Sunday, July 13, 2014

DU TỬ LÊ LẠI TIẾP TỤC MỊ DÂN QUA NHỮNG LỜI BỐC PHÉT


LTS: Rồi cuối cùng bộ mặt thật của cái gọi là “Du Tử Lê” cũng rơi xuống. Làm thơ tán gái, làm thơ mị dân tị nạn “khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển...”. 2 năm trước DTL lên báo đính chính việc cho phép nhà xuất bản tại Việt Nam in thơ mình, một không hai cũng không. Và rồi bây giờ, vẫn không kềm được cái “danh” của một thi sĩ vô lương tâm với chính độc giả của mình, lần này DTL về nước, nhả ra một đoạn đời cho một ký giả “nhí” chẳng biết gì về cái gọi là DTL này, nên có bài viết sau đây. Bổn báo đăng tải nguyên văn để rộng đường dư luận.

Ở quận Cam ai không biết, cái gọi là Du Tử Lê từng lấy vợ bạn (Lê Uyên). Nếu ông Lê Uyên Phương còn sống thì chắc cũng phải muốn chết vì đọc những lời dưới đây. Như thể ông là một người thủy chung, đàng hoàng. Thụy Châu là ai? Thụy Châu là Hoàng Dược Thảo chủ báo Sàigòn Nhỏ, người vợ thứ hai của DTL. Bà này cũng không thua gì DTL. Sơ sơ đếm được thì cũng có đến 5 người chồng (cưới – lại cưới) còn đi đêm với nhân tình như Việt, Hải...thì đếm không ...ra.

Đọc bài dưới đây, độc giả tại Việt Nam hiểu như một bài thơ, đẹp, dễ thương, chung thủy. Nhưng độc giả ở Quận Cam thì không ai không hiểu và biết về cái gọi là DTL này. Một thứ đàn ông dùng thơ văn của mình đạp trên nền tảng đạo đức, đạp trên luân lý thuần phong để ngoi lên hàng thứ một. Không ai chê thơ văn của DTL được. Nhưng nói về con người thì phải nói. DTL không được một điểm. DTL có thể thành danh nhưng chưa bao giờ thành nhân!

Phạm Duy chết không mấy người đưa, Nguyễn Cao Kỳ thì không có đất chôn trong lòng người Việt Hải ngoại lẫn trong nước. DTL này rồi ra sao? Bài viết dưới đưa ra nhiều những tới 300 (Cái gì) thơ được dịch, hay phổ nhạc? Bài nào thế? sao không liệt kê nhỉ. Một nhà thơ tiếng tăm thế mà có một vài bài được phổ nhạc thì hơi kém đấy. Hơn thế nữa,”... hai nhật báo Los Angeles Times và New York Times” đăng thơ? Cho ai đọc? Người Mỹ đâu đọc tiếng Việt... Lộng ngôn khi thằng bé ký giả ở Việt Nam nghe gì viết nấy về cái gọi là DTL như sau: “...Còn được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở nhiều trường đại học Mỹ, được dịch ra trong nhiều cuốn sách nổi tiếng...). Tài liệu gì? sách gì? Bài thơ nào? Trường đại học nào? Những cuốn sách nào? Sao không thấy liệt kê ra đây??? Hẳn là một con người thì cái gọi là DTL phải xấu hổ lắm khi được viết những giòng chữ nầy về mình. Bố láo!

Thì ra tại Hoa Kỳ, thiếu những nhà thơ đến phải dùng nhà thơ “mít” tị nạn mị dân như cái gọi là DTL để phải dùng tài liệu giáo dục con dân của họ? Lại một lần nữa giở trò mị dân ở trong nước nữa sao đây? Những đứa con với người vợ đầu đâu? Làm gì? Nếu độc giả biết thì bài viết dưới đây quả là một bông hoa lòe loẹt cắm bãi cứt lợn!

"Chuyện ít người biết về thi sỹ Du Tử Lê


Khúc “Thụy” bí ẩn của một cựu phóng viên chiến trường.

Trở lại Hà Nội từ viễn xứ Cali, lần đầu tiên thi sỹ Du Tử Lê kể về khúc đoạn bí ẩn chôn giấu hàng chục năm đã cài sâu trong tuyệt phẩm nổi tiếng “Khúc Thụy du”.

Du Tử Lê chỉ kịp xách túi đồ nghề của một phóng viên lao về phía cảng. Tiếng súng vọng vào thành phố đến từ khắp hướng. Sài Gòn đã náo loạn lắm rồi.

Ngày 29.4.1975 những bước chân và mặt người lên cơn cuồng vội. Đám đông bị cản lại bởi một hàng rào thép có lính cộng hoà ngăn án cả dãy dài ở sân cảng. Còi tàu hú lên sắp rời bến. Tấm vé lên tầu được tính bằng nhãn hiệu vương giả của những gia đình tướng tá và hàng xấp đô la trao tay từ đêm trước. Điểm đến là trại tị nạn ở đảo Guam.

Chỉ là bản năng tác nghiệp của một phóng viên chiến trường, Du Tử Lê không định lên con tầu đó, anh chen được vào sát hàng rào và bắt đầu tốc ký với cuốn sổ nhỏ.