Thursday, December 19, 2013

Giáng Sinh 2013

Món quà đêm Giáng Sinh    

                 

·        Thanh Vân



Đêm Giáng sinh năm nay thời tiết không lạnh lắm.Hàn thử biểu chỉ 18 dộ trên 0.Những cây non xanh lá chen lẫn giữa những hàng dừa cao vút ẩn hiện trong những khu vườn.Trên hầu hết những cửa ra vào, những chùm đèn được thắp sáng, các khung cửa sổ đều được giăng đèn xanh đỏ lấp lánh trong đêm tối. Từ một vài căn nhà vọng ra những bài hát xưa cũ:Đêm thánh vô cùng,Ave Maria...        

Những giây phút này lẽ ra phải tuyệt vời, vì đêm Giáng Sinh nào cũng đẹp, cũng cảm động dù  bạn đang ở trong một thành phố xa lạ của Tiểu bang Florida. Đêm Giáng Sinh vẫn đem lại cảm giác rộn ràng, tim bạn vẫn cảm thấy bồi hồi xúc cảm mặc dù  bạn đang là một cảnh sát viên và đang bận công vụ, trong khi, lẽ ra bạn phải đang ở cạnh gia đình, trong một đêm thiêng liêng như đêm nay.          

Nhưng rồi làm như bạn không còn có được cảm giác đó nữa khi bạn đang cùng năm cảnh sát viên khác có phận sự phải bắt lại cho bằng được một tên tù vừa vượt ngục hay đúng hớn phải bắn hạ nó vì nó mang án tù chung thân và không dể dàng gì để cho ta  bắt nó .       

Ngồi cùng xe với tôi là Mike, một cảnh sát viên còn rất trẻ, mắt anh ngời sáng. Và nhất là Mike thật hăng say, quá hăng say! Có thể nói Mike là một cảnh sát viên lý tưởng. Xe tuần tiểu của chúng tôi đậu khoảng bốn trăm thước  cách nhà bà Thuận  và hai đứa con nhỏ của bà. Về phía bên kia, cùng một khoảng cách  là chiếc limousine của ông Bob và người phụ tá John. Ông Bob là một người đã đứng tuổi, gầy như cây sậy nhưng có đôi mắt sáng và lạnh như nước đá. Trái lại, ông John thì mập mạp và không có gì khác biệt với tất cả mọi người. Một chiếc xe tuần tiểu khác với hai cảnh sát viên Lucas va Kenny đậu ở con đường phía sau nhà bà Thuận. Nếu Nguyễn Thuận thoát khỏi tay chúng tôi và chạy băng qua ngôi vườn để thoát thân, anh ta sẽ bị chận lại ngay. Nhưng chuyện đó, theo tôi, khó lòng xảy ra.

- Không hiểu miền trên có tuyết không trung úy nhỉ? Mike chợt hỏi tôi... Không có tuyết Giáng Sinh như thiếu mất một cái gì ,nhất là lại có thêm hàng dừa cao với vợi này nữa!

- Đêm Giáng Sinh đầu tiên  của anh  ở đây cũng vậy mà! –Tôi nhắc khéo Mike.

- Vâng, đúng vậy ! Nhưng dù sao tôi cũng thích....

Tôi đã tính hỏi tại sao Mike không xin đổi đi Tiểu Bang khác nhưng rồi tôi chợt nhớ đến bà mẹ cũa Mike. Khí hậu ở đây rất hợp với bà cụ, ở miền khác chắc cụ không sống lâu....

- Trung úy biết không-Mike nói tiếp-Tôi nghĩ thằng Thuận nó điên.

- Tại vì nó có những phản ứng rất “người” hay tại nó muốn gặp lại vợ con vào đêm Giáng Sinh?

- Nhưng nó phải hiểu rằng nó có thể bị bắt lại một cách dễõ dàng! Trường hợp đó còn tệ hại hơn cho vợ con nó nữa. Tại sao nó không chỉ gởi quà hay gọi điện thoại về hay thôi?

- Mike, anh chưa có gia đình phải không?

- Chưa, trung úy!

- Và anh cũng chưa có con. Như vậy, anh không thể nào hiểu nổi.....

- Tôi vẫn nghĩ thằng đó thật khùng mới làm như vậy!



Tôi không trả lời anh ta.Tôi đang nghĩ cách trả thù  tên mật báo viên khốn nạn đã báo cáo là Nguyễn Thuận sẽ về nhà vào đêm Giáng Sinh.Tôi chưa chắc chắn lắm về tung tích của nó,khi nào biết rõ, nó sẽ biết tay tôi. Câu phê bình của ông cảnh sát trưởng Bob vào buổi chiều hôm nay chợt trở lại trong đầu tôi:”Thông- ông ta nói- tôi rất tiếc, nhưng tôi phải nói rằng, anh không phải là một cảnh sát viên hoàn toàn. Anh hay dễ bị xúc động qúa. Anh phải hiểu rằng, giờ đây, một cảnh sát viên không thể nào để cho tình cảm lấn áp được. Bộ anh tưởng đâu thằng Thuận đã do dự khi bắn vào nạn nhân sau cùng của nó là ông giám đốc hãng địa ốc hay sao? Bây giờ thì ông ta đã bị tê liệt suốt đời. Bộ anh tưởng đâu thằng Thuận nghĩ đến vợ con của ông ấy à? Thôi anh hảy bỏ cái tánh quân tử tàu của mình đi, anh nghe chưa?

Ông Bob đã giảng luân lý cho tôi sau khi tôi đề nghị cho Thuận trải qua đêm Giáng Sinh với gia đình, ngày mai, chúng tôi sẽ tóm cổ nó khi nó rời khỏi nhà cũng không muộn:”Mình có mất mát gì đâu, làm phước cho nó một đêm thôi mà!”. Tôi biết ông Bob sẽ không đồng ý với tôi nhưng tôi không nhịn được, thế nào tôi cũng phải nói ra đề nghị đó.

- Trung úy có nghĩ là thằng Thuận có mang súng hay không?

- Chắc là có....

- Tôi rất vui vì ông Bob đã căn dặn anh em đừng do dự mà nguy hiểm đến tính mạng. Nếu thằng Thuận mà có cử chỉ gì như muốn rút súng ra, tôi sẽ bắn nó ngay... Ông Bob là người thật giỏi và biết lo cho nhân viên....

- Tất cả mọi người đều có cùng một nhận xét như anh. Nhưng anh đã nhìn vào mắt của ông ấy lần nào chưa?

- Mắt ông ta làm sao?

Có ánh đèn pha chiếu lại từ kính chiếu hậu của xe tuần tiểu,

- Khoan đã, một chiếc xe buýt mới ngừng lại đó!

Chúng tôi biết Nguyễn Thuận không có xe hơi. Và nó cũng không có tiền. Chắc chắn là hắn ta sẽ không thể nào mướn xe để di chuyển hay đi Taxi để về nhà được. Chiếc xe buýt vẫn còn đậu sau xe của chúng tôi. Nhất định là Nguyễn Thuận chỉ có thể về nhà bằng phương tiện đó, nhưng rồi chỉ có một người đàn bà bước xuống. Bà ta đi thẳng. Tôi chợt nhìn xuống đồng hồ mang ở tay: mười một giờ thiếu mười. Còn đúng một giờ mười phút nữa là chúng tôi được tự do. Nguyễn Thuận sẽ không về thăm nhà đêm nay. Tôi thành tâm cầu mong như vậy. Cũng có thể được lắm chứ....Tên mật báo viên có thể lầm hoặc một biến cố bất ngờ nào đó có thể làm thay đổi chương trình của Thuận. Biết đâu hắn ta chỉ trở về vào ngày mai. Chúng tôi ngồi chờ chuyến xe buýt sắp tới.

-Trung úy đã bao giờ giết người chưa?_Mike hỏi tôi...

- Chưa! Tôi chưa bị bắt buộc phải làm chuyện đó. Nhưng tôi đã từng chứng kiến nhiều lần.

- Vậy sao? Nó xảy ra như thế nào?_ Mile run giọng hỏi tôi_  Không, tôi  muốn hỏi, cái người bắn đó, họ cảm thấy thế nào?

- Tôi không biết, tôi chưa bao giờ hỏi họ! Tôi chỉ có thể nói với anh là hình như họ chỉ muốn nôn thốc nôn tháo ra mà thôi!

- Bộ thật vậy hay sao? -  Mike hỏi lại, vẻ thất vọng-  Còn tên bị bắn? Nó phản ứng ra làm sao? Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một người bị súng bắn hạ.

-  Người bị bắn hạ? Hắn rú lên...

-  Rú lên?

-  Đúng rồi! Anh đã từng nghe tiếng rú của một đứa con nít khi bị người khác lỡ đóng mạnh cửa vào tay hay chưa? Người bị bắn cũng rú lên như vậy. Người đó bị bắn vào bụng dưới.

- Thì ra vậy! Tôi đã hiểu rồi - Mike trả lời.

Nhưng qua giọng nói của Mike, tôi biết là anh chẳng hiểu gì cả. Mike có thể được gọi là một cảnh sát tốt, nghĩa là dễ mến, đầu óc anh ta trong sáng và nhất là anh ta hoàn toàn không có cảm xúc. Đây không phải là điều lần thứ mấy nghìn, tôi đã tự bảo tôi là nên từ chức. Không phải tháng sau, không phải tuần sau, cũng không phải đến ngày mai khi đã hoàn thành công tác tối hôm nay, mà ngay bây giờ, ngay chính giờ phút này. Đó là món quà đẹp nhất trần gian mà tôi tặng cho chính tôi và gia đình tôi. Vậy mà, tôi đã không làm được. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao? Phải chăng là tôi  lo sợ không kiếm được việc làm khác? Với lại, có thể bạn cảm thấy lạ lùng, nhưng khi ta đã làm cảnh sát trong một thời gian khá lâu, ta đã nhiễm”máu cảnh sát” hồi nào không hay, mặc dù ta rất ghét nghề đó. Cũng có thể tôi đã ở lại trong ngành cảnh sát để làm dịu đi được phần nào sự khắc khe của các đồng nghiệp. Tôi đã ở lại với ước mơ làm được một vài điều tốt.

-  Nếu tôi hạ thằng Thuận- Mike nói- nó sẽ không rú lên đâu...

- Tại sao?

- Trung úy đã nhìn thấy tôi bắn súng chưa? Với khoảng cách quá ngắn nguỉ như thế này nó sẽ khó thoát khỏi tay tôi.Tôi sẽ cho một viên đạn ngay vào mắt phải của nó.

- Nhất định rồi. Nhưng tôi chắc anh sẽ chẳng có dịp làm chuyện đó đâu. Chúng ta sẽ chặn bắt nó dễ dàng. Phải tránh nổ súng trong  những khu vực gia cư như thế này, nhất là lại vào một đêm Giáng Sinh....

Một chiếc xe buýt khác lại dừng ở góc đường. Một người dàn ông và một người đàn bà bước xuống. Người đàn bà đi ngược lại phía chúng tôi. Người đàn ông, dáng tầm thước, rất gầy, hai tay mang đầy những gói quà, đi về phía chúng tôi.

-  Nó đó, sẵn sàng nghe Mike!

Chúng tôi bước ra khỏi xe. Người đàn ông vẫn đi về hướng chúng tôi, nhưng anh ta không thể nào trông thấy chúng tôi được. Những cây thông trồng dọc bên đường đã che khuất chúng tôi.

- ... Anh hiểu rõ lệnh chứ Mike? Khi chúng ta đi ngang tên Thuận, ông Bob sẽ bước ra dí súng vào lưng hắn. Khi đó anh sẽ còng tay nó lại. Tôi sẽ đứng sau lưng anh để bảo vệ cho anh. Và ông John cũng sẽ làm như vậy để bảo vệ cho ông Bob. Anh hiểu rõ chưa?

-  Hiểu rồi, trung úy!

Mới đầu chúng tôi đi nhanh, sau chậm dần lại để có thể gặp Nguyễn Thuận khi hắn ta đang ở giữa chiếc xe của ông Bob va nhà vợ con hắn. Chỉ còn cách chúng tôi chừng vài thước, Nguyện Thuận hiện ra thật rõ ràng dưới ánh trăng chiếu qua những cành thông thưa thớt. Hắn để đầu trần, ở ngoài khoác một chiếc áo kiểu thể thao, hai tay Thuận mang đầy những gói quà bọc bằng giấy bạc lấp lánh với những giây buộc bằng ruban đủ màu. Tóc hắn hớt cao và trên miệng có thêm bộ râu cá chốt. Trong hồ sơ cảnh sát, Nguyễn Thuận có đầu tóc dài và không có râu. Nhưng dù sao chúng tôi cũng nhận diện ra nó thật dễ dàng. Nguyễn Thuận cũng đã nhìn thấy chúng tôi. Hắn ngập ngừng một giây xong ngừng lại. Ông Bob chạy đến sau lưng Thuận.Tiếng ông ta oang oang trong đêm vắng:

- Giơ hai tay lên ngay Thuận! Hãy buông hết đồ xuống đất! Nghe rõ chưa? Nhanh lên!       

Thuận ngoan ngoãn tuân lệnh. Hai gói quà bung ra khi chạm phải mặt đường. Trong gói thứ nhất, một chiếc xe hơi nhỏ xíu, chắc đã được vặn máy sẵn, chạy ngay ra giữa mặt lộ. Trong gói thứ hai là một con búp bê mặc áo cưới. Con búp bê nằm ngữa mặt lên trời, hai mắt mở to, ngơ ngác, lạ lùng. Có chất gì lỏng tràn ra từ gói thứ ba. Chắc là rượu mà Thuận đã mua về để uống cùng vợ trong đêm Giáng Sinh.

         

Nguyễn Thuận chợt xoay người lại và vì vậy đụng vào mặt  John. Một tiếng nổ và ánh chớp lóe lên trong đêm tối. Trong một phản ứng tự vệ, người cảnh sát đã bấm ngay vào cò súng nhưng nòng súng được chỉa thẳng lên trời. Tôi rút vội súng ra khi thấy Thuận đưa tay vào túi quần. Vào lúc đó Mike vội bắn ngay. Khuôn mặt Thuận bật ngửa ra đằng sau như bị một cú đấm vào cầm. Hắn bước tới hai bước xong loạng choạng ngã ngay xuống mặt đường. Tôi tiến đến gần Thuận, tay cầm chiếc đèn bấm. Mike đã bắn trúng vào mắt phải của Thuận, viên đạn làm một hố sâu trên khuôn mặt của hắn ta. Thật là một hình ảnh ghê khiếp. Tôi chiếu đèn bấm vào mặt Mike.  Mặt anh ta tái xanh nhưng đôi mắt thật sáng, anh ta chẳng có vẻ gì là xúc động cả, Mike liếm môivà nói nhanh:

- Nó chết thật rồi, các ông chẳng cần phải xem xétlại. Nó chết thật rồi!

Đèn của những căn nhà ở hai bên đường đều bật sáng. Dân chúng nghe tiếng súng tò mò kéo ra đường để xem cho biết sự tình.

- Hãy trở lại trong nhà! Ông Bob hét lớn- Chẳng có chuyện gì xảy ra đâu! Chỉ là một cuộc tập dượt của cảnh sát mà thôi!       

Nhưng hầu như chẳng ai nghe lời ông ta cả! Họ vẫn tiến lại và nhìn thấy xác chết. Dù sao chúng tôi cũng ngăn cản và không cho họ đến quá gần để có thể nhận diện được nạn nhân.       

Ông John  điện thoại về sở cảnh sát trung ương trong khi  Ông Bob nói với tôi:

- Anh hãy đi báo cho vợ Thuận hay. Nói bà ta đến ngay để nhận diện xác chồng!

- Tôi?Tại sao ông không bảo Mike? Anh ta chẳng có vẻ gì là xúc động cả. Hay tốt  nhất là chính ông hảy tự mình đi báo tin đi. Vì thật ra, chính ông mà, ông cảnh sát trưởng, ông đã bày ra đoạn phim này!

- Anh từ chối nghe lệnh của tôi hay sao?

Chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu, tôi vội vàng đồng ý:

- Không tôi đi ngay...

Tôi đi về phía nhà của bà Thuận. Khi bà ta ra mở cửa, tôi thoáng nhìn thấy căn phòng khách được trang hoàng bằng những đồ vật rẻ tiền và không cầu kỳ. Dù sao, một cây thông nhỏ và ánh đèn lấp lánh cũng làm cho căn phòng bớt được phần nào sự ảm đạm. Những gói quà bọc giấy xanh đỏ được sắp xếp cẩn thận dưới gốc cây. Trong một góc phòng, một bé gái và một bé trai chừng sáu và tám tuổi đang mở to mắt nhìn tôimột cách lo sợ.

- Ông muốn gì? Bà Thuận hỏi, vẻ mặt lo lắng –  có chuyện gì xảy ra vậy?

“Có chuyện gì đâu- tôi nghĩ thầm- dù sao bà ta cũng sẽ đọc được tin này trên báo ngày mai! Ồ mà không, tôi thật lú lẫn, ngày Giáng Sinh đâu có báo nào phát hành đâu và cũng chẳng ai thèm nghe radio hay xem vô tuyến truyền hình vào ngày ấy cả”.

- Bà đừng lo sợ. Tôi chỉ đến để trấn an bà. Chúng tôi vừa bắt được tại trận một tên cướp. Nó bỏ chạy nên buộc lòng chúng tôi phải nổ súng. Bây giờ thì mọi chuyện đã xong xuôi hết rồi.Chúng tôi chỉ muốn dân chúng trong khu vực khỏi bị lo sơ ïvà ra hết ngoài đường. Thôi bà và các cháu đi ngủ lại đi!

Bà Thuận nhìn tôi chăm chú, hai mắt bà mở to, miệng há rộng:

- Ai vậy? bà hỏi bằng một giọng nghẹn ngào.

- Ồ một tên lạ mặt, một thằng nhóc tập tành thói du đãng đó mà! 

Nhìn khuôn mặt trở lại bình thản của bà ta, tôi hiểu ngay là tôi đã đoán đúng. Nguyễn Thuận không có báo cho vợ và con hay là y sẽ về thăm vào đêm Giáng Sinh. Chắc hắn ta muốn dành cho gia đình một sự ngạc nhiên. Nếu không, bà Thuận đã đoán ngay ra được sự việc.   

Tôi chúc bà ta ngủ ngon và bỏ đi ngay trong khi bà ta nhẹ nhàng khép cửa lại.

- Tội nghiệp cho thằng Thuận- tôi nói lớn khi đi gần đến ông Bob- Nó đã chết một cách vô ích. Vợ con nó đâu có nhà. Tôi hỏi bà hàng xóm và họ cho biết bà ta đã về ăn lể Giáng Sinh với mẹ bà ấy, hai ngày nữa bà và các con mới trở về.

- Thật là đáng tức- Ông Bob lẩm bẩm trong khi các nhân viên nhà xác đang di chuyển xác Thuận lên xe của họ.

- Vâng, tức thật! Tôi trả lời ông ta như cái máy.

Tôi không hiểu ông Bob sẽ phản ứng ra sao khi biết được sự lừa dối của tôi. Nhưng đêm nay, tôi không cần. Chuyện cốt yếu là vợ con của Thuận có được một đêm Giáng Sinh như đã dự trù. Hai ngày nữa, khi tôi đến báo tin chồng bà ta đã chết, thì ít  nhất bà và các con của bà cũng đã có được một đêm Giáng Sinh không đến nổi quá buồn thảm.

Chuyện tôi làm tối hôm nay cho bà ta và các con của bà, thật ra, chẳng đáng gì. Nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Không bao nhiêu, nhưng cũng được chút gì, một đốm lửa thật nhỏ trong màn đêm thăm thẳm. Tôi yên tâm chờ đợi hậu quả. Chuông giáo đường từ xa vọng lại. Đã đến giờ Chúa sinh ra đời. Chúng tôi lục tục lên xe ra về.  

Đêm nay, đêm yên bình, đêm Chúa Hài Đồng ra đời, đêm đem niềm vui lại cho  tất cả mọi gia đình, ít nhất cũng có một người đàn bà và hai đứa bé đã nhờ tôi mà còn có được một đêm yên lành, đầy mộng đẹp...                                                                      

Thanh Vân

**********************************************

MÙA GIÁNG SINH ÐÃ TI,
Và tiếng hát Silent Night vang vang khp nơi
Mường Giang
            Mùa giáng sinh năm 1818 ti mt ngôi nhà th nh thuc làng Oberndorf, nm gia nhng rng thông quanh năm tuyết ph min Tyrol nước Áo. Ðây là mt ngôi làng yên tĩnh trm lng, trong đó có linh mc Mohn, ngoài vic ging đo, ông còn là mt thi sĩ, thường sáng tác nhng bài thơ v tôn giáo và được người bn thân vn là giáo viên trong làng tên Franz Gruber ph nhc.. Năm đó, cũng như bao năm qua, ngày giáng sinh li v, trong ngôi nhà th bé nh nhưng tht bun vì đã vng tiếng phong cm, vì cây đàn quá c nên phi đem sa cha.Ð làm bt ni cô tch trong đem thánh vô cùng,Cha và nhng con chiên trong làng đã hp ca bài hát :” Silent night, holy night, all is calm,all is bright.. do chính ngài va sáng tác và Franz ph nhc.
             Cũng t đó,bài hát lan truyn khp nước Áo và nhng min lân cn ri khp hoàn cu trong đêm giáng sinh, vi đ mi ngôn ng ca con người. Ti Châu Âu, khi ch đón l na đêm, ngi nơi ánh la bp bùng, quanh quanh bông tuyết rơi trng lnh, các c thường k cho con cháu nghe câu chuyn cãm đng v bài hát giáng sinh trên cũng như tác gi đã sáng tác, cho mãi ti năm 1830, mi được nhà vua nước Saxe cũng là mt nhc sĩ tài danh, đưa ra ánh sáng.
            Mùa giáng sinh năm nay li ti, đêm NOEL đang v trong khung tri giá lnh tuyết rơi và ni lo lng ca thế nhân v mt cuc chiến vô hình. Nhưng mc k, ging như xưa nay, ti khp hết các thành ph,đô th.. k c làng quê bin xóm,t Nu Ước,Luân Ðôn, La Mã,Ba Lê,Bá Linh,Ba Lan, Ðông Kinh, Tân Gia Ba, Hng Kông.. cho ti Sài Gòn, Hà Ni trong xã nghĩa thiên đường , nơi nào cũng mi ngày mi thêm nhn nhp, t đu tháng 12 dương lch, cho ti na đêm 24 thì hâu như mi người, t tín đ cho ti k ngoi đo, đu đ xô ra đường, trong muôn sc lp lòe ca đ loi pháo và ánh sáng rng ngi ca nhng ngôi sao trên tri , đ cùng đón mng đêm giáng sinh huyn diu, đêm thánh vô cùng.

1-NHNG TP TC V NGÀY GIÁNG SINH QUA 2000 NĂM LCH S :
            T cái đêm huyn thoi đó vào năm 1 sau tây lch, gia cánh đng mông qunh ca thành ph nh bé Bethlehem, thuc đt Vua David, theo thánh kinh là nơi Ðc Ch1a Jésus Christ ra đi. Thành ph này hin thuc lãnh th ca Palestine, đim hành hương và đt thiêng ca tín đ Thiên Chúa giáo trên khp thế gii. Vùng này trước đây gi là Ephrath, nm cách kinh thành Jerusalem v phía nam chng 9 km. Xa hơn nơi chúa ra đi v phía lc đa Âu Châu là Via Francigena , tên gi ca mt con đường thi trung c, nơi các quc gia phương bc k c Anh Cát Li dùng đ ti vương quc Y Pha Nho cũng là nước Chúa thi đó, đ hành hương t năm 944 sau tây lch (STL). Vic này có ghi trong nhng trang nht ký du hành ( travel diary) ca Tng giám mc Sigerico, thành Canterbury, Anh quc, kéo dài t thế k th XI đến thế k th XIV (STL). Ðây là con đường quan trng vì đã ghi đy du n cũng như nhiu huyn thoi có liên quan ti s phát trin ca Ky tô giáo. Do trên, Tòa Thánh La Mã đã quyết đnh dng li con đường hành hương thi trung c trên, đ cho bn nước Anh,Pháp,Thy Sĩ và Ý, chuyn bn hòm thánh tích ca nước mình,v Vatican trong ngày k nim năm toàn xá 2000. Lch s vn là mt tái din vô thường, ngày giáng sinh ca Ðc Chúa Jésus cũng theo dòng đi biến chuyn càng lúc càng phong phú và sôi đng, dù tu trung nhân loi cũng ch nhm vào mc đích tôn vinh đng toàn năng,toàn thiên, đã đem tình thương và nhân ái ti cho mi người.
+ TÌM HIU NGÀY GIÁNG SINH :
            Dù cho có dùng bt c mt th ngôn ng nào trên thế gii như DIES NATALIS DOMINI (La Tinh), Il Natale Ý),Noel (Pháp), La Navidad (Tây ban Nha,M), Weihnacht ( Ðc),Rozh Destro Krista ( Nga), Christmas (Anh,Úc,Hoa Ký..). tt c đu ging nghĩa sinh nht Chúa hay l giáng sinh ca VN.
            V niên lch Chúa ra đi, các thánh kinh không nhc ti, mãi ti khi hoàn thành kinh đô Rôma ca đế quc La Mã, Linh mc Dionysius Exignus mi xét li lch s, tính năm Chúa ra đi, nhm năm 754 trước tây linh (TTL),và ly đó làm mc thi gian đu tiên ca k nguyên mi. Sau này nhng nhà làm lch tính li, thy sai xut 4 năm nhưng vì s vic đã thuc vào quá kh hơn 14 thế k qua, nên đành chp nhn.
             Tht ra ngun gc l giáng sinh đu tiên bt ngun t các l hi dân gian ca người La Mã, qua chu kỳ hng năm vía thn Mt Tri và Th Tinh. Ti vùng Trung Ðông trước Thiên chúa giáng sinh, cũng đã có nhiu l hi mng mùa đông chm dt. Tp tc này truyn vào Âu Châu và rt được các nước phương bc ưa chung vì không my ai thích cnh múa đông băng giá, ngày ngn đêm dài.
             Vic đón mng Chúa giáng sinh cũng có nhiu khác bit, trước khi nhân loi thng nht như bây gi. Căn c vào giáo s, trong ba thế k đu (STL), giáo dân mng sinh nht vào ngày l Ba Vua ( 6-1). Riêng giáo hi Ðông phương ( Chính thng giáo), vn còn gi ti ngày nay., còn giáo hi tây phương ( Tòa thánh La Mã), t năm 353 (STL), thi vua La Mã Constantino, chn ngày 25-12 cho ti hôm nay.Ðây cũng là s phù hp vi ngày 25-3 hng năm, l mng Ðc M th thai Chúa rt hp lý, theo thi gian biến tun l cui cùng ca tháng 12 dương lch thành mt l hi thu hút,vui nhn và đy ý nghĩa nht ca Ky tô giáo.
+ GIÁNG SINH TRONG VĂN NGH :
            T thi trung c, khp Âu Châu hng năm vào mùa giáng sinh, lp ra các sân khu l thiên đ các đoàn văn ngh lưu đng biu din các v kch son theo nhng tình tiết trong thánh kinh, nh vy nn kch ngh ca tây phương đã phát trin mnh trong giai đon này, cho ti đu thế k XVIII mi chm dt phong trào kch din thánh kinh. Riêng trong lãnh vc văn chương , trong qua bao nhiêu thế k đã có nhiu tác phm viết v ngày giáng sinh nhưng theo nhn xét ca văn hc s tây phương thì tác phm ON THE MORNING OF CHRIST’S NATIVITY ca thi sĩ Anh quc Milton ( 1608-1674) hay nht nên đã được ph quát rng rãi khp thế gii, chng nhng v giá tr ngh thut mà còn mang tính cht trung thc vì tác gi là tín đ tân giáo.
            V âm nhc, ngoài bài hát Silent night ca mt linh mc người Áo năm 1818 ni tiếng dù t thế k XVI đã có nhiu bài hát v giáng sinh như Lucas Le Moigne , Barthélémy Aneau, Nicolas Sabely.. song song vi nhng thánh ca giáng sinh ca Michel Corrette ( 1709-1795), Louis Claude D’aquin ( 1694-1772), Claude Balbastre ( 1729-1799). Theo tài liu thì bài thánh ca ‘ Jesus, ánh sáng muôn dân’ ca thánh Hilerio là bài hát đu tiên v Ky tô giáo vào thế k th 4 STL Thế k th 13 STL mi có nhiu bài thánh ca vui nhn bng tiếng Latin, trong đó ni tiếng là bài Adeste Fideles. Ti VN trước kia, cũng có bài hát ‘ Ðêm đông lnh lo’ ca nhc sĩ Hi Linh, rt được ưa thích và ph quát.. Cũng đã có nhiu phim nh k li cuc đi ca Chúa Jesus như Ben Hur do đo din Fred Nibro thc hin , có trình chiếu ti VN năm 1932-1934. Truyn phim phng theo quyn lch s tiu thuyết ca nhà văn danh tiếng Lewis Wallace, thc hin ti các thành ph c tích liên quan ti cuc đi Chúa Jesus như Jesusalem, Bethlehem, Nazareth.. trong lãnh th ca Do Thái và Palestine.
+ NHNG BC TRANH THIÊN CHÚA NI TING :
            T khi Ky tô giáo phương đông du nhp và phát trin ti Âu Châu, bàng bc qua my trăm năm thi trung c cho đến cui thế k th XV, Tòa thánh La Mã hu như quyết đnh hoàn toàn vic phát hành mi tranh nh v các v thiên thn,thánh,m Maria và chúa hài đng. Do s hn hp trên, nên nhà kiến trúc và hi ha đã phi sáng to nhng tác phm vô cùng ước l, công thc và kiu mu, t hình thc đến ni dung đy tính cht thn thánh , siêp phàm và bt đng.
             Chính ha sư người Ý là GIOTTO sng trong thế k XIV là mt trong nhng người đã có công sáng to nên nhng bc tranh ni tiếng v M MARIA và CHÚA KY TÔ, trong giai đon chuyn tiếp gia thi trung c và phc hưng ti Âu Châu. S khác bit ln lao nht là nn hi ha mi , hướng theo tinh thn hi ha Hy Lp, ly NGƯỜI THT làm đi tượng, đ sáng to nên hình nh nhng v thn thánh trong tín ngưỡng. Hai ha sư người Ý là LEONARD DE VINCY và RAPHAEL trong thi phc hưng đã đt đến đnh cao ngh thut. LEONARD DE VINCY thành công tuyt đnh trong bc tranh “ Ðc M BENOIS” .
             Ðây là ha phm đu tay và ông đã mượn hình nh ca mt thiếu ph tr đp, kh ái đang mĩm cười nhìn hai n hoa tím đang hé n trên tay mt hài nhi. Người m tương trưng cho M MARIA hin t và hài nhi là biu tượng ca chúa Ky Tô.Toàn b bc tranh tht sng đng qua đôi mt ca chú bé lúc hướng nhìn vào cánh hoa , đng thi đưa mt ngón tay chm vào hoa như s mt. Bc tranh này có ni dung và hình thc khác bit vi nhng tranh v thi trước rt rườm rà và mu sc loè lot khó coi. Ngoài tuyt tác phm trên, ha sư còn có nhiu tranh khác như Ðc M Lita, Ðc M và Thánh Ana.. cũng là nhng thành công tuyt đnh đi vi nn hi ha thi phc hưng ti Âu Châu.
            RAPHEL SANTY sng đng thi vi Leonard và cũng ni danh v nhng tuyt tác phm v v Chúa và M Maria. Tuy nhiên gia hai ông có s khác bit trong cách dng nn ca bc tranh. Ðiu này d hiu vì Raphel sinh trưởng và sng trn qung đi niên thiếu ca mình ti URBINO, mt vùng quê thơ mng và xinh đp ca min bc Ý. Phong cnh hu tình đã nh hưởng ln đến tâm hn lãng mn ca người ngh sĩ. Sau này, ông đến sng ti Florence và Roma , nhng bc tranh cũng được v đó nhưng trong các danh ha như Ðc M Cadatempi, Ðc M vi hài nhi, Cu bé Jean Baptist, Người N Elizabeth.. đu được ông chn đng quê qua cnh vườn cây thơ mng, bãi c xanh mượt chen ln vi muôn hoa, tháp chuông nhà th cao vòi vi, im lìm soi bóng trên mt sông, h xanh ngt tĩnh lng. Ông qua đi sm vào năm 37 tui, trước khi ra đi đã đ li cho thế nhân và Tòa Thánh bc danh ha được xem như là mt tiêu biu ca nn ngh thut Ý xưa nay “ÐC M SIXTINE” vì đã viên mãn trong s kết hp gia nim tin ca thiên chúa và ngh thut , ly tình mu t ca thế nhân đ đt ti ch đ lòng v tha cũng như đc hy sinh cao c ca thiên chúa và m Maria.
+ HUYN THOI VÀ TP TC V MÁNG C :
            Theo truyn thuyết, chính Thánh Francois là người đu tiên sáng to MÁNG C vào năm1223 STL, khi ông t quê hương ti Assie thuc tnh Pérouse,Y pha Nho, ti dn dt con chiên trong ngôi làng Greccio min sơn cước. Ðêm giáng sinh năm đó, ngài c hành l Misa trong khu rng, trước mt hang đng nơi đt bàn th Chúa là cnh tht vi máng c và đàn bò cu đang vô tư gm nhm thc ăn. Theo thi gian, min Greccio tr thành mt Bethlem th hai trong tâm trí nhng người thiên chúa giáo và cũng t đó khp Âu Châu lan tràn toàn thế gii, ước vng sáng to khung cnh đêm thánh vô cùng thân thương và quen thuc mau chóng thành công và tiếp tc ti ngày nay.
             Bao nhiêu thế k qua , c ti mùa giáng sinh, các tín d Ky tô li làm máng c trong cnh Chúa sinh ra đi. Nhưng tuỳ theo tp quán ca mi dân tc,cho nên không cái nào ging nhau. Ti thành ph Naples ca Ý vào thế k XVIII, ngh thut làm máng c ti đây nh có Vua Charles 3 và triu thn chú trng nên đã đt ti đnh cao ca thi hoàng kim và tr thành mt cái mt thi thượng trong mi gii. Ngh làm máng c t đó cũng phát trin khp Âu Châu và Hi ch máng c mi năm li được khai mc vào tháng chp ti Khu Canebière Marseille Pháp, ti đây bày bán đ th các pho tượng các Thánh ,nh nhn xinh đp , bò cu la thi xưa luôn c tưọng cư dân ca min Provence là nơi ni tiếng làm máng c.
            Ngày nay i các vin bo tàng ti Naples,Trapani,Munich.. đu có chưng các máng c lch s ca mi thi. Ti min nam nước Ý, các ngư ph Amalfi đt máng c trong đng Bích Ngc dưới làn nước xanh, trong khi đó vùng Lombadie cnh h Majeur, gia biên gii Ý-Thy Sĩ, hng năm vào đêm 24-12, các th ln đt tượng Chúa trong mt máng c làm bng chiếc v sò ln đ sâu 23m.
+ BÍ N V NGÔI SAO BETHLEHEM :
             Trong tt c các tranh nh Chúa giáng sinh, trên bu tri bao gi cũng có mt ngôi sao sáng, rc r, thánh kinh gi đó là ngôi sao Bethlehem, đã dn đường cho Ba Vua ti hang đá. Ngôi sao này còn có tên là ngôi sao giáng sinh, mt supernova, t lâu đã là mi tranh ci ca các nhà thiên văn hc. Mi đây Nibel Henbest, mt khoa hc người Anh đã da vào s chuyn đng ca qu đo trong thái dương he, đểầ gii ta câu hi ti sao ch có Ba Vua nhìn thy ngi sao đó, trong khi lch s thiên văn không ghi nhn được.
             Theo Nibel thì vào năm 1604, nhà toán hc Johannes Kepler đã tính được v trí các hành tinh vào thi Chúa giáng sinh, cũng tìm được s giao hi đc bit ca các chòm sao trong nhóm Song Ngư vào năm th 7 trước tây lch, có nghĩa là sao Mc và sao Ha, biu tượng ca người Do Thái gp nhau trên bu tri nhưng vn cách nhau mt khong gn bng đường kính ca mt trăng. Vài năm sau đó mt s hi ng khác li din ra vào tháng 8 năm 3 trước tây linh, Mc tinh tiến gn sao V N là mt ngôi sao sáng.
             Ngày 17-6-2 trước tây lch, hai sao trên li gp nhua nhưng không va chm, như to thành mt ngôi sao l, sáng chói khp min Trung Ðông mà thánh kinh đã gi là ngôi sao Bethlehem. Ngoài ra vi người Ky tô giáo xưa thì ngôi sao V N, tc là sao Hôm mc trước bình minh, đưọc coi là biu tưọng ca Ðng Cu thế, còn sao Hi Sư li được người Do Thái coi là Ðng bn mng. Ðây là hai ngôi sao sáng nht trong thái dương h và cái hin tưọng hi ng giao thoa, ch xãy ra mt ln trong hai ba thế k, như gii thích trên, đưọc xem là giã thuyết hp lý v ngôi sao Bethlehem trong truyn thuyết.
+ CÂY THÔNG :
            Theo huyn thoi thì vào mt đêm đông giá lnh nơi khu rng cô tch, có mt chú bé vào xin tr trong mt túp lu nghèo nàn ca v chng bác tiu phu và được tiếp đãi t tế. Chú bé đó là Chúa Jesus hài đng, đã đn ơn cho bác tiu phu bng cách hóa phép biến cành thông có đy các trái vàng bc.Ðây cũng là cây thông đu tiên trong mùa giáng sinh.. Cây Noel còn được gi là cây Sapin, xut x t Bc Âu, được quân Thy Ðin mang vào Ðưc , trong cuc chiến Guerre de Trentes Ans ( 30 năm). Ðến thế k th XIX, thông vượt bin Manche vào Anh quc ri theo công chúa nước này là Mercklembourg ti Pháp khi theo chng là công tước Orléans. T đó v sau, cây được mi người trang hoàng vi đèn hoa và các đ vt đ màu sc trong mùa giáng sinh. Theo thng kê ca Nha Kim Lâm Hoa Kỳ, thì hng năm dân M tiêu th trên hai triu cây thông đưọc trng trong các trang tri tư nhân. Ti Bch Cung Hoa Thnh Ðn, mi năm đu có l dng cây thông ln nht trên đt M, do chính tay Tng Thng và Phu Nhân trang hoàng.
+ ÔNG GIÀ NOEL :
             Cách đây hơn 100 năm, t nht báo The New York Sun, đã đăng bài tr li câu hi ca cô bé Virginia “ ông già Noel có tht hay không ? “ trong đó có đon :’.. tt nhiên là ông già Noel có tht. Ðó là mt s tht hin nhiên như tình thương, lòng bác ái, s thành kính không th thiếu trên hành tinh chúng ta.. ’ ’ ’
            Cũng k t đó bài viết này đã được dch ra trên 20 th tiếng và đưa vào chương trình bc đi hc M ngành báo chí. Theo truyn thuyết, giám mc thành Myra, sinh ti Th nhĩ Kỳ năm 279 sau tây lch (STL), ni tiếng vì nhng hot đng bác ái, vì vy đã đưọc phong thánh bn mng cho tr em, vào thế k IX (STL). T đó ti các quc gia Anh,M gi là Santa Clauss, xut phát t St. Nicholas Sinterklass. Lúc sinh thi, ngài hay b thí tin bc cho tr con nghèo, có mt ln đã b nhng đng tin vàng t ng khói xung các đôi bít tt ca ba cô gái nghèo, treo bên lò sưởi.. khi đu tp tu6c tr con treo v trên đu giường, đ nhn quà ca ông già Noel trong đêm giáng sinh.
            Ti Hoa Kỳ, huyn thoi v ông già Noel sng vùng Bc cc , vi công vic duy nht là theo dõi mi tr em trên thế gii đ coi ai tt,xu. Ông bà Noel có mt xưởng vi nhân công toàn là nhng chú lùn, chuyên chế to đ chơi cho tr con, vì vy đến mùa giáng sinh, tr con khp nơi viết thư v xin quà. Vào đêm 24 tháng 12, ông già Noel ngi trên xe ch đy quà, do đàn tun lc kéo, bay trên tri ti tng nhà phát quà cho tr con. Tng nhà,ông mang theo mt gói quà ln, theo đường ng khói vào nhà. Do trên, các em đu đi ng sm trong đêm l, vi hy vng thc dy s có đy quà trong đôi bít tt treo trước giường.. Theo bưu đin Hoa Kỳ, hng năm đã nhn hng chc triu bc thơ ca tr em nghèo gi ông già Noel ti bc cc xin quà và dĩ nhiên các em s được các ông già Noel giã ca các hi t thin ti nhà cho quà.
+ GÀ TÂY :
            Còn dược gi là gà lôi, turkey hay Dinde, được các nhà thám him t tân thế gii ( Châu M) mang vào Âu Châu t thế k XVI. Năm 1521 Hernan Cortes chiếm M tây Cơ và ly ging gà này mang v Tây ban Nha.Người Pháp gi gà mái tây là Poule d’Inde hay là Dinde, còn gà trng là Dindon vì lúc đó Âu Châu lm tưởng Tân thế gii là n Ð.Ti Pháp , gà mái tây ln đu được đưa vào bàn tic cưới ca vua Charles XIX vào năm 1570. T đó , gà tây được coi như món ăn ca Hoàng gia và gii thượng lưu, trong các ngày l,tic và đc bit là ba ăn ti đêm Noel.
            Ngày nay gà tây là món ăn thông dng, nht là ti Hoa Kỳ. Gà tây còn được dùng trong l T ơn theo truyn thuyết vào năm 1621 khi cha Pilgrim, đi tàu Mayflower ti vùng Tân Anh Cát Li. Trong đêm t chc L t ơn, th dân ti đây đã tng ông mt con gà tây. Tp tc này được gi tói ngày nay và tr thành món truyn thng, không th thiếu được trong ba tic đêm Noel.
             Ngoài ra còn phi k ti chiếc bánh Buche de Noel có hình khúc ci, xut x ti các gia đình Âu Châu thi trung c, đã dùng ci đt sut đêm trong lò sười, đ chng li băng giá mùa đông và cu phước lành. Bánh tr thành món ngt trong tic giáng sinh t sau thế chiến II, làm bng bt, đường, bơ , kem và chocolat. Cùng hin din trong mùa giáng sinh vi cây thông, hang đá, còn có Hoa giáng sinh (Christmas Flower) mà VN gi là Hoa trng nguyên và hoa rt đc bit vì hoa là lá, có màu đ hay vàng bao quanh cm hoa.
2-TINH THN GIÁNG SINH :
            Dù người xưa hay nay đã bày ra nhiu tp tc đ mng l giáng sinh ,va mang tính cht đo ln đi. Tuy nhiên trên hết vn là tinh thn bác ái mà Chúa Jesus đã mang đến cho nhân loi hơn 20 thế k qua. Tic, quà hay thip giáng sinh đu mang ni dung chúc lành, ging như chân lý ca thiên chúa :’ phúc cho nhng ai có tinh thn nghèo khó, vì nước tri là ca h.. ’ ’ ’ Tóm li tinh thn giáng sinh là tình thương thế nhân chân tht, thiếu nó, con chiên chĩ thun túy là người gi đo mà thôi.
            Trong ý hướng sng đo trên, năm thánh 2000 va qua đã có hơn mt t người thiên chúa giáo hướng v Toà Thánh Vatican La Mã đ xám hi hu đón nhn hng ân. Trước đây năm thánh được c hành 50 năm ,mt ln. Ngày nay thi gian là 25 năm. Ðc Giáo Hoàng Phao L II đã chính thc phát đng Năm Thánh 2000, m đu đ tam thiên k cho Giáo Hi Thiên Chúa giáo La Mã
            Nhiu k nim năm toàn xá 2000 mang tính cách thiêng liêng và đy ý nghĩa như ÐÚC CHUÔNG NĂM THÁNH do chính đương kim Giáo Hoàng đã đến ch ta l đúc chuông năm thánh vào ngày 19-3-1995 ti xưởng đúc Marinelli th trn Agnone, min trung nước Ý thc hin. Chuông đúc bng đng ,nng 5 tn có đường kính 2 m. Ðiêu khc gia Armando Marinelli là người trang trí . Chuông được treo ti qung trường Thánh Phêrô và s đánh vào đêm 31-12-1999, báo hiu bt đu thiên k th ba. BƯU NH HÀNH HƯƠNG THÁNH ÐA V NGUN cũng đưọc Toà Thánh thc hin t nhng bc danh ha, xut bn ti Ðc t thế k XIX gm các đa đim mà Chúa Jesus sinh ra,ln lên và hành đo như Bethlehem (Nơi Chúa ra đi), Nazareth, H Tiberrias , thánh đa Jerusalem. và núi Tabor. Tt c các đa danh trên nay thuc Do Thái và Palestine.
            Ðêm nay giáng sinh li v trên quê ngươi,gió đông hiu ht lành lnh, khiến k ngoi đo càng thêm cô đơn và thèm ba Réveillon như năm nào còn sng ti Phan Thiết.
Trên bu tri đen đc, dường như đã thy xut hin mt ngôi sao sáng rc r. Bt chước thế nhân, ta đón chào nim vui bt tn đ mng đêm Chúa ra đi và chúc mt mùa giáng sinh an lành đến vi tt c mi người. Cht đâu có tiếng ai đang hát bn Ðêm đông lnh lo Chúa sinh ra đi, khiến đang vui bng ngm ngùi thương nh quê hương.-/-
Xóm Cn Ha Uy Di
Mùa Giang Sinh 2013
Mường Giang
    **********************************************************************

Ðêm Thánh Vô Cùng Khắp Thế Giới


                                                       Mường Giang

             Theo sử liệu, cách đây hơn 2000 năm vào một đêm đông lạnh lẽo, Chúa Jésus đã được sinh trong một máng cỏ nơi cánh đồng cô quạnh. Nguyên do là bà Maria dù sắp tới ngày sinh nhưng vì có lệnh kiểm tra dân số của chính quyền La Mã, nên phải rời thành phố đang ở là Nazareth về quê hương tận Bethlehem, vì vậy đã sinh Chúa giữa đồng. Tuy nhiên mãi tới năm 350 sau TL, nhân loại mới thống nhất được 25-12 là ngày lễ giáng sinh chung, tuy rằng mỗi nước mỗi địa phương đều có những tục lệ khác biệt, theo tập quán phong tục riêng của họ.

             Xưa nay, nhiều người hay lẩn lộn về nguồn gốc của các danh từ liên quan tới ngày lễ Giáng sinh như Noel hay Christmas. Trước hết “ Noel” là Pháp ngữ, thoát thai từ tiếng La Tinh “ Natalis “ chứ không phải là tiếng Do Thái cổ. Sự lầm lẫn trên, phần lớn là do bản gốc của Kinh Thánh trong phần Cựu Ước, hoàn toàn được viết bằng chữ Do Thái Cổ. Về sau mới được dịch ra tiếng Hy Lạp và La Tinh. Theo gốc chữ “ Natalis dies “ của latin, có nghĩa là ngày sinh nhật hay sự ra đời. Về sau để tiện gọn, các nhà ngôn ngữ học đả bỏ bớt chữ “ Dies “, mà nói tắt là “ Natalis “, để chỉ ngày sinh. Hình thức nói tắt này, chính là nguồn gốc (Étymon) của danh từ “ Noel” mà ta dùng tới ngày nay. Ðây là luật biến đổi ngữ âm của văn phạm La Tinh, dùng hoán chuyển các tiếng gốc sang Pháp ngữ ngày xưa, chẳng hạn như Natalis - Nael - Noel..

             Từ tiếng gốc có nghĩa chung là “ Sinh Nhật “, dần dần người ta viết hoa chữ Noel, đồng thời bỏ thêm hai chấm trên đầu chữ E, một hình thức phủ nhận chữ e này không thể kết hợp với chữ O đứng trước, để trở thành một Nhi Trùng Âm (Diphtongne), như các chữ thông thường khác. Dụng ý của người xưa là vậy. Từ đó chữ Noel trên đầu có hai chấm viết hoa, chỉ dùng để chỉ ngày sinh của Chúa Jesus mà thôi.



            Riêng chữ Christmas cũng là một tiếng Anh cổ, được kết hợp bởi hai thành tố : Christ chỉ Chúa Jesus, còn “ Mas “ , qua biến thể của chữ Mass cổ, có nghĩa là Lễ của Nhà Thờ hay Lễ Hội. Hình thức của Mas (mass), một thứ tiếng Anh cổ, cũng có gốc từ chữ Latin là Missa với nghĩa “ Lễ nhà thờ “.Trong tiếng Pháp cũng có chữ “ Messe”, được Việt hoá thành “ Misa”, cũng có nghĩa là Lễ Nhà Thờ. Cuối cùng là vấn đề biến dạng từ chữ “ Christmas “ sang “ Xmas “.Như ta biết, danh từ Christ tuy là tiếng Anh nhưng có từ nguyên là tiếng La Tinh “ Christus “ mà ra. Nhưng chữ La Tinh này lại được mượn từ tiếng Hy Lạp “ Khrislos “ , có nghĩa là Người được xức dầu thành, chỉ Chúa Jesus. Do các quy luật phức tạp chuyển ngữ các chữ cái, giữa hai ngôn ngữ trên, nên mới có biến thể từ Christmas sang Xmas, nhưng khi đọc, vẫn là Christmas chứ không bao giờ là Xmas.

             Nói chung dù các chữ Noel, Christmas, Xmas xuất phát từ đâu chăng nữa, thì tựu trung đều có nghĩa chỉ ngày giáng sinh của Chúa Jésus, mà theo truyền thuyết nhằm ngày 25-12 năm 1 tại Bethleem, cách thành phố Jerusalem của Do Thái độ 9 km. Riêng chữ Advento của La Tinh, mà các tín đồ Thiên Chúa giáo quen gọi là mùa Ắt hay mùa Vọng, một nghi thức truyền thống, cũng được cử hành riêng biệt tuỳ theo tập quán của các nhà thờ. Theo đó qua thánh lễ lâu đời  trước một tháng lễ sinh nhật, có tục đặt bốn cây nến tượng trưng cho sự trong lành của Thiên Chúa soi sáng nhân loại. Cũng trong mùa Vọng, giáo đồ không hát kinh GLORIA cũng như khi cử hành thánh lễ, các linh mục và bốn cây nến mùa vọng đều mang màu tím , là một biểu tượng của sự sám hối đối với người theo đạo Ky Tô.

             Về danh từ “Bibble” của Hy Lạp, thì kinh thánh có nghĩa là những cuốn sách nhỏ. Theo truyền thuyết, thì kinh thánh được liên tục viết trong 1600 năm, khởi đầu từ năm 1513 trước TL cho tới năm 98 sau TL. Hiện nay còn truyền được 66 cuốn, mà quyển đầu tiên là kinh “Sáng Thế Kỷ”. Kinh này thuật lại câu chuyện mất vườn địa đàng, do sự phản nghịch của ông Adam và bà Eva. Còn cuốn cuối cùng là kinh “ Khải Huyền “, trình bày địa cầu sẽ trở lại cảnh địa đàng ,qua sự chăm sóc của Chúa. Thật ra câu chuyện vườn địa đàng là ám ảnh và nổi bưc xúc của nhân loại hơn 2000 năm qua, và họ cứ mãi miết đi tìm, từ những ốc đảo, rừng rậm cho tới miền núi đồi băng giá. Cuối cùng khắp các nơi chốn đi qua, con người lại mang thêm niềm nhớ muôn thu, khi cảm nhận được sự lầm lẫn đã đánh mất cõi thiên đàng.

             Cho tới thế kỷ thứ 16 sau TL , vẫn chưa có ai thắc mắc về việc liên quan tới vườn Eden trong kinh Sáng Thế Kỷ, trái lại người ta càng ra sức tô bồi thêm thắt câu chuyên cho phong phú diễm tình. Nhà tiên tri Ezechiep đã viết “ trong vườn địa đàng ở hai bên bờ dòng thác, mọc lên mọi thứ cây ăn quả không bao giờ héo úa vì năm tháng đều có thu hoạch mới..”. Chính những lời tiên tri đó, thúc đẩy con người thực hiện những giấc mộng đi tìm thiên đàng, trong nổi mơ hồ lãng mạng cho tới hôm nay chưa hề nao núng, dù thực tại vẫn là ảo vọng.



            Trong 66 cuốn kinh thánh, 39 cuốn đầu tiên viết bằng tiếng Hebrew, một phần nhỏ khác dùng chữ Aram. Còn 27 cuốn cuối cùng mới dùng chữ Hy Lạp. Năm 280 trước TL, kinh thánh được dịch toàn bộ ra chữ Hy Lạp gọi là bản Septuagint. Sau cùng lại được dịch ra chữ LaTinh. Ngày nay kinh thánh được dịch ra 1700 thứ tiếng, với số ấn bản hằng tỷ cuốn, lưu hành khắp thế giới. Tóm lại kinh thánh co 31.102 câu, 1189 chương, chia thành 66 tập, chương ngắn nhất là chương thanh thi 117 và chương 119 dài nhất.

             Riêng chữ thập được coi như một biểu tượng phong phú nhất của con người. Chính truyền thống Thiên Chúa Giáo đả làm giàu ý nghĩa của chữ thập. Trong các tranh ảnh nói về đạo Ky Tô, chữ thập diễn tả nhục hình cũng như nổi thống khổ của đấng cứu thế. Hiện nay trên thế giới có 4 loại thánh giá và mỗi thứ mang riêng một ý nghĩa. Thánh giá có hình chữ T, tượng trưng cho con rắn bị đóng trên một cây cọc, nói về sự tử vong. Thánh giá có một thanh ngang, hiện được lưu dùng khắp thế giới, đó là thánh giá của phúc âm, tượng trưng cho 4 yếu tố căn bản của con người và sự bành trướng của đạo Thiên Chúa khắp 4 hướng. Chân thánh giá chôn dưới đất là nền tảng của đạo, nhánh trên là hy vọng hướng về thiên chúa, thanh ngang là tình yêu vươn lên với kẻ thù, còn bề dài nói về sự bền chí. Loại thánh giá có hai thanh ngang, thanh trên có ghi dòng chữ của Ponce Pilate “ Jésus thành Nazareth, vua Do Thái “ , còn thanh dưới là chỗ tựa tay của Chúa trước khi chết . Thánh giá này còn được gọi là Anjou hay Lorraine, một biểu tượng của nước Pháp từ năm 1473. Trong thế chiến 2, lực lượng liên minh tự do kháng chiến của De Gaulle cũng dùng quân hiệu với màu đỏ, đối nghịch với quân Pháp đã đầu hàng Hitler, dùng phù hiệu chữ vạn ngược màu đen. Cuối cùng là thánh giá có ba thanh ngang, tượng trưng cho kỷ cương của đạo, tương xứng với ba vòng mủ của Giáo Hòang, Hồng Y và Giám mục. Từ thế kỷ thứ XV về sau, theo luật của Tòa Thánh La Mã, chỉ có Giáo Hoàng được đeo thánh giá ba thanh ngang, Hồng Y đeo thánh giá hai thanh ngang và Giám Mục trở xuống đeo thánh giá một thanh ngang. Tuy nhiên cũng tùy theo địa phương, với giáo hội La Mã thì thánh giá gồm một dài một ngắn. Giáo hội Phương Ðông có hai thanh bằng nhau. Ðặc biệt tín đồ thiên chúa giáo vùng Saint André, mang thánh giá hình chữ X.

             Từ thời trung cổ về sau nhất là tại Âu Châu, lễ giáng sinh được tổ chức rất long trọng và vĩ dại. Trong mùa lễ, khắp nơi đều có lập những sân khấu lộ thiên, để các đoàn văn nghệ của giáo hội trình diễn các tiết mục của thánh kinh . Nhờ vậy,nghệ thuật diễn tuồng, kịch của Âu Châu được phát huy và quảng bá rộng rải. Tinh thần Noel trên kéo dài tới cuối thế kỷ XVIII mới bị bãi bỏ. Dù vậy tới nay vẫn còn nhiều phong tục xa xưa được chấp nhận, như niềm tin rằng trong đêm giáng sinh, ma quỷ và các phù thuỷ không thể nào hãm hại được ai, ví đó là đêm bình an, hoan lạc của thế nhân. Ngoài ra nếu đêm giáng sinh nhằm vào mùa trăng non, thì năm tới dân chúng làm ăn phát đạt trúng mùa. Ngày giáng sinh gặp nắng ráo thì cả năm tới mưa thuận gíó hòa. Trong đêm giáng sinh, nam nữ rủ nhau đi hái lộc non của các cây nguyệt quế, trường xuân, đào kim chướng, chùm gởi.. qua niềm tin lộc sẽ mang tới hạnh phúc cho họ.

             Trong lúc mọi nhà kể cả kẻ ngoại đạo, đều có tiệc tùng rất vui vẽ. Từ sau đệ nhị thế chiến, bánh Buche de Noel đã trở thành một thực đơn quen thuộc, không thể thiếu trong bữa tiệc của đêm giáng sinh. Về bánh có hình khúc củi, cũng từ tập tục có từ thời trung cổ truyền lại, để con cháu nhớ lại thuở xưa khắp Âu Châu, mọi người đều phải dùng củi để đốt lò sưởi trong dịp sinh nhật Chúa. Ðây cũng là thời kỳ lạnh nhất trong năm, nên mọi ngưòi vừa đốt củi để sưởi, vừa ngồi quanh bếp lửa hồng để cầu xin ơn trên ban phước lành. Ngoài ra còn phải kể tới món Gà lôi hay Gà tây, được mang từ Tân Thế Giới về Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ XVI và theo thời gian đã trở thành món ăn quen thuôc hằng ngày nhưng cũng là đặc sản trong đêm sinh nhật Chúa.

             Tuy cũng thuộc Âu Châu nhưng nước Nga với lãnh thổ rộng nhất hoàn cầu, chạy dài từ Âu sang Á nên khí hậu có tính cách đại lục. Mùa đông ở đây cũng đặc biệt với những lớp tuyết trắng phủ đầy từ mặt đất lên cả mái nhà, còn mặt trời thì như ngái ngủ, làm cho cảnh vật khắp nơi buồn hiu quạnh quẻ. Trước đây người Nga theo Chính thống giáo và lịch riêng của mình, nên hằng năm đón giàng sinh vào ngày 6-7/1. Hiện Liên Bang Nga đã xài lịch Gregorian, nên đón giáng sinh cũng như các nước khác.. Theo truyền thống, người Nga có tục kiêng cữ ăn uống trước đêm giáng sinh, trong đó có rượu Vodka và đường bị cấm tuyệt. Thời gian này, mọi người chỉ ăn bánh Sochniki làm bằng đậu, được chiên bằng dầu thảo mộc và uống nước lạnh. Tới 7 giờ tối đêm giáng sinh, khi mà khắp nước Nga mọi người nhìn thấy một ngôi sao nhỏ xuất hiện trên bầu trời xám đục, lập tức mọi người cầu nguyện . Sau đó quay quần bên bữa tiệc giáng sinh sau kỳ ăn kiêng, mà người Nga coi như một biểu tượng của 40 năm, Moses đã dẫn dân Do Thái đi trong sa mạc mịt mù. Thời kỳ này, người Nga nào cũng đều làm việc từ thiện.

             Tại Canada thời tiết cũng lạnh lẽo như bên Nga nhưng tuyết có rơi cũng chỉ là lất phất vừa đủ rắc một vài lớp đá mỏng lên trên vạn vật, rồi dần tan ngay khi có ánh nắng mặt trời. Bởi vậy khách du phương khi tới đây gặp mùa giáng sinh, bổng thấy mình vô tình lạc vào cõi thần tiên, giữa rừng cây hằng xanh của các pho truyện cổ tích, mà các nghệ sĩ Âu Mỹ thường ca tụng là Pine, holly, mitlatoe. Ởđây đâu đâu cũng tràn ngập hàng hóa dành cho ngày giáng sinh, tất cả đều rạng rỡ dưới màu sắc của mọi màu. Ðêm giáng sinh tại đây thật an bình, mọi người sau khi dự lễ nhà thờ về, đều quay quần bên bàn tiệc với gia đình, bè bạn, trong ánh lửa bập bùng của lò sưởi và các đèn màu mờ ảo từ các cánh thông nơi góc nhà. Ai cũng vui vẻ hạnh phúc,nâng ly chúc tụng lẫn nhau, mặc cho ngoài trời giá lạnh căm căm và tuyết rơi như mưa bụi, nhưng vẫn có những kẻ không nhà hay lỡ bước lang thang.


            Thánh địa của Thiên Chúa giáo là vương quốc Vatican, tuy lãnh thổ nằm trong kinh đô Rome của Ý Ðại Lợi nhưng từ năm 1929, đã đã được Musolini ký lênh công nhận là một quốc gia độc lập, bất khả xâm phạm. Tại đây, từ đầu thế kỷ thứ IV sau TL, tòa thánh La Mã đã xây Ðại giáo dường ST.Peter giữa kinh thành Rome và quảng trường Thánh Phêrô, có sức chứa hằng trăm ngàn người.Tất cả đều uy nghi tráng lệ và vĩ đại, không nơi nào có thể sánh kịp từ trước tới nay. Trong đêm giáng sinh, người Ý cũng như các tín đồ hành hương ngoại quốc, đều tụ tập về đây . Lễ hội kéo dài suốt đêm , mọi người vừa hành lễ, vừa vui mừng chúc tụng, ăn uống, nhảy múa ca hát. Ðồng thời với nhiều chương trình ca nhạc được diễn ra khắp nơi tại Via, đồi Aventine, nhà nguyện Sixtine, quảng trường Campitelli.. với các ban nhạc trứ danh bất hủ của Villa Lobos, Beethoven, Brahms, Ravel, Janacer và Stravinsky.

             Tại Hoa Kỳ, những người di dân Anh đầu tiên đã mang lễ hôi giáng sinh vào đây và được tổ chức lần đầu vào năm 1686 tại Boston nhưng tới năm 1856 mới được quốc hội công nhận là quốc lễ. Tuy nhiên tất cả các kỷ lục liên quan tới lễ giáng sinh đều phát hiện tại Mỹ, cũng là nước đứng đầu thế giới sử dụng cành thông trong mùa lễ. Nữu Ước chẳng những là trung tâm kinh tế số 1 của Mỹ, mà còn là kho hàng bách hóa khổng lồ, đường phố cửa tiệm buôn bán suót ngày đêm, với sản phẩm mới, hàng thời trang và đồ chơi trẻ con tràn ngập thị trường. Trong lúc đó các chương trình hòa tấu, văn nghệ dành cho mùa Noel được trình diễn liên tục , khắp các trung tâm buôn bán Rockefeller, Radio Music Hall, Carnegie Hall.. Ở đây đêm giáng sinh cũng như giao thừa, mọi người tụ tập tại các nơi công cộng như đại lộ Madison, đường số 5 , các đại vũ trường trong khách sạn Plaza, Rockerfeller, Waldorf, Astoria, Time Square.. dễ ăn uống, nhậu nhẹt, khiêu vũ ca hát suốt đêm.



            Ở Anh hầu hết các chuyến tàu điện, tàu điện ngầm, các loại xe chuyên chở công cộng đều luôn đầy nghẹt người suốt ngày đêm 24/12, vì ai cũng hối hả về đoàn tụ với gia đình trong đêm giáng sinh, một lễ hội quan trọng nhất trong năm hơn cả ngày tết dương lịch. Theo tập quán lâu đời tại Anh thì ngày chủ nhật trước lễ giáng sinh, mọi người tụ tập tại các nhà thờ để hát thánh ca. Trong lúc đó có nhiều người đi hát dạo trên đường phố cũng như ở nhà quê, để quyên tiền giúp cho các cơ quan từ thiện. Trong nhà, ngoài phố nơi nào cũng trang hoàng cây giáng sinh với những gói quà tặng.

              Ở Á Châu, Nhật là quốc gia tuy 90 % theo Phật giáo nhưng lại hưởng ứng nồng nhiệt lễ giáng sinh. Với các gia đình theo đạo Thiên Chúa, bữa tiệc nửa đêm được tổ chúc rất long trọng, ngoài món gà tây nhồi thịt, còn có sò và ngổng, uống với rượu Ské hâm nóng.

             Hiệp định Genève 1954 chia hai VN thành hai nước riêng biệt. Miền Bắc do Hồ Chí Minh cùng đảng Cọng sản đệ tam quốc tế cai trị. Tại Hà Nội buổi đó có nhiều sứ quán ngoại giao Tây phương lẫn Cọng sản. Ðể lừa bịp bọn da trắng. Hồ và đảng chơi trò hưu chiến cuội ngày Giáng Sinh , đồng thời tự sơn phết nhà thờ Chính Tòa Hà Nội hằng năm để lấy vải thưa che mắt thánh. Sau đó, Tòa Giám Mục phải è cổ ra trả tiền theo biên lai của đảng gửi tới.

             Chuyện cũ làm nhớ tới Sài Gòn thời mở cửa. Mặc kệ cho dân chúng cả nước sống nghèo cực tới mức không còn ai nghèo hơn vì tai trời nạn nước, cùng sự bóc lột bất tận của cán bộ đảng, qua sự cấu kết của thiểu số Việt kiều làm việt gian toa rập. Ðể khoe với thế giới bên ngoài, sự phồn vinh giả tạo tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và Sài Gòn. Ðối với VC xưa nay, tôn giáo của chúng là sự tin thờ Lê-Mác-Mao-Hồ, ngoài ra tất cả chỉ là dịch vụ trao đổi mua bán. Cho nên sự kiện biến ngày lễ Giáng Sinh thiêng liêng của nhân loại ngàn đời, thành “ Mùa Ăn Chơi “ tại các khách sạn quốc tế nơi Thành Hồ như Equatorial, cùng với nhiều nhà hàng khách sạn khác , thuộc công ty quốc doanh du lịch dã ngoại Lửa Việt, cũng là điều tất yếu của những con người không còn nhân tính.

             Vật giá leo thang như mây trời gió cuốn, thời tiết thì nay lụt mai nóng, còn công việc làm ăn, từ nghề biền làm ruộng cho tới bán buôn, đều do cán bộ đảng quyết định. Cho nên ăn chơi mức nào cũng có, kể cả “ nhất dạ đế vương “, cũng chỉ là chuyện bình thường của tập đoàn tham nhũng VC giàu có nhất nhì trên thế giới hiện nay, đang sống trong biển bạc rừng vàng .. Bởi vậy đừng trách tại sao người Việt trong nước ngày nay, tâm tình biến đổi, đến độ nhiều phụ nữ phải bỏ quê hương cha mẹ, người thần để lấy chồng xứ lạ tận Ðài Loan, Hoa Lục, Nam Hàn, Mã Lai.mà thực chất là bán thân để giúp cho gia đình tồn tại.

             Lừa bịp cả nước trong mọi dich vụ, từ chuyện lúa gạo, cao su, cà phê, nuôi cá, tôm,gà vịt nay lại tới sự may mặc. Tất cả chỉ mang lợi nhuận vĩ đại cho cán đảng, tư bản đỏ cùng một thiểu số Việu Kiều-Việt Gian môi giới bày vẽ mà thôi. Còn cả nước thì gần như sạt nghiệp sập tiệm, và theo các hãng tin trên thế giới, mùa giáng sinh đang nở rộ khắp nơi, bổng xót xa nhớ tới những mùa giáng sinh năm xưa ở quê nhà trước ngày 30-4-1975. Buổi đó, mọi người vì tin đạo, yêu đời và tâm hồn vị tha phóng khoáng theo truyền thống muôn đời của dân tộc, nên ai củng cố quên sự chết chóc đang rình rập, để đón mừng đêm Chúa ra đời. Vì vậy đã phó mặc cho pháo kích , lựu đạn của VC lúc nào cũng lợi dụng hưu chiến, gây nổi tang tóc đau khổ cho mọi người.

             Rồi những ngày mở cửa rước tư bản vào cứu đảng. Cứ mỗi lần giáng sinh tới, VC lại đóng kịch tự do tôn giáo, vừa che mắt thánh, lại có dịp tổ chức ăn chơi thu tiên đô của việt kiều và du khách. Nhưng dân chúng cả nước thì mặc kệ thiệt hay giả, đêm giáng sinh năm nào cũng đón mừng vui vẽ, theo tiêu chuẩn là vui được phút nào thì cứ vui, chứ sống trong thiên đường xã nghĩa, biết đâu mà nghĩ tới chuyện ngày mai cho mệt.

             Xứ người mấy chục năm qua, đêm giáng sinh nào cũng nghe lại được những bài hát Ðêm Ðông, Ðêm Thánh Vô Cùng, Mừng Chúa Giáng Sinh.. khiến cho hồn thêm bâng khuâng cô quạnh, rồi tự hỏi :

 “ những người năm xưa ấy

giờ lưu lạc phương nào..?”

             Ðêm nay giáng sinh lại về, ta kẻ ngoại đạo một mình lang thang trên phố vắng người. Trên lầu cao, nhà ai tràn ngập ánh đèn màu và chập chùng tiếng nhạc giáng sinh thánh thoát, quyện theo gió xa đưa mùi hương huệ trắng thơm ngát ngào ngạt. Ôi đêm thánh vô cùng khắp trần gian, ta đón mừng với giọt nước mắt ly hương, lầm lũi trong đêm lạnh. :

 “ Ta đã khóc dù hồn đâu có muốn

nhìn dòng đời hờ hững nhớ quê hương ..”

 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Chạp 2013

MƯỜNG GIANG

No comments:

Post a Comment