OKINAWA NƠI TẬP TRUNG KHÔNG LỰC CỦA MỸ
NẰM CÁCH TRUNG CỘNG #1000 KM, OKINAWA VỚI TRANG BỊ PHƯƠNG
TIỆN TỐI TÂN, LÀ NƠI TẬP TRUNG KHÔNG LỰC CỦA
MỸ. OKINAWA LÀ TIỀN ĐỒN CỦA MỸ BẢO VỆ CÁC ĐÔNG MINH VÀ NGAY CẢ NƯỚC MỸ.
Báo TC cho là do Mỹ thực hiện ý đồ tác chiến mới, phục vụ
chiến lược mới ở châu Á-Thái Bình Dương với vị trí đặc biệt của Okinawa…
Tờ "Thanh niên Tham khảo" Trung cộng vừa có bài
viết cho rằng, do vị trí địa đặc biệt của Okinawa và nhu cầu củng cố đồng minh
quân sự Mỹ-Nhật, bất chấp nguy cơ bị tấn công hỏa lực tầm xa, nhiều loại máy
bay chiến đấu tối tân của quân Mỹ ùn ùn kéo đến Okinawa.
Okinawa đang trở thành “tổ chim diều hâu” của lực lượng trên
không Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Máy bay cánh xoay MV-22 Osprey gây
tranh cãi vừa hoàn thành bố trí ở căn cứ Futenma. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ
Ashton Carter tiết lộ trong một bài phát biểu gần đây rằng, trong tương lai,
máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Tia
chớp II (Lightning II), vẫn chưa trang bị chính thức), đều có kế hoạch triển
khai ở căn cứ Kadena.Cộng với máy bay F-22 Raptor và EA-18G Growler đã triển
khai trước đó, 5 máy bay chiến đấu lớn uy lực nhất (át chủ bài), tiên tiến nhất
trong kho vũ khí của quân Mỹ đều chọn Okinawa làm “đại bản doanh” ở châu Á-Thái
Bình Dương. Ở nơi chật hẹp nhỏ bé này tại sao lại có sức thu hút lớn đến như
vậy?
5 lọai máy bay chiến
đấu chủ lực được bố trí
Từ khi Washington
tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đến nay, khu vực Đông Bắc Á
nghiễm nhiên trở thành khu vực để Ngũ giác đài
trang bị các phương tiện tối tân. HKMH hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân, tàu
tác chiến ven bờ, tàu tấn công đổ bộ, máy bay ném bom chiến lược, máy bay cảnh
báo sớm… hễ là trang bị cỡ lớn có ý nghĩa chiến lược, đều lấy danh nghĩa khác
nhau để phô diễn sức mạnh làm nổi bật ưu thế mang tính áp đảo của Mỹ.
Nhưng, đối với những máy bay chiến đấu có hành trình tương
đối ngắn này, tìm nơi “an cư” mới là việc cấp bách trước mắt – Theo cách “bố
trí tuyến đầu”, Mỹ trình diễn vũ khí tối tân ở nước ngoài, đặc biệt là ở một số khu vực
nhiều rủi ro nào đó để phát huy đầy đủ hiệu quả răn đe.Tháng 3/2012, ban đầu
thành lập phi đội F-35 đầu tiên Mỹ tuyên bố sẽ trước tiên xem xét bố trí ở Nhật
Bản.
Ashton Carter, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ
Đúng như bài phát biểu của Ashton Carter vừa đề cập, không
ít người trong tầng lớp hoạch định chính sách Mỹ tin rằng, sức
mạnh quân sự của Trung cộng phát triển nhanh chóng đã sớm
vượt ra khỏi biên giới, đáng cần phải cảnh giác. Vì vậy, mới có tin từ phương
tiện truyền thông Nhật Bản liên hệ kế hoạch triển khai F-35 .
Máy bay vận tải đặc biệt MV-22 Osprey Mỹ
Không chỉ có một, theo hãng Kyodo, từ tháng 9 đến nay, 12
máy bay cánh xoay Osprey của quân Mỹ trước sau đã cất cánh từ căn cứ Iwakuni
của quân Mỹ tại Nhật Bản, bay tới sân bay Futenma ở Okinawa để sẳn sàng chiến
đấu thực tế.
Máy bay trực thăng hiện có của Mỹ từ căn cứ Futenma bay đến đảo Senkaku cần
2,5 giờ, nhưng nếu sử dụng máy bay Osprey thì chỉ cần 1 giờ, hơn nữa nó có thể
vận chuyển được nhiều nhân viên và vũ khí hơn.
Sớm hơn một chút nữa (tháng 7/2012), Lầu Năm Góc bỏ lệnh hạn
chế bay đối với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và điều nó đến triển
khai ở căn cứ Kadena, Okinawa. Khi đó cũng có phương tiện truyền thông Nhật Bản
giải thích là, việc này nhằm “củng cố tình hình an ninh ở khu vực Tây Thái Bình
Dương”.
Về máy bay tác chiến điện tử và cuộc chiến chống tàu
ngầm, Mỹ càng liên tiếp chứng tỏ thực
lực
Tháng 6/2012, máy bay tác chiến điện tử EA-18G đến Nhật Bản (loại máy bay này được trang bị cho
HKMH George Washington đóng tại Nhật Bản), được cho là ứng phó với khả năng
phòng không được cải thiện lớn của Trung cộng
trong những năm gần đây.
Nguồn tin đến từ tờ “Jane's Defense Weekly”, bắt
đầu từ năm 2013, Mỹ sẽ khai triển máy
bay trinh sát săn ngầm P-8A ở căn cứ Kadena, máy bay này tạo ra mối đe dọa rất
rõ rệt cho tàu ngầm có tiếng ồn nhỏ của Hải quân Trung cộng.
EA-18G Growler là máy bay tác chiến điện tử tối tân nhất của quân Mỹ, ở Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15C/D
Năm loại máy bay chiến đấu tối tân nêu trên lần lượt được tập trung ở Nhật Bản, đặc biệt là ở Okinawa, hỗ trợ cho
máy bay chiến đấu F-15C/D đã có trước đó của quân Mỹ, và HKMH hạt nhân USS
George Washington có cảng chính là Yokosuka, cùng với 2 phi đội gồm 36 máy bay
chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản ở Okinawa.
Nơi khởi đầu cho các chiến dịch trên không trong tương lai
Là đảo lớn thứ nhất của quần đảo Ryukyu, theo thống kê của
hãng Kyodo, đất đai của Okinawa chỉ chiếm 0,6% tổng diện tích của Nhật Bản,
nhưng lại có 75% căn cứ Mỹ tại Nhật Bản.
Do nó nằm ở vị trí đặc biệt, trung tâm của chuỗi đảo thứ
nhất, trong thời gian 70 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng minh
Mỹ-Nhật dốc toàn lực xây dựng nó thành “hkmh không chìm”, vừa có thể hỗ trợ cho
tác chiến trên đất liền, vừa có thể tiếp viện cho chiến đấu trên biển.
Hiện nay, Okinawa có hơn 40 căn cứ của Mỹ, Mỹ đóng ở Okinawa do 4 quân binh chủng
lớn hợp thành, là một lực lượng đồn trú ở nước ngoài đầy đủ quân binh chủng của
Ngũ giác đài
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ
Về lực lượng trên không, thường trú ở Okinawa là quân đoàn 5 của Không quân Mỹ, trực thuộc
bên dưới là liên đội 18 đóng tại Kadena, lấy duy trì ưu thế trên không, hiện
trang bị 54 máy bay chiến đấu F-15C/D.
Ở đây còn có đại đội máy bay săn ngầm của Hạm đội 7 Hải quân
Mỹ, hiện trang bị máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, trong tương lai sẽ đổi sang
sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm kiểu mới P-8A Poseidon.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Mỹ sẽ thay thế máy
bay P-3C triển khai ở Nhật
Còn căn cứ Futenma, nơi được đưa lên nhiều mặt báo trong gần
2 năm qua do vấn đề di chuyển, thì phụ
trách lực lượng viễn chinh số 3 của thuỷ
quân lục chiến Mỹ.
Okinawa cách đất liền Trung cộng không đến 1.000 km, máy bay
chiến đấu không cần tiếp dầu vẫn có thể bay đến, vì vậy khi khu vực xung quanh
xảy ra tình hình khẩn cấp, quân Mỹ có thể nhanh chóng đưa lực lượng không quân
can thiệp ngay .
Các nguồn tin cho biết, ngoài dự trữ của chính Okinawa,
lượng dự trữ dầu/nhiên liệu của các kho nhiên liệu Yokohama 5,7 triệu thùng và
kho nhiên liệu Sasebo 5,2 triệu thùng cũng có thể bổ sung nhiên liệu cho căn cứ Okinawa, kho
đạn dược nằm trong căn cứ Kadena lớn nhất trong số các căn cứ quân Mỹ ở nước
ngoài, những vật tư này đủ để hỗ trợ cho một chiến dịch không quân có quy mô
vừa phải.
Trong ván cờ châu Á-Thái Bình Dương của Washington, vị trí
của Okinawa rất nổi bật, nhưng nó cũng là một trong những căn cứ quân Mỹ ở nước
ngoài có nhiều phiền tóai và nguy hiểm nhất
. Nhìn từ khía cạnh quân sự,
Okinawa có địa hình nhỏ hẹp không thích hợp cho khai triển huấn luyện quy mô, Mỹ buộc phải kéo lực lượng
đến những khu vực như Australia, chi tiêu tăng lên liên tục trong nhiều năm.
Nhìn vào “quan hệ giữa quân đội và địa phương”, từ khi quân
Mỹ chiếm đóng Okinawa đến nay, tiếng nói phản đối của người dân địa phương chưa
bao giờ dừng lại; gần đây những phản đối nhằm vào máy bay MV-22 Osprey chỉ là
một tập mới nhất trong bộ phim dài tập.
Nguy hiểm ngày càng tăng, nhưng không dễ dàng từ bỏ
Trong tình hình điều chỉnh lớn bố trí lực lượng ở châu
Á-Thái Bình Dương, không quân, thủy quân lục chiến và lực lượng không quân của
Hải quân Mỹ, tại sao lại cố tình trang bị các loại máy bay chiến đấu tối tân
nhất ở Okinawa?
Như trên đã nêu, then chốt của vấn đề là ở chỗ khoảng cách.
Vị trí địa lý của Okinawa rất quan trọng đối với việc lực lượng không quân có thể nhanh chóng đến khu vực nếu
xảy ra xung đột – như đảo Senkaku và eo
biển Đài Loan. Huống hồ, quân Mỹ hoạt động ở quần đảo Ryukyu trong nhiều năm,
hạ tầng cơ sở hoàn thiện, chi phí xây dựng lại ở các khu vực khác quá cao, từ
đó càng không thể dễ dàng từ bỏ.
Máy bay chiến đấu F-15C của quân Mỹ
Máy bay chiến đấu F-15J Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật
Bản
Theo chiến lược “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển”
của Ngũ giác đài, một khi khu vực Tây Thái Bình Dương bùng nổ xung đột vũ trang
do sự bất trắc, quân Mỹ sẽ dựa vào khả năng trinh sát, do thám mạnh, dẫn đầu
đáp trả trong giai đoạn đầu tiên; xữ dụng
những máy bay chiến đấu tối
tân nhất ở Okinawa, sẽ có thể đảm đương
nhiệm vụ tấn công đợt đầu tiên.
Nói ngắn gọn, lực lượng không quân của Mỹ muốn sử dụng đầy
đủ vật tư dự trữ trước ở Okinawa tấn
công mang tính áp đảo “đánh đòn phủ đầu” đối với quân cảng, sân bay và trận địa
hỏa tiển của đối tượng giả định, từ đó làm cho quân Mỹ đóng tại Nhật Bản có
được an toàn tối đa và mở ra một con đường an toàn cho việc phát động các hành
động tiếp theo có quy mô lớn hơn.
Tuy nhiên, bất cứ việc gì cũng có hai mặt, vừa có lợi vừa có
hại, bởi vì dựa quá gần vào tuyến đầu, quân Mỹ đóng tại Okinawa đối mặt với hỏa
lực của đối phương, rất nhiều nguy hiểm.
Khoảng 2 năm trước, Công ty RAND đưa ra bản báo cáo “Ảnh
hưởng của lực lượng chiến đấu trên bầu trời của Trung cộng đối với các hành
động của Không quân Mỹ”, cho rằng, nếu Trung cộng phóng dồn dập 34 quả hỏa tiển
đạn đạo đối với căn cứ không quân Kadena, Okinawa, 75% máy bay chiến đấu của
căn cứ này sẽ bị tiêu diệt; nếu Trung cộng đồng thời tiếp tục phóng 30-50 quả
hỏa tiển hành trình đối với căn cứ quân Mỹ, phương pháp tác chiến kép này sẽ
làm cho việc phòng thủ trở nên khó khăn hơn, hoàn toàn có thể phá hoại hoàn
toàn công sự phòng thủ bảo vệ máy bay.
Mỹ hiểu rõ nguy cơ tiềm tàng này, hai năm gần đây đã tăng
gần 100 công sự xi măng cốt thép chứa máy bay ở Kadena và đẩy nhanh triển khai
các phương tiện phòng thủ như hỏa tiển
phòng không và radar cảnh báo sớm, nhưng vẫn không đủ để bảo đảm
an toàn cho tất cả máy bay chiến đấu
Một số nhà quan sát quân sự trong và ngoài nước cho rằng,
nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân của quân Mỹ bất chấp nguy cơ bị hỏa lực
tấn công, lần lượt bố trí ở Okinawa, Nhật Bản và “xây tổ” ở đó, thực chất “ứng
phó với sự thay đổi tình hình an ninh châu Á-Thái Bình Dương”, vừa là biểu hiện
cụ thể bày tỏ sự ủng hộ đối với Nhật Bản,trấn an đồng minh quan trọng nhất này ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương
Bị hạn chế bởi điều kiện
để quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Washington chắc chắn tìm cách
thúc đẩy tính tích cực của Nhật Bản, để Lực lượng Phòng vệ Trên biển và Lực
lượng Phòng vệ Trên không có sức mạnh không tầm thường của Nhật Bản đảm đương
một phần nhiệm vụ quân sự.
Trước mắt, Mỹ trang
bị liên tục các loại phương tiện tối tân ở các căn cứ tại Nhật Bản, điều này có
nghĩa là Mỹ tái khẳng định cam kết an ninh đối với Tokyo, từ đó tăng cường sợi
dây gắn bó giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng. Rất nhiều máy bay chiến đấu
kiểu mới được bố trí ở Okinawa, hành động này tuy bị người dân địa phương chống
lại, nhưng có thể giúp cho Chính phủ Nhật Bản có thêm tin tưởng lớn hơn, bảo
đảm cho Nhật Bản, nước có sức mạnh quốc gia tổng hợp bị Trung cộng từng bước
vượt qua, có thể tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh giành biển đảo với Trung
cộng.
HKMH USS George Washington có cảng chính ở Nhật Bản
TỔNG HỢP :
ThangT. - Nguyentony.t.nguyen - miltnguyen
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mỹ lo tên lửa Trung Quốc phá hủy căn cứ Okinawa
Phan
Thuấn - 04.12.2013
Mỹ lo ngại rằng một cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung
Quốc có thể phá hủy toàn bộ các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ ở Okinawa và
nhiều vị trí quan trọng khác.
Lầu Năm Góc đang ra sức củng cố các căn cứ quân sự ở Thái
Bình Dương và hướng tới việc phục hồi những căn cứ Không quân từ thời Chiến
tranh thế giới thứ hai, với lo ngại rằng một cuộc tấn công bằng tên lửa của
Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Okinawa và
nhiều vị trí quan trọng khác.
Michael Lostumbo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á- Thái
Bình Dương RAND nhận định tên lửa đạn đạo Trung Quốc khiến các căn cứ của Mỹ ở
Thái Bình Dương bị “đe dọa nghiêm trọng”. Một báo cáo của RAND cho thấy 90% các
căn cứ của Mỹ nằm trong phạm vi cách Trung Quốc chỉ 1.800 hải lý, khiến chúng
dễ rơi vào tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc.
Lostumbo nói “Chúng tôi so sánh các mối de dọa trong khu vực
Thái Bình Dương với những khu vực khác và thấy rằng tất cả các căn cứ ở đây
đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các tên lửa đạn đạo Trung Quốc”.
Một góc bên trong căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa
RAND đưa ra ba giải pháp để đương đầu với mối đe dọa này: Di
chuyển các căn cứ ra khỏi tầm bắn của tên lửa, củng cố vững chắc các nhà chứa
máy bay, sơ tán các máy bay nhằm hạn chế thiệt hại mà bất kỳ một cuộc tấn công
nào có thể gây ra.
Trong khi đó, một sĩ quan cấp cao giấu tên cho biết “Các nhà
chiến lược của Lầu Năm Góc hiện đang tái kiểm tra các căn cứ như Kadena trên
đảo Okinawa bởi khoảng cách liền kề với Trung Quốc khiến chúng dễ bị tổn
thương”.
Một số kế hoạch triển khai lực lượng gần đây của Mỹ:
Căn cứ Darwin, Australia: Quân đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ
hiện đang tăng cường sự hiện diện ở đây. Lần triển khai đầu tiên diễn ra hồi
năm ngoái, gồm 200 Thủy quân lũc chiến. Theo đại úy Eric Flanagan, phát ngôn
viên của lực lượng Thủy quân lục chiến, mục đích của sự triển khai này là nhằm
luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ tới căn cứ, với vai trò là một bộ phận của
lực lượng tác chiến không – bộ.
Các tàu chiến tại căn cứ Darwin, Australia
Theo Flanagan, việc triển khai luân phiên số binh sĩ trên
tới căn cứ Darwin sẽ cho phép Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ hiện diện trong
khu vực mà không cần phải sử dụng căn cứ lớn.
Guam: Theo Vụ khảo cứu quốc hội Mỹ, kể từ năm 2000, Lầu Năm
Góc đã tích cực củng cố lực lượng ở phía tây lãnh thổ Mỹ. Có khoảng 8.000 lính
thủy đánh bộ ở Okinawa dự kiến sẽ di chuyển đến căn cứ này. Đảo Guam có hai căn
cứ quan trọng của Mỹ, Apra dành cho Hải quân và Andersen dành cho Không quân.
Một góc nhỏ của căn cứ Andersen trên đảo Guam
Một bản báo cáo ngày 15/11 cho hay, đối với Lầu Năm Góc, mối
quan ngại chủ yếu đối với Guam là một cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc
hoặc Triều Tiên. Sự lo lắng này đã được phản ánh qua việc đề nghị các khoản chi
hàng trăm triệu USD nhằm củng cố các hầm chứa nhiên liệu và nhà chứa máy bay.
Không quân mong muốn có được các cơ sở hạ tầng được củng cố vững chắc cho các
máy bay ném bom, máy bay vận tải và tiếp dầu của họ. Theo các báo cáo ngân
sách, những nhà chứa cần có một mái che bằng bê tông và tường dày 1m.
Tham mưu trưởng Không quân Mark Welsh phát biểu trước Quốc
hội Mỹ hồi tháng này rằng Chỉ huy các lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương đã yêu
cầu có các biện pháp bảo vệ trong trường hợp bị tấn công bằng tên lửa. Welsh đề
nghị cấp khoản ngân sách 256 triệu USD để củng cố các căn cứ không quân trong
khu vực.
Tinian and Saipan: Theo Lầu Năm Góc, hai hòn đảo ở Bắc Thái
Bình Dương, cách Guam không xa, có thể được xem là vị trí thuận lợi để sơ tán
các máy bay từ một số căn cứ khác khi có chiến sự. Không quân Mỹ đề nghị khoản
đầu tư hơn 115 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Saipan. Mục đích của việc
xây dựng này là sử dụng hòn đảo cho các cuộc diễn tập và phục vụ hạ cánh khẩn
cấp trong trường hợp thời tiết xấu.
Hai hòn đảo này từ lâu đã có một tầm quan trọng chiến lược
đối với quân đội Mỹ. Trong thế chiến thứ hai, quân đội Mỹ đã chiếm giữ nó từ
tay lực lượng của Nhật Bản vào năm 1944 và xây dựng một căn cứ trải rộng trên
đảo Tinian để cho các máy bay ném bom B-29 tấn công Nhật Bản. Hai phi công đã
cất cánh từ Tinian vào tháng 8/1945 để thả hai quả bom nguyên tử xuống
Hiroshima và Nagasaki.
No comments:
Post a Comment