Việt Cộng – Việt Cộng
Lê Dinh
Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói “Mày là thằng Việt Cộng” thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chửi “Mày là thằng Việt Cộng”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chợ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
“Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”
Hay hùng dũng, như:
“ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Và còn nữa:
“Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
“Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương”
Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vào miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng “Việt Cộng về” hay “Mấy ổng về” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng. Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.
Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói “Mày là thằng Việt Cộng” thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chửi “Mày là thằng Việt Cộng”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chợ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
“Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”
Hay hùng dũng, như:
“ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”
Và còn nữa:
“Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
“Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương”
Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vào miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng. Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng “Việt Cộng về” hay “Mấy ổng về” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng. Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.
Mấy ổng về
Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao – nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao? Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?
Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi vẫn cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…
Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng Sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “biết tàng hình” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái” là gì, không hiểu cái bồn cầu “để rửa rau” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngoại quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mày là thằng “Việt Cộng”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thật nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiếng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu…, loại quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.
Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi vẫn cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi. Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…
Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng Sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha. Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “biết tàng hình” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái” là gì, không hiểu cái bồn cầu “để rửa rau” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu. Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngoại quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.
Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mày là thằng “Việt Cộng”, hai tiếng này nặng lắm, anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thật nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiếng chửi đương thời. Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu…, loại quỷ quái tinh ma, nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.
********************
Aging in a Foreign Land
Cõi Già Trên Đất Lạ
Andrew Lam
(GNA: Andrew Lam là
một nhà văn trẻ, Việt Kiều, khá thành công trong những bài viết của ông về cộng
đồng Việt cho độc giả Mỹ. GNA xin vinh dự gởi đến các BCA một bài commentary
tiêu biểu của Andrew)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa
ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía.
Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy
chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người
già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng,
và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt
Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê
hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng
họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không
còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn
nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng
ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn
khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí
nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi
nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ởLos Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và
mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia
bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là
bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm
họđược khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc
gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói
lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm
điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu
châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã
biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không
đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như
không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán,
giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất
mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây
trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã
bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở
Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu
tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói
chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi
cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.
Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi
là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên
quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng
trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ
gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi,
họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố.
Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi
và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây
cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ởnơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế
cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất
tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những
niềm vui nhỏ của tôi.
Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu
đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được
một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?
Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc
95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi
thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cảkhi còn đi làm. Từ lúc đó
tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻtrung
mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước
lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người
Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà
lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày
này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn
những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hìnhảnh người con
trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong
sựcô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không
được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà
lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm
cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói
của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa
của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là
một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.
Andrew Lâm (Aging in
a Foreign Land)
Cõi Già Trên Đất Lạ [Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ] thuật lại
theo lời kể của mẹ anh, bà Ngọc Bich Lâm (Lâm Quang Thi).
Andrew Lam là một
biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốn Perfume
Dreams: Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương: Hoài Niệm
Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng
Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ (PEN American Center).
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương
Nguyễn Hưng Quốc
Ho Xuan Huong
Hình: Wikipedia Commons
Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tôi nghĩ đến Nguyễn Khuyến. Và cũng nghĩ đến một người khác nữa: Hồ Xuân Hương.
Nguyễn Du được xem là ông hoàng của thơ Việt Nam, còn Hồ Xuân Hương lại được tôn vinh là “bà Chúa thơ Nôm”. Giữa “ông hoàng” và “bà chúa” dường như có một điểm chung: mối tình kéo dài ba năm.
Trước khi nói về mối tình của họ, xin nói một chút về Hồ Xuân Hương. Cho đến nay, hầu như giới phê bình và nghiên cứu đều đồng ý với nhau một điểm: Đó là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất và cũng là nhà thơ độc đáo nhất của Việt Nam. Về điểm thứ nhất, tôi rất tâm đắc với bảng xếp hạng của Xuân Diệu: Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm (nếu bà thực sự là tác giả của bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành), Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Tú Xương là năm nhà thơ lớn nhất trong văn học cổ điển Việt Nam. Về điểm thứ hai, cũng đã có nhiều người nhấn mạnh: với những bài thơ Nôm còn lại hiện nay, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam. Hồ Xuân Hương có thể không bằng Nguyễn Du ở sự bát ngát trong tâm tình, sự lộng lẫy và đa dạng của bút pháp, đặc biệt, Hồ Xuân Hương không có một tác phẩm nào đồ sộ, nguy nga có thể sánh được với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng mặt khác, Hồ Xuân Hương lại độc đáo hơn Nguyễn Du. Độc đáo hơn vì cá tính mạnh mẽ hơn, phong cách sắc sảo hơn, ngôn ngữ dữ dội hơn. Nguyễn Du là người đi đến tận cùng nỗi đoạn trường chung của nhân loại. Hồ Xuân Hương là người đi đến tận cùng màu sắc riêng tây trong một con người. Nguyễn Du là đóa hoa đẹp nhất trong các loài hoa. Hồ Xuân Hương là đóa hoa lạ nhất trong các loài hoa. Chung quanh Nguyễn Du, châu tuần nhiều nhà thơ khác, gần gũi ở nhiều khía cạnh, tuy mức độ tài hoa có thể ít hơn. Chung quanh Hồ Xuân Hương hầu như không có ai cả. Nguyễn Du cao ngất mà không lẻ loi. Hồ Xuân Hương, ngược lại, là một hiện hữu dị thường, một mình chiếm riêng một góc trời.
Nhưng nhà thơ được xem là độc đáo nhất của Việt Nam ấy lại là một hiện tượng vô cùng phức tạp. Phức tạp, trước hết, là về tư liệu. Trước, người ta không biết gì về bà. Đến độ nhiều người nêu lên giả thuyết: bà không có thật. Tên của bà chỉ là một cái tên giả của một hay một số nhà thơ nam tinh nghịch nào đó. Sau, người ta tìm ra khá nhiều tài liệu về bà. Nhưng những tài liệu ấy lại mâu thuẫn với nhau đến độ nếu tin vào chúng, chúng ta sẽ có không phải một mà là hai hay ba nhà thơ mang tên Hồ Xuân Hương khác nhau. Hoàn toàn khác nhau.
Trong các khám phá liên quan đến Hồ Xuân Hương, quan trọng nhất là việc phát hiện tập thơ Lưu Hương Ký vào năm 1963. Tập thơ gồm 52 bài: 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm. Đặc biệt, trong tập thơ có một bài tựa viết năm 1814 của một người có biệt hiệu là Tốn Phong, người Nghệ An. Trong bài tựa, Tốn Phong tự nhận mình là bạn của Hồ Xuân Hương, tự Cổ Nguyệt Đường, con cháu họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chính Hồ Xuân Hương đã nhờ ông viết lời tựa ấy: “Đây là tất cả thơ văn trong đời tôi từ trước đến nay, nhờ anh làm cho bài tựa.”
Xuất hiện vào năm 1814, đó là văn bản cổ nhất và cũng đáng tin nhất liên quan đến thơ Hồ Xuân Hương. Trước khi tập Lưu Hương Ký được phát hiện, toàn bộ những bài thơ Nôm được truyền tụng lâu nay đều chỉ được lưu hành trong dân gian trong cả một thế kỷ. Chúng chỉ được sưu tập và in thành sách vào năm 1913 (nhà xuất bản Xuân Lan).
Tuy nhiên, ở đây lại xuất hiện một số vấn đề: một, không có bài thơ nào trong tập Lưu Hương Ký năm 1814 và Thơ Hồ Xuân Hương năm 1913 trùng nhau cả; hai, phong cách và giá trị của hai tập thơ cũng khác hẳn nhau: thơ trong cuốn sách in năm 1913 vốn chứa đựng các bài thơ được truyền tụng rộng rãi lâu nay sắc sảo và độc đáo bao nhiêu, thơ trong Lưu Hương Ký lại hiền lành và bình thường bấy nhiêu.
Trước hai hiện tượng trên, chúng ta có thể có ba giả thuyết chính:
1. Có hai Hồ Xuân Hương khác nhau. Tạm gọi là HXH1, tác giả của các bài thơ được truyền tụng rộng rãi lâu nay, và HXH2, tác giả của tập Lưu Hương Ký do Tốn Phong viết lời tựa. Một số nhà nghiên cứu không quyết liệt đến mức xem HXH1 và HXH2 là hai người khác nhau, nhưng, khi phê bình, họ tạm loại trừ HXH2 ra khỏi phạm vi phân tích và đánh giá. Họ chỉ tập trung vào HXH1 với những bài thơ họ cho là thực sự xuất sắc.
2. Có một Hồ Xuân Hương thật và một Hồ Xuân Hương giả. HXH2 là Hồ Xuân Hương thật, có văn bản đàng hoàng và khả tín; còn HXH1, tức tác giả của những bài thơ nổi tiếng trong quần chúng lâu nay, từ “Khóc Tổng Cóc” và ”Khóc ông phủ Vĩnh Tường” đến “Làm lẽ”, “Không chồng mà chửa”, “Bánh trôi nước”, “Quả mít”, v.v… là Hồ Xuân Hương giả. Giả ở đây được hiểu theo nghĩa là: Đó chỉ là biệt hiệu được dựng lên để che giấu tông tích của một người thật, có thể là một hay một nhóm nhà nho nghịch ngợm nào đó. Họ làm thơ để cợt nhã, nhưng, dưới áp lực nặng nề của dư luận thời phong kiến, phải ngụy trang dưới một cái tên bịa là Hồ Xuân Hương. Nhưng Hồ Xuân Hương này lại không dính líu gì đến Hồ Xuân Hương, tác giả của Lưu Hương Ký và là bạn của Tốn Phong.
3. Cả HXH1 và HXH2 chỉ là một. Tuy nhiên, thuộc nhóm này, có hai khuynh hướng khác nhau:
3.1.Chỉ có những bài thơ trong Lưu Hương Ký là thực sự của Hồ Xuân Hương. Còn những bài thơ tương truyền của HXH1, trải qua trên dưới một thế kỷ truyền miệng, đã ít nhiều bị/được dân gian hóa. Giống như ca dao. Điều này giải thích tại sao chúng không còn giống hẳn với phong cách của những bài thơ trong Lưu Hương Ký. (Đó là chưa kể nhiều bài thơ bị gán đại cho Hồ Xuân Hương.)
3.2.Xem tất cả những bài thơ được truyền tụng lâu nay và những bài thơ trong Lưu Hương Ký là của một tác giả. Không chút thắc mắc nào cả. Khuynh hướng này có chút ngây thơ. Nhưng đó là cách dễ dàng nhất. Bởi vậy, có vẻ càng ngày càng có nhiều người chấp nhận.Trong phạm vi một bài viết ngắn để đăng trên blog, tôi không có tham vọng đi sâu vào các vấn đề nêu trên. Vả lại, thành thực mà nói, bản thân tôi cũng còn hết sức phân vân. Tôi biết, trên thế giới, không ít người từng thử nghiệm nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, điều ấy chưa từng xảy ra ở Việt Nam, nhất là ở thời Trung Đại, lúc ngay cả ý niệm về cái gọi là phong cách cũng chưa hề xuất hiện. Tất cả những cái gọi là phong cách của các tác giả cổ điển Việt Nam đều có tính chất tự phát. Đã là tự phát thì cũng không thể có vấn đề ngụy trang.
Bởi vậy, ở đây, khi nói đến mối tình giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, chúng ta tạm giới hạn vào HXH2, tác giả của Lưu Hương Ký (và một số bài thơ vịnh Hạ Long do Hoàng Xuân Hãn sưu tầm được).
Đó là một mối tình có thật chứ không phải là giai thoại. Bằng chứng là một bài thơ có nhan đề “Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu”, trong tập Lưu Hương Ký. Bài thơ như sau:
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Cậy ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
Nhan đề bài thơ nghĩa là “Nhớ người cũ – viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu”. Xin lưu ý là, trong nguyên tác, ngay dưới nhan đề là một tiểu chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” (Hầu, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Cả hai đều cho thấy cái người được gọi là “Nguyễn hầu” ấy không thể là ai khác ngoài Nguyễn Du. Thứ nhất, trùng họ: họ Nguyễn. Thứ hai, trùng quê quán: Nguyễn Du quê quán ở Tiên Điền, Nghi Xuân. Và thứ ba, trùng chức vụ: tháng 2 năm 1813, lúc đang làm Cai Bạ Quảng Bình, Nguyễn Du được thăng chức Cần chánh điện học sĩ, trước khi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
Dựa vào nhan đề liên quan đến chức vụ của Nguyễn Du, người ta có thể biết bài thơ được sáng tác vào năm 1813, một năm trước khi Hồ Xuân Hương nhờ Tốn Phong viết lời tựa. Nhưng như vậy, mối tình kéo dài “ba năm vẹn” giữa hai người xảy ra vào lúc nào? Hoàng Xuân Hãn đoán nó phải xảy ra vào khoảng 1792-1795, lúc Nguyễn Du còn khá trẻ, khoảng dưới 30 tuổi. Lý do là, sau đó, nhất là kể từ năm 1802, lúc đã ra làm quan, rất ít khi Nguyễn Du có mặt lâu ở Hà Nội. Hết làm tri huyện Phù Dung lại làm tri phủ Thường Tín, rồi vào Huế, và làm Cai Bạ ở Quảng Bình. Nếu ông đi ra Bắc thì cũng chỉ ở lại một thời gian ngắn. Dù sao, đây cũng chỉ là giả thuyết. Cái gọi là mối tình “ba năm” ấy không nhất thiết là gần gũi trọn vẹn ba năm. Ở xa, nhưng thỉnh thoảng gặp nhau, cũng là tình yêu chứ?
Bài thơ trên là một trong những bài thơ hay nhất trong tập Lưu Hương Ký. Hay và cảm động. Nó cho thấy, dù có chút chua chát, Hồ Xuân Hương vẫn còn yêu Nguyễn Du. Và vẫn còn băn khoăn không biết Nguyễn Du có còn nhớ thương mình? Đó là ý nghĩa của chữ “sương siu” ở câu thứ 7, theo Hoàng Xuân Hãn, có nghĩa là bịn rịn.
Không hiểu sao, khi đọc bài thơ trên, tôi cứ ao ước HXH1 và HXH2 là một người. Chỉ là một người.
Cứ tưởng tượng “bà Chúa thơ Nôm” và “ông hoàng” của thơ ca Việt Nam là tình nhân của nhau?
Thì thú vị biết chừng nào.
***
Chú thích:
Tài liệu về Hồ Xuân Hương khá nhiều. Ở đây, tôi sử dụng ba cuốn chính:
Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc, nxb Văn Học, Hà Nội, 1982.
Thiên tình sử Hồ Xuân Hương của Hoàng Xuân Hãn, nxb Văn Học, Hà Nội, 1995.
Hồ Xuân Hương, tiểu sử văn bản: Tiến trình huyền thoại dân gian hóa của Đào Thái Tôn, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999.
CHIM BAY VỀ BIỂN
PHẠM TÍN AN
chim bay về biển
Một mai chim bỏ bay về biển
Ta đứng một mình ngó nhánh sông
Ta khóc nhìn theo giòng nước chảy
Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong lòng
(Sương Mai)
Một cánh chim vừa bay ra biển, nhỏ dần rồi mất hút giữa mênh mông. Tôi mơ hồ như hình ảnh của chính mình đang tìm về quê cũ. Hình dung đến thành phố Nha trang xưa, nơi mà nếu không có biển sẽ không còn lãng mạn để người ta nhắc nhớ, đắm say, cũng có thể làm nhẹ đi ít nhiều tiếc nuối của nhưng người Nha trang xa xứ. Bờ biển cát từng chôn giấu những hang động tuổi thơ và ôm ấp dấu tích của bao cuộc tình thơ mộng, nước biển đã cuốn trôi đi, nhưng không thể xóa mất trong ký ức của nhiều cặp tình nhân mà bây giờ tóc ai cũng bạc. Âm thanh những ngọn sóng rì rào đã dệt nên những bài thơ, những bản tình ca từng làm khuấy động bao trái tim người, mà dư âm dường như vẫn còn vang vọng mãi.
Nha trang đẹp đẽ, hiền hòa và thơ mộng đó bây giờ đã không còn nữa. Đã trở thành một Nha trang xa lạ, như thuộc về ai đó chứ không phải của mình. Đó là cảm nhận xót xa của đám bạn bè tôi, không chỉ người đã rời xa mà cả những người vẫn còn ở lại với Nhatrang, sống với Nhatrang gần trọn một đời.
Nhà văn Nguyễn xuân Hoàng, một đồng môn huynh trưởng cùng trường Võ Tánh, sau 15 năm trở lại Nhatrang, đã viết:
“Mười lăm năm sau ngày ra khỏi nước, tôi quay trở về như một người xa lạ. Thành phố tôi đã ở thời tuổi nhỏ như nhỏ lại, những con đường quen đã xa lạ, tiếng sóng biển vọng lại âm thanh đều đặn kỳ quái của một vùng biển chết nào. Bãi cát không còn cái màu của thời tôi mới lớn và rừng dương đã bi xóa khỏi bản đồ trái tim.
… tôi trở về nhìn lại biển xưa thấy không còn lại chút dấu vết nào của những ngày trốn học, những buổi trưa hạnh phúc nằm trên bãi cát, gối đầu lên hai cánh tay, đấp mặt bằng cành lá dừa, ngủ một giấc chờ đến giờ tan học lủi thủi trở về”( trích trong “Nhà Từ Đường” tháng 5.2013- trên VOA)
Một chị bạn, hiện định cư ở thành phố Seattle bên Mỹ. Năm 1954 là một cô bé 7 tuổi, di cư theo gia đình từ Hà nội vào Sài gòn. Ông bố là quân nhân, được bổ nhậm ra một đơn vị ở Nha trang. Cô rất vui mừng được theo cha ra sống ở thành phố biển. Thi đậu vào lớp đệ thất trường Võ Tánh. Nhưng chỉ mấy năm sau lại bịn rịn bỏ lại bạn bè, theo bước chân cha ra tận Quảng Nam, rồi Huế. Sau này trở thành cô giáo trung học, lên cao nguyên sống với phố núi và đám học trò Kinh - Thượng, giữa chiến tranh vây bủa, may mắn sống còn trong lần di tản kinh hoàng trên con đường Tỉnh Lộ 7B.Vậy mà một thời tuổi thơ ngắn ngủi ở Nha trang lại là mảng quá khứ đẹp đẽ nhất. Trong ký ức và cả trong trái tim, chị đã dành ngăn lớn nhất cho Nha Trang. Sang Mỹ định cư khá lâu, chị háo hức trở về thăm Nha trang, để rồi “chỉ thấy lòng buồn rười rượi, bởi đang đi trên đất Nha trang mà cảm giác như mình là kẻ lạ, không tìm thấy bóng dáng Nha trang của mình ngày trước”.
Hai người bạn học cùng lớp với tôi. Sinh ra ở Huế, nhưng lớn lên và gần trọn một đời sống với Nhatrang. Trước 75 đều là thầy, cô giáo trung học, giờ chỉ âm thầm nhìn đời từng ngày trôi đi vô vị, viết những bài thơ buồn trước bao điều đổi thay ngao ngán. Họ ở lại với Nha trang cho đến hôm nay, sau bao nhiêu lần tưởng chừng Nha trang đã hất hủi, đuổi xô, không còn chỗ cho họ dung thân. Hai người bạn của tôi rất chí tình với bạn, sống chết với quê, vậy mà đã bao lần than thở: “không ra đi như mi, tớ ở lại với Nha trang mà vẫn không tìm ra Nha trang của bọn mình ngày trước! Không có gì đau hơn là sống trên chính đất nước mình mà cứ mãi hoài vọng một quê hương!” Và họ chỉ còn gặp lại Nha trang trong ký ức, trong những bài thơ họ viết về một thời quá khứ, nghe chừng đã rất xa xưa như trong tiền kiếp:
chiều quá chén nửa đêm tỉnh giấc
mảnh trăng khuya vòi või chờ ai
trong cỏ ướt dế buồn thao thức
giữa quê nhà sao mãi hoài hương.
…
Từ buổi ấy đồng thu cỏ biếc
nghe âm u gió tạt mùa xa
người đứng giữa trời không - luyến tiếc
nghĩ ngợi gì tóc rủ sương pha.
….
Bao năm tìm lại con đường
nẻo xanh ngần ngại nghe chừng rất xa
chiều thu xứ ấy mù sa
tình thu thuở ấy cũng là chiêm bao.
(đ.ư.v)
Đám học trò bọn tôi thuở ấy, giờ tóc ai cũng bạc. Sau cuộc thăng trầm quá lớn, nhiều khi tưởng mình giờ là một người nào khác. Dù còn sống ở quê nhà hay lưu lạc tha phương, ai cũng đã phải trải qua một cuộc đổi đời bi thảm. Vết thương lớn, nhỏ trong lòng dường như vẫn chưa lành.
Lần trở lại Nha trang duy nhất để tìm bốc mộ thân phụ bên ngoài một trại tù “cải tạo”, cách đây đúng mười năm, tôi đi một mình trên những con đường xưa, nghe tiếng sóng vỗ xa xa mà trong lòng chỉ còn dội lại những dư âm ngày cũ.
Tôi may mắn gặp lại vài ba người bạn học. Nhưng dường như tất cả đều nở nụ cười không trọn. Vui đó rồi buồn đó, bởi mỗi người một số kiếp long đong.
Một thằng bạn rất thân, cùng học ba năm cuối ở trường Võ Tánh. To con, đẹp trai và học giỏi. Sau này cũng là bạn lính. Ở tù hơn bảy năm nên bạn bè ai cũng nghĩ là nó đã đi diện HO và đang nổi trôi nơi nào trên nước Mỹ, không ngờ tôi còn gặp lại nó ở Nha trang. Mặc dù bây giờ nó không được phép ở lại trong ngôi nhà và thành phố Nha trang xưa của nó.
Sau sáu tháng vào tù, căn nhà nhỏ của nó ở Nha trang bị tịch thu, cô vợ “Bắc Kỳ nho nhỏ” mang ba đứa con (mà đứa lớn nhất mới vừa năm tuổi) giao cho bà nội ở trên Thành, Diên Khánh, rồi sang sông…về đâu đó, không bao giờ trở lại. Bà nội thì già, mấy đứa nhỏ bấu víu vào ông chú, vừa tốt nghiệp kỹ sư Nông Lâm Súc, nhưng bởi có ông anh là “ngụy đang cải tạo”, nên đi làm phụ hồ cho một ông thợ nề là bác họ. Trong lúc phụ hồ sửa sang một bệnh viện, anh làm quen được một chị đầu bếp. Không biết tài ăn nói thế nào mà anh làm cô động lòng trắc ẩn, thương cảm hoàn cảnh mấy đứa cháu dại không mẹ không cha. Cô sẵn sàng làm mẹ nuôi. Với tất cả tiền bạc và tấm lòng, đã cưu mang ba đứa bé không thua gì một người mẹ. Ba đứa nhỏ lớn lên cứ tưởng cô là mẹ. Cái tình mẫu tử này sao mà hiếm hoi và bi tráng quá. Thì ra trong cái thời nhá nhem tình nghĩa ấy vẫn có những tấm lòng còn hơn cả những chữ Từ Bi viết trong mấy ngôi chùa.
Bảy năm sau, thằng bạn tôi được thả về, cúi mình trước người con gái ân nhân để xin nói một lời tạ ơn. Cô nắm tay ngăn lại. Đúng giây phút ấy, bốn mắt nhìn nhau và cùng rơi lệ. Họ ôm nhau, yêu nhau rồi lấy nhau. Hôm gặp chị, tôi tò mò hỏi lý do nào chị lại yêu và lấy thằng bạn khốn cùng của tôi trong lúc chị còn con gái. Chị bảo vì không thể rời xa ba đứa nhỏ mà chị xem như con ruột của mình. Chính cái tình thương và sự gắn bó ấy mà chị trở thành vợ của ba nó. Còn tôi thì lại mơ màng suy ngẫm đến hai chữ duyên nợ của đất trời. Sau này chị làm đầu bếp cho một nhà hàng ở bờ biển Nha trang. Thằng bạn tôi và mấy đứa con vẫn sống trên Thành, vì với cái lý lịch đen, không thể xin được cái hộ khẩu trở về thành phố cũ. Còn chị vợ thì tiếc cái hộ khẩu ở thành phố, mà không muốn chuyển lên vùng quê Diên Khánh.
Cũng chính vì Nha trang đã tạo nên cái hộ khẩu mỗi người mỗi nơi ấy, mà khi thằng bạn của tôi được gọi phỏng vấn xin đi theo diện HO, bị phái đoàn Mỹ từ chối, trả lại hồ sơ và sỉ vả một trận, vì nghĩ chị vợ tốt bụng này chỉ là vợ giả, trả tiền cho nó để được bỏ nước ra đi. Chuyện tình ngay mà lý gian ấy cũng đã làm vợ chồng tốn kém và khốn khổ một thời. Sau mấy lần khiếu nại, cái ân sủng cuối cùng là: chỉ có người cha và ba đứa con được ra đi vào đợt cuối HO. Còn chị vợ sẽ vĩnh viễn không bao giờ được bước chân đến Mỹ.
Bạn tôi quyết định ở lại với người vợ ân tình, mà anh coi như ông trời đã sai xuống dương trần này để gánh vác cho mấy cha con.
Bây giờ ba đứa con đã là người lớn. Thằng bạn tôi ở nhà chăm sóc ngôi từ đường, nuôi mấy con heo và nấu cơm cho con cho vợ. Chị ấy vẫn làm ở khách sạn dưới Nha Trang, tối lại chạy về Diên Khánh!
Hôm đứa con gái lớn lấy chồng, chị khuyên mãi thằng bạn tôi mới báo tin cho bà mẹ ruột bạc tình, bây giờ đang lấy một ông chồng người Thụy Sĩ. Bà ấy cũng vác bộ mặt đầy son phấn trở về. Nhưng đứa con gái chỉ cho bà đến nhà hàng dự tiệc mà từ chối sự hiện diện của bà trong hôn lễ. Con bé bảo rằng, bà chỉ là một cái máy đẻ ra tôi, nhưng mẹ tôi chính là vợ của ba tôi bây giờ.
Tôi rót một ly rượu mừng cho cả cái vô phúc lẫn cái diễm phúc của thằng bạn cũ, nhưng rót đến hai ly để mời vợ nó. Một ly mừng và một ly để nói hộ giùm tôi lòng biết ơn và ngưỡng mộ.
Tôi quay sang bảo thằng bạn:
- Dường như chính phủ Mỹ vừa cho mở lại diện HO, mày thử nộp đơn lại xem sao.
Nó xua tay:
- Tao chẳng cần đi đâu nữa, vì ở đâu có bà vợ tao đây là ở đó có thiên đường.
Tôi đùa:
- Mày nói còn hay hơn mấy ông linh mục trong nhà thờ.
Tôi choàng tay ôm vợ chồng nó mà nước mắt trào ra. Tôi nghĩ, nó vẫn còn tác phong của một thằng lính. Khi chia tay, nó ôm vai tôi buồn bã:
-Mày thấy không, cái thành phố Nha trang mà tao sống cả một thời đẹp đẽ, giờ cũng phụ bạc tao, gây cho gia đình tao bao khốn khó! Từ ngày thuộc về bọn CS, Nha trang với tao là một vùng đất xấu, lạ lẫm. Mày còn nhớ tác phẩm tiếng Pháp “Le domaine maudit” của ông thầy Cung Giũ Nguyên?
Tôi thực sự chưa hiểu, chỉ thấy mơ hồ có một điều gì đó không ổn trong cách suy tư của nó. Nhưng tôi cảm được nỗi đau của nó.
Một cô bạn học từ những năm đệ ngũ, đệ tứ bên trường Văn Hóa. Một lần sang Mỹ thăm cô con gái là sư cô ở một ngôi chùa vùng Los Angeles, bất ngờ đọc được bài viết của tôi trong Đặc San Liên trường Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, trong đó tôi có nhắc đến tên nàng, rồi lần mò tìm ra tông tích của tôi. Ngày xưa là một cô bé khá xinh và học giỏi. Sau này có thời làm phóng viên chiến trường. Ông chồng gốc Võ Bị Đà Lạt, chết một tháng trước ngày có chuyến bay theo diện HO, nên nàng và hai cô con gái không được đến Mỹ. Dắt con lưu lạc khắp nơi, với một số vốn liếng của mẹ cha để lại. Nàng bảo nhiều lúc nhớ Nha trang lắm, thử quay về, nhưng rồi thấy lạc lõng, mọi thứ chỉ mới đây thôi mà sao giờ trở thành xa lạ quá. Cuối cùng, mẹ con quyết định mua một căn nhà bên cạnh Quan Âm Tự ở Sài Gòn xa lạ. Cô con gái út vừa học đại học vừa tu học trong chùa. Còn nàng thì tu tại gia và cũng là một nhà thơ. Hôm ngồi trên máy bay trở lại Bắc Âu, tôi đọc hết hai tập thơ của nàng ký tặng lúc chia tay. Có nhiều bài tiếc nhớ Nha trang xưa. Nha trang của nàng và của đám bọn tôi. Nàng làm thơ Đường thật hay và cảm động. Tôi nghĩ, nếu Đức Phật mà đọc được thơ của nàng chắc cũng phải rơi nước mắt xuống tòa sen.
Một thằng bạn khác cùng học trường Võ Tánh. Sau này gặp nhau trong cùng một đơn vị lính. Đánh giặc rất lì, nhưng luôn bị “đì” bởi bản tính ngang tàng không nể mặt cả cấp chỉ huy. Trong khi đang ở tù ngoài Bắc, chị vợ ở nhà chán chường cuộc sống, lội xuống biển Nha trang tự vẫn, để lại một thằng con trai năm tuồi. Nơi người ta tìm ra thi thể của chị, chính là bờ cát dấu tích yêu đương hẹn hò, thuở hai người mới quen nhau.
Ra tù, không thể sống trên thành phố quê hương một thời đẹp đẽ giờ chỉ còn là mảnh đất thê lương tang tóc, mỗi ngày phải ám ảnh bởi cái chết đau đớn của người vợ trẻ đẹp dấu yêu, nó dắt mẹ già và đứa con thơ vượt biển. Sang Mỹ, nhờ mẹ chăm sóc cho đứa con, nó vừa đi làm vừa đi học. Được bạn bè khen, nó bảo: “chẳng phải tao siêng năng chăm chỉ gì đâu, nhưng vì không muốn còn có chút thì giờ rảnh rang nào để nghĩ ngợi mông lung, hồi tưởng về một quá khứ đau lòng”. Nó chưa bao giở về lại Nha trang. Bạn bè ai cũng phục khi nó lấy được bằng Cao học Tâm Lý ( Master of Psychology) và có công việc làm lương cao, ổn định. Trong đám bạn bè bất hạnh, nó là đứa thành công nhất. Bỗng một ngày được tin nó chết. Chết đau đớn. Thuê phòng trong một khách sạn ở gần nhà, rồi đến đó dùng súng bắn vào đầu mình tự sát, để lại mấy lá thư. Tôi nhận được lá thư nó viết cho tôi, được cảnh sát giao lại, nét chữ đẹp đẽ ngay ngắn, chứng tỏ nó rất bình tĩnh trước khi tự kết liễu đời mình.
“Xin lỗi mày, tao đi trước mà không kịp chia tay với mày. Bọn mình rồi sẽ như những con chim đã đến lúc phải bay về với biển. Mày đừng nghĩ là tao buồn. Tao vui lắm đó. Thôi thì tao đi trước để dọn chỗ cho bọn mày, đám bạn bè thân thiết nhất của tao. Chỉ có một điều tao tiếc và ân hận là đã không được chết ở chiến trường như bọn thằng Lâm, thằng Bê, thằng Pho, anh Tài, Đức”.
Đọc xong thấy lòng đau đớn như có nhiều vết chém, vậy mà không biết vì sao tôi không khóc được.
Những người tiễn đưa nó hôm ấy, hầu hết là bạn bè cùng đơn vị xưa, và một số bạn học cùng trường Võ Tánh Nha trang.
Năm ngoái, một chị bạn cùng trường Võ Tánh, cùng học Ban C sau tôi một năm, định cư ở Canada, cũng đã ra đi, sau hơn hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư. Tôi và có lẽ hầu hết bạn bè Võ Tánh rất mến phục cô bạn có tấm lòng và rất khí khái này từ những năm 1962-1963. Mọi người đã ưu ái tặng chị biệt danh “Nữ hoàng xuống đường”. Luôn sống hết lòng với bạn bè và quê hương đất nước. Quyết liệt, kiên cường trước những bất công, bạo lực. Những ngày lâm bệnh, sớm ngộ Đạo Đất Trời, chị buông bỏ tha thứ hết những hờn giận ân oán riêng tư. Một thời gian trước khi mất, chị vẫn liên lạc trao đổi với tôi về những kỷ niệm Nha Trang, về tình hình chính trị ở quê nhà với nhiều hy vọng, và tiếc là không thể sống lâu hơn để chứng kiến ngày chế độ Cộng sản man rợ độc tài cáo chung trên quê hương. Chị ra đi, để lại bao thương tiếc cho gia đình, người thân và tất cả bạn bè. Chị mong muốn và dặn dò, sau khi chị mất xin gia đình hỏa thiêu và mang tro cốt của chị rải ở ngoài khơi Thái Bình Dương để hương linh của chị theo biển trôi về quê nhà, bên kia bờ đại dương, ở đó có bãi biển Nha trang thơ mộng, nơi chị sống cả một thời tuổi thơ và lớn lên với những vui buồn, vinh nhục.Tôi hình dung đây không phải là cánh hải âu mà là một cánh đại bàng hùng vĩ, đẹp đẽ vừa bay về với biển.
Cuối tháng 2/2013, trước khi trở về lại Bắc Âu, tôi bất ngờ nhận được hung tin: hiền thê của một anh bạn qua đời vì một chứng ung thư khó chữa. Chị là cựu nữ sinh Nữ Trung Học Nha Trang và sau này là một người đàn bà tuyệt vời. Gia đình anh chị là một đại gia đình quân đội. Các con của chị đều là sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ, một cô con gái tốt nghiệp từ quân trường nổi tiếng West Point. Sau này đều trở thành những bác sĩ, luật sư. Phu quân của chị là một người bạn, người đàn anh của tôi ở trường Võ Tánh cũng như trong quân đội ngày trước. Con nhà giàu, đẹp trai và tính tình hào hoa vui tính. Là môt sĩ quan trẻ đầy phong độ khi tốt nghiệp từ trường Võ Bị Đà Lạt, đối tượng của nhiều cô con gái Nha trang thuở ấy. Ngày anh quyết định làm đám cưới với chị, chắc chắn có nhiều cô tốn khá nhiều nước mắt. Cuộc tình đẹp. Một gia đình thành công, hạnh phúc. Chị luôn bặt thiệp vui vẻ, hết lòng với bạn bè, đồng môn, đồng đội cũ của chồng. Nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Ai cũng quí mến chị. Vậy mà đùng một cái, chị ra đi, đột ngột chẳng ai ngờ.
Hôm dự dám tang chị, rất nhiều bạn bè cùng khóa Võ Bị với anh và đồng môn thân quen thời Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha trang, từ mọi nơi về tiễn biệt. Trong nhà nguyện không còn chỗ đứng. Anh chồng ốm nhom, tiều tụy. Khi nói lời chia buồn, tôi ôm đôi vai gầy gò mà thấy thương anh, tội nghiệp. Khuôn mặt hốc hác, đôi mắt quầng thâm. Tôi nghĩ là anh đã khóc thầm nhiều lắm, ở cái tuổi đã trải qua bao thăng trầm mất mát, tưởng như không còn nước mắt.
Khi nhìn quan tài chị được đưa vào lò thiêu. Cửa lò đóng lại. Tôi tưởng tượng, lại thêm một cánh chim đẹp đẽ nữa vừa bay về với biển.
Tôi nghĩ rồi sẽ có môt ngày, thế hệ bọn tôi, những cô cậu học trò rời trường Võ Tánh vào những năm đầu thập niên 60, bây giờ đều đã trên tuổi 70, sẽ lần lượt ra đi. Tất cả cuối cùng rồi cũng là những cánh chim bay về với biển.
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn. Thành phố đã cho họ một thời tuổi thơ đẹp đẽ hoa mộng, nhưng cũng đã để lại trong lòng họ quá nhiều đớn đau, mất mát sau cuộc đổi đời. Những hang động tuổi thơ và dấu tích của những cuộc tình ngày xưa, tất cả giờ chỉ còn là cổ tích. Tôi nhớ lời thằng bạn còn ở lại Nha Trang, nhớ tới thầy tôi, nhà văn Cung Giũ Nguyên và tác phẩm Le Domaine Maudit viết từ năm 1961, như là một tiên tri của Thầy.
Phạm Tín An Ninh
***********************************************************************BẢN TRƯỜNG CA HAI MƯƠI
(Nói với Người Tù sau Một Chín Bảy Lăm)
(Cảm xúc khi xem một đoạn phim tù - Bài thơ này xin là nụ hồng, dù bé mọn, NMH mong gởi đến tất cả những người chiến sĩ VNCH đã một thời trong nhà tù CS. )
Xem đoạn phim tù, anh ơi, tôi khóc
Xót thương anh, người lính vốn can trường
Vận nước suy tàn, ta mất quê hương
Anh thành "Ngụy" trong nhà tù Việt cộng !
Anh đi TÙ, đảng mị lừa: Học Tập
Trả thù anh, đảng nói, đấy, Khoan Hồng !
Đảng khoan hồng nên Xuân, Hạ, Thu, Đông
Anh đói lả, lạnh căm, đau, không thuốc!
Nhưng có súng, dùi cui, đo đảm lược
Bên luống khoai, ruộng sắn, giữa sân tù
Hay những đêm dài, bí mật, âm u
Trăm cú đấm, từng thân người gục ngã ...
Hoặc connex, dưới sương rừng lạnh gía
Nền đất nâu buốt cóng cổ chân cùm
Hoặc chiều đen, mây xám, lệ trời tuôn
Anh tiễn bạn, nói thầm lời vĩnh biệt
Những khúc phim này sao không thực hiện
Mà chỉ quay những cảnh dối lừa thôi ?
Tôi muốn gào cho sóng dậy trùng khơi
Cho chế độ bạo tàn kia vụn nát
Cho thế giới, ai còn tin cộng sản
Phải giật mình nhìn lại dấu chân qua
Để họ kinh hoàng thấy thói gian ngoa
Thấy tàn bạo mà xa lìa lũ cộng
Mà trở lại cùng quê hương, nòi giống
Kẻo thiệt thòi hoài phí nụ đời xanh
Thế hệ ta và thế hệ cha, anh
Đã mai một, đắng cay và lỡ dở
Từ buổi đảng về đến nay, trang sử
Ta thấy gì hay chỉ máu xương dân ?
Mấy triệu trai hùng đảng giết bất nhân
Rồi thần thánh cuộc tương tàn, xâm lược
Nước hòa bình mà dân đành bỏ nước
Khoe tự do, mà xây lắm nhà tù
Cắt đất Tổ Tiên, dâng chệt cơ đồ
Và gán tội, giam cầm người yêu nước
Trong nước, nhà dân, anh ơi, đảng cướp
Dân đói khoai, đảng thừa mứa bạc vàng
Hải ngoại, đảng dùng nghị quyết, mưu gian
Tuyên truyền xám, điêu ngoa và hiểm độc
Đảng muốn phá tan lằn ranh Quốc - Cộng
Để dối gian, lừa phỉnh kẻ non lòng
Và thật đáng buồn, anh có biết không
Vẫn có kẻ bán hồn cho quỉ dữ
Vẫn có kẻ làm đau dòng quốc sử
Phản giống nòi và điếm nhục gia phong
Nhưng may sao còn triệu triệu tấm lòng
Quyết một dạ trung thành gìn sông núi
Thì anh ạ, phải có ngày bão nổi
Bọn độc tài Việt cộng phải tiêu tan
Chính nghĩa thăng hoa và lá cờ Vàng
Sẽ ngạo nghễ trên quê mình, nước Việt
Và các anh, Người Tù vì quốc biến
Sẽ mỉm cười dù với chiếc xe lăn
Hay dưới mồ hoang bởi những bất bằng
Những oan trái, những hờn đau đã rửa
Kẻ bội phản, trở cờ không chỗ dựa
Sẽ cúi đầu hối hận giữa cô đơn
Anh cứ tin đi, ngọn lửa căm hờn
Cộng đã nhóm, sẽ thiêu tàn chính cộng !
Xem đoạn phim tù, anh ơi, tôi khóc
Lại nhớ về ngày cuối Tháng Tư xưa
Ôi, một ngày nước mắt đổ như mưa
Khi nghe lệnh đầu hàng mà phẫn hận
Ôi, một ngày bắt đầu cho vô tận
Của dã man, mọi rợ giáng lên đời
Của gian hùng từng ngụy ngữ trên môi
Của tàn bạo, của oán thù cùng cực
Của sông núi đi vào cơn nhật thực
Của đồng bào trong áp bức đau thương
Và các anh, người chiến sĩ can trường
Ðã bị cộng trả thù vì giữ nước !
Cộng nhốt tù anh, cùm chân anh được
Nhưng chẳng thể giam tim óc quật cường
Và búp măng ngà trên khắp quê hương
Sẽ vỡ đất, vươn lên cùng Phù Ðổng
Sẽ những Diên Hồng oai hùng tiếng trống
Sông Bạch Ðằng cọc nhọn sẽ đầy lên
Và bình minh phá vỡ bức màn đêm
Ðể giữ trọn lời thiêng cùng sông Hóa
Rồi đảng viên, những người ôm chí cả
Mong nước, dân vui sống nghĩa con người
Và công an, bộ đội nữa anh ơi
Sẽ đứng thẳng, góp tay làm lịch sử
Họ cũng là người vì yêu xứ sở
Nhưng bị đảng lừa và đã tỉnh ra
Cho họ thời gian, anh ạ, không xa
Ðể cắn kén họ thành đàn bướm mộng
Tôi tin thế, tôi tin vào ý sống
Vào chu kỳ suy - thịnh của quê hương
Sẽ phải tan tành tà đạo, bất lương
Ðể trả lại cho đời Chân - Thiện - Mỹ !
Tôi có niềm tin, anh thừa ý chí
Quê phải có ngày quang phục anh ơi
Lau mắt đi anh, mùa sắp đến rồi ...
Ngô Minh Hằng
No comments:
Post a Comment