời hôm nay có khả năng mưa, nghe vừa nặng nề, vừa sai. “Có khả năng”: Đây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: ‘Hôm nay thời tiết có khả năng mưa, chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: “Hôm nay trời có thể mưa” ?). Thí dụ này khó chấp nhận: ‘Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp’. Có khả năng là ability; aptitude; capacity và luôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative). Những câu sau đây nghe rất chướng: ‘Bệnh nhân có khả năng bị hôn mê’. ‘Địch có khả năng bị tiêu diệt..’ v.v…
15. “Khả thi” = fisible, applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được. “Khả thi” và “bất khả thi” cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: “không thực hiện được” hay “không thực hiện nổi”. Ngoài ra “khả thi” sẽ đưa đến sự hiểu lầm là “có thể dự thi được”.
16. “Khẩn trương“: Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Đáng lẽ phải nói là: ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là: ‘làm khẩn trương lên’.
17. “Khẳng định“. Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: ‘Diễn viên X đã khẳng định được tài năng. Đồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc’. Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩa gần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y. Tuy nhiên âm thanh của khẳng định nghe nặng nề.
18. “Kích cầu” = to level the bridge/ needing to sitimulate = nhu cầu để kích thích/ nâng cao cái cầu lên. Cả hai nghĩa đều hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi lạ: Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dùng “kích thích tố”, “chất xúc tác” như trước?
19. “Làm rõ” ‘Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc này. Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ, chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Đúng nghĩa phải là điều tra = investigate. Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như “điều tra”, “khai báo”, “trình diện” v.v…
20. “Liên hệ“: Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’ cho đúng và giản dị. Chữ liên “hệ dịch” sang tiếng Anh là ‘to relate to”, chứ không phải là ‘to communicate to”.
21. “Ngài“: ‘Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown thị trưởng thành phố San Francisco . Ngài là Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đó. Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ, cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì “ngài” là một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chú. Trong cả hai trường hợp câu trên đều sai. Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam , không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa. Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là:
The Honorable ..W. Brown
Mayor of San Francisco
Hình thức chào hỏi:
Sir: Dear Mayor Brown
Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai.
Qua sách báo từ sau 1954, miền Bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài.
Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền Nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954, trong miền Nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là “viên chức”, hay “giới chức ngoại giao”, “nhân viên chính phủ”, “phái đoàn ngoại giao”, v.v…
22. “Nghệ nhân“: Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ “nghệ sĩ”, họ dùng chữ “nghệ nhân”. Có những người tưởng rằng chữ ‘nghệ nhân’ cao hơn chữ ‘nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ ‘nghệ nhân’ là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.
23. “Quản lý” = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng. Nói: ‘Anh X quản lý một xí nghiệp’ thì được, nhưng câu sau ‘nhái lại khôi hài ‘Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh…’. “Quản lý” chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. “Quản lý” không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.
24. “Sơ hữu“. ‘Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữu. Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: ‘Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen’…?
25. “Sự cố“: “Sự cố kỹ thuật”: tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cô).
26. “Tai tệ nạn“. ‘Tai tệ nạn xảy ra khá nhiều trên đoạn đường này, tai nạn + tệ nạn xã hội (accident + social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ
27. “Thành viên” = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức, hội đoàn, nhóm nào đó. Không thể dùng “thành viên” cho một cá nhân trong gia đình được. Thí dụ sau đây nghe rất Tây: ‘Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình….’ Tại sao không nói: ‘Trong gia đình đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình…’. Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: ‘Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết ..’
28. “Tham quan“: đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’.
29. “Tháng một; tháng mười hai“. Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh “tháng giêng” và “tháng chạp” nữa. Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam . Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng củ. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là “tháng giêng”, tháng thứ 11 là “tháng (mười) một” và tháng cuối năm là “tháng chạp”. Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiều lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu:
“Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà”
Tháng thứ 11 âm lịch gọi là “tháng một” dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng January dương lịch là “tháng một” nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đề. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?
30. “Thống nhất“. ‘Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X .’ Câu này mắc hai lỗi. Thứ nhất thiếu từ liên tự với, thứ nhì là thống nhất điều gì, chuyện gì. Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là “đồng ý” với; “nhất trí” với.
31. “Thứ nhất, thứ nhì“. Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là “thứ hai” dễ lầm lẫn với “thứ hai” = Monday. Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao ?
32. “Tương thích“. Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng…’ tương đương = thích hợp (equal = appropriated). Cách ghép nối gượng gao.
33. “Tranh thủ”: Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái tệ sính dùng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ ‘tranh thủ’. Thay vì nói: ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về, thì người ta lại nói: ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về.
34. “Trao đổi” = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại. Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác ‘ông đưa cái giò, bà thò chai rượu. Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người. Thí dụ: ‘Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch’. Kiều và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau. Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại. Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: ‘Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam …’. Trao đổi gì? Quà tặng gì? Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk to, chỉ là exchange thôi.
35. “Trọng thị“: Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ, không hiểu sao lại được dùng trở lại. Thí dụ: “Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó”. Cứ nôm na nói: ‘Chúng ta phải coi trọng yếu tố đó là đủ và giản dị rồi.
36. “Trúng thưởng” = reward, award. Thế nào gọi là thưởng? Thưởng là thưởng cho những cá nhân hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cao .. Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói : ‘Mua hàng sẽ được trúng thưởng…/ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu ‘ Đó chỉ là quà tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tiền ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)
37. “Trúng tuyển” (nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết “tuyển sinh”, “tuyển quân”, “tuyển mộ”, “tuyển dụng”… Nhưng nói : “trúng tuyển nghĩa vụ” thật là khôi hài. Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tiền đút lót và không phải là con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).
38. “Tư liệu“: Trước đây ta vốn dùng chữ “tài liệu”, rồi để làm cho khác miền Nam , người miền Bắc dùng chữ ‘tư liệu trong ý: ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’, mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.
39. “Vị trí” = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vụ. Nhưng họ dùng “vị trí” cho luôn cả nghĩa là “trách vụ”, “việc làm”. Câu nói sau đây là sai: ‘Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng’. Nên nói: ‘Anh A đã thay anh B công tác ở trách vụ kế toán trưởng’ mới đúng. Thường thường chúng ta hay dùng: ‘Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồi.
40. “Vùng sâu xa“: Vùng rừng núi, đầm lầy (highland = swamp area). Đây là cách sử dụng chữ trốn tránh thực tế. Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa. Đây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ bề đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy. Ngoài ra “sâu xa” còn gây hiểu lầm với ‘lòng cảm ơn, biết ơn sâu xa” đã quen dùng trước đây.
41. “Xuất khẩu“, “Cửa khẩu“: Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói “xuất cảng”, “nhập cảng”, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là “xuất khẩu”, “nhập khẩu”. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?
42. Còn hai từ nữa bị người dân miền Bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là “bản thân” và “chủ yếu“: “Bản thân” = self, oneself, và “chủ yếu” = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi, sai lệch: ‘Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổi. Và: ‘Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại”. Người ta đã bỏ quên từ “tự và chính” được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó. Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán-Việt hoặc Hán-Việt + Nôm. Thí dụ: “động thái”, “thể trạng”, “siêu sao”, “siêu trường”. Động thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation); siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai. Đã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau. Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ la.
43. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ ‘pomp’ thành ‘bơm’ (bơm xe, bơm nước), chữ ‘soup’ thành ‘xúp’, chữ ‘pharé thành ‘đèn phá, chữ ‘cycló thành ‘xe xích lố, chữ ‘manggis’ (tiếng Mã Lai) thành ‘quả măng cụt’, chữ ‘durian’ thành ‘quả sầu riêng’, chữ ‘bougié thành ‘bu-gi, chữ ‘manchon’ thành ‘đèn măng xông’, chữ ‘boulon’ thành ‘bù-long’, chữ ‘garé thành ‘nhà gá, chữ ‘savon’ thành ‘xà-bông’?
Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam , như:
a Scanner dịch thành ‘máy quét’. Trời ơi! ‘máy quét’ đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!
b. Data Communication dịch là ‘truyền dữ liệu’
c. Digital camera dịch là ‘máy ảnh kỹ thuật số’
d. Database dịch là ‘cơ sở dữ liệu. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết ‘cơ sơ dữ liệu là gì luôn.
e Software dịch là ‘phần mềm’, hardware dịch là ‘phần cứng’ mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ ‘hard’ trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là ‘kho, hay ‘cứng’, mà còn là ‘vững chắc’ ví dụ như trong chữ ‘hard evident’ (bằng chứng xác đáng). Chữ soft trong chữ ‘soft benefit’ (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là ‘quyền lợi mềm’ sao ?
f. Network dịch là ‘mạng mạch’.
g. Cache memory dịch là ‘truy cập nhanh’.
h. Computer monitor dịch là ‘màn hình’ hay ‘điều phối.
i VCR dịch là ‘đầu máy. (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu ả). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?
j. Radio dịch là ‘cái đài’. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay rađô, hơặc dịch là ‘máy thu thanh’. Nay gọi là ‘cái đài’ vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.
k. Chanel gọi là ‘kênh‘. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam, gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang!
Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon . Các xe đò vẫn ghi bên hông là ‘Saigon – Nha Trang’, ‘Saigon – Cần Thớ trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một … để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa Tại sao ?
Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thể! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!
Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: ‘Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn‘, bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!
Chu Đậu
  

Hai Nguyen, US/OCC (Ret)

*****************************************************************
THẾ VẬN HỘI BẮC KINH 2008 :

SỰ NHỤC NHÃ CỦA TÀU ÐỎ TRƯỚC CÔNG LUẬN THẾ GIỚI

QUA VIỆC XÂM LĂNG KHỦNG BỐ TÂY TẠNG

MƯỜNG GIANG


            Năm 1896, lần đầu tiên một Thế Vận Hội Mùa Hè ( Olympic),được tổ chức vô cùng trọng thể tại kinh đô của nước Hy lạp (Greece) là thành phố Athens. Ðai Hội năm đó kéo dài trong 10 ngày, nhằm vào tháng 4 dương lịch, tuy là mùa hè nhưng thời tiết lại trở nên giá băng cóng buốt bất chợt, một hiện tượng tréo cẳng ngỏng, chưa từng thấy xảy ra tại bán đảo Balkan. Trong lần đó, chỉ có 13 nước tham dự với 311 Nam vận động viên (không có nữ) nhưng ngoài nước chủ nhà là Hy Lạp, số còn lại của các nước tới tham dự, hầu hết là sinh viên, học sinh. Họ đến để du ngoạn hơn là tranh tài chiếm huy chương, đạt kỷ lục.

            Theo nội quy, thì cứ bốn năm một lần, thế vận hội lại được tổ chức tại bất kỳ quốc gia nào, có đủ điều kiện đăng cai nhưng do hoàn cảnh loạn lạc của hai kỳ thế chiến (1914-1918 và 1939-1945), nên từ năm đầu tiên 1896-2008, đã có tất cả 26 lấn tổ chức , ngoại trừ các năm 1916, 1940 và 1944 bị hủy bỏ.

            Ngoài ra, còn có Thế Vận Hội Mùa Ðông bắt đầu từ năm 1924, cũng được tổ chức bốn năm một lần và cùng năm với Thế Vận Hội Mùa Hè nhưng chỉ thi đấu các môn thể thao mùa đông như Khúc Cổn Cầu, Trượt Tuyết và các môn thể thao diễn ra trên băng .

            Sau Thế Vận Hôi thứ 16 được tổ chức tại thành phố Albertville, Pháp Quốc vào năm 1992, đã có sự thay đổi, do quyết định của Ủy Ban Thế vận Hội Quốc Tế (POC). Theo đó, thì Thế vận Hội Mùa Ðông được tổ chức trước Thế vận hội Mùa Hè hai năm. Như vậy, vào năm 1994, Thế Vận Hội Mùa Ðông lần thứ 17, được tổ chức tại thành phố Lillelhammer của Na Uy. Còn ThếÀ vận Hôi Mùa Hè lần thứ 22, được tổ chức năm 1996 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ.

            Sáng ngày 13-8-2004, Thế Vận Hội Mùa Hè lần thứ 24, đã được long trọng khai mạc tại Thủ Ðô Athens, Hy Lạp, trước sự hiện diện của 70.000 khán giả. Chương trình được hơn 4 tỷ người trên hoàn cầu, theo dõi qua màn ảnh truyền hình trực tiếp , dưới sự trình diễn của 9000 nam nữ nghệ sĩ. . Kỳ thế vận hội này có sự tham dự của 200 quốc gia, trong số này có Việt Nam, Bắc Hàn, A Phú Hãn và Iraq. Năm đó số lương Vận Ðộng Viên rất đông đảo nhưng nhiều nhất vẫn là Phái Ðoàn Thể Thao của Hoa Kỳ. Có 16.000 nam và 5500 nữ lực sĩ, ngoài ra còn 2000 phóng viên, ký giả, cùng với một số lương nhân viên Khách Sạn, Kỹ thuật , An Ninh, Cảnh Sát kể cả Quân Ðội.. rất đông đảo, nhằm phục vụ và bảo vệ những ngày Ðại Hội được tốt đep, thành công theo mong ước của tất cả mọi người.

            Tóm lại trong 25 lần Thế vận Hội Mùa Hè tính đến năm 2008), đã có không biết bao nhiêu điều bất hạnh đã xảy ra, mà tai tiếng nhất là vụ khủng bố táo bạo , do 8 người Palestine nhắm vào Ðoàn Lực Sĩ Do Thái, tham dự Thế vận Hội Mùa Hè, ngày 5-9-1972 tại Thành Phố Munich của Tây Ðưc.. Kết quả 9 con tin Do Thái bị giết, đồng thời 5 tên khủng bố Palestine, trong số 8 người, cũng bị Ðơn Vị Ðặc Nhiệm Tây Ðức bắn hạ. Bi kịch thảm sát trên được bít kín, không một phe nào tiết lộ, ngay cả Thủ Lãnh tổ chức ‘ Tháng tư đen’ của người Palestine là Aboulyad, cũng không mở miệng một lời, cho đến khi bị ám sát chết năm 1991. Thêm vào đó, còn có không biết bao nhiêu lủng củng nội bộ, khiến cho Tổ Chức Thế vận Hội bị tai tiếng và phê phán, làm mất đi phần nào Ý Nghĩa cao quý, của mục tiêu là Hướng dẫn Nhân Loại trên đường, tìm về Chân, Thiện, Mỹ. Nhưng dù thế nào chăng nữa, suốt 100 năm thế vận, cũng đã có không biết bao nhiêu thiên tài nam nữ lực sĩ, đã đạt được những thành tích, gương sáng lừng lẫy, làm rạng danh tinh thần Olympic, mà tiền nhân đã khai phóng từ năm 1896.

            Ngày 8-8-2008, Bắc Kinh đã khai mạc kỳ TVH mùa hè lần thứ 25, sau bốn năm dài đợi chờ với nhiều công sức và tiền bạc tiêu phí. Nhưng Tàu Ðỏ hiện nay là một nước bị nhân loại coi như kẻ thù chung vì hành động thực dân và bản chất dã man đế quốc, còn dữ dằn gấp trăm ngàn lần Mông Cổ, Hung Nô, Quốc Xã Ðức, Phát Xít Ý, Quân Phiệt Nhật và đàn anh Liên Sô trước đây. Bởi vậy ngay ngày đầu tiên 24-3-2008 làm lễ ‘ Rước đuốc khai mạc TVH 2008 ‘ tại Vận động trường Olympia(Hy Lạp) thì đã xảy ra các vụ xô xát, chống đối và biểu tình tầy chay lần thế vận hội này do Trung Cộng tổ chức.

            Từ đó tới ngày khai mạc qua cuộc rước đuốc Olympic về Bắc Kinh, hầu như không có lúc nào yên ổn cho dù tới tại bất cứ một địa phương nào, kể cả thiên đàng xã nghĩa VC. Nguyên do vì các dân tộc Miến Ðiện, Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng kể cả Người Việt trong và ngoài nước đang bừng bừng sát khí đứng dậy chống Tàu đỏ xâm lăng cướp đất đai của họ tại Hoang Sa, Trường Sa, Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông.. Làn sóng chống đối đế quốc đỏ càng lúc càng gia tăng, kể cả nước Úc cũng phẩn nộ trước thái độ ngang ngược hống hách của giặc Tàu. Tóm lại những ngày khai diễn TVH tại Bắc Kinh từ 8-8-2008, Trung Cộng đã tự làm xấu mặt mình trước công luận thế giới, dù rằng đã hết sức che đậy và bịt miệng các nạn nhân !

1-HY LẠP VÀ PHONG TRÀO OLYMPIC :

            Hy Lap hiện nay có diện tích là 50.944 sq.ml hay 131.945 km2, nằm kế Thổ, Albanie, Nam Tư, Lỗ mã Ni.. trên Ðịa Trung Hải. Dân số tính đến năm 2004 là 9.983.000 người, theo chính thống giáo hay Thiên Chúa Giáo phương đông, là một dân tộc có nền văn minh tối cổ, ngang hàng với La Mã, Ai Cập, Trung Hoa và Ấn Ðộ. Thành phố Athens hiện nay, nằm trong danh sách đen , cùng với các thành phố Mexico City (Mễ Tây Cơ), Calculta (Ấn Ðộ), Le Caire (Ai Cập) và Los Angeles (Hoa Kỳ), là những đia phương bị ô nhiễm nhất hoàn cầu. Nguyên nhân bê bối trên, là do sự gia tăng dân số quá nhanh chóng, thành hỗn loạn. Thêm vào đó là sự xây cất vô trật tự, cùng với khối lượng xe cộ tràn ngập phố phường, khiến cho những thẩm quyền và cơ quan an ninh, không biết làm sao giải quyết. Do tình trạng trên, người Hy Lạp sống tại thủ đô, đã phát sinh ra từ ngữ ‘ Nefos’ có nghĩa ‘Ðám Mây‘ , khiến cho xứ sở khai sinh ra phong trào Olympic, càng ngày càng mất dần những biểu tượng thân thương của một thời hoa mộng như cây Olive, biển Egeé, đền Acropole cũng như Sophocle.. đều bị bụi thời gian tàn phá một cách tận tuyệt.

             Athens và Pireé là hai thành phố lớn nhất hiện nay của Hy Lạp, dù chỉ chiếm một diện tích có 1,03 % của đất nước nhưng có trên 5 triệu người sinh sống và tập trung hơn 50 % tài nguyên cả nước. Sự tập trung khủng khiếp này, khiến cho văn hào Marcel Proust của Hy Lạp ( 1871-1922), viết trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Một Mùa Ðông của Hy Lạp ‘ nhận xét rằng thành phố Athens đã tàn phá Hy Lạp mà không cho lại gì hết. Ngoài ra, tại Hy Lạp hay nói riêng Athens, chỉ có những người giàu, mới có khă năng kiếm cho mình, một chỗ để an giấc nghìn thu, dù rằng thời gian làm bạn với đất chỉ có 3 năm, sau đó lại di chuyển và lần cuối được nằm yên trong các hộp nhỏ bằng kim loại, xếp thứ tự y chang những hộp thư, tại các nhà bưu điện bên Hoa Kỳ.

            Theo sử liệu, ta biết phong trào thể thao đã phát sinh tại Hy Lạp rất sớm, cách đây hơn 2000 năm. Do tình trạng chiến tranh xảy ra triền miên khắp nước, nên tinh thần thượng võ đã làm phát sinh phong trào thể thao, thật ra chỉ là sự rèn luyện cơ thể, giống như một thái độ thường trực gắn bó với mọi người. Ngày nay vẫn còn những tác phẩm điêu khắc, mô tả những cuộc thi đấu điền kinh của các lực sĩ . Thêm vào đó là các công trình kiến trúc xây dựng , dành cho thể thao có trước Chúa Giáng Sinh hằng mấy trăm năm, nay vẫn còn tồn tại như sân vận động, trường thi đấu.. công trình nào cũng rất đồ xộ, nghệ thuật và giá trị tuyệt vời.

            Do trên khắp Hy Lạp luôn có những cuộc so tài thể thao nhưng qui mô và trọng thể hơn hết, vẫn là những đại hội thể thao được tổ chức tại thành phố nhỏ Olympia, nằm sát rặng Olympus cao 9.570 ft hay 2917 m. Thành phố này hiện nay dân chúng vẫn thưa thớt nhưng cứ bốn năm một lần, khi thế giới tổ chức thế vận hội mùa hè, có hằng vạn người trong nước kéo về tham gia và chiêm bái thần Zeus, mấy nghìn năm qua được thờ kính trong ngôi đền cổ kính và tượng thần thì được đúc bằng vàng khối với ngà voi.

            Về nhân vật đầu tiên khởi xướng phong trào thi đua tại Olympia, cũng có rất nhiều truyền thuyết và thần thoại nhưng chung quy vẫn bắt nguồn từ những lễ hội dân gian, cúng được mùa với những cuộc thi tài giúp vui, dần dần trở thành các cuộc so tài qui mô mà niên lịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 776 trước tây lịch. Dựa vào tài liệu còn lại, ta biết thuở đó, điều kiện tham dự đại hội thể thao rất khắc khe, cấm nông dân, thợ thuyền và những người nô lệ không được tham dự.

             Nói chung người được tham dự thể thao, ngoài là dân hy Lạp, còn phải nằm trong các tầng lớp cao trong xã hội, có cả trí thức, khoa bảng và quân đội. Ðặc biệt, thời gian có đại hội Olympic, cũng là thời kỳ hưu chiến giữa các phe phái trong nước. Ðiều này cho thấy ý nghĩa cao cả của thể thao là hòa bình. Thời kỳ cực thịnh của Olympic từ năm 600-449 trước Tây Lịch. Những năm này, đế quốc Ba Tư xâm chiếm Hy Lạp, nhà cầm quyền dựa vào đó, kêu gọi dân chúng trong nước, phát huy phong trào thể thao, vừa rèn luyện cơ thể, cũng như quân sự, để xông pha chông trả kẻ thù.

            Vào thế kỷ thứ II trước tây lịch, Hy Lạp có nội loạn nên bị đế quốc La Mã đánh bại và trở thành một thuộc địa của đế quốc này. Các Hoàng Ðế La Mã đã chiếm đoạt hầu như tất cả những phương tiện thể theo từ Olympic , đem về thành Roma. Do trên lần Ðại Hội thể thao thứ 175, vào năm 80 trước TL, đã tổ chức tại La Mã. Tại Hy Lạp vào năm ấy, chỉ còn cuộc thi chạy bộ của các thiếu nhi mà thôi. Tóm lại, nhũng cuộc thi đấu thể thao dưới thời Cổ Hy Lạp gọi chung là Ðại Hội Olympic, hoàn toàn mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, có tính cách xã hội hơn là những cuộc thi đua thể thao đúng ý nghĩa . Trong suốt thời gian bị đô hộ, cũng có vài vị Hoàng Ðế La Mã quan tâm tới Thế Vận Hội như Aphucoste (30 Tr.TL-14 Sau Tl), Noron (54-68 Sau TL) nhưng tới thời Nữ Hoàng Theodore, vào năm 394 sau TL, đã ra lệnh cấm tuyệt thi đấu thể thao. Do trên phong trào Thế Vận Hội Olympic, đã chìm sâu vào giấc trầm kha, cùng với đất nước Hy Lạp suy thoái suốt 1500 năm , tính từ ngày ấy.

            Chính Nam Tước Pie De Cubertanh là người đầu tiên , đã vực dậy phong trào thế vận hội, đồng thời thổi một luồng gió mới , khi ông đề xướng những ý tưởng mới mẻ, đầy nhân đạo, công bằng và trên hết là mở rộng cánh cửa vận động trường, để đón nhận tất cả các lực sĩ khắp năm châu, bất cứ ai có đủ điều kiện giao đấu, mà không cần phải phân biệt đối xử, nam hay nữ, giàu nghèo, màu da và tôn giáo.

             Chính cuộc nói chuyện của ông trước sinh viên của Trường Ðại Học Sorbon tại Paris, Pháp Quốc vào năm 1892, đã khai sinh ra Thế Vận Hội Olympic Quốc Tế, gọi tắt là IOC, có sự tham dự cuả 79 Liên Ðoàn Thể Thao cũng như các Trường Ðại Học, của 13 quốc gia ban đầu tại Âu Châu, gồm Pháp, Hy Lạp, Anh, Nga, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Ý, Thụy Ðiển , Boheme và Hung Gia Lợi. Kết quả các cuộc hội nghị, được công bố chính thức vào ngày 23-6-1894, quyết định phục hồi Thế vận Hội Olympic, thống nhất các Liên Ðoàn Thể Thao Thế Giới, ban hành những nguyên tắc cũng như thể lệ căn bản cho các cuộc tranh tài, đồng thời thành lập một Ủy Ban Ðiều Hành và Lãnh Ðạo,

            Thế vận Hội Quốc Tế, lúc ban đầu gồm 15 Uỷ Viên, đại diện cho 13 nước tham dự. Cũng kể từ lần thi đấu đầu tiên năm 1896 tại Athens, tới năm 2004 cũng tại thành phố này, Thế vận Hội Olympic đã liên tục tổ chức được 29 lần Thế vận Hội Mùa Hè, nhưng chỉ có 26 lần (2012) tiến hành tốt đẹp. Ba Ðại Hội 1916, 1940 và 1944 bị bãi bỏ vì thế chiến 1 và 2. Cũng do hoàn cảnh chiến tranh, nên Ủy Ban Thế vận Hội , chỉ nhóm họp được 16 lần, mà phiên họp thứ 9, cũng là phiên cuối cùng, vào năm 1930 tại Bá Linh (Ðức), rồi bị gián đoạn suốt 43 năm , cho tới 1973, đại hội lần thứ 10 của Uỷ Ban Thế vận Hội Quốc Tế, mới tái nhóm tại thành phố Vacna của nước cọng sản Hung Gia Lợi.

             Ngày nay, mục tiêu của phong trào Thế vận Olympic, ngoài sự so tài của các nam nữ lực sĩ, còn là cơ hội để mọi người phát huy mọi lãnh vực, phục vụ cho phong trào Olympic, bao gồm văn học nghệ thuật, tâm lý và sinh học.. Do các cải tổ đáp ứng được nhu cầu, cho nên phong trào thể thao đã bành trướng thật mạnh mẽ như được mang vào đôi hia bảy dặm, kể từ sau thế chiến thứ 2 chấm dứt năm 1945.

            Tóm lại, Thế Vận Hội Olympic quốc tế ngày nay, là sự đoàn kết giữa các nước trên thế giới, sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính Phủ và người dân trong nước và trên hết là mục đích chung của Ba tổ Chức Thể Thao gồm : Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC), Ủy Ban Olympic Quốc Gia (NOC) và các Liên Ðoàn Thể Thao Quốc Tế ( IFC). Ba tổ chức này hình thành Một Ủy Ban Hỗn Hợp và do Vị Chủ Tịch của IOC chủ tọa trong mọi đại hội quốc tế. Hơn 100 năm qua, nhờ thể thao, mà các quốc gia thù nghịch, đã gần cảm thộng được, khi đứng dưới ngọn cờ Thế Vận Hội, mà điển hình là Nam và Bắc Hàn, qua các kỳ Thế vận Hội , được tổ chức tại Hán Thành, Atlanta, Sidney và Hy Lạp.

            Theo tài liệu, từ năm 1896 tới 2004, Uỷ Ban Olympic thế giới có 7 chủ tịch, gồm Démetrius Vikélas ( 1835-1908) người Hy Lạp, Nam tước Pieere de Coubertin (1863-1937) người Pháp, Bá tước Herri De Baillet Latour , mất năm 1942 người Bỉ, Sigfris Edstrom (1870-) người Thụy Ðiển, Avery Brundage (1887-1975) người Mỹ, Huân tước Lord Killanin (1914) người Ích Lan và Dương nhiệm Chủ tịch Juan Antonio Samaransh, người Tây Ban Nha.

            Riêng Lá Cờ Thế Vận Hội, được biết do Nam tưóc Pierre de Coubertin là người đưa ra sáng kiến thực hiện, có hình chữ nhật màu trắng, ở giữa có 5 vòng tròn liên kết, với 5 vòng khác nhau, được chấp nhận năm 1913 và xuất hiện lần đầu tại Ðại Hội Thế vận Paris năm 1914 nhưng tới năm 1920, mới được chính thức thừa nhận. Năm màu khác nhau của 5 vòng tròn trên lá cờ , là biểu tượng thống nhất trong phong trào thể thao thế giới của năm châu.

            Về phần thưởng, trước đây ở Cổ Hy Lạp, các lực sĩ thắng cuộc , thường được thưỏng tài vật hay nô lệ và một vòng hoa nguyệt quế, đội trên đầu. Bắt đầu từ năm 1896, tại Thế vận Hội Thứ 1-Athens, mới có huy chương nhưng chỉ là BẠC. Về sau có thêm huy chương Vàng, Ðồng là phần thưởng duy nhất của Uy Ban Thế vận Hội . Ngoài ra, các lực sĩ thắng cuộc thi đấu, còn nhận thêm phần thưởng khác tại quốc gia của họ Về hình thức, từ năm 1896-1920 giống nhau nhưng bắt đầu từ năm 1928, các huy chương được thiết kế trên mặt chính, hình Nữ Thần Chiến Thắng ‘ NIKE’ và có dây đeo cổ , từ năm 1960 tới nay.
  
2- THẾ VẬN HỘI OLYMPIC TỪ 1896-2004 :
  
            Thành phố Olympia là quê hương ngàn đời của các cuộc so tài thể thao thời Cổ Hy Lạp. Ðây chỉ là một thành phố nhỏ , nằm về phía tây bắc bán đảo Poteponere của Hy Lạp, giữa thung lũng rặng Olympia, nơi giao lưu của hai con sông Cloden và Anphia. Từ ngàn xưa, người ta đã xây dựng về phía đông thành phố, ngay trên bờ sông Anphia, một vận động trường bằng đá hoa cương, có tới 50.000 chỗ ngồi. Ngoài ra còn có một Viện Bảo Tàng, trong đó có một quả tạ, nặng 143,5 kg, trên có ghi tên Lực Sĩ Hy Lạp là Bibon., sống trong thế kỷ VI trước Tây Lịch.

            Năm 490 trước TL, Ba Tư xua hơn 100.000 quân và 60.000 chiến hạm, vượt biển Egié, đổ bộ vào bình nguyên Marathon nhưng bị Hy Lạp đánh bại tan tành. Hoàng Ðế Mintiat ra lệnh cho một viên tướng tên Philipit, chạy bộ về kinh đô Athens , cách xa chiến trường tới 200 km, để báo tin chiến thắng. Nhưng Philipit dù cố gắng ngày đêm, đến độ quần áo tơi tả, cũng chỉ tới được giữa quảng trường Olympia, sau khi vượt qua một khoảng đường dài 42,195 km , thì ngã lăn ra chết vì kiệt sức. Từ đó, để kỷ niệm chiến thắng, người Hy Lạp cổ đã chọn Olympia làm điạ điểm thi đấu thể thao và đem môn chạy Marathon vào chương trình thi đấu nhưng vẫn luôn giữ đúng con số 42, 195 km.

            Với người Cổ Hy Lạp, ngọn lửa hồng được xem như là một biểu tượng , nói lên vẽ đẹp của tâm hồn cao thượng của con người, là khả năng phát huy mọi cảm hứng, tư tưởng của nhân loại. Do trên phong trào Olympic từ ngàn xưa , đã dùng ngọn lửa thiêng , để kích thích tinh thần thi đấu của các lực sĩ.

            Tháng 5-1934, Chủ tịch Uỷ Ban TVH Bá Linh năm 1936 là Theodore Lenon, đề nghị lấy ngọn đuốc, được thắp sáng trên đỉnh núi Olympic, Hy Lạp , rồi chuyền tay vận chuyển tới tận nơi tổ chức Ðại Hội . Ngày 20-7-1936, một lực sĩ Hy Lạp tên Constantine , lần đầu tiên trong lịch sử Thế vận Hội Olympic, cùng các lực sĩ khác đã chuyền tay nhau , chuyển ngọn đuốc thiêng , suốt 12 ngày đêm, qua tay 3075 người, trên con đường từ Athens tới Bá Linh-Ðức Quốc.
  
+ NHỮNG KỶ LỤC VỀ RƯỚC ÐUỐC :

            Trong lịch sử tổ chức Thế vận Hội, chưa bao giờ có một cuộc rước đuốc nào, lại phải trải qua một đoạn đường dai nhiêu khê và lên thác xuống ghềnh , như cuộc rước đuốc tại Ðại Hội Thế Vận Sydney, vào ngày 10-5-2000, do 850 lực sĩ Hy Lạp , chuyền tay chuyển ngọn đưốc trong vòng 11 ngày, từ Olympia tới thủ đô Athens. Rồi hành trình lại tiếp tục trên đoạn đường 17.000 km, xuyên qua 13 quốc gia, tới bờ Thái Bình Dương. Ngày 22-5-2000, đuốc tới đảo Guam ( Hoa Kỳ) và 7-6-2000 có mặt tại Tân Tây Lan. Ngày 8-6-2000, đưốc vào Úc và đi xuyên qua tất cả các Tiểu bang với hành trình 27.000 cây số, trong vòng 100 ngày, do 11.000 người chuyền tay , chuyển đuốc tới Sydney. Kỷ lục trên , đã vượt xa Thế Vận Hội 1996 tại Atlanta, khi hành trình rước đuốc chỉ dài 24.135 km, xuyên qua 2 quốc gia và mất 84 ngày.

            Trước khi khai mạc Ðại Hội Thế Vận 2004 vào tháng 8 năm nay tại Athens, ban tổ chức đã cử hành nghi thức thắp ngọn đuốc thiêng , ngay tại thánh địa Olympia, Hy Lạp. Nữ diễn viên Thalia Prolopiou, được chọn thủ vai Tu Sĩ, đã dùng một gương phẳng phản chiếu mặt trời, thắp lên ngọn lửa , biểu tượng của Vị Thần Thái Dương Apollo, vào ngày 24-4-2004, ngay tại Ngôi Ðền thờ Thần . Tới ngày 4-6-2004, đuốc Thế vận từ Olympia, được rước qua 34 quốc gia, hành trình dài 78.000 km, trước khi trở lại đấu trường Athens-Hy Lạp.

+ ÐẠI HỘI THẾ VẬN TỪ 1896-2004 :

- TVH lần 1 tại Athens-Hy Lạp : khai diễn từ 6/4/1896-15/4/2004, có 13 nước tham dự với 195 nam lực sĩ , dự đấu 9 môn thể thao.

- TVH lần 2 tại Paris ố Pháp : Khai diễn vào năm 1900, được đánh giá là một trong những đại hội thể thao thế giới vô cùng tồi tệ. Nguyên do vì thời gian khai diễn thế vận hội lại trùng hợp với cuộc triển lãm quốc tế, cũng đang diễn ra tại kinh đô ánh sáng. Mặt khác vì còn quá mới mẻ, nên Ủy Ban Tổ Chức không đủ kinh nghiệm , khiến cho vấn đề thi đấu thật khó khăn, chẳng hạn như thi bơi lội , không phải trong hồ bơi mà là dòng sông Seine, nước vừa bẩn lại chảy xiết, khiến cho thành tích đạt được không đáng ca tụng, vì nhờ sức nước chảy xuôi.

- TVH lần 3 vào năm 1904, tại thành phố S.Louis thuộc tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Do thông tin lúc ấy quá nghèo nàn, nên mọi người không có ân tượng tốt về đất Mỹ, bởi vậy chỉ có 12 quốc gia tham dự mà thôi. Kết quả Hoa Kỳ đứng hạng nhất, với 244 huy chương đủ loại (78 vàng), thứ 2 là Ðức , còn Canada thứ ba. Ðại Hội kỳ này cũng thất bại như lần 2 tại Paris, vì lúc đó người Mỹ cũng đang có Hội Chợ kỷ niệm 100 năm, người Pháp bán vùng Louisiana cho Hoa Kỳ.

- TVH lần 4 năm 1908 tại Roma nhưng bất thành vì núi lửa Vésuve bất thần hoạt động trở lại năm 1906. Do trên, đại hội phải dời sang Luân Ðôn. Dịp này , hai kẻ tử thù Anh-Mỹ gặp nhau, nên đã có nhiều rắc rối nhưng nhờ vậy, lại thu hút được mọi người tới tham dự.

- TVH lần 5 vào năm 1912 tại Stockholm ố Thụy Ðiển, được đánh giá là thành công và hoàn mỹ, nhờ tài tổ chức của nước chủ nhà. Lần này cũng xảy ra xung đột giữa hai đội Liên Xô và Phần Lan, vì nước này từ năm 1809 bị Nga cưỡng chiếm và đô hộ.
  
- TVH lần 6 năm 1916 bị bỏ vì thế chiến thứ 1(1914-1918)
  
- TVH lần 7 năm 1920 tại Antwerp ố Bỉ , do ảnh hưởng của chiến tranh, nên buồn bã và thưa vắng. Với các nước Ðồng Minh thắng trận, kể cả Hoa Kỳ cũng mệt mỏi. Riêng các nước bại trận trong trục như Phổ (Ðức), Hung, Bảo Gia Lợi và Thổ Nhỉ Kỳ không được mời tham dự. Ðặc biệt là Liên Xô cũng không cho bén mãn đến, nguyên do là nước này đang bị nhân loại nguyền rủa, là đã xuất cảng ‘ chủ nghĩa sát nhân, vô thần ‘ để tiêu diệt thế giới. Sự kiện nhục nhã này kéo dài tới năm 1952, Liên Xô mới được Thế Vận Hội cho phép tham dự trở lại.

            Tuy nhiên, trong kỳ thế vận 1920, có một biến cố đặc biệt, đó là sự tham sự thi đấu đông đảo của các nữ lực sĩ. ( nam : 2543 người, nữ : 64 người ) và cũng là lần đầu tiên có một phái đoàn nữ lực sĩ Hoa Kỳ, dự thi môn bơi lội và nhảy cầu. Thật vậy, lần đầu không có nữ, lần 2 năm 1900 chỉ có 11 người dự thi môn golf và quần vợt, lần 3 năm 1904 chỉ có 8 người thi môn bắn cung, lần 4 năm 1908 có 36 nữ thi nhiều môn..
  
- TVH lần 8 tại Paris-Pháp năm 1924 : có nhiều người tham dự hơn, nên được coi là thành công so với những lần trước. Lần này có 44 nước tham dự với 3092 nam nữ lực sĩ và 60.000 khán giả.

- TVH lần 9 tại Amsterdam-Hà Lan năm 1928 : Bùng lên phong trào chống phụ nữ tham dự thi đấu thể thao, nhất là các môn thi điền kinh như chây 800m, cử ta. Dù vậy, năm đó 290 nữ lực sĩ và 2724 nam. Tuy nhiên phụ nữ bị cấm thi môn chạy 800 m, cho tới TVH 1960 mới được thi trở lại.

- TVH lần 10 tại Los Angeles-Hoa Kỳ năm 1932, xem như là thất bại vì thế giới kể cả Mỹ đang điêu đứng trong cuôc suy thoái kinh tế năm 1932. Trong kỳ này có 1281 nam và 127 lực sĩ của 37 quốc gia tham dự.

- TVH lần 11 tại Berlin ố Ðức năm 1936 : Vì thấy Hitler có âm mưu tuyên truyền chủ nghĩa phát xít hơn là phát huy tinh thần thể thao, nên các nước đòi tẩy chay. Cuối cùng thấy Mỹ gửi 384 lực sĩ tới thi đấu, nên các nước khác cũng hùa theo. Trong kỳ thế vận này, nhờ những phát minh tiến bộ kỹ thuật ngành vô tuyến, nên thông tin thế vận đưộc quảng bá nhanh chóng khắp năm châu. Kết quả Ðức đoạt nhiều huy chương nhất, Mỷ đứng nhì .

- TVH lần 12 năm 1940 và TVH lần 13 năm 1944 bị bãi bỏ vì Thế chiến 2 (1939-1945).
  
- TVH lần 14 năm 1948 tại Luân Ðôn- Anh quốc : Diễn ra trong cảnh điêu tàn sau cuộc chiến, nhà cửa phưởng phố cầu cống còn nguyên vết bom đạn. Do thiếu ngân sách, nên chính phủ phải mượn trại lính Anh, để làm làng thế vận. Tuy nhiên do ăn mừng chiến tranh đã chấm dứt, kỳ này lại có rất nhiều người tham dự.

- TVH lần 15 năm 1952 tại Helsinki- Phần Lan : kỳ này có phái đoàn Liên Xô tham dự nhưng chỉ được xếp hạng 7, còn đoàn Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về số huy chương đạt được.

- TVH lần 16 năm 1956 tại Melbourne-Úc, bắt đầu cuộc chạy đua của Hoa Kỳ và Liên Xô, để dành tiếng vang nhưng Mỹ thì giàu vô tận, còn Nga thì chỉ mượn đầu heo nấu cháo, cho nên kết quả năm 1990 đã cạn nguồn và sụp đổ, đó là chuyện đời biết đâu mà mò. Trong kỳ này, phái đoàn Liên Xô đứng 1, Mỹ hạng nhì.

- TVH lần 17 năm 1960 tại La Mã-Ý Ðại Lợi : Ðược mọi người ngợi khen vì lịch sự, đẹp và thánh thiện. Dịp này, hãng truyền hình CBS của Hoa Kỳ đã chính thức trở thành vua truyền thông, khi từng giờ phút đem hình ảnh các trận thi đấu tại vận động trường, quảng bá khăp năm châu. Riêng truyền hình Eurovision chỉ phát hình tới các nước Âu Châu mà thôi.

- TVH lần 18 năm 1964 tại Tokyo-Nhật Bản : Ðể thu hút thế giới, chính phủ Nhật đã tiêu hơn 3 tỷ mỷ kim. Ðiều này cho thấy nhờ Mỹ giúp đỡ tận tình, nước Nhật đã phục hồi mọi mặt đáng kính nể.

- TVH lần 19 năm 1968 tại Mexico : trong lúc tại Miền Nam, Việt Cộng lợi dụng ngày tết thiêng liêng để tắm máu đồng bào vô tội, nhất là ở Huế chôn người tập thể, thì mấy ngày trước khi có TVH, chính phủ Mễ Tây Cơ cũng cho quân đội tàn sát người nghèo, biểu tình vì bị cúp trợ cấp, để lấy tiền lo đại hội thể thao. Rồi khi bế mạc, Mỹ đen và Mỹ trắng lại đánh nhau trước khán đài khi nhận huy chương.

- TVH lần 20 tại Munich-Tây Ðức : Lần này lại đổ máu ngay trong làng thế vận. Vào ngày thứ 11, một toán đạc công 8 người Palestine, xông vào khu dành riêng cho Do Thái, bắt đi 9 lực sĩ. Và lấy đó làm áp lực bắt chính phủ nước này phải thả hết các tù binh của nhóm Tháng Tư Ðen. Giữa lúc còn đô co, thì chính phủ Tây Ðức đã hốt trọn ổ . Kết quả, 9 con tin Do Thái chết rụi cùng với tên khủng bố Palestine. Có điều đến nay, không ai biết là các lực sĩ Do Thái lúc đó, do ai giết ?

- TVH lần 21 năm 1976 tại Montréal-Gia Nã Ðại : Là một thất bại ê chề về tài chánh, nguyên do vì muốn giữ an ninh trong những ngày đại hội, chính phủ đã bỏ hơn 100 triệu mỹ kim để lo gìn giữ với hơn 16,000 người gồm nhân viên, cảnh sát kể cả quân đội. Tiếp đó là vụ đại hội bị 24 nước Phi Châu tẩy chay, nguyên do họ đòi trục xuất Tân Tây Lan ra khỏi Thế vận Hội, vì nước này đã giao lưu thể thao với Nam Phi, là quốc gia đang bị thế giới trừng phạt vì chính sách kỳ thị chủng tộc. Do làm ăn lỗ lã trên, tới nay thành phố Montréal vẫn chưa trả xong món nợ 1,5 tỷ rưỡi đô la năm nào. Nam Phi đã bị Ủy Ban TVH cấm cửa từ năm 1948.

-TVH lần thứ 22 tại Mạc Tư Khoa-Liên Xô năm 1980 : Coi nhu thất bại hoàn toàn vì bị 61 nước tẩy chay, vì lúc đó nước này đang xâm lăng A Phú Hãn. Do một mình một chợ, nên hầu hết huy chương đều giao cho người Nga vì không ai tranh dành.

- TVH lần 23 tại Los Angeles-Hoa Kỳ năm 1984 : Dù bị LX và 13 đàn em trả đũa, nhưng kỳ này nhờ giao khoán cho tư bản tổ chức, nên TVH đã lời được 225 triệu,đô la, còn hãng truyền hình ABC Mỹ thì thu được 435 triệu tiền quảng cáo.

- TVH lần 24 tại Hán Thành-Nam Hàn năm 1988 : Kỳ này ngoài các thành tích thể thao đạt được, chương trình còn lồng thêm tiết mục quảng cáo thời trang, bởi nữ lực sỉ Florence Griffith Joyner, với ba huy chương vàng về môn chạy bộ 100m, 200m và 400m, qua những bộ quần áo được thiết kế lạ mắt, cùng 10 ngón tay dài nhọn sơn đủ màu sắc sặc sở. Nhưng kỳ này cũng có chuyện đáng buồn, là nam lực sĩ cử tạ Ben Johnson của Canada, bị đòi lại huy chương vàng môn chạy bộ 100 m, vì sử dụng Doping ‘ thuốc kích thích’. Ngoài ra còn có 9 lực sĩ môn cử tạ, cũng dính và bị đuổi về nước.

- TVH lần 25 tai Barcelone-Tây Ban Nha năm 1992 : Ðánh dấu sự hốt bạc của các thành phố được giấy phép tổ chức. Ðại hội thể thao kỳ này, có nhiều nét đặc biệt, đó là sự đế quốc Liên Xô đã tan rã nhưng tại TVH, 15 nước Cộng Hòa và Nga vẫn thi đấu chung dưới ngọn cờ thể thao. Nam Phi được phép thi đấu vì đã từ bỏ chế độ kỳ thị chủng tộc. Riêng Ðức giờ đã thống nhất, nên chỉ có một phái đoàn và đoàn lưc sĩ nam nữ Trung Cộng, bắt đầu vào sân chơi của nhà giàu, thay Nga quăng tiền ra cửa sổ.. để chuẩn bị sập tiệm.

- TVH lần thứ 26 tại Atlanta-Hoa Kỳ năm 1996 : Ðánh dấu 100 năm tổ chức thi dấu thể thao. Năm 1896, lần thứ 1 tổ chức tại Athens chỉ tốn 475.000 mỹ kim, thì năm 1996 mất 1,7 tỷ đô la. Ðại hội diễn ra trong 17 ngày, có 15.000 lực sĩ của 197 nước tham dự, với 2 triệu khán giả có mặt tại chỗ và 3,5 tỉ người theo dõi trên truyền hình. Ðại Hội đã sử dụng 40.000 công nhân mọi ngành, đem phúc lợi cho thành phố Atlanta 4 tỷ đô la , từ mọi nguồn thu nhập. Trong kỳ này, nhiều nước Á , Phi dành được nhiều huy chương vàng như Syrie, Burandi, Iran, Nam Hàn,Bắc Cao, Nhật Bản, Trung Cộng. Tệ nhất là Ấn Ðộ, chỉ có 1 huy chương đồng về quần vợt nam và là huy chương duy nhất trong 100 năm thế vận hội. Các nước Costa Rica, Ecuador cũng chiếm được huy chương và dĩ nhiên, với một lực lượng hùng hậu, hơn 700 lực sĩ, Hoa Kỳ đã đứng đầu về số huy chương , thứ 2 là Nga, thứ 3 là Ðức , Trung Cộng đứng thứ 4, Nam Hàn thứ 10 và Nhật Bổn thứ 14.

-TVH lần thứ 27 tại Sydney-Úc Ðại Lợi năm 2000 : Khai mạc tối 15-9 trước hằng trăm ngàn khán giả có mặt , nữ lực sĩ thổ dân Úc là Cathy Freeman, vô địch thế giới về môn chạy bộ nữ, đã châm ngọn lửa thiêng mang về từ đỉnh Olympic-Hy Lạp vào đài lửa tại vận động trường. Kỳ này có 198 quốc gia tham dự với 12.500 nam nữ lực sĩ và 6000 nhà báo. Tất cả thi đấu trong 16 ngày với 28 môn thể thao và phái đoàn lực sĩ Hoa Kỳ vẫn chiếm được nhiều huy chương nhất.
  
3 - NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ THẾ VẬN ÍT NGƯÒI BIẾT :
  
+ THẾ VẬN HỘI LÀ SÂN CHƠI CỦA NGƯỜI GIÀU :

            Theo những bật mí động trời từ Los Angeles Times và Industry Magazine năm 2000, thì kể từ ngày Thế Vận Hội được vực dậy tại vân động trường Athens năm 1896 bởi Nam tước người Pháp là Coubertin tới nay, thì ý nghĩa ban đầu của nó, càng lúc càng lu mờ : nguyên nhân cũng chỉ vì TIỀN và có bàn tay của người giàu chen vào. Cũng nhờ những tiết lộ này, ta biết được sự Ủy Ban Thế vận Hội (IOC) hằng năm đều có tài trợ cho tất cả các nước hội viên (có Việt Cộng Xã Nghĩa), dù giàu hay nghèo, số tiền từ 40.000-90.000 đô la, để dành cho sự phát huy bộ môn thể thao. Riêng các lực sĩ tham dự Thế vận Hội, năm 1996 được phát mỗi người 800 đô la. Năm 2000 tăng lên 1200/1 người, dĩ nhiên những nước có đông người tham dự như Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nga.. thì ôm nhiều bạc hơn. Riêng tại Xã nghĩa VC, không biết số tiền trợ cấp của Uỷ Ban TVH có được dùng để lo cho chuyện thể thao hay không ? còn các nam nữ lực sĩ tham dự TVH có nhận đủ tiền theo tiêu chuẩn quốc tế ? hay , chuyên đó biết đâu mà mò.

            Nhiều năm qua, cái được gọi là Uỷ Ban Thế vận Hội (IOC) bị lắm tai tiếng và phản đối từ mọi phía. Họ cho là những người nắm quyền quá già nua, phe nhóm, kỳ thị nam nữ và nhất là chỉ nhắm mắt chạy theo những người giàu. Ðiều này cũng chẳng có gì ngạc nhiên, vì đây là một tổ chức quyền lực và giàu có nhất thế giới, qua lợi nhuận có từ những hợp đồng béo bở với các nhà tài trợ, doanh nghiệp và nhất là giới truyền thông. Tóm lại Uỷ Ban TVH ngày nay không phải đơn thuần là một tổ chức để phát huy tinh thần thể thao, mà là một Siêu Công Ty Liên Quốc giàu sụ, cho nên những người trong cuộc, không ai muốn làm mích lòng những ông hủ nhà giàu.

            Một phát hiên mới của báo chí, đã làm đau lòng những lực sĩ, khi tại những bức vách đá cẩm thạch trong bảo tàng viện, dành vinh danh những nam nữ lực sĩ, thì Uỷ Ban lại dành những chỗ trang trọng và sáng sủa nhất để ca tụng hơn 50 công ty, đã tặng cho họ tiền triệu như NBC, Samsung, Coca-Cola.. Mức thu nhập hiện thời của Uỷ Ban TVH, theo báo chí , hơn 900 triệu đô la/1 năm và đây cũng là những bí mật tuyệt đối, người ngoài khó lòng biết tới, dù năm 2000, một phóng viên của tờ Los Angeles Times được cho coi, theo yêu cầu. Dĩ nhiên Hoa Kỳ và các công ty của họ, đã được chia ngọt xẻ bùi, thì cứ ngậm miệng hưởng lợi, báo chí có phanh phui, chẳng qua cũng là màn lấy giải thưa che mắt thánh, nhằm nhò gì.

            Nói chung, cách đây hơn thế kỷ, người ta chưa hề nghĩ tới chuyện lợi nhuận trong lãnh vực thể thao. Bằng chứng là đài BBC Luân Ðôn, chỉ trả cho Uỷ Ban Thế Vận có 3000 đo la, để dược quyền tường thuật suốt mùa thi đấu. Món tiền tuy tượng trung nhưng cũng là căn bản về một khái niêm bản quyền của truyền hình. Chính Peter Ueberoth, một thương gia người Mỹ tại California, đã đặt viên đá đầu tiên, kinh doanh Thế vận Hội năm 1984 tại Los Angeles, bằng hình thức ‘ Bán Bản Quyền Truyền Hình’ , cũng như kéo theo ‘ Quảng Cáo’ bám theo truyền hình, qua chương trình Thế Vận Hội. Ðây cũng là một cơ hội đổi đời qua thể thao. Sự đăng quang của các nam nữ lực sĩ trúng tuyển, sẽ là con dường giàu sang tuyệt đỉnh. Cho nên muốn vậy, phải có tiền, có phương tiện , để đạt tới mức tài nghệ thượng thừa, một điều không bao giờ giới nghèo làm được kể cả Mỹ, trừ phi có thánh tích.

            Tại Hoa Kỳ, muốn vào Ðại Học không phải là chuyện dễ, vì lệ phí rất cao. Ta thấy trong đoàn nam nữ lực sĩ Hoa Kỳ, về môn điền kinh , chạy bộ, nhảy xa, các đội bóng rổ, bóng chuyền, đa số là các lực sĩ da đen. Họ là những người gặp được thánh tích, đi vào đại học , qua cửa thể thao, như là một phép lạ trong xã hội tiền .
  
 KHÔNG CÒN CHỖ ÐỨNG CHO NHỮNG TÊN CÔN ÐỒ :

            Càng ngày, mọi người càng mến mộ những ngôi sao thể thao lịch sự và thánh thiện. Những quảng cáo gọi là ‘ Fair Play ‘ nay đã vào bóng tối, thời thượng . Nắm được thời cơ và tâm lý người tiêu thụ, các công ty luôn mời gọi những tài danh thể thao gương mẫu, giúp họ quảng cáo sản phẩm của mình.

            Tháng 12-1996, tuần báo Forbe của Mỹ, đã tiên phong đem những thói hư tật xấu của một số cao thủ thể thao Hoa Kỳ, lên diễn đàn mổ xẻ Nhà báo đã dựa vào quảng cáo của hãng giày Vila, trên truyền hình, để mở hồ sơ của Laimbeer, một tên côn đồ nổi tiếng , trong giới bóng rổ Mỹ : ‘ đánh người bằng cùi chỏ, đá móc lén, chưởi nhiếc trọng tài và hành hung nhà báo, hãng truyền hình.. ’ ’ Tóm lại nhờ tất cả những thói hư xấu đó, mà bấy lâu nay đượng sự hốt bạc qua quảng cáo, truyền hình. Từ năm 1996, ‘ Fiar Play’ đã trở thành mốt thời thượng trong giới thể thao, vì nhờ nó mà người ta hốt bạc. Nhưng chuyện gì cũng phải kết thúc, huống là chuyện xấu, dù ở Mỹ. Cho nên sau đó, tự nhiên những cao thủ như Dennis Rodman , Charles Barkley.. những kẻ nổi tiếng chơi xấu trong nghề bóng rổ Mỹ, cũng bị chìm xuống đồng thời với Michael Jordan và nhất là O.J.Simpson, qua nghi án ‘ giết vợ’. Rồi thì Kodak và Pepsi cũng xấu hổ lây, khi họ trót lỡ chọn thần tượng ‘ Mike Tyson’ chuyên gia đánh vợ, hiếp dâm và cắn tai đối thủ tại võ đài.

            Tóm lại nước Mỹ dù gì chăng nửa cũng là một siêu cường, người Mỹ lịch sự và dân chủ, cho nên không có một lý do gì dung túng bọn côn đồ, đã và đang múa may quay cuồng làm ứa gan thiên hạ, tại bất cứ một lãnh vực nào kể cả báo chí, ca nhạc.

            Thế Vận Hội lần thứ 28, đã chính thức khai mạc vào lúc 17 giờ 45 giờ quốc tế, ngày 13-8-2004 tại Thủ Ðô Athens của Hy Lạp. Năm nay có 202 nước tham dự với 10.000 nam nữ lực sĩ. Ngọn lửa thiêng từ Olympia, sau khi diễn hành khắp ngủ đại châu, đã trở lại vận động trường. Ðặc biệt trong ngày khai mạc, trên hàng ghế danh dự, có gia đình Thủ Tứớng Anh Tony Blair và Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ G.Bush cùng với công chúa Anh Anne. Mặt khác, chuyện liên quan tới TVH cũng vừa được đài BBC Luân Ðôn phanh phui rằng là, Ủy Ban TVH tham nhũng, bán phiếu cho quốc gia mình (Anh), được tổ chức TVH năm 2012 tại Luân Ðôn. Ngoài ra, trong thời gian giao đấu , nhiều lực sĩ vì sử dụng thuốc kích thích, đã bị lấy lại huy chương vàng và đuổi về nước như Robert Fazeka của Hung và Irina Kornhanenko của Nga. Tóm lại, Hoa Kỳ vẫn dẫn dầu với 88 huy chương đủ loại, Nga thứ hai (68) và Trung Cộng thứ 3 (57).
  
4 - THẾ VẬN HỘI BẮC KINH 2008 : SỰ NHỤC NHÃ CỦA TÀU ÐỎ TRƯỚC CÔNG LUẬN THẾ GIỚI QUA VIỆC XÂM LĂNG KHỦNG BỐ TÂY TẠNG :

            Một biến cố lớn đã xảy ra vào ngày 10-3-2008 tại Tây Tạng và những vùng đất khắp thế giới có người Tây Tạng tị nạn CS, đã không ngớt lôi cuốn sự chú ý của năm châu, khi dân tộc này bị Tàu đỏ đàn áp bắn giết dã man tại thủ đô Lhasa và các tỉnh khắp Hoa lục có người Tạng cư ngụ. Nhân dịp này báo chí Trung Cộng cũng tấn công Ðức Ðạt Ma Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần và thế tục của người Tạng hiện nay, vì cho rằng chính Ngài đã tổ chức các cuộc bạo động khắp nơi, với mục đích phá hoại Thế Vận Hội  tại Bắc Kinh vào ngày 8-8-2008.

            Vào ngày 24-3-2008, Trung Cộng và Ủy ban Thế vận Olympic đã tổ chức buổi lễ rước đuốc thế vận lần thứ 25, sẽ khai mạc vào tháng 8-2008 tại Bắc Kinh. Nhưng buổi lễ trên đã bị nhiều người xâm nhập được vào bên trong vận động trường Olympic (Hy Lạp) , phản đối tẩy chay trước đám đông quan khách có mặt tại chổ, qua việc trương một tấm vải đen có vẽ hình 5 chếc còng số 8 kết hợp như 5 vòng tròn biểu tượng của TVH. Mặc dù người trương bản đen đó đã bị cảnh sát Hy Lạp bắt giự, nhưng hành động can đảm trên đã làm cho Trung Cộng mất mặt với thế giới vì tin tức được các đài TV loan tải rộng rãi, kể cả tại Hoa Lục.

            Cũng tại đây, còn có hơn 100 người ủng hộ cuộc đấu tranh đòi độc lập của Tây Tạng. Họ mặc áo thun trắng kẻ nhiều hàng chữ chống Tàu đỏ. Còn các sinh viên Tây Tạng thì bằng đủ mọi cách ngăn chận cuộc rước đuốc trong thành phố Olympic. để chuyển về Bắc Kinh vào ngày 31-3-2008 . Ðuốc này dự trù sẽ đi qua 21 thành phố khắp thế giới, trong số này có Sài Gòn vào ngày 29-4-2008.

            Ðuốc và Ðại Hội Thế Vận chưa thành hình nhưng hầu như khắp nơi đều lên tiếng chóng đối kẻ sát nhân, tên đế quốc đỏ bạo tan dã man của thế kỷ XXI. Trong khi đó nhiều vị nguyên thủ quốc gia khắp các nơi trên thế giới cũng đã lên tiếng phản đối tẩy chay như Ðức, Slovakhia, Czech. Còn Tổng thống Pháp thì đang xét lại.. Nhưng dữ dội nhất vẫn là người Úc đã vô cùng căm phẩn trước hành động ngang ngược thiếu lễ độ, khi Tàu đòi đem quân vào Canberra ngày 24-4-2008 để báo vệ ngọn đuốc máu của chúng đi ngang qua đây.

            Tình hình trước mắt và sự chống đối càng lúc càng dữ dội của Tây Tạng, Tân Cương cũng như người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới, đã làm cho Trung Công mất mặt và mất ăn mất ngủ. Ðây là bài học lịch sử của nhân loại từng dành cho các đế quốc thực dân mọi thời. Người Tàu cũng đã từng là nạn nhân của các đế quốc da trắng, Nhật.. cớ sao không lấy đó làm bài học xử thế, lại cố tình đi vào ngỏ cụt, để tự mình chuốc lấy sự tan vở trong tương lai như Sô Viết đã hứng chịu vào cuối thế kỷ XX.
  
            Cũng liên quan tới TVH, từ năm 1980 Việt Cộng đã tham gia thế vận hội, nguyên do , chắc là để nhận tiền trợ cấp của Uỷ Ban Thế vận Hội, cũng như tiền chi phí cho các lực sĩ . Năm 1996 tại TVH Atlanta-HoaKỳ, có 6 lực sĩ tham dự. Năm 2004, VC cho đi đông hơn, có 26 lực sĩ và 10 huấn luyện viên. Dĩ nhiên ai cũng muốn cho quốc gia mình thắng cuộc, để vinh dự lây nhưng với VC thì mục đích không phải là vậy. Hảy nghe nữ lực sĩ Vũ Bích Hương, người tham dự TVH 1996 tâm sự ‘ dù mang tiếng là thi đấu, nhưng khoảng cách tài nghệ quá xa, chúng tôi tới để có mặt và học kinh nghiêm’

            Thì ra phái đoàn thể thao của VN đến vận động trường quốc tế, mục đích chỉ để khoe LA’CỜ MÁU’ với thiên hạ năm châu, nhưng cờ VC và cờ Trung Cộng đâu có khác nhau mấy, làm như vậy, chắc để chứng tỏ rằng VN giờ chỉ là một tỉnh của người Tàu. Những điều trông thấy càng đau đớn hồn -/-

  
TÀI LIỆU THAM KHẢO :

- Tin tức từ tuần báo Forture

- VOA news và Người Việt

- BBC Worldwide

- Réponse à Tout

- Los Angeles Timse

- The Industry Standart Magazine

  
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 12-2013 
MƯỜNG GIANG
  

*************************************

Sự sợ hãi và niềm vui

  
Hồ Phú Bông (Danlambao) - Ngày 28/11/2013 Quốc Hội của đảng CSVN thông qua bản Hiến Pháp 2013 và có hiệu lực kể từ 1/1/2014 từ văn bản Hiến pháp 1992 sửa đổi, là điều không lạ, vì trước khi họ nhóm họp để thông qua thì báo chí Lề Trái đã nói rất nhiều rồi! Nhưng có một điều lạ, không mấy ai tiên đoán nỗi, là con số phiếu nhấn nút thông qua gần như tuyệt đối, 486/488 thuận, chỉ có 2 đại biểu không nhấn nút thông qua, chứ không phải nhấn nút chống!

Thử nhìn tất cả các nước có thể chế bầu bán ở Quốc Hội trên thế giới sẽ nhận ra tính bất thường của Quốc Hội đảng viên đảng CSVN! Mà sự thật khi gọi “Quốc Hội đảng viên đảng CSVN” là chính xác, vì trong Quốc Hội có hơn 90% là đảng viên do “đảng cử dân bầu”, cho nên tự nó phải khác biệt với danh xưng Quốc Hội thông thường của các nước dân chủ văn minh!

Vậy con số “nhất trí” thông qua Bản Dự thảo Hiến pháp (DTHP) vừa rồi nói lên điều gì?

Năm trước, ngay cả trong số chỉ có 12 ông/bà nắm chóp bu quyền lực ở Bộ Chính Trị cũng đã bất nhất về tư cách và tài cán lãnh đạo của ông Thủ Tướng nên mới đem ra Đại hội Trung ương Đảng 16 để giải quyết và chỉ một ngày sau khi kết thúc đại hội đó thì tên “Đồng chí X” được ông Chủ tịch nước lấn cấn cho chào đời(!) trái ngược hẳn với 488 đại biểu của cái gọi là Quốc Hội mà lại “nhất trí” thông qua bản Hiến Pháp 2013 thì tự nó đã cho thấy sự khuất tất rất lớn tiềm ẩn đàng sau hậu trường chính trị VN.

Đã gọi là “Quốc Hội nhóm họp để thông qua Bản Dự thảo HP” mà gần đến ngày bàn cãi nội dung chính, đúng như lịch trình ấn định tại diễn đàn, bỗng dưng bị cắt ngang, rút ngắn 1 ngày, thay vào đó là “đại biểu tự viết tay để góp ý”. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch QH, cũng không buồn giải thích được lý do gì quan trọng đến nỗi phải cắt ngang phần thảo luận công khai trong một văn bản cốt lõi của luật pháp như vậy! Trong khi đó Quốc Hội đã bàn cãi về rất nhiều vấn đề khác, khá rôm rả, nên dư luận đang chờ đợi đến phần bàn cãi chính về những điều quan trọng nhất của bản DTHP. Đó là Điều 4 dành đặc quyền lãnh đạo duy nhất cho đảng CSVN. Đó là kinh tế nhà nước vẫn do kinh tế quốc doanh chủ đạo. Đó là quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng. Đó là luật đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân!

Nếu thảo luận công khai tại diễn đàn thì cho dù là đảng-viên-đại-biểu nhưng khi bị/được trực tiếp truyền hình thì hình ảnh, tên tuổi của từng cá nhân đồng ý thông qua/chống thông qua cũng sẽ ghi lại được ấn tượng trong công luận. Hình ảnh đó sẽ tồn tại với niềm hãnh diện hay hệ lụy đến gia phả cho con cháu họ sau nầy. Vì thể diện cá nhân, vì giòng tộc, vì danh dự riêng trước lịch sử nên có thể trong phút giây đó họ vượt qua được nỗi sợ hãi thâm căn cố đế về “tấm thẻ đảng” để công khai đứng về phía dân tộc! Nếu thế thì chắc chắn nghị trường sẽ biến động, vượt hẳn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan đầu não của “đảng ta”!

“Đảng ta” sợ hãi biến cố đó xảy ra nên phải cắt ngang ngày thảo luận chính!

Thì ra chính “đảng ta” không yên tâm về lòng trung thành của đảng viên trong giờ phút chót khi họ phải đối diện với lịch sử! Và “đảng ta” đã hiểu tâm trạng một số đảng viên bị đảng dùng quyền lực vô hình để cưỡng ép họ nhấn nút thông qua HP!

Sự thật đó cho thấy giữa đảng và đảng viên vẫn nghi ngờ nhau, dè chừng nhau, sợ hãi lẫn nhau! Cho nên con số “nhất trí” thông qua HP không phải là con số “đoàn kết nội bộ đảng” mà thực ra chỉ là con số bị ám ảnh bởi bóng ma của quyền lực vô hình! Điều nầy chỉ xảy ra ở những trường hợp con người tự biết mình đang làm những việc trái với đạo lý và lương tâm!

Về phần trách nhiệm thì ngay cả ông Thủ tướng, cho dẫu đã chai lỳ, nhưng cũng còn ngại công khai trước công luận huống chi đại biểu?

Điển hình là hôm 21/11/2013 ông cũng tránh né trực tiếp trả lời câu hỏi về thành tích của chính phủ chống “giặc nội xâm” tham nhũng, “đã cắt được bao nhiêu ung nhọt” với lý do là “hết giờ”(?) Rồi hẹn sẽ trả lời bằng văn bản! Chuyện trực tiếp tại diễn đàn khác hẳn với trả lời trên văn bản vì khi đối thoại thì giữa người hỏi và người trả lời sẽ nảy ra rất nhiều vấn đề bất cập, khó ai lường hết trước được, nên sự thật về hậu trường chính trị có thể qua đó sẽ bị phanh phui! Thí dụ như trước kia ông Thủ tướng đã rơi vào thế bí khi bị hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ và “văn hóa từ chức”! Ông đã trả lời là ông không xin chức xin quyền mà chỉ thi hành mệnh lệnh được đảng giao!

Điều nầy nói lên thực chất về những người có quyền lực cao nhất của chế độ: Họ hoàn toàn vô trách nhiệm với đất nước và dân tộc!

Thực chất của cái gọi là “trả lời chất vấn” của Quốc Hội đảng CSVN chỉ có vậy!

Từ những người có chức vụ cao nhất trong chế độ đến cái được gọi là đại biểu chẳng ai dám nhận lãnh trách nhiệm cá nhân về mọi hậu quả việc họ đã gây ra!

Những lãnh đạo chóp bu trong đảng cũng không khác!

Tất cả đều nhập nhằng, hỗ lốn và đổ cho nhau, cho “thể chế”, cho “đất nước mình nó vậy”! Họ là một tập thể dựa dẫm vào nhau, lợi dụng lẫn nhau!

Với vẻ bên ngoài thì họ có đầy quyền lực và tranh nhau lợi lộc nhưng thực chất bên trong là nỗi sợ hãi câm nín, ám ảnh triền miên! Nỗi sợ hãi sẽ bị đối chứng trước lịch sử trong tương lai.

Nỗi sợ hãi rơi vào thân phận như vợ chồng Chủ tịch Nicolae Ceausescue, là kết quả cuộc cách mạng thoát vòng xiềng xích CS của dân tộc Romania!

Sự sợ hãi nầy đang bao trùm xã hội. Cho nên mỗi lãnh đạo tự nhốt mình trong tù ngục riêng của sợ hãi. Và chỉ những ai có can đảm tự vượt thoát ra khỏi nhà tù đó mới òa vỡ trước ánh sáng văn minh của thời đại, trước dòng chảy của lịch sử nhân loại, mới choáng ngợp được niềm vui của Tự Do.

Mới tìm lại được bản chất thật của con người là Tự Do!

Trước kia có quý ông Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang (vừa mới qua đời). Có và có rất nhiều người đang sống, đang âm thầm hay công khai đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước ra khỏi họa cộng sản mà không thể kể ra hết!

Mới nhất, đáng vui mừng nhất là luật gia Lê Hiếu Đằng! Ông đã tự thoát ra khỏi cánh cửa của tù ngục mà chính ông tự giam hãm 40 năm qua với biết bao nhiêu tâm huyết và trăn trở, đặc biệt từ sau 1975, khi đối mặt với sự thật là Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là công cụ để đảng CSVN chiếm được miền Nam, rồi loại bỏ!

Đảng CSVN không chỉ đánh lừa riêng MTGPMN của ông mà đã đánh lừa toàn dân tộc!

Chỉ với 92 chữ viết tay cùng với chữ ký, ông Lê Hiếu Đằng đã tự cởi được trói sau 40 năm dài tự giam hãm để nếm lại niềm vui của Tự Do!

TUYÊN BỐ

Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:

ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.

Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.

Ngày 04.12.2013

Lê hiếu Đằng

Giữa sợ hãi và niềm vui tự do chỉ trong gang tấc! Ông Lê Hiếu Đằng đang là hiện tượng mới nhất cho những đảng viên còn sợ hãi!

Quay đầu lại là bờ! Là hạnh phúc, là niềm vui không chỉ riêng cho cá nhân và gia đình cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, mà cho cả Dân Tộc!

Xin được chúc mừng ông Lê Hiếu Đằng vừa tìm lại được những gì tưởng đã mất!

(Dec 5th, 2013)

Hồ Phú Bông

danlambaovn

*****************************

Nhân 85 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế - Nhân Quyền: Khát vọng ngàn đời


Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Emmanuel Kant (1724 - 1804), người đã từng có đóng góp lớn vào việc nghiên cứu sự vận hành của Trái đất, sự tồn tại của Đại Thiên hà vũ trụ nằm ngoài Thiên hà chúng ta, lại cũng chính là nhà bác học rất thích nhắc đi nhắc lại câu ngạn ngữ: “Hãy thực hiện công lý đi, cho dù thế giới có tiêu vong”.

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền do Liên Hiệp Quốc công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948 mở đầu rất thống thiết:

“Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền dẫn đến các hành động dã man xúc phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người không còn phải chịu sự khủng bố và sự khốn cùng, được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng là khát vọng cao nhất của con người.

Nhân quyền phải được pháp luật bảo đảm, để mỗi người không còn bị buộc phải - khi không còn cách nào khác - nổi dậy đấu tranh chống lại sự tàn bạo và áp bức”.

Ngày 25-6-1993, hội nghị thế giới về nhân quyền

“Trịnh trọng thông qua Tuyên ngôn Vienna và Chương trình Hành động dưới đây:

Hội nghị thế giới về nhân quyền khẳng định lại cam kết trịnh trọng của tất cả các quốc gia là hoàn thành nghĩa vụ của họ về thúc đẩy sự tôn trọng ở khắp nơi, thực hiện và bảo vệ tất cả các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc cùng các văn kiện khác liên quan tới quyền con người và luật pháp quốc tế...” vv...

Từ 1948 đến nay, sau Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Liên Hiệp Quốc đã ban hành tới 53 công ước và văn bản pháp lý quốc tế liên quan đến lĩnh vực quyền và tự do cơ bản của con người bao gồm các công ước về các quyền chính trị dân sự, công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội... Con người hằng khao khát, nhân loại đã dốc bao nhiêu trí lực nhằm tìm phương cách tốt nhất hiện thực hóa vấn đề quyền con người, nhưng chính Các Mác thì cho rằng nhân quyền tư sản là “quyền con người của chủ nghĩa ích kỷ” là “quyền lợi của thành viên xã hội thị dân”. Ông Lý Quang Diệu thì phỉ báng rằng:

“Vấn đề nhân quyền là mặt trái của đồng bạc trắng châu Á”.

Ông còn võ đoán:

“Người Nga không hề tin một chữ nào trong bản tuyên ngôn mà họ đã ký (tức tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, 1948 - TG). Còn người Trung Quốc thì bấy giờ đang trong tình trạng hỗn loạn cực độ. Họ phải giả vờ ủng hộ nhân quyền và tự do gắn liền với nhân loại để tranh thủ viện trợ của Mỹ và đối phó với sự chống đối của những người cộng sản”.(1)

Ở Việt Nam, nhân quyền được quy kết vào quyền công dân. Điều 50, Hiến pháp Việt Nam 1992 ghi

“Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật”.

Một vấn đề rất thiết thân với con người lại bị chính con người đem ra chế tác, ngụy tạo, phỉ báng! Chẳng trách gì ở một chuồng thú trong thảo cầm viên tại thủ đô Lusaka, nước Zambia có treo tấm biển ghi: “Con vật nguy hiểm nhất thế giới”. Nhìn vào chuồng chẳng thấy gì hết ngoài hình ảnh của chính người đứng xem trong chiếc gương treo ngang mặt người.

Liệu thế giới có những giá trị chung về nhân quyền không? Liệu Việt Nam có nhất quyết phải bảo đảm những giá trị chung đó không?

Người viết bài này vốn chỉ quen khảo sát các trường Địa vật lý mà “ngoại đạo” đối với “các trường nhân văn” nên không hy vọng có thể luận đàm hay lý giải về một vấn đề to lớn như vậy mà chủ yếu muốn trình bày những nhận thức về một khát vọng của nhân loại và mong ước đất nước mình - với hàng triệu sinh linh khi ngã xuống trong suốt nửa thế kỷ qua đã tưởng vọng đến những giá trị cơ bản của nhân quyền thông qua các tiêu chí độc lập, tự do, hạnh phúc - sẽ phải hoàn toàn xứng đáng tận hưởng khát vọng đó.

1. Những ý niệm về Nhân Quyền


Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Thomas Jefferson đã mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bằng sự khẳng định:

“Chúng tôi coi những chân lý sau đây là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có Quyền được sống, Quyền tự do và Quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Có lẽ đây là lần đầu tiên khái niệm quyền con người được chính thức công bố trên văn bản.

Bản tuyên ngôn khẳng định quyền con người là hiển nhiên, vốn có, là không thể xâm phạm. Nó xuất hiện và tồn tại cùng xã hội loài người; không phải vũ đoán hoặc do ý chí áp đặt mà do “tạo hóa” sinh ra. Các triết gia thời cổ đại từng cho rằng các quyền tự nhiên là tài sản của tất cả mọi người. Trước đây 36 thế kỷ, Hammourabi - người sáng lập ra Babylone - quan niệm “Công lý bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh làm hại người yếu”. J.J. Rousseau, mở đầu cuốn “Khế Ước Xã Hội” với lời tuyên bố “Con người sinh ra đã là tự do”.

Trong lịch sử phát triển, quan niệm quyền con người là khả năng bẩm sinh và có tính thực tế đã tạo sức mạnh cho con người vươn tới tự do và bình đẳng. Xã hội chiếm hữu nô lệ rung chuyển và sụp đổ do các cuộc khởi nghĩa nhằm giành lại quyền làm người của những người nô lệ bị chủ nô tước đoạt. Lúc đó ước nguyện cơ bản của quyền con người là quyền tự do chứ chưa có sự thôi thúc giành giật lợi quyền kinh tế. Khi giai cấp tư sản giương ngọn cờ dân chủ, tự do, bình đẳng thì đã tập họp được cả xã hội nhất tề đứng dậy lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến xóa bỏ xã hội thần dân, xác lập xã hội công dân.

Trên cơ sở quan niệm rằng con người là sự trừu tượng hóa của tất cả các thực thể cá nhân; coi con người với tư cách chủ thể của nhân quyền, là các cá nhân đã được trừu tượng hóa và siêu thoát khỏi những ràng buộc của kết cấu chính trị, xã hội như: màu da, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch..., Tuyên ngôn độc lập 1776 nêu rõ quyền con người gồm ba nội dung chủ yếu: quyền sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Các quyền đó bình đẳng đối với từng cá nhân, cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, vị thế xã hội... Bình đẳng là khả năng bẩm sinh của con người. Mỗi con người đều được tạo hóa phú cho các khả năng về cảm xúc, giao tiếp, tư duy và nếu có sự phát triển bình thường về thể chất thì đều có quyền được hưởng các quyền cơ bản của nhân quyền. Sự bất bình đẳng trong các khả năng thụ hưởng quyền con người chẳng qua là do sự phát triển phái sinh, giả tạo gây ra bởi xã hội.

Theo sự phân loại chung thể hiện trong các công ước quốc tế thì nhân quyền bao gồm hai lĩnh vực.

* Thuộc lĩnh vực các quyền dân sự và chính trị gồm có:

1) Quyền được sống và không bị tước đoạt sinh mạng một cách độc đoán.

2) Quyền có an ninh cá nhân, không bị bắt giữ vô cớ hay bị bỏ tù mà không xét xử công minh.

3) Quyền không bị đối xử độc ác và không bị tra tấn kể cả khi bị bỏ tù.

4) Quyền bình đẳng trước pháp luật và không bị áp dụng phép hồi tố bất lợi.

5) Quyền tự do cư trú và đi lại.

6) Quyền sở hữu tài sản.

7) Quyền bất khả xâm phạm đối với đời sống riêng tư, gia đình, nhà “, thư tín.

8) Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm.

9) Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.

10) Quyền tự do lập hội và hội họp.

11) Quyền được khiếu nại, tố cáo bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

12) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

13) Quyền tự do biểu tình.

14) Quyền được tham gia quản lý xã hội (bầu cử, ứng cử...).

* Thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa gồm có:

1) Quyền có việc làm và được hưởng thụ thỏa đáng.

2) Quyền được chăm sóc về y tế.

3) Quyền được hưởng nền giáo dục, trước hết là giáo dục tiểu học miễn phí.

4) Quyền được có nơi cư trú.

5) Quyền được sống đủ cho bản thân và gia đình.

6) Quyền được sống trong môi trường không ô nhiễm, độc hại.

v.v...

Chủ nghĩa nhân bản xuất phát từ nhân tính, coi tự do, bình đẳng, bác ái là thuộc tính con người. Lấy con người làm điểm xuất phát và cũng là đích cuối cùng, là giá trị cao nhất trong mọi giá trị, nhân quyền được xếp cao hơn chủ quyền, nhân quyền không có biên giới quốc gia.

Tuy nhiên chủ nghĩa Mác không thừa nhận con người trừu trượng, con người khái quát, nên cũng không thừa nhận khái niệm nhân quyền trên. Mác từng nói:

“Con người quyết không phải là cái trừu tượng bám đậu ngoài thế giới. Con người chính là thế giới của con người, chính là quốc gia, xã hội”.

Những người xuất phát từ chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ xem nhân quyền là quyền lợi của con người với tư cách là thành viên xã hội, do đó, nhân quyền mà họ được hưởng dù nói về tính chất, nội dung, hình thức cùng những bảo đảm về tư pháp đều do chế độ xã hội quyết định. Họ cho rằng nhân quyền chỉ là sự giới định và thừa nhận xã hội mà con người giành được với tư cách là sự vật tồn tại trong xã hội. Sự thừa nhận và giới định này biểu hiện ở tư cách là người tham dự giao lưu xã hội. Có hay không có tư cách này tức là có hay không có quyền lợi; tư cách bằng nào thì quyền lợi bằng nấy.

Trong khi Jan Martenson, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về quyền con người đã khẳng định:

“Trong nhân quyền không có công dân hạng hai, và không có ai sinh ra để phải ngồi đằng sau cỗ xe nhân quyền” (2)

Thì thậm chí có nhà lý luận Trung Quốc còn coi:

“Nhân quyền trước hết là nhân quyền của một giai cấp nhất định, có tính giai cấp rất rõ rệt. Ban đầu sự nảy sinh nhân quyền có cùng một quá trình lịch sử với sự sản sinh giai cấp....

Sự thừa nhận của xã hội đối với người nào đó, trước hết phải coi người đó là thành viên của giai cấp nào.... Nhân quyền của giai cấp thống trị là sự hạn chế đối với giai cấp bị trị... Cho dù ngay trong nội bộ một giai cấp, nhân quyền của mỗi người đều là sự hạn chế đối với mọi người có quan hệ giao lưu với người đó...” (3)

Những lý luận kiểu ấy dễ dàng trở thành nền tảng, thiết lập nên “cái nhân quyền” của giai cấp công nhân phải khác, và tất nhiên là hơn, nhân quyền của giai cấp nông dân, của tầng lớp trí thức. “Cái nhân quyền” của những người cộng sản phải là một đặc quyền. “Cái nhân quyền” của Pol Pot cho phép ông ta tàn sát hàng triệu đồng bào mình! “Cái nhân quyền” của Stalin trao sứ mệnh cho người ấy đày đọa, giết hại hàng vạn đồng chí mình! Thật là kinh khủng!!!

Ngay từ thời cổ đại người ta đã biết quan tâm đến quyền con người. Thị dân ở một số thành phố Ai Cập đã sử dụng các quyền như quyền tự do ngôn luận, quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. Antigone đã nói đến quyền không vâng lời trước Creon. Spartacus đã tuyên bố trước những người nô lệ về quyền chống lại áp bức.

Tiếc rằng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, ở các nước XHCN đã tồn tại phổ biến tinh thần phủ nhận khái niệm quyền con người. Khi cực chẳng đã phải ngồi bàn thảo về một nhu cầu hết sức thiêng liêng và toàn diện này thì người ta lại thường nhấn mạnh sự ưu tiên của các quyền kinh tế - xã hội so với các quyền chính trị và tự do cá nhân. Họ xem các quyền chính trị và tự do cá nhân chỉ là những xa xí phẩm chưa cần thiết hoặc không cần thiết đối với quảng đại quần chúng. Ngay giữa hội nghị nhân quyền Vienna 1993, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Hoa Thu vẫn còn dóng dả:

“Đối với bất kỳ một nước đang phát triển nào, vấn đề phát triển kinh tế là quyền con người quan trọng nhất”.

Phải chăng người ta muốn dìm đầu con người vào cái máng ăn để quên hết mọi thứ khác? Thế rồi cứ vậy, nay họ cho thêm ít khô lạc, mai chút bột cá là phải tung hô đảng muôn năm và Đời đời nhớ ơn lãnh tụ!

Dẫu vậy, việc đề cao quyền kinh tế xã hội chỉ càng làm cho họ càng thêm “hở sườn” cả về lý luận lẫn trong thực tế. Xét về mặt đời sống kinh tế thì các nước XHCN nói chung và Trung Quốc nói riêng đều đã giải quyết rất kém so với các nước Phương Tây.

Còn Việt Nam?

Vì sao cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn là một trong hai mươi nước nghèo nhất thế giới? Cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay đã làm được gì?

Vì sao chúng ta không tập trung sách lược, chiến lược vào để giải quyết “vấn đề phát triển kinh tế là quyền con người quan trọng nhất” như quý vị nêu trên?

Thật ngạc nhiên khi nghe một nhà lý luận biện lý hùng hồn rằng:

“Chỉ có đồ ngốc mới tin rằng: Một người không có một tý gì ngoài cái mồm ra lại có quyền tự do ngôn luận giống như người có điện đài, tivi, báo chí và nhà xuất bản; một người không có một xu đút túi lại có quyền ứng cử ngang với người có thể tiêu hàng triệu, hàng chục triệu đồng để tranh cử; một người lang thang đầu phố lại có quyền bảo đảm an toàn thân thể ngang với người có thể thuê được cả vệ sỹ”. (4)

Làm sao lại có thể lộn sòng giữa nhân và quả, giữa phương tiện và sự thành đạt như vậy được. Cùng một điều kiện ban đầu nhưng ai cũng đã biết, mọi đối tượng khác nhau đều biến hóa khác nhau. Cũng như trong xã hội rồi có người làm thầy, làm thợ, làm vua, làm tôi nhưng Tạo Hóa chí minh, chí công thì chí ít cứ phải “nặn” cho mỗi con người đủ cả đầu mình, tứ chi và năm giác quan đã. Nhân quyền cũng vậy, tất phải có cái chung.

2. Thế giới cần thống nhất hành động vì Nhân Quyền


Vào cuối thiên niên kỷ thứ hai này, thế giới, tự giác và không tự giác, đang xích lại gần nhau bằng tốc độ ánh sáng so với tốc độ máy hơi nước của những năm ra đời bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền 1789. Người ta không chỉ tự giác đập tan bức tường Berlin - một trong những vết nhơ chia rẽ trắng trợn nhất của nhân loại - mà, với sự xuất hiện của mạng Internet, ai đó đều rất khó ngăn chặn một thông điệp ngay tức khắc được truyền đi khắp địa cầu.

Thế giới đang trở nên đầm ấm biết bao khi những kẻ yêu nhau xa nhau vẫn có thể thường xuyên không chỉ nghe được tiếng nói của nhau qua điện thoại mà còn có thể trực tiếp nhìn thấy nhau trên màn hình của máy điện toán cá nhân. Nhưng, thế giới lại cũng đang cùng có những mối lo chung về lỗ thủng của tầng Ozon, về sự lan truyền của căn bệnh thế kỷ AIDS, về tổ chức khủng bố xuyên quốc gia v.v...

Trước thực tế của những yếu tố toàn cầu đó, loài người đang ngày càng ý thức rõ hơn về một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi cá nhân không thể chỉ suy nghĩ về mình, mỗi quốc gia không còn chỉ có thể tự bảo vệ mình mà tất cả cùng phải đặt mình vào cộng đồng chung toàn thế giới. Từ đây, những lợi ích và giá trị chung toàn nhân loại không những đang trở thành hiện thực không thể chối bỏ mà còn có ý nghĩa ưu tiên hàng đầu so với những cái khác.

Sự xuất hiện của những vấn đề toàn cầu động chạm đến lợi ích của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì các quyền của con người bản thân nó vừa chứa đựng những nhu cầu riêng biệt vừa là phản ánh tổng hợp mọi vấn đề toàn cầu. Mặt khác, mỗi vấn đề toàn cầu hoặc có hình thức là một quyền xác định của con người hoặc trở thành đối tượng tác động của chính nó. Các quyền của con người và của các dân tộc đan kết hữu cơ với những vấn đề toàn cầu và những vấn đề toàn cầu cũng làm nảy sinh sự ra đời và vận hành các thiết chế và quy phạm chung tạo điều kiện hình thành các lực lượng chung cùng tham gia giải quyết những vấn đề nhân quyền hướng tới trào lưu tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Nhân quyền cũng đa dạng, cũng phức tạp và bản thân cũng chứa đầy mâu thuẫn như thế giới nhưng lại cũng phải được quan niệm thống nhất như chính bản thân thế giới không thể chia cắt, không thể tách rời.

Phấn đấu thiết chế cho được những ý niệm chung về nhân quyền và nỗ lực xúc tiến những biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện hóa việc thực thi và bảo vệ các giá trị chung toàn nhân loại đó phải là nghĩa vụ thiêng liêng xây dựng một thế giới công bằng, nhân ái, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững cho mỗi quốc gia và cho cả cộng đồng quốc tế.

Tự do, bình đẳng, công lý chính là đặc trưng bản chất và yêu cầu cơ bản của nhân quyền. Chính những giá trị nhân văn cao quý, vĩnh hằng đó sẽ hội tụ nhân loại lại và nâng tầm con người lên. Khi giương cao ngọn cờ “Tự do hay là chết” thì dù con người có phải hy sinh người ta cũng chắc chắn là thánh thiện, là không bị dối lừa. Bởi vì, ta từng thấy trong lịch sử, nếu chỉ biết xả thân dưới ngọn cờ: “Tổ quốc hay là chết” thì nhiều khi con người dễ bị mê hoặc để tự biến thành vật tế thần cho một tập đoàn xảo quyệt hoặc một cá nhân cuồng loạn nào đó.

Thật ghê sợ khi vị thủ lĩnh từ một hòn đảo nhỏ bé gào thét lên: Kẻ thù mà đặt chân lên đất nước này thì chúng chỉ có thể bước đi trên hoang tàn của máu và tro bụi!

Hàng chục, hàng trăm triệu người sao lại chỉ có thể được sống, tổ quốc sao lại chỉ có thể được phép tồn tại khi nó chịu “nhuộm màu” bởi một hệ tư tưởng ABC, chịu tuân theo sự lãnh đạo của một đảng OPQ, chịu thừa nhận một lãnh tụ XYZ? Sao người ta lại bắt trẻ già trai gái muốn được thừa nhận là yêu nước thì phải yêu chủ nghĩa xã hội (để rồi nếu không yêu chủ nghĩa xã hội tức là phản quốc, là không được bảo đảm quyền được sống). Sao lại phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn đi nếu đất nước này không thuộc về chúng ta?!

Nhân quyền nếu được đề cao đúng mức, được tôn trọng thực sự thì quần chúng hẳn đã không bị dễ dàng lừa mị để phải hy sinh vô ích.

Do phải bảo vệ quyền lợi riêng cho những tập đoàn nhất định, do cần chống đỡ để duy trì quyền cai trị của những chính phủ độc tài, chuyên chế, nhiều nhà chính trị đang ra sức xuyên tạc vấn đề nhân quyền. Lúc thì họ thổi phồng sự tách biệt giữa các quyền dân sự - chính trị với các quyền kinh tế - xã hội, lúc thì họ tô mạc tính đặc thù của nhân quyền phương Đông đối lập với nhân quyền phương Tây, lúc thì họ rêu rao về nguy cơ uy hiếp chủ quyền của nhân quyền.

Cần trích dẫn để lưu ý ở đây một số điều đã được ghi nhận trong các văn bản quốc tế về nhân quyền:

- “Nhắc lại tính độc lập và không thể chia cắt được của các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa - dân sự và chính trị, và sự coi trọng ngang nhau tất cả các thể loại quyền con người”(điều 10 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Nhân quyền châu Á tháng 4-1993).

- “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau. Cộng đồng quốc tế phải xử lý các quyền con người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng và bình đẳng và được coi trọng như nhau. Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù dân tộc và khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo, các quốc gia không phân biệt hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa có nghĩa vụ đề cao và bảo vệ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản” (điều 5 - Tuyên ngôn Vienna và chương trình hành động tháng 6-1993).

- “Bất cứ hành động chống lại luật quốc tế nào của quốc gia cũng dẫn tới trách nhiệm quốc tế của quốc gia đó” (Trích điều mục 1 của Dự án các điều mục về trách nhiệm của các quốc gia về những vi phạm luật quốc tế).

- “Dân chủ, phát triển và tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Dân chủ phải được xây dựng trên nền tảng ý chí bày tỏ tự do của nhân dân về sự lựa chọn hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mình và sự tham gia đầy đủ của họ vào mọi lĩnh vực đời sống. Theo cách đề cập như trên, việc đề cao và bảo vệ các quyền con người và quyền tự do cơ bản trên bình diện quốc gia và quốc tế cần mang tính phổ cập và được thực hiện vô điều kiện. Cộng đồng quốc tế cần ủng hộ việc tăng cường và đề cao dân chủ, phát triển và tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản trên toàn thế giới.”(Điều 8 Tuyên ngôn Vienna và chương trình hành động của Hội nghị thế giới về nhân quyền ngày 25-6-1993).

Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc của các quyền kinh tế - văn hóa - xã hội, những người cộng sản đã từng nắm tay nhau hát vang bài “Quốc tế ca”, “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian... “. Các Mác đã từng kêu gọi thống thiết: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!”. Trước những yêu cầu tổng hòa và thiêng liêng của nhân quyền trong thế giới hiện đại, liên minh của cả cộng đồng nhân loại càng phải rộng rãi hơn. Liên minh vì nhân quyền sẽ không phân biệt kẻ giàu với người nghèo, “lục địa đen” đói rách hay “mái nhà chung” của những người da trắng sang trọng, phương Đông với các nền văn minh Hoàng Hà và Euphrate hay phương Tây với Hollywood và Baikonur.

Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Francois Mitterrand từng trăn trở với câu hỏi: Liệu người ta có thể hoạt động chung được không, nếu tất cả các giá trị đều là tương đối và do đó triệt tiêu lẫn nhau?, và ông tự trả lời: Làm thế nào có thể khác hơn là xác định một số tối thiểu giá trị phổ quát để chí ít đặt nền tảng cho sự đoàn kết giữa những con người. Chính ông đã từng khẳng định:

“Trong thế giới ngày nay, không ai có thể tự cứu mình bằng cách chống lại người khác. Tình trạng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và văn hóa buộc người ta phải đoàn kết”.

Sẽ không mấy ai đồng tình với ý đồ lợi dụng trong lời tuyên bố phi nhân quyền của cố vấn tổng thống Hoa Kỳ Brezinski: “Với ngọn cờ quyền con người chúng ta sẽ dồn chủ nghĩa cộng sản đến tận chân tường”, song, vì những lý tưởng nhân quyền phải được thấm nhiễm đến mỗi cộng đồng dân tộc đến từng số phận con người, nên sự quan tâm của mỗi cá nhân, của mỗi quốc gia đến nhân quyền là tất yếu. Bởi vậy, một thái độ như được biểu thị trong diễn văn của tổng thống Jimmy Carter đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm Tuyên ngôn về Nhân quyền là cần thiết khi ông nói:

“Nguyên tắc quyền con người là linh hồn của chính sách đối ngoại của Mỹ, là một nhân tố để xác định mọi quan hệ của Mỹ với các nước khác”.

Ngoại trưởng Joe Clark cũng từng khẳng định trong lễ khai trương chính thức Trung tâm Quốc tế về Nhân quyền và Phát triển Dân chủ:

“Canada có thể sẵn sàng ngừng quan hệ với chế độ nào vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, trong khi, có thể bằng các biện pháp khác, dành viện trợ trực tiếp cho những người cần đến”.

Đầu năm 1990, tổng thống Pháp, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ và Ngoại trưởng Anh cũng từng công bố rằng chính phủ nước họ cũng dự định làm một mắt xích tương tự giữa chính sách viện trợ và nhân quyền.

Đúng là phải như vậy! Phải thực sự như vậy mới xứng đáng là những con người, những chính phủ đang cùng quây quần lại trong hành tinh xanh đầm ấm này mà vây bọc quanh nó là vô vàn tinh tú lấp lánh sáng chứ! Đừng úp mặt vào sự sung túc về vật chất và tinh thần của cá nhân mình của quốc gia mình rồi lãng quên, rồi vô trách nhiệm với những cộng đồng người còn bị những tập đoàn này nọ nhân danh đảng, nhân danh nhà nước, nhân danh lãnh tụ... tước bỏ hay hạn chế thụ hưởng những giá trị thiêng liêng của nhân quyền.

Dẫu sao trách nhiệm của Liên Hợp Quốc trong vấn đề nhân quyền vẫn là quan trọng hơn cả. Trước hết, Liên Hợp Quốc cần tăng cường mạnh mẽ truyền thông nhân quyền. Cần phát đến từng đơn vị dân cư ở các quốc gia những bản tin, những tài liệu giải thích, những tuyên bố, những công ước... về nhân quyền bằng tiếng của chính các đơn vị dân cư đó. Cần tổ chức và loan tải rộng khắp các chương trình phát thanh và truyền hình về nhân quyền. Đài “Châu Á Tự Do” của Hoa Kỳ nếu thực sự muốn đảm trách và làm được công việc này một cách đúng đắn cũng sẽ được ủng hộ và hoan nghênh. Quyền hạn và nghĩa vụ của Liên Hợp Quốc cần thực sự tăng cường đối với việc thực thi để hiện thực hóa quyền con người một cách có hiệu quả. Đã đến lúc cần thành lập các tổ chức như kiểu một Ủy ban Liên quốc gia về Quyền con người và một Tòa án Quốc tế về Quyền con người. Ủy ban này có thể được giao toàn quyền xem xét các đơn khiếu nại về tội vi phạm quyền con người của từng cá nhân riêng lẻ hay của một cộng đồng người bất kỳ. Tòa án Quốc tế nhân quyền sẽ thụ lý hồ sơ xem xét sau khi thông qua Ủy ban, nếu Ủy ban, vì những lý do nào đó, không thể giải quyết thỏa đáng các đơn khiếu nại.

Do chính sách bảo thủ và ngoan cố của một số nước, Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền Vienna 1993 chưa thể đi đến quyết định, nhưng tin chắc rằng việc cắt cử một cao ủy Liên Hợp Quốc đặc trách nhân quyền ở từng nước sẽ phải được thực thi. Bởi vì, đúng như nhà xã hội học Nga Penovskin đã nói:

“Quá trình điều tiết bằng luật pháp quốc tế (khu vực và phổ biến) các mối quan hệ có liên quan đến các quyền của con người không phải là cái gì khác mà chính là biểu hiện đặc thù của quá trình loài người trưởng thành lên với tính cách là một chỉnh thể thống nhất”. (5)

3. Quyền Con Người ở Việt Nam


Những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam không ngừng được tăng lên, về số lượng, qua các bản Hiến pháp. Hiến pháp 1946 có 18 điều. Hiến pháp 1959 có 21 điều. Hiến pháp 1980 có 29 điều. Hiến pháp 1992 có 34 điều, tăng gần gấp đôi số điều trong Hiến pháp 1946. Tuy nhiên, như đã nói ở phần mở đầu bài này, quyền con người ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 50 Hiến pháp 1992, được “khoán gọn” vào quyền công dân.

Trước hết phải thấy rằng quyền con người và quyền công dân không hề đồng nhất cả ở phương diện chủ thể lẫn nội dung. Quyền con người có thể không loại trừ khái niệm quyền công dân nhưng khái niệm quyền công dân không thể chứa đựng hết khái niệm quyền con người. Vả chăng, với sự phát triển của các giá trị nhân đạo mới, trong điều kiện toàn cầu hóa của thế giới hiện đại, con người không chỉ tồn tại với tính cách là một thành viên công dân của một quốc gia mà còn là thành viên “công dân” của cộng đồng thế giới.

Quyền con người, hay chỉ là quyền công dân thôi, cũng phải được bảo đảm bằng một chế độ pháp luật. Ngay từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, nhà thông thái Hy lạp Salon đã quan niệm: Ta giải phóng tất cả mọi người bằng pháp luật. Heraclit cũng cổ võ: Nhân dân phải đấu tranh bảo vệ luật như bảo vệ chốn nương thân mình. Thế kỷ 17 - 18, cách mạng tư sản đã từng đề cao những nguyên tắc của luật pháp: Đối với công dân, được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn đối với viên chức nhà nước, thì chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép.

Tiến sỹ khoa học pháp lý Nersesjanc, trưởng ban nghiên cứu Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã nói rất đúng

“Pháp luật không thể có nếu như không có nhân quyền, cũng như không thể có nhân quyền mà không có pháp luật hoặc đứng ngoài pháp luật”.

Ở Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ 15, Lê Lợi đã từng giáo huấn:

“Từ thuở xa xưa, muốn cai quản quốc gia phải có pháp luật. Không có luật thì nhà nước sẽ loạn”.

Tiếc rằng, hơn nửa thế kỷ qua chúng ta đã coi thường vai trò của luật pháp nếu không muốn nói rằng đã bãi bỏ luật pháp với ý đồ lợi dụng chuyên chính vô sản để cai trị đất nước. Tiến sỹ luật học Nguyễn Hữu Liêm khẳng định:

“Thực tế của xã hội Việt Nam vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20 này là sự vắng mặt của luật pháp và sự sụp đổ của giá trị đạo đức cổ truyền. Dân chúng Việt Nam đang sống trong cảm nhận dân tộc mơ hồ nhưng không có nền tảng ý thức công dân”. (6)

Ông nêu nhận xét

“Lịch sử chiến tranh Việt Nam là một chuỗi dài tiêu cực hóa cái tinh thần công dân cần thiết cho một thể chế và xã hội pháp trị. Tranh chấp và bạo lực, bạo động đã chỉ tạo nên những con người 'can trường', 'quyết tử' nhưng không kiên nhẫn, thiếu bình thản, thiếu sức mạnh nội tâm về lẽ phải và công lý, thiếu tính hòa giải và rộng mở”.

Đấy là những nhận xét đúng. Suốt mấy thập kỷ cuồng bạo, khi cần kích thích mọi người cùng say máu chiến thắng người ta đã tung hô lên những khẩu lệnh cực kỳ phi nhân tính:

“Yêu xe như con, quý xăng như máu!”,

“Súng là vợ, đạn là con!”,

“Cuộc đời đẹp nhất là ở nơi trận tuyến” v.v...

Trời ơi! máu người sao có thể đem ví với xăng?! Vợ, con sao lại chỉ được coi như chiếc xe vận tải, như súng, như đạn?! Dù có giỏi biện lý đến đâu, nếu thực sự bình tâm lắng lại suy tư với con người chân chính, người ta không thể nào không bàng hoàng và lợm giọng.

Cứ cái đà ấy mà xốc tới thì ai đứng ra thuyết giảng về nhân quyền đều dứt khoát bị tước bỏ quyền sống.

Có cái đà ấy người ta mới dễ dàng “phát động quần chúng” đốt sách đi, treo ngược thầy giáo lên cột đình để “đấu tranh chính trị”. Và, vợ mới hùng hổ dạng chân giữa bà con thôn xã mà đấu tố chồng; con mới đứng lên lăng nhục và đốt râu cha trong cải cách ruộng đất.

Có cái đà ấy thì khi cần hô hào “chống xét lại” người ta mới sẵn sàng hùn nhau triệt hạ, đọa đày hàng trăm, hàng nghìn người, kể cả những người cùng đứng tuyên thệ dưới ngọn cờ búa liềm. Kể cả những người đã từng cùng nằm gai, nếm mật, vào sinh ra tử và đang được phân công giữ trọng trách trong ban chấp hành trung ương, trong cương vị Bộ, Thứ trưởng như: Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Vũ Đình Huỳnh v.v...

Chợt nhớ lại ngày nào, khi cần lên án thực dân, đế quốc, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc từng dõng dạc tố cáo trước thế giới:

“Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và có khi bị giết mà không cần xét xử”.

Mỉa mai thay, chỉ sau đó không bao lâu người ta lại thực hiện đúng cái điều này:

“Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng không xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và có khi bị giết mà không cần xét xử!”.

Những khẩu lệnh phi nhân tính ấy, những chủ trương không ngần ngại bỏ qua pháp luật để chà đạp lên nhân quyền như vậy còn di họa cho đến ngày nay khi chỉ vì những xung đột nhỏ, những mâu thuẫn quyền lợi rất không đáng kể, người ta vẫn đang tâm cầm dao róc xương bạn bè, xẻ thịt vợ, băm nát mặt cha đẻ v.v...

Không phải vô cớ mà Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1789 đã phải cảnh báo

“Sự không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người là những nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại của các chính phủ”.

Hàng núi xương và cả sông máu của mấy triệu người Việt Nam đã đổ xuống cho lời hiệu triệu thiêng liêng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhưng có độc lập rồi mà luật pháp không được trọng thì làm sao bảo đảm được công lý, làm sao để người dân Việt Nam có tự do. Bởi vì, như John Locke đã xác quyết

“Mặc dù những lời lý giải có thể giả dối đến đâu, mục đích của luật vẫn là không thủ tiêu và hạn chế mà là bảo toàn và mở rộng tự do... Nơi nào không có luật, nơi đó cũng không có tự do”.

Phải chăng vì vậy mà chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dự cảm:

“...nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”.

Lý Đông A, một trong những nhà tư tưởng yêu nước chủ trương thuyết Duy Tân ở Việt Nam cũng từng suy tưởng:

“Quốc gia với dân tộc chỉ là một khái niệm, một tên gọi rỗng không nếu không sung thực cho nó một thực thể ở bên trong”.

Ông cho rằng “Quốc gia hay dân tộc chỉ là hư danh” mà điều quan trọng là phải kiến tạo cho được

“Cái sinh mệnh thực thể của giống nòi và toàn dân hướng theo một lý tưởng và chính nghĩa”.

Mấy năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã chú tâm và có thành tích khá là đã xây dựng gấp gáp được một số bộ luật, trong đó có những bộ luật quan trọng liên quan đến nhân quyền. Tuy nhiên, soạn thảo các bộ luật là điều cần thiết nhưng giáo dục và phổ biến luật pháp cũng là yêu cầu không thể không thực hiện đối với toàn xã hội. Thực thi pháp luật càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

Thật là tồi tệ khi thực tế cho thấy rằng trước khi thi hành luật tố tụng hình sự, ở nước ta, trong số những người bị bắt giam chỉ có chừng 30% được đưa ra xét xử. Bảy mươi phần trăm còn lại phần đông là bị bắt oan. Lúc đó, tỷ lệ số người bị bắt khẩn cấp một cách vô tội vạ chiếm tới 90%. Sau khi thi hành luật tố tụng hình sự, số người bị bắt khẩn cấp năm 1989 giảm xuống được khoảng 22% nhưng cho đến nay, riêng năm 1996 vẫn còn tới trên dưới 500 người bị bắt oan.

Nhà nước pháp quyền phải là “nhà nước phục tùng pháp luật”, hay có thể nói, nhà nước pháp quyền là nhà nước ban hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhưng, biết đến bao giờ nhân dân Việt Nam mới được sống trong tinh thần công lý của nhà nước pháp quyền khi mà ngay cả các cơ quan công quyền cũng chưa hiểu hết hoặc cố tình không làm theo pháp luật; khi mà vẫn tồn tại những phiên tòa lập lờ, công khai trá hình, có xử mà không có xét như các phiên tòa xử Hoàng Minh Chính, Đỗ Trung Hiếu, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến Giang!

Không cần để tâm gì đến những quyền đã được ghi trong điều 17 của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948:

“Mỗi người sống riêng một mình hay trong tập thể, có quyền sở hữu tài sản. Không ai phải bị tước đoạt sở hữu của mình một cách tùy tiện”,

những năm tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã không những chỉ thẳng tay truy quét tư sản mà còn hăng hái quyết tâm tiêu diệt “công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Trong các hội nghị Trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 15 - 16, chúng ta đã từng chăm chú nghe báo cáo một cách hoan hỉ

“Nền kinh tế miền Bắc từ chỗ có nhiều thành phần, về cơ bản, đã trở thành một nền kinh tế thuần nhất với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể”!

May sao, mãi đến gần đây chúng ta mới kịp sửa sai và đã chịu ghi vào Hiến pháp

“Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường... Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân...” (điều 15)

Chỉ riêng việc nhận thức ra được và dám từ bỏ cơ chế sai lạc của kinh tế xã hội chủ nghĩa để dấn thân vào kinh tế thị trường đã cho phép chúng ta giải quyết tốt hơn những vấn đề nhân quyền trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho con người được bình đẳng về kinh tế. Trong kinh tế thị trường, mỗi người vừa là kẻ mua vừa là người bán, mỗi người đều trong tư thế cạnh tranh ngang nhau. Không có đặc quyền nào lũng đoạn được quy luật giá trị trong việc chi phối cơ sở kinh tế của xã hội bởi vì ở đây vị trí từng người tùy thuộc vào chỗ họ đáp ứng và thực hiện quy luật giá trị đến mức nào. Quy luật đó đưa người này lên, dìm kẻ kia xuống không có sự nhân nhượng nào. Những ý đồ tạo nên các quy định pháp lý cho đặc quyền của nhóm người này hay đảng phái kia đều sẽ bị quy luật kinh tế thị trường vô hiệu hóa.

Để tạo điều kiện cho quy luật kinh tế thị trường nhanh chóng phát huy mặt tích cực của nó trong đời sống xã hội, chính phủ cần nhanh chóng chuyển từ chức năng chỉ đạo các chủ thể kinh tế thông qua các bộ và ủy ban nhân dân địa phương sang chỉ đạo chủ yếu qua các cơ quan thuế, tòa án, bằng hệ thống pháp luật; nhanh chóng tách các hoạt động hành chính có tính chất quản lý khỏi các hoạt động hành chính có tính chất tài phán nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu dân chủ, lạm quyền, ức hiếp quần chúng thường xảy ra ở các cơ quan hành chính, quản lý chỉ đạo.

Dẫu sao cũng phải thấy rằng sau những năm tiến hành công cuộc đổi mới, chúng ta đã giải quyết khá thành công nhiều yêu cầu của các quyền kinh tế cho nhân dân trong khi các quyền thuộc lĩnh vực dân sự - chính trị vẫn còn rất nhiều bức bối. Cần gấp rút sửa đổi một cách nghiêm túc Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng hiện đại và dân chủ thật. Xóa bỏ tình trạng “đảng cử, dân bầu” và những thủ đoạn sắp xếp nhân sự để gài bẫy hoặc dồn ép lá phiếu của nhân dân. Thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội cho nhân dân. Đừng láo xược quy kết trình độ dân trí thấp cho một dân tộc đã được những dân tộc có dân trí hàng đầu trên thế giới nể trọng khi cần ngụy biện quanh co để hạn chế các quyền tự do chính trị.

Mục tiêu tối thượng của cách mạng phải là nhân quyền chứ không phải chỉ là cái mẫu chủ quyền quốc gia mỏng manh. Đừng huyễn hoặc, dương dương tự đắc để nhấm nháp mãi với những chiến công năm xưa. Những nhu cầu muôn thuở và hiện đại của nhân quyền đòi hỏi mỗi đảng, mỗi chính phủ, mỗi cá nhân đều phải vươn tới, cải tạo, thậm chí lột xác nếu còn muốn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo.

Hãy nghe lời phán bảo từ giữa thế kỷ trước:

“Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng. Sở dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nội dung hãnh tiến vô vọng. Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì chính tự bản chất của nó là một lỗi lầm lịch sử... Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai. Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi hài kịch khủng khiếp”. (7)

Việt Nam đã từng dõng dạc mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập” của mình bằng những chân lý phổ quát của nhân quyền. Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã ký kết tham gia hoặc phê chuẩn nhiều công ước liên quan đến nhân quyền như: Công ước về các Quyền Chính trị và Dân sự, Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, Công ước quốc tế về loại trừ và trừng phạt tội ác Apartheid. Việt Nam đã tuyên bố:

“Các nguyên tắc cơ bản trong các văn kiện quốc tế đó là những giá trị chung của nhân loại mà chúng ta cần bảo vệ”. (8)

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Việt Nam có thể sẽ Hóa Rồng nhưng, trước hết và quan trọng hơn, Việt Nam nhất định phải phấn đấu vì những giá trị chung thiêng liêng đó. Bởi vì, đấy chính là khát vọng ngàn đời của nhân loại, của nhân dân Việt Nam.

Hà Nội, 10 tháng 12 năm 1996

Nguyễn Thanh Giang
danlambaovn

____________________________________

Chú Thích:

1- Lý Quang Diệu - Trả lời phỏng vấn “Tuần báo Thời đại”, ngày 14/6/1993.

2- Jan Martenson - “Liên Hợp Quốc và quyền con người hôm nay và ngày mai”.

3- Lang Yihuai - “Thực tế nhân quyền trong xã hội XHCN và cuộc đấu tranh vì nhân quyền trên thế giới”.

4- Chen Jinda - “Chế độ xã hội và nhân quyền”, báo Cầu Thị - 1992.

5- Penovski N. - “Hiện thực mới trên thế giới và quyền con người”.

6- Nguyễn Hữu Liêm - “Dân chủ pháp trị”.

7- Các Mác - “Góp phần phê phán triết học Heghen”.

8- Báo Nhân Dân ngày 18/6/1993.

*********************************************************************


Bỏ đảng, vất đảng

Quang Dương (Danlambao)
Bỏ đi, bỏ đi
Cái đảng ăn cướp
Đội lốt yêu nước
Đội lốt thương dân
Tại sao còn vướng

Bỏ đi, vất đi
Cái đảng mafia
Hung hiểm ác ma
Dí dao xỉa súng
Tại sao theo chúng?

Đáng lẽ phải bỏ
Đảng Cộng gian manh
Cái đảng hại dân
Từ rất lâu rồi
Hồi mới phát sanh

Đáng lẽ cũng chẳng
Chui đầu vào nó
Phấn đấu cho ai?
Cống hiến cho ai?
Sao chẳng nhận ra?

Tinh thần cao thế?
Nhiệt huyết hăng nhỉ?
Vào đảng lên quan?
Vào đảng ăn sang?
Vào đảng huyênh hoang?

Nước mắt dân đấy
Máu xương dân đấy
Oán hận ngập trời
Bạc tiền từ đảng
Chức quyền từ đảng

Còn chút lương tri
Còn chút lý trí
Còn chút nhân tính
Lập tức thoái đảng
Lập tức bỏ đảng

Không cần phải xin
Không cần đợi cho
Bỏ ngay tức thì
Chần chờ gì nữa
Trước khi quá trễ

Sóng đã cuộn rồi
Gió đã lên rồi
Bão ngầm đang nổi
Cuồng phong đang tới
Lòng dân sục sôi

Cùng nhau bỏ đảng
Cùng nhau vất đảng
Gia nhập phong trào
Tổ chức đối nghịch
Xã hội dân sự

Chung sức đấu tranh
Dẹp tan ác đảng
Dẹp tan hung quyền
Dựng lại ba miền
Xây nhà Việt Nam


 Quang Dương
(danlambao)

*******************************************

Vài suy nghĩ vụn về chữ “phản động”

Trung Tú  - Phản động hay anti-progressive hay reactionary có nghĩa đen là sự cản trở cho đà tiến triển. Tính từ này ra đời từ thời Cách mạng Pháp để chỉ những người mang quan điểm chính trị cổ hủ.

Qua thế kỷ 20, tính tự này rất được chuộng trong phong trào Cộng sản trong cuộc chụp mũ bất cứ những ai không đồng chính kiến với họ. Khoảng giữa thế kỷ 20 là thời gian mà những người Cộng Sản đang đắm chìm trong cơn hoang tưởng về việc biến thế giới thành một thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Bất cứ ai không cùng quan điểm sẽ bị coi là “phản động” vì dám cản trở bước tiến vĩ đại của phong trào Cộng Sản quốc tế.

Ở Trung Quốc những năm 50 và 60, chữ phản động được chụp cho những người bị coi là cản trở cuộc Cách mạng Văn Hóa và Bước Đại Nhảy Vọt về kinh tế. Ai cũng biết là số người chết trong hai phong trào kể trên lên đến hang chục triệu. Chết trong sự tù đày, tra tấn và nạn đói.

Nhưng dù gì hai chữ này trong thời gian hoang tưởng đó cũng có chút ý nghĩa vì cũng có nhiều người Cộng Sản thành thực tin rằng công cuộc của họ sẽ biến thế giới này thành “thiên đường” của giai cấp bị trị. Ai cản trở là phản động.

Cái chữ phản động cũng như phương thức sử dụng nó rồi được du nhập qua Việt Nam bởi Đảng Cộng Sản qua láng giềng tốt. Bất cứ ai không chia sẻ sự đên rồ của chủ thuyết Marx-Lenine bị vu cho cái tội phản động và đi kèm đó là nhà tù dưới cái tên trại Cải Tạo (đây cũng là một từ đầy cộng sản tính) hoặc cái chết. Cũng như những nơi nó đã đi qua, hai chữ “phản động” được sử dụng không chút suy nghĩ và đã để lại trên đất Việt Nam hàng triệu xác chết trong các nhà tù, hàng triệu mảnh đời tang hoang.

Thời gian rất công bằng. Thế kỷ 21 bắt đầu không còn bóng dáng của phong trào Cộng Sản vì chỉ vài chục năm cũng đủ chứng minh tính thiếu thiết thực của nó cũng như sư vô nhân của những kẻ thực hiện nó. Nhưng vẫn lác đác ở vài quốc gia, đảng Cộng Sản vẫn bám víu vào đó như là nồi cơm của chế độ. Trong đó có Việt Nam của tôi. 

Đương nhiên chế độ Cộng Sản còn thì hai chữ “phản động” vẫn phải được dùng như một trong những công cụ bảo vệ chế độ. Cho dù việc sử dụng nó vào lúc này rất lố bịch. Nó tố cáo sự dốt nát của những kẻ sử dụng.

Thôi thì tôi có câu hỏi nhỏ cho các bạn dư luận viên hoặc đảng viên nhé. Hy vọng không quá khó cho các bạn:

Nếu phản động là sự cản trở cho đà phát triển; thì giữa hai nước Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc (bản sao của Bắc và Nam Việt Nam trước đây). Nước nào là “động” và nước nào “phản động”?

danlambaovn

************************************************************************

Ñoäc coâ caàu Nôï.



 Hoa Kyø laø ñeä nhöùt sieâu cöôøng veà quaân söï, kinh teá, taøi chaùnh, töø sau ñeä nhò theá chieán trôû thaønh” ñoäc coâ caàu baïi” nhöng cuõng laø” sieâu cöôøng thieáu nôï” laø” ñoäc coâ caàu nôï”.

 Noùi veà thieáu nôï, thì ngöôøi Vieät Nam thöôøng ví caâu:“ nôï nhö chuùa Choåm”. Theo taøi lieäu ghi raèng:“ Ñaàu theá kyû 16, nhaø Haäu Leâ suy yeáu. Sau khi caùc cuoäc khôûi nghóa Traàn Tuaân, cha con Traàn Caûo bò deïp, quyeàn haønh loït vaøo tay caùc töôùng lónh. Caùc töôùng chia beø phaùi ñaùnh laãn nhau. Cuoái cuøng, Maïc Ñaêng Dung thu ñöôïc thaéng lôïi, gieát hai anh em vua Leâ Chieâu Toâng vaø Leâ Cung Hoaøng, laäp ra nhaø Maïc (1527).

Naêm 1533, cöïu thaàn nhaø Haäu Leâ laø Nguyeãn Kim khoâng phuïc nhaø Maïc, chaïy vaøo Thanh Hoaù laäp löïc löôïng rieâng roài ñoùn laäp Leâ Duy Ninh taïi Ai Lao, töùc laø Leâ Trang Toâng, taùi laäp nhaø Haäu Leâ.

Söû saùch ghi Trang Toâng laø con cuûa Leâ Chieâu Toâng, sinh naêm 1514. Ñieàu ñoù khieán caùc nhaø nghieân cöùu nghi ngôø vì khoaûng caùch giöõa vua cha Chieâu Toâng vaø vua con Trang Toâng quaù ngaén, chæ coù 8 naêm. Nhaø Maïc, trong bieåu taâu nhaø Minh, phaân traàn veà vieäc cöôùp ngoâi nhaø Leâ noùi raèng: Nguyeãn Kim döïng con mình leân ngoâi, noùi doái laø con cuûa vua Chieâu Toâng.

 Giai thoaïi daân gian keå raèng Leâ Duy Ninh ngaøy beù teân laø Choåm, meï oâng töøng tình côø ñöôïc gaëp vua Leâ Chieâu Toâng moät laàn khi vua ñang bò Maïc Ñaêng Dung giam loûng ôû phöôøng Ñoâng Haø; sau ñoù coù mang vaø sinh ra Choåm.

Choåm lôùn leân nhaø ngheøo, phaûi ñi vay moïi ngöôøi ñeå soáng qua ngaøy vaø höùa seõ traû ñuû nôï. Boãng gaëp luùc Nguyeãn Kim khôûi binh choáng nhaø Maïc, tìm ñöôïc Choåm laø doøng doõi nhaø Leâ neân laäp laøm vua.

Coâng cuoäc dieät Maïc thaéng lôïi, vua Choåm trôû laïi kinh thaønh Thaêng Long. Khi ñi qua laøng cuõ choã meï con Duy Ninh laùnh naïn, moät soá ngöôøi baùn chòu cho Ninh ngaøy xöa ñoå laïi ñoøi tieàn. Hoï khoâng bieát Duy Ninh laøm chöùc gì nhöng thaáy ñöôïc ñi xe giaù, quaân lính hoä veä thì chaéc laø Ninh ñaõ thaønh ñaït, neân hoï nhaéc laïi lôøi höùa cuûa Ninh. Coù nhieàu ngöôøi khoâng phaûi laø chuû nôï nhöng cuõng ñoå xoâ laïi yeâu caàu, ñoøi hoûi. Ngöôøi ngöôøi taáp naäp ñaày ñöôøng, chæ vaøo vua maø ñoøi nôï.
 
Nhaø vua khoâng bieát ai vaø cuõng khoâng bieát laøm sao maø traû cho heát neân truyeàn mieãn thueá moät naêm cho daân caû laøng ñeå tröø. Maët khaùc, trieàu ñình ra leänh caám nhöõng ngöôøi ñoøi nôï ñöôïc chæ tay xuùc phaïm vua. Do ñoù con ñöôøng nhoû coù teân laø Caám Chæ - ngoõ coù teân toàn taïi ñeán ngaøy nay ôû Haø Noäi.

“Nôï nhö chuùa Choåm” trôû thaønh moät thaønh ngöõ chæ nhöõng ngöôøi thieáu nôï quaù nhieàu. Ngöôøi ñôøi coù caâu ca dao:

Vua Ngoâ ba möôi saùu taùn vaøng
Thaùc xuoáng aâm phuû chaúng mang ñöôïc gì
Chuùa Choåm maéc nôï tì tì
Thaùc xuoáng aâm phuû keùm gì vua Ngoâ

Giai thoaïi naøy khoâng coù thaät. Treân thöïc teá Leâ Duy Ninh tôùi heát ñôøi vaãn chöa khoâi phuïc ñöôïc kinh thaønh Thaêng Long.”.

 Ñaây chæ laø caâu chuyeän veà nôï, chuû nôï vaø caùch haønh xöû cuûa con nôï, trong chuyeän nguï ngoân Phaät giaùo veà luaät nhaân quaû keå chuyeän moät chuû nôï giaøu coù ôû theá gian, ñaõ cho quaù nhieàu ngöôøi vay möôïn. Khi tuoåi giaø, con nôï vaãn khoâng ai traû heát, neân moät hoâm oâng goïi taát caû con nôï ñeán vaø noùi:

-Caùc ngöôi thieáu nôï ta quaù nhieàu, chaéc chaén laø khoâng traû noåi ôû kieáp naày, nhö vaäy kieáp sau caùc ngöôi traû baèng caùch naøo?

 Nhieàu con nôï höùa raèng:“-kieáp sau nguyeän laøm noâ boäc, traâu ngöïa ñeå traû nôï&”, sau cuøng coù moät con nôï thieáu nhieàu nhöùt ñöùng leân noùi:

-Kính thöa oâng chuû, nôï cuûa toâi quaù lôùn, chaéc chaén laø khoâng theå laøm noâ boäc, traâu ngöïa&traû cuõng chöa heát, nhö vaäy toâi nguyeän kieáp sau laøm cuûa cha cuûa oâng.

Chuû nôï giaän noùng maët, ñaäp baøn vaø la lôùn:
-Nhaø ngöôi thieáu nôï ta nhieàu nhöùt, chöa traû noåi maø coøn ñoøi laøm cha tao&

Con nôï töø toán giaûi thích:

-Xin oâng chuû bình taâm, ñaây laø caùch hay nhaát maø toâi traû nôï cho oâng ôû kieáp sau. chæ coù caùch naày toâi môùi traû heát nôï cho oâng. OÂng nghó coi, kieáp sau oâng ñaàu thai laøm con trai cuûa toâi, töùc laø toâi phaûi coù boån phaän lo cho oâng töø luùc môùi ñeû, lôùn ñi hoïc, lo töøng mieáng aên, giaác nguû, lôùn leân lo cöôùi vôï vaø khi toâi qua ñôøi, oâng höôûng heát taøi saûn cuûa toâi laøm caû ñôøi&Ñoù coù phaûi laø caùch traû nôï hay nhaát khoâng?

 OÂng chuû nôï suy nghó moät luùc vaø vui veû chaáp nhaän loái traû nôï naày ôû kieáp sau. Ngaøy nay Hoa Kyø laø” ñoäc coâ caàu nôï”, ñaây laø con nôï Cha, thieáu nôï maø khoâng ai daùm ñoøi, xieát nôï, môùi laø chuùa choåm thôøi ñaïi.

 Tuïc ngöõ coù caâu:“ lôùn thuyeàn lôùn soùng” ghe ôû soâng raïch nhoû ít gaëp soùng to, gioù lôùn hôn laø taøu ñi bieån, do ñoù sieâu cöôøng ñeä nhaát Hoa Kyø phaûi chi xaøi lôùn, xaøi sang laø ñieàu ñöông nhieân. Do ñoù, chuyeän vay nôï laø ñieàu khoâng theå traùnh khoûi.
“ Ñeä nhöùt sieâu cöôøng naøo theïn maët.
Khi caàn vay nôï ñeå chi tieâu”.



 Nôï naàn luùt ñaàu maø Hoa kyø vaãn:“ thanh taâm tröôøng vay nôï” thì quaû laø treân haønh tinh naày, chæ coù Myõ laø sieâu nôï quoác teá, khoâng sôï thieáu nôï maø coøn ñi vay nôï vaø laïi ñöôïc con nôï tieáp tuïc cho möôïn. Neàn kinh teá Myõ ñöôïc coi laø caùi noâi chung, heå Myõ aám ñaàu, soå muõi laø theá giôùi rung rinh, nhöùt laø thôøi kyø khuûng hoaûng kinh teá, ñoàng Myõ Kim thay ñoåi giaù trò, khi xuoáng khi leân nhö nöôùc roøng nöôùc lôùn, laø chuyeän thoâng thöôøng. Do ñoù Myõ cuõng nhieàu phen” saép phaù saûn” maø khoâng bao giôø phaù saûn, ñoù môùi laø” ñoäc coâ caàu nôï”.

 Vaøo ngaøy 3 thaùng 10 naêm 2013, do söï baát ñoàng quan ñieåm veà vieäc chi tieâu, chuû yù laø con soá tieàn ñi vay theâm do toång thoáng Barack Obama keøm voâ Obama care, laøm naëng neà theâm nôï naàn, keùo daøi haäu quaû sau naày, do ñoù ñaûng Coäng Hoøa ngaên chaän ôû Haï Vieän, khieán luaät khoâng thoâng qua. Theá laø chính phuû Myõ ñaønh phaûi tuyeân boá ngöng treä caùc cô quan coâng quyeàn: hôn 800,000 coâng chöùc bò cho nghæ vieäc maø khoâng coù tieàn traû, caùc coâng vieân, thaéng caûnh baøo taøng vieän, ñaøi töôûng nieäm& ñeàu bò ñoùng cöûa. Rieâng veà an ninh thì coù ñeán 70 % vaéng boùng ( caùc toå chöùc khuûng boá nhö Al Qaeda ñöøng töôûng bôû maø ra tay, thaáy vaäy chôù khoâng phaûi vaäy). Chæ coù quaân ñoäi laø vaãn ñöôïc traû löông, ñoù laø caùi maø chính phuû Myõ khoâng bao giôø ñuïng ñeán.

image.jpeg
 Theo trang maïng howstuffwork ñaõ lieät keâ 10 “chuû nôï” lôùn nhaát trong toång soá 11.560 tyû USD nôï coâng cuûa nöôùc Myõ. Nhöng vôùi döï truø, Myõ phaûi möôïn nôï leân ñeán 16.000 tyû, laø ñuïng noùi nhaø ( Ceiling). Theo thoáng keâ thì Myõ ñaõ thieáu nôï caùc nôi sau ñaây:

1.Taïi nöôùc Myõ: Coâng daân Myõ vaø caùc chính quyeàn ñòa phöông chính laø chuû nôï lôùn nhaát cuûa chính phuû Myõ, vôùi 4.140 tyû USD vaø chieám 36% toång soá nôï coâng. Töùc laø Myõ vay cuûa ngöôøi nhaø, vôùi con soá nhieàu nhöùt, neân khoâng sôï bò ñoøi, khi laâm nguy möôïn ñôõ, luùc khaù thanh toaùn laïi, ñoù laø caùi löôùi an toaøn.

2. Trung Coäng: laø chuû nôï lôùn thöù 2 cuûa chính phuû Myõ, vôùi 1.260 tyû USD vaø chieám 11% toång soá nôï coâng. Nôï cuûa Trung Coäng chæ chieám con soá 11 % neân khoâng ñaùng ngaïi, duø cho ñaïi töôùng Uaát Trì Cung thôøi ñaïi laø Trì Haïo Ñieàn muoán xieát nôï Myõ, thì cuõng chaúng ngaùn, mang quaân qua ñoøi nôï laø oâm ñaàu maùu ngay.

3. Nhaät Baûn: Xöù sôû hoa anh ñaøo laø chuû nôï lôùn thöù 3, vôùi 1.120 tyû USD vaø chieám 9,6% toång soá nôï coâng cuûa nöôùc Myõ. Ñaây laø ñoàng minh thaân caän cuûa Myõ, Nhaät cuõng laø nöôùc chòu ôn Myõ sau ñeä nhò theá chieán vôùi” beân thaéng cuoäc” chaúng nhöõng khoâng tröøng phaït” beân thua cuoäc” nhö Vieät Coäng ñôùi xöû taøn aùc vôùi quoác gia, do ñoù Nhaät lôùn maïnh vaø trôû thaønh moät trong caùc trung taâm kinh teá toaøn caàu. Cho neân Myõ thieáu nôï Nhaät cuõng chæ laø chuyeän trao ñoåi nhau thoâi.

4. Brazil: laø chuû nôï lôùn thöù 4 cuûa Myõ, vôùi 253,4 tyû USD vaø chieám 2,2% toång soá nôï coâng. Ñöôïc ghi nhaän laø quoác gia coù neàn kinh teá phaùt trieàn khaù nhöùt vuøng Chaâu Myõ La Tin.

5. Vuøng laõnh thoå Ñaøi Loan: Hoøn ñaûo Ñaøi Loan laø chuû nôï lôùn thöù 5, vôùi 196,6 tyû USD vaø chieám 1,7% toång soá nôï coâng cuûa Myõ.

6. Thuïy Só: Ñaát nöôùc Thuïy Só nhoû beù chuyeân veà du lòch vaø ngaân haøng laø chuû nôï lôùn thöù 6 cuûa Myõ, vôùi 192,7 tyû USD vaø chieám 1,7% toång soá nôï coâng.

7. Lieân bang Nga: Laø chuû nôï lôùn thöù 7 cuûa Myõ (vôùi 162,9 tyû USD,1,4% toång soá nôï coâng) trong naêm 2011, Toång thoáng Putin ñaõ noùi Myõ bò “teâ lieät” trong neàn kinh teá theá giôùi.

8. Luxembourg: Ñaát nöôùc nhoû xíu ôû Chaâu AÂu naøy laø chuû nôï lôùn thöù 8 cuûa Myõ, vôùi 144,7 tyû USD vaø chieám 1,3% toång soá nôï coâng 11.560 tyû USD.

9. Vöông quoác Bæ: Vöông quoác Bæ laø chuû nôï lôùn thöù 9 cuûa Myõ, vôùi 143,5 tyû USD vaø chieám 1,24% toång soá nôï coâng.

10. Hong Kong: Vuøng laõnh thoå Hong Kong xeáp thöù 10 trong soá caùc chuû nôï lôùn nhaát cuûa nöôùc Myõ, vôùi 142,9 tyû USD vaø chieám 1,2% toång soá nôï coâng.

 Ñaây khoâng phaûi laø laàn ñaàu tieân nöôùc Myõ laâm vaøo tình traïng” heát tieàn” traû coâng chöùc”, maø tröôùc ñaây, naêm 1996, döôùi thôøi toång thoáng Bill Clinton, tình traïng beá taét keùo daøi 21 ngaøy vaø sau ñoù thì ñaâu laïi vaøo ñaáy. Myõ laø nöôùc” muoán thieáu nôï” vì nhôø ñoù maø caùc chuû nôï phaûi coù boån phaän nuoâi con nôï soáng maïnh, soáng dai vaø soáng maõi ñeå” traû nôï”, chôù ruûi con nôï khaùnh taän laø coi nhö maát heát tieàn.

 Neàn kinh teá Myõ phaùt trieån laø nhôø” thieáu nôï”, caùc chuû nôï phaûi lieân heä chaët cheû vôùi con nôï trong giao thöông hai chieàu, ñaây môùi ñuùng laø:“ tình höõu nghò giöõa con nôï vaø chuû nôï beàn vöõng nhö raêng vôùi moâi, heå moâi hôû thì raêng laïnh”, töùc laø con nôï eøo uoät laø chuû nôï cuõng phaûi” nhaên maët” vaø lo aâu. Moät ñieàu quan troïng laø con nôï laø ñeä nhöùt sieâu cöôøng, coù bom nguyeân töû, khoa hoïc kyû thuaät tieân tieán haøng ñaàu theá giôùi, con nôï laïi laø nôi in tieàn, neáu caàn quît nôï, thay ñoåi giaù trò ñoàng Myõ Kim, hay in theâm tieàn, laø nhöõng caùch quît nôï theo ñuùng baøi baûn” kinh teá taøi chaùnh”. Caùc nöôùc naøo giöõ ñoâ la Myõ laø ñang caàm löôõi dao, maø caùn dao do Myõ giöõ, khi Myõ vung tay leân laø löôõi dao laøm ñöùt tay, truùng thöông caùc chuû nôï.

 Chuû nôï cuõng laø baïn haøng” thaân thöông” cuûa Myõ, hay coù quan heä saâu xa ñeán quyeàn lôïi, chôù khoâng phaûi ai muoán laøm chuû nôï cuûa Myõ cuõng ñöôïc. Hoa Kyø” choïn maët vay tieàn”, neáu Vieät Nam coù quyeàn lôïi nhieàu nhö Ñaøi Loan, Hoàng Koâng, Ba Taây& cuõng trôû thaønh chuû nôï cuûa Myõ, nhöng raát tieát laø Vieät Nam chæ boøn ruùt, xin vieän trôï, baùn qua Myõ nhieàu hôn mua töø Myõ saûn xuaát, neân Vieät Nam chöa hoäi ñuû” tieâu chuaån” laøm chuû nôï cuûa Myõ. Treân theá giôùi, caùc nöôùc maïnh ôû AÂu Chaâu nhö Phaùp, Ñöùc, Anh&cuõng ñi tìm nhöõng nôi coù quyeàn lôïi ñeå saün saøng thaønh con nôï, ñoù laø ñieàu maø caùc nöôùc tieân tieán aùp duïng ñeå raøng buoäc nhau trong quan heä kinh teá, taøi chaùnh.

 Nhöõng nhaø kinh TEÙ ( chôù khoâng phaûi kinh TEÁ) ôû Vieät Nam, vó ñaïi nhö khæ thuû töôùng Nguyeãn Taán Duõng, coù teân môùi laø Mr. Bean, coù maáy baèng ñaïi hoïc trong tay maø vaãn” doát”, ñöøng thaáy Myõ thieáu nôï nhö chuùa Choåm maø möøng, cho laø theá naøo” ñeá quoác Myõ phaûi suïp ñoå”, giôùi tay buùa, tay buø lon, moû leát ( coâng nhaân) ñöùng leân thaønh laäp” chính quyeàn voâ saûn chuyeân chính” nhö kieåu Lieân Xoâ&coøn laâu môùi coù. Caùi maøng ngaân saùch caïn kieät, aûnh höôûng caû nöôùc Myõ, laøm rung ñoäng toaøn caàu xaûy ra ôû Baéc Myõ, khoâng coù gì môùi meû caû, nhöng Myõ vaãn” thanh taâm tröôøng tieâu xaøi”, cuõng vieän trôï, ñoùng goùp quyû cöùu trôï Lieân Hieäp Quoác, vaãn duy trì quaân ñoäi nhaø ngheà taïi nhieàu nöôùc, caùc coâng ty tö vaãn hoaït ñoäng bình thöôøng&töùc laø Myõ khoâng suïp ñoå ñaâu, ñöøng töôûng bôû, heát côn thieáu nôï ñeán hoài thaëng dö.

“ Coøn trôøi, coøn nöôùc, con non.
Truyeàn thoáng thieáu nôï, nöôùc Myõ thieáu daøi daøi thoâi”.

 Nöôùc Myõ theo theå cheá Lieân Bang, khi lieân bang khaùnh taän, thì caùc tieåu bang vaãn hoaït ñoäng, neân caùc chuû nôï chæ xieát lieân bang, ñoù laø nhöõng building laøm vieäc caùc boä, xieát nôï maáy nôi naày laø mang hoïa, vì phaûi traû tieàn cho coâng chöùc, chi phí ñieàu haønh&.coøn muoán mang ngöôøi sang thay theá, thì luaät di truù cuûa Myõ ngaên chaän, ñoù laø nhöõng haøng raøo an toaøn giuùp cho con nôï Hoa Kyø maïnh daïn ñi vay tieàn, maø khoâng sôï bò ai gaây aùp löïc.

 Theá giôùi quan taâm ñeán tình traïng beá taéc cuûa” ñoäc coâ caàu nôï” nhöng khoâng lo nhieàu, neân thò tröôøng chöùng khoaùn vaãn oån ñònh, duø coå phieáu nöôùc Myõ coù giao ñoäng chuùt ít, caùc nöôùc AÂu Chaâu, caùc nhaø kinh teá haøng ñaàu theá giôùi vaãn laïc quan, hai ñaûng lôùn laø Daân Chuû vaø Coäng Hoøa vaãn keøn cöïa, maëc caû ñeå” vay nôï” cho hôïp lyù. Rieâng vò toång thoáng da ñen ñaàu tieân cuûa Hieäp Chuûng Quoác Hoa Kyø, chöa laøm gì noåi baät, ngoaøi nhöõng vuï leû teû nhö gieát ñöôïc truøm khuûng boá Osama Bin Laden, ñuùc töôïng vinh danh muïc sö Luther King&do ñoù oâng muoán ñeå ñôøi laø Obama Care, nhöng vôùi daân soá ñoâng hôn 300 trieäu, vieäc chaêm soùc söùc khoûe naày laøm hao toán quaù nhieàu tieàn, moùc tuùi töø ngöôøi ñi laøm ñeán höu trí, laõnh tieàn giaø&laøm thieät haïi laâu daøi cho neàn kinh teá quoác gia. Ñoù laø lyù do maø ñaûng Coäng Hoøa ngaên chaän, hoï ñoàng yù vay tieàn ñeå ñieàu haønh guoàng maùy quoác gia, nhöng khoâng chaáp nhaän luoân Obama Care, caùi maø toång thoáng Barack Obama muoán löu danh thieân coå.

“ Möu söï taïi toång thoáng.
Thaønh söï taïi quoác hoäi”./.


 Tröông Minh Hoøa

05.10.2013

No comments:

Post a Comment