TRANG CỦA LÍNH - NGỌC VĂN TRƯƠNG

 TRANG CỦA LÍNH - NGỌC VĂN TRƯƠNG

Bài Tháng 6, 2014

Mọi người đã quá rõ toan tính của Trung Quốc đang trỗi dậy muốn thành một cường quốc kinh tế, vì khát dầu, mà cố giành cho bằng được chủ quyền toàn bộ 3.5 triệu km vuông biển Ðông, nơi có trữ lượng dầu dồi dào nằm dưới đáy.
 Ngoài ra biển Ðông còn có sản lượng 1/10 cá thế giới, và cũng có con đường hàng hải chiếm 1/3 giao thương đường biển thế giới, bao nhiêu cái lợi đó đã khiến Tầu cộng trở thành một con thú điên, sẵn sàng cắn xé nhằm cướp cho được miếng ăn, bất chấp lẽ phải, chúng liên tiếp đặt nạn nhân vào cảnh chuyện đã rồi. Một đường lưỡi bò phân ranh lãnh hải, một thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm của Hoàng sa (2012), nay thêm một căn cứ lớn đang được xây dựng trên đảo Gạc Ma thuộc Trường sa chúng cướp được năm 1988.

Ðầu tháng 05/2014, theo như nhà nước An Nam xã nghĩa thông báo, thì TQ đã kéo giàn khoan nước sâu HD.981 đến đóng chốt cách đảo Lý Sơn 119 hải lý tức là nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của VN. Giàn khoan HD.981 do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3000 mét, và do Tâ#p đoa

Lời thủ tướng nhà nước An Nam xã nghĩa nói tại AMM.24 rằng, HD.981 xâm phạm chủ quyến lãnh hải VN vào đầu tháng 05/2014, theo dư luận thì đó là không đúng, nó phải được phát hiện tại vị trí đó từ trước, hay ngay cả lúc nó di chuyển từ cảng Tam Á, Hải Nam, xuống phía Nam biền Ðông. Ðây là giàn khoan nó không phải là một con tàu chiến với vận tốc cao, mà trong bất ngờ phát hiện nó vào sâu trong lãnh hải VN hơn 80 hải lý, đã là thế kỷ 21 thì ít nhiều với dụng cụ kiểm báo, rada, mà khối sắt dài 114m, rộng 90m, cao137.8m vào tới sân nhà mới biết, thì chuyện quả là khó tin. Ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi đã nói cùng đài RFA (tường trình từ VN-12/05/2014) rằng: “Chừ cách đây mấy tháng bà con đã phát hiện nó (giàn khoan) vào đây rồi, giờ nó khôn rồi, nó đã vào đó rồi, nó không chịu đi đâu...”

Sau sự kiên cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh- Viking, hai năm về trước, cũng ngư dân Lý Sơn đã nói với RFA sau chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng (11-10-2011), điều nhận thấy rõ nét là các tàu tuần của hải quân VN chỉ đi bên trong kinh tuyến 110 độ đông, còn bên ngoài là phần của tàu tuần TQ. Vậy có phải từ những chuyến đi đêm, mà trong đó qua chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng thì vùng đặc quyền kinh tế của VN đã không còn là 200 hải lý nữa. Và hôm nay vị trí của HD.981 là 15Ắ 332 03 Vỹ độ Bắc, 111Ắ342 03 Kinh độ Ðông, để thấy rằng chổ nó nằm không thuộc phạm vi hoạt động của HQ.VN, có phải điều đã khiến phía An Nam cộng lên tiếng trễ?

Với cái âm mưu xâm chiếm trọn biển Ðông của TQ từ lâu, thì chuyện cái giàn khoan không là sự manh động, mà là có tính toán rất kỹ, đây là bước khởi sự thực hiện khai thác tài nguyên dầu khí tại quần đảo Hoàng Sa - Và bước kế tiếp HD.981 sẽ dịch chuyển khắp toàn vùng lưỡi bò mà chúng đã tuyên bố là lãnh hải của chúng. Thực tế tọa độ thì giàn khoan này đang neo đậu ở vị trí 18 hải lý về phía nam của đảo Tri Tôn, do Trung Cộng chiếm giữ (từ 1974), còn đối với lãnh hải Việt Nam, giàn khoan nằm trong vùng Ðặc quyền Kinh tế (200 hải lý - Exclusive Economic Zone), cách 119 hải lý với đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Với lời TQ tuyên bố đảo Tri Tôn là lãnh thổ của họ, giàn khoan cách Tri Tôn 18 hải lý là thuộc về vùng biển do họ làm chủ - Còn phía Việt Nam thì giàn khoan TQ xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam, như vậy đối với với quốc tế vấn đề này được coi là tranh chấp chủ quyền. Nhưng trên thực tế đây là hành động, TQ xâm phạm chủ quyền và ăn cướp tài nguyên, trong hành vi ăn cướp này, từ khi cái đường lưỡi bò xuất hiện người ta đã thấy rất rõ âm mưu của TQ là biến vùng lãnh hải hợp pháp của các nước nạn nhân thành vùng tranh chấp (do sự chồng lấn của đường ranh 9 khúc lên lãnh hải nước chủ nhà), để từ đó gây căng thẳng và có hành vi đe dọa vũ lực.
Ngoài ra HD.981 còn là đòn thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ, vì dù chính quyền Obama có yếu thì vẫn là một đối tượng TQ ngại chạm đến, còn với VN như lời Ngô Sỹ Tồn, viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải (biển Ðông) thuộc tỉnh Hải Nam, TQ tuyên bố “Bắc Kinh sẽ không dừng lại bất chấp mọi phản ứng của Việt Nam” và đây là một động thái mang ý chính trị nhiều hơn là

kinh tế. Ðương nhiên lúc TQ đem giàn khoan HD.981 vào sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, đã không xem phản ứng của phía VN là nặng, vì diễn tiến sự việc TQ đã dự trù là phía An Nam cộng sẽ không dám bất cứ một hành động nào làm cho tình hình trở nên căng thẳng.

Do đó chuyện xảy ra chiến tranh là không thể có, dù là cuội giữa hai thầy trò, vì TQ không muốn rơi vào thế kẹt một khi có một kẻ thứ ba nhảy vào can thiệp, lại thêm tình hình lúc này không thể dùng kịch bản Gạc Ma của năm 1988, làm thế sẽ lớn chuyện. Trung Cộng lại biết chắc Hoa Kỳ không bao giờ giúp về mặt quân sự cho VN, vả lại giữa hai nước cộng sản này thì phía VN vẫn luôn muốn duy trì quan hệ với TQ, vẫn giữ đường lối giải quyết song phương việc riêng của hai nước. Trong khi đó Hoa Kỳ lại không vướng mắc một hiệp ước liên minh nào cùng VN, và chính HK khẳng định, không can dự vào tranh chấp về chủ quyền ở biển Ðông.

Qua sự kiện cái giàn khoan khủng HD.981 của TQ đặt sâu trong vùng biển VN, người dân bên quê nhà đã có cái nhìn khá rõ về cái đảng An Nam cộng, cùng cái nhà nước đang mang cái vòng kim cô 4 tốt, 16 vàng. Làn sóng chống TQ cao hơn năm 2011, trong đó các vụ biểu tình được pha trộn có cả của nhà nước với thành phần thanh niên đoàn viên HCM, rồi có cả đốt phá mà phía nhà nước cho là thành phần hình sự gây nên. Dư luận không tin là vậy, trong chế độ công an trị, chuyện biểu tình trong một nước cộng sản đã là một cái gì hiếm, lại thêm lồng vào đó có các tay cướp phá, thì đây là chuyện phải có cho phép.

Trong bối cảnh xí nghiệp nước ngoài bị đốt, công nhân Tầu cộng vượt biên bỏ chạy sang các nước láng giềng như Kampuchia, Thái Lan& Thì ngày 09/05/2014 từ một tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao TQ là Trình Quốc Bình cho rằng “mọi bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua “đàm phán hòa bình”, như mọi khi thì đây là dấu hiệu để thầy trò ngồi lại với nhau đàm phán song phương. Nên Nguyễn phú Trọng xin đi Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, nhưng bí thư An Nam cộng đảng đã bị từ chối, tin được báo New York Times tiết lộ hôm 12/05/2014. Ðây được coi là thiên triều tỏ thái độ giận dữ đối với chư hầu.

Ðến ngày 11-05-2014 đại sứ mới của Tầu cộng đã đến làm việc tại Hà Nội, và thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã đi TQ từ 13 đến 15/5, đây là chi tiết đáng chú ý Nguyễn Phú Trọng bị từ chối, thay vào đó Hồ Xuân Sơn được thiên triều gọi đích danh. Hồ xuân Sơn - Tay này, được mô tả là người do Bắc Kinh đào tạo, nói tiếng Tầu lưu loát như tiếng mẹ đẻ! Chuyến đi này gợi lại chuyến đi ngày 25/06/2011 của hắn sang TQ, sau vụ cắt cáp tàu thăm dò, mà kết quả chuyến đi bị nhà nước xã nghĩa dấu nhẹm, chỉ mỗi Tân Hoa Xã đưa tin hai bên Việt-Trung là đã đạt được sự đồng thuận, và có những sự thống nhất qua cuộc đàm phán song phương.

Lần đó cái câu của THX lên tiếng là “TQ mong phía VN thực hiên những gì đã cam kết trong phiên họp” cho thấy những chuyện đi đêm như thế luôn là những thua thiệt cho VN. Nay chuyến đi của HXS lần này về từ ngày 15/06/2014 cho tới nay không một tin tức gì được nhà nước xã nghĩa loan báo, người ta lo ngại với tình hình dầu sôi lửa bỏng như thế này, mà lại cứ 4 tốt, 16 vàng, trông vào sự đi đêm của kẻ tay sai TQ, thì chắc chắn lãnh thổ nước Việt khó mà vẹn toàn.

Trong lúc làn sóng phẫn nộ của người dân lên cao, thì cũng là lúc những chóp bu nhà nước xã nghĩa đã tung ra những tuyên bố, những lời này mục đích là để khích lệ hay là để xoa dịu lòng yêu nước người dân? Không một ai biết dụng ý! Ông chủ tịt nước Trương Tấn Sang với câu “Biểu tình là chính đáng”, rồi tới ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói “Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng”. Các ông vừa nói xong, thì người dân như hụt hẫng vì lệnh cấm biểu tình trên toàn quốc, một chủ nhật 18/05/2014 dự định toàn quốc xuống đường chống TQ đã không tổ chức được, vì chính quyền ngăn chặn rất quyết liệt, và tình trạng bắt bớ lại diễn ra như cũ.

Cái câu tuyên bố của Trương Tấn Sang “Kiên quyết kiên nhẩn, đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước bằng biện pháp hòa bình” đã được phó thủ tướng Vũ Ðức Ðam lập lại và mở rộng: “Chúng ta phải giữ được hòa bình, không chỉ hòa bình cho VN mà là hòa bình cho khu vực và thế giới, trách nhiệm của VN rất cao, khoảng một nửa hàng hóa của thế giới liên quan đến biển Ðông, nếu có xung đột thì sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới, VN có nghĩa vụ bảo vệ hòa bình đó. Vì vậy, phương châm quan hệ giữa hai nước phải theo đúng 4 tốt, 16 chữ vàng tốt đẹp&” Ðây là câu trả lời tại sao những ai bận áo có khẩu hiệu “No U” hay “HS-TS-VN” là bị bắt!

Hiện nay trong đám chóp bu xã nghĩa, Nguyễn Tấn Dũng với những câu, được nhiều người hời hợt cho là chống 4 tốt 16 vàng, như “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.” Hay “Chính phủ đang cứu xét một loạt ‘Giải pháp quốc phòng’ khác nhau để chống Trung Quốc, kể cả giải pháp pháp lý”. Tuy là Nguyễn Tấn Dũng nói là “đang cứu xét”, nhưng nhiều người vẫn cho những câu này là mang tính dứt khoát trong đường lối giải quyết chuyện xung đột. Xin hãy nhìn cái đuôi muôn thuở phục lạy Tầu cộng, đã thòi ra ở câu “VN không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác” (!!!).

Vẫn là cái tâm không “dám” liên minh với bất cứ một ai để chống TQ, câu này rõ là một câu vì sợ mà bắn tiếng, không khác như đứa trẻ luôn lo mất miếng ăn, lại thêm trước giờ quen phục tùng để được sống còn, đó là chính sách nhất quán tự trói mình, cộng với tuân thủ nguyên tắc 4 tốt, 16 chữ vàng. Còn tay thủ tướng Dũng, đã từ lâu chúng ta không lạ về hắn, là một tay thất học, nhưng là ngươi cộng sản, hắn biết nói những lời đẩy đưa cơ hội, và chắc chắn đó cũng chỉ là những gì BCT muốn hắn nói, nên đừng thấy đó mà cho rằng hắn có thể trở nên một Ếch-ba-chốp của An Nam xã nghĩa. Có chăng với bản chất bẩm sinh hắn sẽ thích hợp để làm một tay Putin!
Lời nói và việc làm luôn mâu thuẫn của giới lãnh đạo An Nam xã nghĩa, cho thấy cái bất nhất phát sinh từ nguyên nhân phải tuân thủ những gì yêu cầu của phía TQ, việc quyết liệt ngăn chận mọi cuộc biểu tình chống xâm lược hôm 18/05/2014 đã lộ bộ mặt thật tráo trở chạy theo giặc. Từ những ràng buộc quá sâu giữa chúng cùng TQ đã khiến nhà nước xã nghĩa đang trong cái thế cưỡi hổ, nghịch lòng với giặc là không được, trong khi đó với người dân thì nhà nước này không đáp ứng được những gì người dân mong đợi. Trong một chế độ coi đất nước, lẫn người dân chỉ là phương tiện để duy trì sự sống còn của chế độ, của đảng, thì chắc chắn rồi đây sẽ gặp phải một hậu quả khôn lường, khi sự tức giận của người dân đã đến mức giới hạn.
An Nam xã nghĩa luôn muốn giữ mãi tình thầy trò, thì cái giá phía TQ đưa ra sẽ không gì mới, nó đã có từ bao năm trước là “Ngưng tranh chấp, cùng hợp tác khai thác” (vẫn lấy của người để ăn không!) Chuyện đã như thế, mọi người đều hiểu rõ cái tâm của phía An Nam cộng đảng hiện nay đang thế nào, thực tế luôn cho thấy như lời của Bộ Chính trị khẳng định, chính sách trước sau như một của họ là “Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt”. Hay là “Việt Nam không bao giờ dựa vào bất cứ một quốc gia nào để chống lại TQ. Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác phát triển, thì đâu có ai hơn được một TQ.XHCN láng giềng&”

Hôm nay người dân bên quê nhà đã biết tuy chưa toàn diện, nhưng cũng đủ nhận thấy thái độ của bộ chính trị Hà Nội ra sao, cái đảng An Nam cộng cùng cái nhà nước Cộng hòa xã nghĩa thế nào, trong cái mà chúng gọi là giữ nước và bảo vệ nước. Sự thật đã phơi bày, trước kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, bọn An Nam cộng đã và đang mang lấy cái nhục của kẻ bán nước, nay lại thêm cái hèn của kẻ luôn sống trong nhẫn nhục, và đang mang một nỗi sợ hãi mất chỗ dựa, cuối cùng là không lối thoát!

NGỌC VĂN
  ***************************************************************

BÀI THÁNG 5, 


Ngày 01-05-2014 trên báo Ðại đoàn kết của vẹm có bài “Kiều bào chung tay xây dựng đất nước”, bài báo mở đầu như sau: “Hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt đang sống, làm việc ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy ở cách xa quê hương nhưng phần lớn kiều bào vẫn luôn hướng về Tổ quốc, không ngừng hợp tác, đầu tư hay đóng góp ý kiến xây dựng quê nhà ngày càng giàu mạnh - Tính đến thời điểm này, chỉ riêng nguồn lực của bà con Kiều bào đã đầu tư về Việt Nam khoảng hơn 20 tỷ USD và lượng kiều hối liên tục tăng đều qua từng năm. Ðây được xem là những nguồn lực quan trọng góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh...”

Sau tháng Tư Ðen là tháng Năm quỉ lộng - Bắt đầu từ những đoàn xe “chiến lợi phẫm” Honda, tivi, tủ lạnh được mang về Bắc, và ngược lại những đoàn nón cối dép râu loại gộc từ miền Bắc tràn vào miền Nam hóa giải những căn nhà to, dinh thự. Thoạt đầu còn ngỡ ngàng, rồi người dân nhận ra bộ mặt thật của kẻ gọi là chiến thắng, có vì dân tộc, đất nước, hay có chính nghĩa, chính danh không, sao trong hành động chúng ra tuồng một bầy thổ phỉ? Thì ra bao xương máu dân Việt, kết cục chỉ là vì sự sống còn của cái đảng An Nam cộng, và một lũ ăn cướp! Thế rồi để cướp trắng tài sản người dân, bằng cái gọi là đánh tư sản, hay đi kinh tế mới, và những lần đổi tiền thật sự đã đưa người dân miền nam vào cảnh bần cùng, một sự đổi đời rõ rệt đã diễn ra& biến kẻ có thành không, và ngược lại.

Và cũng từ tháng Năm 1975, người dân bỏ nước ra đi bằng mọi cách! Mà chung qui cũng bởi vì không sống được cùng loài quỉ đỏ, từ vượt biên, vượt biển chấp nhận cái chết để ra đi, những người tị nạn này đã đánh động lương tâm thế giới, và họ đã đi trong cả chục năm kể từ sau 1975. Rồi tiếp theo là những đoàn lao nô hay làm gái xứ người lũ lượt kéo nhau bỏ nước mà đi đến nay vẫn còn tiếp tục, như vậy đợt sau đến nay kéo dài đã hai mươi lăm năm, mà những kẻ đưa họ đi, bán họ đi, hay bảo kê cho họ hành nghề mãi dâm nơi đất khách, lại chính là quan chức đại sứ của nhà nước xã nghĩa. Ðó là căn nguyên từ đâu mà hôm nay có 4.5 triệu người Việt sống khắp thế giới trên hơn trăm quốc gia, và cũng là điều chúng tôi phải dài dòng đôi chút, để vạch mặt bọn vẹm trong câu “khoảng 4.5 triệu người Việt đang sống, làm việc ở hơn 100 quốc gia”, mà chúng nói lấp lửng như thể ra đây là con dân yêu quí của chúng.

Những người vượt biển vượt biên là nạn nhân của cộng sản, họ bằng lòng đánh đổi sinh mạng trong lúc ra đi, có thể nói đối với họ, chuyện sống cùng cộng sản hay nhận lấy cái chết giữa biển khơi là giống nhau. Chính chuyện chối từ sống với cộng sản, thà rằng nhận lấy cái chết, đã khiến Phạm Văn Ðồng đã mạt sát họ là bọn ma cô đĩ điếm, nhưng nay họ đã được gọi là khúc ruột ngàn dặm với nhà nước bởi họ có tiền, thử hỏi nếu họ làm ăn không thành công, họ không gửi kiều hối về, liệu có được nhà nước xã nghĩa vơ vào mà gọi là bộ phận không thể tách rời của dân tộc, hay là vịt kiều yêu nước? Chính bản chất nhổ ra lại liếm, đã lột truồng những con người cộng sản, cùng chế độ của họ từng mảng một, những lời vuốt ve tuyên truyền giả nhân giả nghĩa, đã không che đậy được những trí trá gian manh.

Ðầu tháng tư vừa rồi dư luận người Việt hải ngoại đã có phản ứng, và nhân vật bị ném đá không ai khác hơn là thứ trưởng ngoại giao vẹm Nguyễn Thanh Sơn, với câu nói những người vượt biên vào đầu những năm cuối 70, là “nạn nhân của chiến tranh”. Và bất chấp cả sự thật hắn nói người Việt vượt biên là vì “bị tuyên truyền một chiều”, những gì hắn nói ra cho thấy bản chất con người cộng sản, muôn đời nói trắng thành đen không biết ngượng, Là người trong cuộc, là người Việt tỵ nạn, chúng ta không chối cải, tập thể chúng ta hoàn toàn không phải tất cả là người tỵ nạn, những người vượt biên trong đó có không ít những người ra đi vì kinh tế, và ngay cả những anh em lính tráng miền Nam trước kia, vẫn có kẻ mang đầu óc thực dụng.

Ở đây không còn cách gọi nào khác hơn là dùng chữ những kẻ mang đầu óc thực dụng, có những kẻ bận áo lính một thời, nay sẵn sàng bưng bô cho vẹm với đôi chút lợi danh do vẹm ban. Và những người vượt biển cũng có người chỉ vì muốn có một đời sống vật chất theo ý họ, có người gọi họ là những kẻ lộn sòng, họ nguy hiểm vì bản chất hám lợi nơi chính con người họ, vì tiền mà kẻ thì bán lý tưởng, người thì bán mạng sống. Như ông chủ tiệm đĩa hát Paris by night, có ai gọi ông ta ra đi vì không ưa cộng sản đâu, như Nguyến phương Hùng, Nguyến ngọc Ngạn, Nguyến ngọc Lập& có ai gọi họ là những người vì chống cộng mà phải tỵ nạn? Những con người đó làm cho vẹm vui lắm, và chúng gọi đây là những vịt kiều yêu nước!

Vẹm mong tạo được một phong trào, càng ngày có càng nhiều kẻ chạy theo chúng vì quyền lợi, thấy đứa có ăn, tránh sao không có kẻ nối đuôi chạy theo xin, chính vì thế mà ta không lấy làm lạ

chuyện chúng gầy nên đám Việt Weekly cùng TV Bolsa, những thằng mõ thời đại cho chúng. Cứ để chúng vô tư làm chuyện chúng muốn, thế càng dễ cho chúng ta, những con bài lộ mặt là những con bài cháy, Nguyễn Ðạt Thành đã cháy cùng chuyện trùng tu nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa, Hoàng Duy Hùng cháy vì bắt tay Nguyễn Thanh Sơn. Hôm nay trong cộng đồng chúng ta, lại thêm một Madison Nguyễn, Phó Thị trưởng thành phố San Jose tuyên bố công khai đi cùng vẹm, và trong mong muốn cùng khả năng của những người tỵ nạn cộng sản chúng ta, xin hãy tách những kẻ như thế ra khỏi cộng đồng người Việt Quốc Gia.


Cũng trong bài báo Ðại đoàn kết như đã nói ở phần đầu bài - Madison Nguyễn, Phó Thị trưởng thành phố San Jose (bang California, Hoa Kỳ), đang tranh cử chức thị trưởng San Jose đã nói, xin trích: “Ðất nước mình đã thay đổi trên rất nhiều phương diện, tôi dường như không thể nào nhận ra từ đường sá đến những công trình xây dựng, những tòa cao ốc... Trở lại quê hương sau nhiều năm định cư ở hải
ngoại.ngoại, tôi ấn tượng nhất là sự thay đổi và phát triển khá toàn diện của Việt Nam. Ðiều đó khiến tôi càng tin tưởng và gắn bó với Tổ quốc hơn bởi những chính sách của Nhà nước, Chính phủ nhằm đoàn kết, tập hợp nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài cùng đồng lòng xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh”

Phát biểu như Madison Nguyễn này, đúng là phát biểu của người vừa đui, vừa điếc, và nói lặp! Ðui điếc là vì bà không thấy, không nghe những cái lầm than của người dân bên quê nhà, còn nói bà nói lặp vì những gì bà nói, đúng là lặp lại y chang những gì vẹm Nguyến Thanh Sơn lưỡi gỗ đã từng lải nhải. Madison Nguyễn nói “Tôi cho rằng, kiều bào ở nước ngoài chính là những nhánh rễ của cây đại thụ Tổ quốc Việt Nam - Chúng tôi có nhiệm vụ vun đắp để cho cây đại thụ Việt Nam luôn lớn mạnh&” Xin được hỏi bà, ba chữ cây đại thụ VN mà bà dùng ở đây, và muốn vun đắp, là để chỉ ai thưa bà, để chỉ cho người dân, hay để chỉ cho chế độ xã nghĩa cùng cái đảng An Nam cộng, mà bà đang mon men xin được làm thứ vịt kiều yêu nước?

Xin khuyên bà, nếu muốn thấy người dân có hạnh phúc hay không, thì hãy nhìn sâu hơn, xuyên qua những tòa cao ốc của nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hay những công trình cầu cống đường xá bằng vốn nợ ODA, mà nhà nước đã năng lên gấp ba giá thành so với ở Mỹ-Nhật để vừa rút ruột vừa xà xẻo, có như thế thì mới thấy cái tính thật của nó. Người ta bình thường chỉ cần nhìn vào hai mặt giáo dục và y tế là biết cái xã hội đất nước đó ra sao, xin bà cũng nên có cái nhìn một thể ấy như mọi người để biết cái sống thật của người dân, hơn là mất thì giờ nghe vẹm nói rồi lập lại. Thành Hồ hôm nay đầy đường những trẻ em nghèo, không tiền đi học phải đi bán vé số để nuôi thân, người già thì đi xin ăn, người nghèo bị bệnh không tiền chạy thuốc phải chịu chết!!!

Cỡi ngựa xem hoa, thì làm sao bà biết những cảnh như thế, lại lười ghé mắt, ghé tai, để biết sự thật khốn khổ người dân! Bà có biết “dân oan” là gì, có phải đó là dân nghèo bị kẻ có quyền, có thế lực, cướp mất đất& Bà có biết ông “tư bản đỏ” là ai, có phải những người ngày nào vỗ ngực ba đời bần cố nông “đi làm cách mạng” để đem cái giàu, cái mạnh cho chính bản thân chúng??? Nghe Bà nói những cao ốc mà tức cười, những nơi đó không là nơi thằng dân đen bán vé số, hay con mẹ buôn gánh hàng rong được vào, nó chỉ dành riêng cho những Vịt kiều như bà và tầng lớp thượng lưu tư bản đỏ. Còn chuyện cầu cống đường xá bà khoe, cho thấy bà quá ấu trĩ, nhìn hào nhoáng thì thế đấy, nhưng do tham nhũng và rút ruột công trình mà tất cả đã và đang xuống cấp trầm trọng, người dân thành Hồ phải lội lõm bõm trong nước mỗi khi có mưa.

Bà lại còn nói “Tuy phải sống xa Tổ quốc, nhưng tôi thường xuyên theo dõi tình hình Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin báo chí, mạng internet. Tôi biết Nhà nước Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới, bộ máy các cơ quan chính quyền ngày càng được kiện toàn, tinh gọn theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy sức mạnh của cả hệ thống. Nhiều cán bộ trẻ có tài, có đức được lựa chọn để đảm nhiệm những trọng trách trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước&” Bà ngôn như thế thật không còn gì xứng hơn hai chữ Botay.com để tặng bà, khi bà nói (như con vẹt) “nhiều cán bộ trẻ có tài, có đức được lựa chọn” mà được chọn từ đâu chắc bà cũng chả biết nốt phải không? Từ hạt giống đỏ cả đấy bà ạ!

Còn chúng có tài hay không, chỉ cần nhìn cái bộ y tế xứ An Nam xã nghĩa nát be nát bét, do cháu ngoại Hà Huy Tập bí thư đời thứ ba của cái đảng An Nam cộng, thì thấy ngay tài đức của bộ trưởng y tế Nguyến Kim Tiến ngay. Trẻ con trong tháng tư chết cả trăm vì bệnh dịch sởi, nhưng mụ đã không nhận lỗi lại còn đổ thừa tại trời, tại dân, điều đó cũng dễ hiểu thôi, mụ ấy xuất thân làm nghề dịch tể vệ sinh, mà vì là hạt giống đỏ nên cho nắm bộ y tế. Riêng cá nhân bà có muốn theo chúng, xin bà đừng mơ cao, với vẹm chúng chỉ xài trong giai đoạn và sẽ vứt bỏ khi chỉ còn là cái vỏ. Sự hiểu biết của bà về cộng sản không là bao so với BS Dương Quỳnh Hoa, khuyên bà nên học lấy câu BS Hoa nói: “Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn”.

Làm nghị viên mà không nói được những câu đơn giản của chính mình, mà phải đi mượn những câu tuyên truyền trên các trang chính phủ chấm ọt thì tệ quá, đọc câu bà nói sau đây chắc chắn ai cũng đồng ý với chúng tôi điều nhận xét đó: “&năm qua, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, góp phần ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao” Ái chà! Nói thế thì đừng nói tốt hơn, kinh tế xứ xã nghĩa đã chạm đáy từ lâu rồi bà ạ, tìm thêm tài liệu mà đọc đi, đầy trên mạng đấy (Sorry, sometimes a fool doesn’t know she’s a fool), còn nếu bà lười đọc thì xin bà tự trả lời câu hỏi này thì sẽ hiểu thôi –Kinh tế đã khá thế, sao dân cứ phải bỏ xứ đi lao nô, làm đĩ quê người?

Còn ước ao của bà, mong con cháu hồi hương phục vụ tổ quốc khi nói câu “Chúng tôi mong muốn con, cháu mình sau này sẽ trở về sống, làm việc và phục vụ Tổ quốc” - Vâng xin mời bà! Nói thì phải làm và nên về ngay bây giờ đi, riêng ý chúng tôi thấy bà hợp với nhà nước xã nghĩa đấy, bà là người có tài, có đức, thì nên về ngay đi kẻo rồi lại tiếc là trâu chậm uống nước đục. Bây giờ vẹm muốn những người như bà hay Hoàng Duy Hùng, để làm đầu tầu lôi kéo những người hôm xưa vượt biên vì kinh tế như bà, xênh xang áo gấm về làng để chúng nói cùng mọi người là nghị quyết 36 của chúng thành công.

Tháng tư đau thương chưa khỏa lấp, tháng năm quỷ dậy khắp trời Nam!

NGỌC VĂN

******************************************************
BÀI THÁNG TƯ
LƯU LẠC

Nhớ Sài gòn mưa đêm – Sau khúc nhạc dạo, chiếc đồng hồ gõ mười hai tiếng rời rạc làm khuấy động cái yên ắng của căn phòng, như vậy mới nửa đêm thôi, thế mà cứ ngỡ đã khuya lắm, vẫn thường là thế, những đêm trằn trọc không ngủ được thì luôn thấy thời gian như dài ra. Ðể rồi nằm trong bóng đêm, mà nghe trăm thứ chuyện tìm về, lại làm cho giấc ngủ càng khó đến& Ngoài trời một cơn mưa ập đến, buổi chiều đi ngoài phố, đã nghe những cơn gió, thì nay gió cũng đã đưa mưa về lúc nửa đêm, nghe mưa rơi ngoài khung cửa, mà chợt thèm nghe tiếng hát Hương Lan trong “mưa nửa đêm”

Ðêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi
Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang
Nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến giấc ngủ chưa đến tìm

Cali đã vào hè, với chuyện đổi giờ năm nay đến vào cuối tháng ba, vậy có phải hè đến sớm mà kéo mưa theo sớm hơn mọi thường? Tiếng hạt mưa bị gió hắt thẳng vào khung cửa kính, làm nhớ tiếng mưa rào của Sài gòn mình xưa, những cơn mưa rào quê mình, chúng đến thường vào giữa tháng tư, những cơn mưa đầu mùa bất chợt ấy, luôn làm ướt áo những đứa nhóc bọn tôi trên đường đến trường.
Sàigòn với chúng ta mỗi người mang trong tâm trí mình một hình ảnh riêng, có người nó là những phố xá rực rỡ ánh đèn, có người thì nó là cái nhộn nhịp của dân phố thị, còn có người nó là những con hẻm dọc ngang như vạch kẻ ô bàn cờ. Với tôi nó là những cơn mưa đêm bên ngoài song cửa bàn học, cái thời tiếng súng còn xa với người thành phố, rồi nó là những lần về phép ngồi trong quán cà phê để mà nhìn đường phố trắng xóa bởi làn mưa. Và cuối cùng lại là những cơn mưa đêm làm ướt sũng những mảnh đời cơ cực, sau cái ngày gọi là được giải phóng,

Thuở chúng tôi, lũ bạn cùng lớp hơn kém nhau vài tuổi là thường, vì tản cư mà đi học đứa sớm đứa muộn, có đứa giấy tờ tuổi nhỏ mà cái xác như gấp rưỡi bạn cùng lớp, các dãy bàn phía cuối là nơi những anh già đó tụ hội. Và cái xóm nhà lá này sau mỗi kỳ thi lại vắng đi một ít, chúng đã đi xa trường lớp, cái vắng dần những khuôn mặt thân quen ấy, cho thấy chiến tranh đã đến gần với chúng tôi, nó như thôi thúc nhiều đứa thức đêm bên bài vở với đôi mắt thiếu ngủ trũng sâu, và cũng không ít những đứa như buông lơi việc học. Chuyện lính tráng không còn là những cái gì xa lạ, những thằng thân cùng lứa, chuyền tay nhau những tờ đơn xin gia nhập quân chủng này nọ, và có cả những thằng vắng mặt ít lâu, nay trong bộ áo lính về thăm anh em.

Cái quán ngay cổng trường Khoa học, bé tí như cái hộp diêm lúc nào cũng chật như nêm, chỉ cách dăm bước chân từ giảng đường một, nó là điểm hẹn của những đứa ngày đi gần kề, tìm đến đây ngồi như luyến tiếc cái không khí của thời sách vở. Cái quán núp dưới tàng cây điệp già sát ngay con đường Cộng Hòa này, cũng là nơi đón bước chân những thằng bạn cũ về thành phố tìm lại nhau, cái khác bây giờ chúng không có cuốn vở ghi dắt sau túi, mà là những chiếc bê rê xanh đỏ trong những bộ đồ dù đồ cọp. Ngày tôi đi cũng tại cái quán này, anh em ngồi quanh nhau không nói, những điếu thuốc cháy liên tục... nói gì khi biết rằng hôm nay là đứa này, ngày mai tới phiên đứa khác, dần rồi cũng đi hết, có khác chăng thằng đi trước được đông bạn tiễn.

Ðêm đó tôi về nhà Ðăng trong khu cư xá có trường học Lê Bảo Tịnh, mưa suốt chiều kéo đến tận đêm, hai đứa không ngủ được, con đường Trương Tấn Bửu trước nhà chìm trong mưa, loang loáng ánh đèn đường. Ðăng bạn tôi, anh trẻ hơn và vẫn còn tuổi hoãn, nhưng rồi sau đó anh có thêm một hai chứng chỉ cũng không đi xa hơn được nữa, đành chui vào Hải Quân Nha Trang, tháng tư năm 69 tôi tìm về tiễn anh nhưng đã trễ, anh nhập khóa từ tháng trước. Chuyến về Sài gòn lần đó lại có cái may là được gặp Phong Dù lần cuối tại LaPagode, đễ rồi tháng sau tiếc thương cho nó gục ngã khi tuổi đời chưa tới 25 - Sau này gặp lại, Ðăng có nhắc lại ngày tôi đi hai đứa chia tay, đang lúc Sàigòn mưa đêm.

Ngoài hiên mưa rơi mưa lạnh xuyên qua áo ai
Canh dài nghe bùi ngùi
Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
Ðể bao nhiêu luyến thương lại...
Cái thời chúng tôi lúc đó nó như là Trúc Phương đã kể, bạn bè tiễn nhau đi, rồi cũng bạn bè khóc cho nhau! Hơn chục năm tù cộng sản, thì đâu thiếu cái tận cùng đắng cay của kiếp người, vậy mà trong trí tôi cứ hằn ghi mãi những đêm Sàigòn, đầm trong mưa với chiếc xe thồ trên con dốc cầu chữ Y, khi đó người ta đã gọi nó là thành Hồ, nhưng với tôi nó vẫn là Sàigòn. Nhớ lắm Sàigòn của tôi! Với những cơn mưa đêm loang loáng ánh đèn đường, những đêm mưa như của nhạc sĩ Văn Phụng:

Ðêm khuya mưa rơi, mưa rơi tầm tả
Ðôi chân bâng khuâng, tâm tư sầu lắng
Hạt mưa reo rắt nỗi buồn, cho thế gian sầu
Cho kiếp ai nghèo... đội mưa, mà đi...
Ờ Hơ Ơ hớ ơ hờ... ơ hớ ơ hờ...

Cứ thế những cơn mưa cứ đến, và Sàigòn như trôi dần đi cái hạnh phúc, những giọt mưa càng về sau này, giống lắm những giọt nước mắt sụt sùi!

Một chiều cuối tháng tư - Trong lúc hoàng hôn, đường chiều vắng lặng đã buồn, những cơn gió lốc xoáy tung những chiếc lá vàng càng thấy cảnh buồn thêm, thương cho thân chiếc lá lìa cành vất vưởng gởi phận nhờ bên lề đường như vẫn chưa yên. Chiếc lá và phận mình nào có khác chi, để nghe lòng chùng xuống với những xót sa cho cảnh đời đang đi vào tối, mang đầy ắp cái buồn như thế mà tôi lang thang trên đường chiều xứ người hôm nay, một ngày cuối tháng Tư. Ngang trạm xe buýt, vài người khách chờ chuyến xe đi về phía biển nhìn tôi gật đầu chào, người dân trên đất nước may mắn này, họ vẫn luôn có dư cử chỉ thân thiện để trao cùng mọi người.

Cái khác màu da đã quá quen mắt nên không còn thắc mắc đó có phải là bạn, vả lại có luôn trong đơn lẻ mới thấy vui khi nhận được nụ cười người khác trao, tôi ráng một nụ cười thật tươi để đáp lại nhưng chân vẫn bước đều, một giọng nói vói theo là chỉ mươi phút chuyến xe sẽ tới, tôi biết câu nói đó là để dành cho tôi. Họ ngỡ tôi cũng đi về phố biển như họ, nhưng không, tôi đi chỉ là để đi và không biết mình muốn đi đâu, hướng đi trước mặt chỉ là vô tình vì trong đầu không một hối thúc phải về, mà đôi chân lang thang bước trên hè phố. Cái trống vắng trong lòng nghe như nhiều hơn, khi cái đậm màu của bóng đêm phủ kín lấy bầu trời, ngước nhìn cái không gian thăm thẳm trên cao kia, để mà nghe cái buồn mênh mông hơn.

Một chiếc xe buýt vừa vượt qua, những người tôi gặp nơi trạm chắc hẳn trên chuyến xe ấy, giấc này là lúc mọi người đều tìm về xum họp bên bàn ăn, chỉ có ai phận bạc mới đành làm cánh chim côi, dĩ nhiên không ai muốn điều đó, nhưng đâu phải cứ không muốn mà tránh được. Càng về khuya cái lạnh như một thôi thúc phải trở gót quay về, nhưng về đâu? Về nơi chổ ở mới chỉ càng làm cái buồn nghe nặng thêm, cả một đêm qua không ngủ, cả không viết được một chữ, cái cảm giác như thế không biết sao lúc này nó đến thường hơn, nó khiến tôi không còn thiết tha gì đến những cái chung quanh, mà chỉ thấy mình như viên đá cuội, nằm trong một vũng sâu& đá cuội là tôi, mà vũng sâu thì đầy những rong rêu muộn phiền.

Quá khứ những tưởng theo thời gian sẽ phôi pha, nhưng chúng nhiều quá trong hơn bốn mươi năm qua, chúng kết lại đủ dài thành dây trói nghiến lấy thân, để lại vết hằn trên da thịt, khứa thành rãnh sâu trong tim óc khiến khó xóa. Nhiều người nói, những thằng từng bị tù trong các trại lao cải cộng sản vẫn thường như thế, và cái buồn sẽ đưa chúng đi sớm, thế nào là sớm, thế nào là muộn, đi sớm là khi nào, và lấy gì để biết như thế là đi sớm, có biết rằng như thế mới lại là trễ. Thế hệ của tôi, thì những thằng như tôi là đứa đi muộn hơn những thằng bạn cùng lứa, đấy là nói chuyện những đứa đã nằm xuống vì đất nước ngày nào trước khi tan hàng, vì có cả những đứa tan hàng rồi mà phận số chúng không khá hơn, ra đi trong lúc thân tù đói lạnh.

Chỉ một lần đổi thay, mà cái vinh đã thành nhục! Ngã gục ngày nào trong sự tiếc thương của bao người, đi trước được như thế mới là cái hay, có qua những ngày tháng dài kéo lê kiếp sống trong muộn phiền, mới biết có được cái chết như bạn mình cái đó vẫn là cái hơn. Ðã có lúc tự trách mình để chi cho lũ thú đọa đày thân xác, cam chịu trong nỗi nhục rồi lại tự đi giày vò mình, bằng những ngày tháng sống trong ray rứt thương nhớ khôn khuây. Ðời người quí báu biết là bao, mà sao ta cứ để thời gian trôi mất trong hững hờ, cũng bởi vì nó ngắn ngủi mà bao kẻ mót từng giây kiếp sống, trong khi mình thì không chút quan tâm đến hiện tai, cứ mãi vùi trong cái không gian xưa để mà nghe dài thêm nỗi tiếc, phải chăng đó là số phận?
Ðêm nay bầu trời như cùng chia lấy cái buồn người tha hương trên đất khách, mà không có lấy một ánh sao dù đó chỉ là vì sao cô độc, nhìn bóng in dài trên đường khuya, tôi vẫn cứ thế mà đi để mà nhớ một đêm Sàigòn xưa, thằng lính xa tìm về thành phố nghe đậm nỗi cô lẻ, ngày đó tờ giấy phép trong tay, mà trong đầu không biết sẽ đi đâu, làm gì, để rồi trong một quán cà phê, tiếng hát của Hoàng Oanh trong Lẻ Bóng đã đánh gục nó bằng lời ca thiết tha
Còn thương còn nhớ
Ðường xa ai gian khổ phong trần
Tạm quên vui khi tuổi thanh xuân
Năm tháng giữa non ngàn
Bằng lòng ra đi là giữ yên bờ cõi
Một lời nguyền hy sinh hạnh phúc riêng người ơi
Biết bao giờ thôi, nói sao cạn lời...

Ðêm nay chân bước cũng vô hồn và cũng không biết mình muốn đi đâu, lần đó lần này không cùng cái không gian lẫn thời gian nhưng giống nhau như là một, mà nghe lòng mềm đi vì cái hồn ma cũ trở về không một mảy may đổi thay.

Vẫn là niềm thương đầy vơi
Khi nghe bài ca sầu nhớ
Khi ngắm trăng mờ hoàng hôn
Khi đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn mà nghe...

Trong cuộc đời những gì thân quen nó đã ăn sâu vào tiềm thức, đến khi nó không còn nữa, đã khiến cho ta mang lấy cái hụt hẫng như mất đi những gì trân quí. Ngày nào giữa non ngàn người trai cho đi tuổi thanh xuân mà miệng vẫn cười, năm tháng ấy cứ thế như áng mây cuối trời bay mãi mà người lính không chút đắn đo... Ðể rồi đến lúc chí trai không thành nhưng thân vẫn chưa dứt nợ phiêu bạt, nhọc nhằn vẫn là hành trang trên đôi vai người lính cũ, cùng với thời gian làm bạc đi mái tóc, ngay cả vóc dáng cũng đã chối bỏ không ở lại cùng mình, ta nhìn vào gương thấy ta đã không còn là ta.
Ngày xưa trên quê hương mình, mang lấy gió bụi vào thân để nghe nặng bước chân người lính, hôm nay đường khuya xứ người cũng một ngày tháng Tư, trong cái lạnh đêm, ta lại muốn đem thân làm cánh chim bạt gió kêu sương, lạc loài cất lên tiếng gọi thiết tha nhớ về quê cũ!
NGỌC VĂN

*********************************************

Phan Ni Tấn

Bạn Chết

để nhớ Đoàn Phan

Hôm qua
Người bạn chết vì cơn đau như bão
Những cơn bão xuyên đêm
Những cơn bão nồng nàn
Người bạn chết vì thiếu nắng thiếu gió
Chết dịu dàng vì thiếu ánh trăng thâu
Cái chết xưa sau tự nó vẫn không màu
Nó vật vã giữa cơn đau và hạnh phúc
Trời rộng đất dài, chết đi rồi vẫn không nơi dung tục
Chết là hết hay tinh thể người bốc hơi trắng thành mưa

Hết bạn cụng ly tôi mới ngồi nhắc chuyện đời xưa
Con đường đất hiền hòa của Tây nguyên buôn làng Bản Thuột
Con đường đất ngày xửa ngày xưa, cái ngày lăn nhịp xe thổ mộ
Đưa ta đi lóc cóc đến trường
Anh còn nhớ không
Con đường đất của núi rừng có hai mùa mưa nắng
Có lớp học nghèo sơ với bảng đen phấn trắng
Có vạt áo em bay suốt giấc mộng học trò
Rồi năm tháng trôi dần vào cơn lửa đỏ
Con đường đất gập ghềnh lăn nhịp xe thổ mộ
Lại đưa ta đi lóc cóc vào đời

Nhớ ngày xưa lao vào cuộc chiến tranh ý thức hệ
Tôi ôm súng băng rừng vượt núi
Anh hào hoa bay bổng ở tầng trời
Đôi cánh sắt không thèm rơi suốt thời chinh chiến
Sao hôm nay lại rụng xuống quê người
Nằm thiêm thiếp như miếng trầm hương đỏ
Linh hồn nương theo gió thổi về đâu?
Chắc mai kia mốt nọ tôi cũng sẽ như anh
Chẳng thèm chết nơi quê cha đất tổ
Bởi quê hương bây giờ là của... bọn Tàu khựa Tàu ô

Anh còn nhớ không
Mặt trận ngày xưa vẫn còn dấu tích trong hồn
Há miệng đen ngòm lỗ chỗ những đạn bom
Anh thả xuống quê hương từng trái đau trái nhức
Tôi bắn vào đất mẹ tan tác những mảnh đời
Anh còn nhớ không hay đã tuột ra ngoài trí nhớ
Anh tuột ra ngoài kỷ niệm hư hao
Để lại chiếc quan tài nằm khóc với trăng sao
Trời rụng xuống như miếng tà huy rụng
Khi tôi lắng nghe tiếng trái tim nao núng
Khóc ngậm ngùi tiễn biệt một người thân
Giọt nước mắt cũng được khấn thành tâm
Rất lặng lẽ se mình trong góc nhớ
Mảnh ân tình nhân ngãi ngậm giấc đông
Đêm ngoài kia buồn như một cái chết

Anh còn nhớ không
Khi bạn bè ngồi loanh quanh trong vòng đai xanh phố
Cái sơ giao trôi xuống chỗ thân tình
Ly rượu cong mình đưa niềm vui lên giọng
Giọng cười giọng nói, ngọt sớt giọng buồn vui
Cái giọng rượu hiền, chiều xuống bốc thành hơi
Bay sập sận ngửa nghiêng ngoài sân cỏ
Vậy mà thiều quang bóng đời trôi qua đó
Đôi cánh sắt lắc mình chưa hết gió
Đã hôm nay lỗi hẹn một câu thề
Đôi cánh sắt không thèm rơi suốt thời chinh chiến
Bỗng rụng ngoài đất nước quá chơi vơi



Hôm qua
Người bạn chết vì cơn đau bão tố
Những cơn bão đành tâm
Những cơn bão dịu dàng
Người bạn chết vì thiếu mây thiếu gió
Chết nồng nàn vì thiếu ánh trăng thâu
Tôi giờ đây đã chẳng còn gì đâu
Ngoài câu thơ nằm trên trang giấy thắm
Gói tặng chị một tình yêu rất sông sâu biển thẳm
Ngồi khóc thương ngọn gió đã bay rồi

Phan Ni Tấn
02/12/2013




On Tuesday, December 10, 2013 12:18:22 AM, ly tong <lytongoden@yahoo.com> wrote:





BÌNH THƯỜNG - PHI THƯỜNG
(Thân tặng Cố Thiếu Tá Phi Công Đoàn Phan,
bạn cùng Khóa 65A KQ)

Anh Dũng "Bảo Quốc" Chàng lái phi cơ
Kiên Cường "Trấn Không" Nàng lái Phi Công.¹
Người lính hào hoa, túi nhiều bóp rỗng
Cockpit bọc thây, phi... cơ (ngựa) ra trận.
Áo liền quần, "tàu bò" liền "tàu bay"²
Trên trời phi hành, dưới đất phi... tỏi.
Bên dao, bên súng, (giữa) le lói Rocket.
"Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè."³
Cờ bạc, rượu chè, trai gái, nghiện hút.
Thú nào (cũng) vi vút (nên) rách tả kinh niên
Đào đạt liên miên nên hơi... sợ vợ!
Lắm tật, lắm tài, chơi bạo, bay bạo.
Mê trận mạc chẳng thua mê cờ bạc
Ghiền chiến trường chẳng kém ghiền vũ trường.
Say máu thù như say rượu Bồ Đào
Mỹ tửu, mỹ nữ... những chuyến bay đêm
Sống ngoài giới hạn, chết trên giới hạn.
Sống rất đời thường, sống-chết hết mình
Công trận vang lừng, trở thành Phi Thường.
Những loại... hàng mã, lập lờ Chánh-Tà
Lẫn lộn Chân-Ngụy, "lạnh cẳng"4 chơi cha
Nói thánh, nói tướng, toàn chống Cộng... ma.
Tổ Quốc đang cần Chiến sĩ, Dân thường
Coi nhẹ mạng sống, ngục tối, đau thương
Những người Bình Thường, chiến công Phi Thường!

LÝ TỐNG
Ghi Chú:
¹ Bảo Quốc - Trấn Không: Tôn chỉ của Quân chủng Không Quân.
² Tàu bay vs Tàu bò: Phi hành/ trên trời vs Không phi hành/ dưới đất.
³ Châm ngôn Không Quân.
4 Chỉ những người gan thỏ, sợ chết (tiếng lóng KQ).
  
ĐÔI DÒNG TƯỞNG NHỚ NT KQ ĐOÀN PHAN...
 
NT Đoàn Phan khoá 65 A...
Anh vào quân trường đầu năm nên khoá của Anh là những cánh chim đầu đàn của
chúng tôi. Cựu svsq khoá 65 B , ông thầy tướng ai cũng biết danh, khi thấy khoá
A đếm bước đi qua đã buột miệng phán : khoá đàn anh mình đẹp quá các toi ạ...
Nhưng đáng tiếc, đẹp nhưng lại chết non !!!.

KQ thuở đó tuyển phi công thật kỹ. Sức khoẻ toàn hảo đã đành, nhưng diện mạo vóc dáng cũng phải  ngó cho ra hồn mới đặng. Khoá A là khoá mà toàn thể đàn em ngưỡng mộ.
Hãy nhìn những svsq hàng đầu với những Trần thế Vinh, Phan văn Có, Đoàn Phan,
Nguyễn hữu Hạnh, Nguyễn hữu Lộc... chúng ta thấy ngay lời Đinh Hưng là không
sai, đấy là chưa kể đến Nguyễn cao Hùng...môi đỏ như son,khuôn mặt như " Cẩm...
Mã Siêu" một trong ngũ hổ tướng thời Tam Quốc.

Một khoá phi hành đẹp mã như vậy nên phải là những phi công khu trục mới đúng
chỉ số. Và, có thể BTL KQ biết thế cho nên hầu hết những người du học đầu tiên
của khoá A đều được chọn ngành khu trục, hoặc trường Navy ở Pensacola hay 
 Randoph Air Force Base ở Texas
 .
Các cựu svsq Phạm đình Khuông, Nguyễn hữu Lộc,Chử quân Anh , Nguyễn cao Hùng và Đoàn Phan v.v...đã theo học trường Navy và Trần thế Vinh,  Lê đình Các... đã theo học tại Randolph AFB ở Texas ... và hầu hết những svsq nêu trên đều đươc ra trường và trở thành phi ông khu trục...  

Thời gian ĐP đi du học Hoa kỳ, tôi chỉ biết đại cương như vậy, còn khi ĐP ra đơn
vị thì tôi không biết gì cả ngoài những câu chuyện do các đàn em trong phi đoàn
của anh kể lại...

Đàn em kể lại rằng : Anh Phan vì xuất thân trường Navy nên bay " phi diễn " hay
và đẹp lắm. Tuy nhiên điều đáng kể nhất vẫn là chuyện ĐP luôn thương mến giúp đỡ và che chở cho đàn em hết mình. Trươc khi anh rời phi đoàn về biệt phái Air
VN,anh nhắn nhủ đàn em ở lại như sau: 
- Tao rời phi đoàn... không ai đỡ đòn cho mày nữa !. Hãy liệu mà sống nhá.
 Với riêng tôi,khi mới di cư từ Bắc vào, tôi học chung với Anh từ lớp đệ Thất.
Khi vào KQ, tôi là đàn em của Anh. Từ khi anh du học Hoa kỳ cho đến khi anh định cư ở Hoa kỳ rồi Gia nã Đại, tôi không được biết tin tức về Anh. Mãi đến năm 2009  tôi mới gặp Anh tại nhà KQ chủ biên tờ LýTưởng KQ ở Lansing, Michigan. Gầnnửa thế kỷ  gặp lại thế mà anh vẫn như xưa. Vẫn khoẻ mạnh, đẹp giai, chững
chạc tuy mái tóc đã trắng xoá mà vẫn bồng bềnh dợn sóng. Gần 60 năm kể từ ngày
học chung lớp, anh vẫn nhớ những chuyện vui xưa cũ.

Chúng tôi gặp nhau, mừng quá sức, Anh kể chuyện cũ rồi hỏi tôi :
- Hồi còn trẻ, sao cậu quậy phá dữ dội vậy ?
Rồi không cần tôi trả lời, Anh kể tiếp : Giáo sư N. gọi cậu đứng lên dịch một
đoạn Anh ngữ trong cuốn L' Anglais Vivant, cậu đã ngô nghê dịch như sau : "...
Sau những mùa gặt,các cô thôn nữ có nhiều thời giờ rỗi rảnh, các cô rủ nhau ra tắm suối rồi...cạo lông cho nhau..."( thay vì cắt tóc cho nhau)... Cậu làm cho cả lớp phá lên cười ầm ĩ. Ông Thầy Anh Văn nghiêm khắc nổi tiếng cũng không làm 
sao nín cười cho được.
 
Đoàn Phan là một người Quốc gia chân chính, lập trương rõ rệt, không chao đảo
hay thay hình đổi dạng như nhiều người trong hoàn cảnh bị cộng sản cầm tù nhiều
năm như Anh.Anh định cư tại Hoa Kỳ rồi Canada cho đến ngày qua đời. Nơi xứ lạnh tình nồng này Anh đã sỗng những năm tháng cuối đời bên người vợ đảm đang nguyên là một nữ sinh Trưng Vương cũng là khuôn mặt tiếng tăm trong các hội hè đình đámở toronto. Trong khu vườn nhỏ sau nhà, anh chị ĐP trồng những loài rau thơm mà anh chị ưa thích. Đặc biệt giữa cái vườn nhỏ này, Anh dựng một cột cờ nhỏ. Hàng ngày anh kéo lá cờ vàng ba sọc đỏ lên như để nhìn thấy bạn bè cùng khoá với anh như TTV,Nguyễn cao Hùng, Phan quang Tuấn...và nhiều người khác nữa đã ra " đi không ai tìm xác rơi" đã được phủ bằng lá cờ linh thiêng này trong cuộc chiến kiêu hùng chống loài quỉ đỏ  cộng sản miền bắc của Quân Dân miền Nam.

ĐP và các bạn Anh đã hiến dâng tuổi xanh cho lời " Thề trung thành với Tổ Quốc"
mà Anh và các Bạn đã " Quì xuống các ngươi " trong tiếng hô âm vang mãi
 tận bây giờ trước sân cờ của Tiểu đoàn SVSQ KQ trong mùa Xuân 1965.

Chuyện lá cờ VNCH phất phới sau vườn nhà Anh Phan chúng tôi chỉ đươc biết khi
chúng tôi đến thăm Anh khi được tin Anh bệnh nặng. Khi thấy chúng tôi đến, Anh
vui lắm, anh lấy ngay một chai rượu chát mới, khui ra và rót một ly cho tôi, nửa
ly cho anh rồi cười nói :
- Tớ nghe anh em nói cậu mê rượu chát hơn mê đào nhí... Phải vậy không nào
 ???
Tôi thành thật nói :
-  Đúng vậy NT. Rượu chát tôi còn lai rai vài ly được chứ đào nhí thì chẳng còn
nước non gì anh Phan ạ. Ngó còn không xong nói chi đến mê mẩn...Để tránh ngộp thở trong cái phòng quá nhiều người, tôi rủ anh cùng các Bạn ra ngoài vườn cho thoáng mát mặc dù lúc đó trời mưa lâm râm.

Nhờ vậy chúng tôi mới thấy cái cột cờ và cái quán nhỏ mà anh gọi là quán của...lính với hàng chữ " Chú ý : miễn bán thiếu. Chỉ cầm thẻ lương..."
Anh vui vẻ nói : hàng chữ này nhắc nhở chúng ta một ngày xưa nghèo túng của anh
em mình nhưng là những ngày xưa đầy thân ái. Mỗi khi Xuân về Hạ tới, chúng tôi
thường tiếp bạn bè ở quán lính này...
Chúng tôi trở xuống lại  và xin phép ra về.
Anh đứng dậy ngậm ngùi nói :
- Cám ơn các anh chị khắp nơi đã dâng lời cầu nguyện cho tôi.
- Cảm tạThiên Chúa đã cho tôi có những người bạn KQ và những bạn khác đã có mặt hôm nay. Nói đến đây, anh xúc động không nói nữa.

Tôi ngậm ngùi nắm tay anh rồi chạy vội ra khỏi căn nhà nơi anh đã sống những
ngày tháng chiến đấu với căn bệnh " trời ...ƠI" ác hiểm này.
Trên đường lái xe về lại Mỹ, KQ chủ biên Lý Tưởng KQ nói với tôi :
-  Dương ao ước được mời Anh Phan về Michigan sống với Dương ... : thật đúng là tình nghĩa KQ...
...
Chiều ngày lễ ThanksGiving 2013,
 Anh chủ biên Lý Tưởng thông báo " Anh Phan đã qua đời lúc hơn một giờ chiều nay...Tôi bàng hoàng xúc động : Sao Đoàn Phan ra đi nhanh quá vậy và cuộc đời người ta sao lại ngắn ngủi thế này.
Tôi liên lạc với Oánh Cò bay khoá D và Dương lâm Tài khoá E cùng liên khoá 65
... khi LK đang sửa soạn cho ngày "NỬA THẾ KỶ HỘI NGỘ"
Để kết luận cho bài viết này, tôi xin phép KQ Nguyễn Đức khoá 65F2, 
người đàn em của Đoàn Phan trong liên khoá và trong phi đoàn ... KHÓC BẠN như sau :
 
KHÓC BẠN
 
PHAN ơi,thôi hết !
Trước sau cũng một kiếp người.
Mày đi.Tao còn ở lại.
Ngàn trùng nước chảy mây trôi.
 
Tao với mày cùng làm chiến sĩ
Đi không ai tìm xác rơi.
Cánh Ta bay hề sóng nổi,
Đi là đigươm súng ngang trời
 
thôi thì mộng không thành
mộng ảotấm thân tàn lưu lạc tha hương
tao với mày cùng kề vai tâm sự
chuyện nước non dâu bể
chuyện bè bạn bốn phương
cạn chén để say cùng tri kỷ
có gì vui trong cát bụi vô thường
 
chén rượu này tao biết rót về đâu
toronto mờ khói sóng
một mình ta uống
chỉ mình ta tao một chén
uống cho mày một chén
tiễn đưa mày về lại cõi bao la
 
vista tháng 11/2013
Nguyễn Đức
 
Ngô Vũ Khánh Truật / Khoá 65C

8888888888888888888888888888888888888888888

TỬ HUYỆT


Ngọc Văn

Tấm bình phong của An Nam cộng sản đảng đó là hình tượng HCM! Và cả cái chế độ xã nghĩa hôm nay tồn tại, cũng bởi những hào quang giả tạo được dựng lên chung quanh họ Hồ, và thực tế ai cũng biết cái đảng lẫn cái chế độ, được sinh ra và sống còn là từ tay giặc Tầu phương Bắc. Hai thứ đó nó quyện vào nhau nay đã sáu mươi tám năm, một thời gian quá dài làm sao che đậy mãi những gì là trí trá, không thật, lại thêm nay là thời đại thông tin, mọi tin tức được loan đi chỉ trong giây phút, thì khó mà lấy giấy gói được lửa. An Nam cộng đảng và nhà nước xã nghĩa, đã bỏ ra không biết bao nhiêu là tiền bạc của nhân dân, để son phấn cho Hồ và tô lục chuốc hồng cho chế độ, cũng vì mục đích kéo dài sự sống.

Tôn vinh là cha già dân tộc, là lãnh tụ vĩ đại, tư tưởng Hồ là con đường đúng đắn soi đường cho đảng, thậm chí ngày nay Hồ còn được đưa vào đình chùa miếu mạo, đặt ngang hàng cùng Chúa Phật để người dân thờ cúng tôn kính. Thực tế bọn An Nam cộng đảng không quí trọng gì Hồ, chúng sống ẩn sau các huyền thoại mù mờ sương khói, được tạo ra quanh Hồ, và những cái quá đáng làm như thể Hồ là thần thánh đó, nay đã bị phản tác dụng. Chúng một bọn ăn mày xác chết, mà cái xác chết này, nay được cho là của một người Tầu! Những nghi ngờ Hồ không là người Nghệ An, Việt Nam, tức Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Tất Thành, nhân vật này đã chết vì bệnh lao năm 1932, và sau đó một người Tầu có nhân dạng giống Hồ, được lồng vào thay thế.

Ðã được năm năm, từ khi cuốn ‘HCM sinh bình khảo’ của giáo sư Hồ Tuấn Hùng phát hành tháng 10-2008, giáo sư Hùng là người đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Ðại Học Quốc Lập Ðài Loan, khoa lịch sử. Ông đã viết cuốn sách tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh, chi tiết trong cuốn sách này, đặt vấn đề HCM chính là Hồ Tập Chương, người họ Hồ ở Miêu Lật, Ðồng La, Ðài Loan, tác giả Hùng vốn là cháu ruột của Hồ Tập Chương, cho rằng Nguyễn Ái Quốc thực đã qua đời từ năm 1932. Hồ Tập Chương được Quốc tế Cộng sản phân công thay thế để làm cách mạng ở Việt Nam, vậy nay với chi tiết lý lịch được coi là có điều khuất tất, và nỗi nghi ngờ ngày thêm lớn mạnh, trong lúc Tầu cộng đang từng bước thôn tính đất nước ta.

Bản thân Hồ theo giáo sư Hồ Tuấn Hùng là người Khách Gia mà ta vẫn thường gọi là người Hẹ, đó là cái mấu chính dễ dàng giải thích được những việc làm coi là khó hiểu của Hồ, từ tình cảm nhân thân với những người trong gia đình Hồ như anh chị. Ðến sự thiếu gắn bó cùng quê hương bản quán là Nghệ An, ngay cả thái độ đang tâm chia cắt đất nước làm đôi, và giết gần hai mươi vạn người trong cải cách ruộng đất theo ý của Mao. Và nhất là không ngại hy sinh đến người Việt cuối cùng để cắm cho được lá cờ máu trên mảnh đất chữ S, và dư luận cho rằng ngay từ khi Hồ còn sống mọi chuyện đã được vạch sẵn con đường, từ lá cờ Phúc Kiến đến sự xuất hiện lần đầu bất ngờ của HCM tại lễ đài ngày 02-09-1945 – Tất cả là từ bàn tay dàn dựng của Tầu.

Lá cờ đỏ sao vàng, và gốc gác thật sự của Hồ, đó là hai điều mà nhiều người đã đề cập, nhưng cho tới nay vẫn chưa nghe An Nam cộng sản đảng, và cái nhà nước xã nghĩa lên tiếng, lá cờ của nước VNDCCH thì quá rõ nó là của tỉnh Phúc Kiến (1933), nền đỏ sao vàng cánh bầu. Vậy ý gì khi khai sinh cho một nước (1945) mà lại dùng đến một lá cờ đã của người khác, mà không có được một biểu tượng cho riêng mình, kẻ làm việc này xin hỏi là ai, với ý gì? Còn nhân vật Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành đâu có phải là Nguyễn Ái Quốc, cái tên này là tên chung của nhóm cụ Phan Châu Trinh bên Pháp ai cũng đều biết, lại càng không phải là Hồ Chí Minh, mà đây là tên gọi của cụ Hồ Học Lãm (Wikipedia).

Và ngay cả tên tắt ‘Việt Minh’ của tổ chức không cộng sản VNCMDMH, là cũng của cụ Lãm, đã bị Nguyễn Sinh Cung tiếm danh, đây là chúng ta đang nói đến Nguyễn Tất Thành, nếu thật đúng chính là Hồ Chí Minh sau này làm chủ tịch nước VNDCCH. Nhưng không! Dư luận nghi ngờ sự thật không hẵn là thế, từ chuyện lá cờ đỏ sao vàng Phúc Kiến cánh bầu, đến tông tích thật của Hồ, và hiện trạng đất nước ta đang bên bờ vực Bắc thuộc, nhiều người liên kết chúng vào với nhau không phải là không có lý. Nay đã xa rồi không còn là 1945 ngày nào, với lối tuyên truyền mồm mép, rồi tạo nên làn sương khói mù mờ, để gọi đó là lãnh tụ vĩ đại, là cha già dân tộc mà bắt mọi người phải tin theo.

Gọi Hồ là cha già dân tộc thì trả lời sao đây, khi Hồ theo lời Mao thực hiện cải cách ruộng đất, mà bằng chứng quá nhiều cho thấy Hồ giết dân Việt, giết kể cả người ơn của Hồ (Bà Năm Cát Hanh Long) để được vừa lòng Mao? Thời của Hồ, máu xương bao thanh niên Việt đã đổ, tài sản bao người dân yêu nước được hiến, để cuối cùng chỉ để đất nước nằm trong tay giặc Tầu, vậy Hồ là ai? Dùng xương máu dân Việt, để được làm tay sai cho Nga Tầu, để ta đánh đây là đánh cho Liên xô Trung quốc, vậy Hồ có là người Việt Nam? Thanh niên miền Bắc đem xương phơi trẳng núi rừng Trường Sơn, vì không gì quí hơn độc lập tự do, vậy cho đến nay nhân dân ta, đất nước ta thật sự có hai thứ này, hay nó vẫn chỉ là khẩu hiệu treo khắp hang cùng ngõ hẻm?

Hồ kêu gọi mọi người, hy sinh tiền của sinh mạng để đất nước được độc lập, nhưng chính Hồ đã cắt chia lãnh thổ, cho thấy Hồ chẳng vì độc lập của đất nước, không cướp được trọn, Hồ cướp ngang một nửa bằng hiệp định Genève. Hồ nói vì đất nước dân tộc mọi người phải đứng ra đấu tranh, nhưng lịch sử đang làm sáng tỏ sự thật thanh niên Việt, trong tay tướng Tầu với chiến thuật biển người bị đem nướng vào vùng Tây Bắc, cùng Ðiện Biên để làm vùng độn phía nam cho Mao. Hồ nói giành độc lập cho đất nước, từ đó đến nay 68 năm đất nước chưa có được một ngày tự chủ, đất nước đã nằm trong tay giặc Tầu phương bắc ngay từ 1945, qua đám bán nước nô lệ ngoại bang An Nam cộng sản đảng, mà chủ đạo là Hồ (một người Tầu?).

Nay xin trở lại chuyện bọn An Nam cộng đảng và cái nhà nước xã nghĩa hôm nay, hôm xưa vì mưu đồ quyền bính, chúng lấy cớ đánh Tây mà đưa đất nước vào vòng Bắc thuộc mới, hôm nay chúng nối tiếp dùng nhà tù cùng súng đạn, để giữ lấy quyền lực cướp được. Chúng là bọn ma cô bán rẻ từ tài nguyên quốc gia, đến xác thân và sức lao động của người dân để lấy tiền, nhân danh người dân chúng vay mượn tiền của nước ngoài để mặc tình đục khoét tham nhũng. Hồ đã chết nhưng cái nợ xương máu cùng cái nợ tiền bạc, người dân đã và đang phải gánh chịu, còn cái đám theo Hồ tuyên bố ta đây đi làm lịch sử, đi giải phóng dân tộc, thì nay đã tự giải phóng thành công cho chính chúng, chúng đã thành các nhà tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.

Ðúng là một lũ bợm, sự thật lúc nào cũng là sự thật, có tài thánh cũng không lấy giấy gói được lửa, càng phét lác để lấp liếm thì cái bẽ bàng lại càng lớn, cho mãi đến năm năm đầu thập niên 80, để tạo cái chính danh và thần thánh chiến thắng 75, khiến chúng xóa biến hết mọi sự thật. Mặc dù ngay ngày tháng Tư, khi đám bộ đội đạp đất Saigon đã thấy giữa hai chế độ, cái nào là cái hơn hẳn, nhìn ngay chính bản thân chúng cùng sự nghèo khổ cùng cực của miền Bắc, so với một miền Nam chúng vừa chiếm. Nên cái vinh quang chiến thắng càng nói nhiều, càng phơi bày bản chất cố nói lấy được của những con người thiếu hiểu biết, chỉ lập lại một chiều theo sự đòi hỏi của tuyên truyền, và người dân bị nghe cũng đã nhận ra con đường trước mắt là đen tối.

Trong số báo tháng tám, chúng tôi đã đưa ra cái cảnh đất nước ta một khi là nhượng địa Tầu, dân tộc ta đóng vai kẻ ăn theo khi hai nước Việt-Trung thông thương làm một, đứng cùng chung dưới lá cờ sao. Ðây không là cái nhìn bi quan trên cơ sở bản tin hội nghị Thành Ðô giữa hai nước Trung-Việt 1990 của Wikileak mà ra, lịch sử và truyền thống dân tộc Việt tự ngàn đời cho thấy khó có thể có chuyện nước ta thành một vùng tự trị của Tầu. Nhưng với kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, lại có sự tiếp tay của lũ bán nước thì không chuyện gì không thể, nước An Nam xã nghĩa đang lệ thuộc kinh tế vào TQ từ bao lâu nay - Do đó khó có thể rứt bọn xã nghĩa khỏi ảnh hưởng của TQ, chưa nói đến vì sự sống còn của cái An Nam cộng đảng.
Lệ thuộc kinh tế là lệ thuộc tất cả! Nếu chuyện lá cờ Phúc Kiến, cùng nhân vật Hồ Tập Chương, là từ Mao mà ra, với một chiến lược lâu dài để thôn tính đất nước ta, thì mười năm tới có gì đoan chắc là không có chuyện dân Việt với cái hộ chiếu Trung Quốc để đi khắp thế giới, nơi cổ đeo thẻ ‘i am chinese’... Vùng tự trị hay một tỉnh của Tầu thì cũng chỉ là cách gọi. Ðã có tư tưởng vong nô trong bọn xã nghĩa bán nước hôm nay, với chúng một khi trong vai kẻ ăn theo, chúng ‘hồ hởi phấn khởi’ được sáp nhập, được hưởng mọi phúc lợi như một người dân Tầu, hơn hẳn những gì là người dân Việt xã nghĩa đã có, trước mắt ngư dân được làm dân Tầu thì thoải mái ra khơi Hoàng Sa. Còn người cộng sản thì nơi nào cũng giống nhau!
Cộng sản ta hay Tầu thì đều hủy diệt lương tri của con người, một khi đạo đức không còn, xã hội đầy dối gian, và văn hóa bị tha hóa sống theo lối ích kỷ, thì kêu gọi chuyện đất nước dân tộc là điều không dễ. Nay bên Tầu tham nhũng tràn lan, những kẻ tiền quyền đầy đủ đã chuyển dần tài sản ra nước ngoài, thì bên ta cũng một thể ấy, nói tóm lại bên ta hay bên Tầu bản chất bọn cộng sản cũng chỉ là một, chúng giống nhau rồi chuyện chúng hòa tan vào nhau, không có gì là khó. Nhưng nòi giống Việt là một dân tộc kiêu hùng và luôn tự hào về giòng giống mình thì không thể chịu làm người Tầu, mà hơn ai hết là láng giềng, chúng ta biết rành về họ với tất cả những đặc tính dân tộc và bản chất xấu xa.

Ngay cả trên thế giới này không bao giờ lại có một ai muốn trở thành người Tầu, dù cho nước Tầu có trở nên một cường quốc giàu mạnh, chính vì sợ trước những gì đem đến nếu một mai, đất nước dân tộc đi dưới ngón tay chỉ đường của Tầu, mà chúng ta cần phải làm sáng tỏ về nhân thân của Hồ. Cái đảng An Nam cộng khó mà sống còn, một khi huyền thoại gian dối về Hồ bị vạch trần, nhất là lý lịch khuất tất của Hồ (nếu thật là người Tầu), đó chính là tử huyệt của chế độ, và nhà nước xã nghĩa hôm nay. Bọn xã nghĩa ra sức bưng bít chẳng qua vì sự sống còn của chính chúng, và chuyện hòa nhập hai nước, theo tinh thần của hội nghị Thành Ðô 1990, đó là điều chúng mong muốn, đấy là lối thoát mà người ta vẫn thường ví von là hạ cánh an toàn.

Nếu HCM là người Tầu! Cái tử huyệt của chế độ cộng sản mà mọi người đang chú ý, và là cái bọn Tầu cộng sắp xếp từ lâu, thì có một điều cần suy nghĩ đây không loại trừ những tin tức hé lộ, cho thấy nhân thân thật của HCM, chính là đòn của Tầu cộng nhằm khống chế đàn em An Nam cộng. Ðây là con bài tẩy mà Tầu cộng dùng để nắm thóp bọn đàn em phương Nam, nếu không biết thần phục, thì mọi giả trá sẽ được tự chính tay đàn anh phơi bày, đó là đòn kết liễu khó cứu. Tương tự như vậy mọi người đã thấy, để hạ uy tín của An Nam cộng đảng, mà nhiều tin tức đã được tiết lộ, về vai trò chỉ huy thật của các tướng Tầu tại mặt trận Việt Bắc cùng Ðiện Biên, con rối Võ Nguyên Giáp, và chiến thắng thần thánh chỉ là thứ made in china.

Dù HCM là ai chăng nữa Tầu hay ta, thì thời điểm hôm nay không là lúc 1945 hỗn mang, họng súng núp đằng sau những tuyên truyền láo khoét để đánh lận sự thật! Thời đại truyền thông đã nâng nhận thức cùng hiểu biết của người dân, chỉ với năm ba năm thôi, nó hơn rất nhiều năm mươi năm của thế kỷ trước, người dân đã thấy chế độ xã nghĩa có thật sự vì dân và có chính danh hay không? Ngay hôm nay, thái độ phản kháng quyết liệt của hàng ngàn giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên, Nghệ Tĩnh chống đối chính quyền đàn áp tôn giáo, nông dân Văn Giang Hưng Yên chống chính quyền cướp đất, và hơn thế nữa đã có nạn nhân bị cưỡng chế đất đã xông vào UBND thành phố Thái Bình dùng súng bắn chết công an.
Cái chống đối của người dân không chỉ qua cái phản kháng bằng hành động cho các mục tiêu đấu tranh vì cuộc sống thực tại trước mắt, tôn giáo, đất đai, nhân quyền, mà nó còn đánh thẳng vào cái ý thức hệ cộng sản của chế độ. Những gì đảng và nhà nước tôn thờ đã bị lôi ra làm trò đùa, qua hiện tượng các quán cà phê cộng, cả chuỗi quán như vậy nói lên cái phổ biến của nó, điển hình, một quán ngay Cầu Giấy-Hà Nội mang tên Trung Hòa, nơi đây người ta thấy những câu nói của Lê nin, của Hồ đã bị sửa đổi thành những câu đùa nhạo treo trên tường.
Câu của Hồ phát động tổng tiến công Mậu Thân ‘tiến lên, toàn thắng ắt về ta’ đã bị biếm thành ‘ngồi im, toàn thắng ắt về ta’, những chuyện bị lôi ra làm trò biếm như thế, đã có lưu truyền âm thầm trong dân gian từ lâu, nhưng nay nó xuất hiện công khai như một thách thức – Nơi các quán này, người ta đùa không chừa ngay cả lời của Lê Nin ‘học, học nữa, học mãi’ được cười cợt bằng câu ‘cộng, cộng nữa, cộng mãi.’ Một tấm pa nô cho thấy các lãnh tụ như Karl Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Ðông, Filden Castro... bị cho làm hề quảng cáo thức uống, tay cầm cốc, đầu đội xô đá, hay những chiếc mũ chóp nhọn hài hước, và đặc biệt cuốn sách Lê-nin toàn tập đã được dùng làm quyển thực đơn của quán.

Một xã hội nhiễu nhương, cách biệt giàu nghèo quá lớn giữa người dân cùng người của chế độ - Tình trạng kinh tế nước An Nam xã nghĩa suy thoái khó cứu, vậy mà bọn siêu giàu năm nay tăng 14% so với năm 2012, nói theo thông tin của Công ty tư vấn Wealth-X (Singapore) và Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ), siêu giàu đây là tiền của chúng trên 30 triệu mỹ kim trong ngân hàng nước ngoài. Mới nghe tưởng là chuyện nghịch lý, nhưng gẫm lại nó hợp lý vô cùng, sâu mọt càng mập ra nhờ đục khoét thì người dân nghèo có ốm lòi xương là chuyện tự nhiên, và con số được biết đến này chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi.
Tử huyệt của cái An Nam cộng đảng cùng chế độ xã nghĩa hôm nay chính là Hồ, chính cái phấn son quá đáng mà chúng phết lên Hồ, đã cho thấy cái không thật của nhân vật này, đập tan thần tượng, cái gian trá bị phơi bày thì chúng sẽ không có đất sống. Ðó là việc mà tất cả người Việt yêu nước phải làm, vừa cứu nguy cho dân tộc vừa trả lại sự thật cho lịch sử, khi chế độ xã nghĩa không còn, tự do hạnh phúc ấm no sẽ đến với người dân.
Bao năm qua, máu dân Việt đã chảy thành sông, xương đã phơi thành núi, thì Hồ dù là người Việt hay người Tầu cũng đều phải được định tội! Có người nói Hồ đã chết xin để Hồ yên, vâng chúng ta sẽ để Hồ yên một khi xác định rõ trắng đen, sự thật HCM được phơi bày, thì lúc ấy không còn cần lôi Hồ ra luận.
Nhưng hôm nay cái cơ chế do Hồ dựng nên vẫn còn đó, và nó tiếp tục tạo cơ hội và cung cấp phương tiện cho những sự tàn ác, tham lam và ngu xuẩn tàn phá đất nước, thì chúng ta chưa thể để Hồ yên.
NGỌC VĂN



No comments:

Post a Comment