TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỤY MINH NGỮ

***********************************************************************


NGƯỜI Ở LẠI ... TRẦM LUÂN


1.

Chỉ trong vòng một năm,Thanh đã mất đi những hệ lụy thương yêu nhất của cuộc đời. Khi họ còn sống, Thanh thường dửng dưng, lơ đãng trước những ân cần chăm sóc của cha mẹ . Chàng mang bản chất của một đứa con được nuông chiều trong một gia đình giàu co và hưởng trọn vẹn ân sủng cha mẹ dành cho quá lâu khiến nó thẩm thấu ăn sâu vào máu xương, vào thịt da rồi trở thành tự nhiên phải có trong chàng. Có lẽ vậy; Khi cha mẹ qua đời ở tuổi cũng đã thọ cho một đời người, Thanh đau khổ trong niềm hối hận đã không dành nhiều thời gian cùng ông bà khi còn sống. Mặc dù trước những tháng ngày cha ra đi, Thanh cũng đã ở cùng ông khỏa lấp nỗi buồn trống vắng khi mẹ chàng ra đi đột ngột!

Nếu không có những đứa con chàng, có lẽ Thanh đã gục theo cha tự lúc nào. Không thể tưởng ra được ở tuổi đã gần 60 mà Thanh lại có thể bị hụt hẫng như một đứa trẻ con bị giật ra khỏi vòng tay mẹ khi cha mẹ chàng mất đi, không danh từ nào có thể lột tả hết cái cảm giác đớn đau trong lòng chàng bấy giờ. Trời Phật, nếu biết niềm hối hận nó đã như một lượng acid khổng lồ đang đốt cháy tâm can vụn nát thì có lẽ Thanh đã bỏ hết, bỏ hết tất cả để chỉ ở bên cha mẹ vào tuổi già. Thanh ỉ y vào những đứa em chàng hiếu thảo, chàng tựa vào lòng yêu kính ông bà của các con nên chàng tưởng thế là đủ. Chàng đã lầm, cái lầm tai hại ấy giờ đây đang đục khoét tâm trí chàng rách bươm. Trong một lúc nhất thời nào đó giữa tỉnh và mê, Thanh chỉ muốn chết để chấm dứt nỗi dày vò kinh khiếp đang như tàn phá sức lực còn lại trong cơ thể chàng.


Thanh say mềm trong rượu, chàng sợ hãi không dám tỉnh, tỉnh để thấy mình vô nghĩa quá! Ðã hơn ba tháng qua mà sao tiếng nói, hình ảnh cha như mãi còn đâu đây? Trong căn phòng ông nằm, lặng im như đồng tình với nỗi buồn xé ruột gan chàng từng phút. Thanh chưa bao giờ khóc, thế mà chàng đã khóc, khóc thật nhiều và khóc cả trong giấc ngủ mệt nhoài của men rượu mạnh. Giọng nói ai đó mơ hồ như vang về từ cõi âm ti:

“Anh Hai, anh dậy đi chứ? Anh phải lo cho anh, còn phải làm gương cho tụi em sống. Ba má đi rồi, chỉ còn lại có anh thôi. Anh là đầu tầu, anh quị xuống làm sao tụi em chịu nổi?” Hậu, đứa em kế của Thanh, kề cạnh chàng nhiều tháng qua cũng hốc hác gầy gò theo chàng. Thấy anh mình chìm sâu trong nỗi buồn bằng những ly rượu mạnh, Hậu không nỡ bỏ anh một mình trong căn nhà của cha mẹ giờ đây đã trống vắng. Hậu cũng không thể tưởng ra được, anh Hai chàng đã như một xác chết sau ngày chôn cất cha xong. Thấy Thanh lay động, hai tròng mắt đỏ ngầu dưới hai mí mắt sưng húp của anh vừa hé mở. Hậu bật khóc thành tiếng:
“Anh Hai, anh phải gượng đứng lên thôi, em còn có gia đình phải lo. Anh cũng vậy, anh như thế này các cháu không làm ăn gì được. Tội nghiệp chúng nó thương anh cũng buồn rầu theo. Nếu như thế này cả nhà chết dần theo anh mất”. Tai Thanh lùng bùng, đầu chàng nặng nề như đeo hằng trăm ngàn khối đá, Thanh cố ngồi dậy nhưng cơ thể chàng nặng trĩu kéo chàng xuống mặt nệm gối chăn xô lệch.

“Thôi em về đi, để anh Tuấn lo cho. Mặc kệ ảnh, tụi em có nói gì cũng chẳng vào tai ảnh bây giờ đâu...”. Người đàn ông đứng tuổi đến sau lưng Hậu vỗ về. Ông từ New York qua đưa đám, nhưng quyết định ở lại vì không thể bỏ Thanh một mình trong lúc này. Tuy tuổi đời có hơn nhiều nhưng ông xem Thanh như người bạn cố tri. Thanh trẻ tuổi hơn ông nhưng có cùngmột suy nghĩ, cùng một lý tưởng, mà ông, người lính Việt Nam bại trận không chấp nhận chế độ cộng sản.

2.

Thời gian là liều thuốc xoa dịu nỗi đau niềm nhớ. Thanh cũng đã vực dậy tiếp tục con đường chàng đang đi, con đường mà cha bỏ dở sau 1975, con đường chống Cộng đến hơi thở cuối cùng.

Không thể trong căn nhà có qúa nhiều kỷ niệm của cha mẹ, Thanh dọn đến một nơi khác. Trong căn nhà mới trên bàn thờ ông bà lúc nào cũng nghi ngút khói nhang nhưng chàng tạm nguôi ngoai nỗi nhớ. Thanh bắt đầu thay đổi nếp sống thường ngày, chàng có trách nhiệm hơn với các em, gần gũi các con hơn trước. Công việc có nhiều khi khiến chàng phải thức trắng đêm nhưng không làm chàng mỏi mệt. Chàng không muốn phụ lòng các chiến hữu xa gần đang trông vào chàng, trông vào một phòng tuyến có hàng vạn ngòi viết sắt thép sẵn sàng nả vào quân thù. Những bài viết có lập trường rõ rệt của người Việt tự do đánh đổi bằng chính mồ hôi, xương máu mình. Thanh đã ly dị từ lâu, đời chàng như không thể bó buộc vào một gia đình bình yên như bao nhiêu người khác. Chàng phải lao đao, phải nhọc nhằn gai gốc mới dầy dạn đối đầu với lũ người “ăn cơm quốc gia thờ ma cs”. Những con người thiếu thủy chung đã dùng mọi thủ đoạn lọc lừa nhằm triệt hạ những chiến sĩ dấn thân đang đấu tranh cho hơn 80 triệu dân còn khổ ải trong nước. Hằng ngày chàng phải đọc những lá thư kêu cứu từ quê hương gởi ra. Ðảng cộng sản trị dân bằng bàn tay sắt bọc nhung, người dân vẫn còn cong oằn khổ nhục dưới lối thống trị bài bản lớp lang như một vở kịch trên sân khấu. Khán giả là chàng, là những người tị nạn hải ngoại. Nếu thảy ai cũng có tấm lòng kiên trung thì thấy ngay đường lối mị dân xảo trá của bọn cai trị phương Bắc. Buồn thay, cũng có số người bạc bẽo vô ơn, nhẹ dạ tin vào vở kịch của cộng sản, để rồi quay lưng đánh phá vào công cuộc đấu tranh dành tự do cho quê hương còn đang dài trước mắt. Buồn, Thanh buồn đến nhiều lần muốn tung hê tất cả. Nhưng nhớ đến hằng ngàn người dân vô tội chết trong chết Mậu Thân năm nào, nhớ đến sự hy sinh máu xương của hằng triệu dân quân Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xuống. Thanh cứng rắn hơn.

Hằng ngày, nơi đây, tại thủ đô tị nạn Little Sàigòn, Thanh phải chứng kiến những hoạt kê của những tên hề múa rối thiếu giáo dục, thiếu cả đạo đức của một con người. Chỉ vì một vài trăm bạc rẻ rúng đã bán rẻ linh hồn người chống cộng. Chỉ vì một tiếng danh hão bọn mặt người lòng thú đã có thể quấy phá tung hê tất cả. Một số người ngây thơ cho rằng, chúng là tay sai của cộng sản! Chàng không nghĩ thế; Cộng Sản điêu ngoa khôn lường, chúng không dại dùng lũ bát nháo vô trình độ, chỉ tổ làm hỏng kế hoạch vươn tay ra hải ngoại hầu dễ dàng thu tóm của Ðảng. Ðảng CS chỉ cần cho người nằm vùng của chúng lân la thả đến gần lũ vong ân một vài lời khích bác, thách đố. Tức thì; lũ mặt người lòng thú đã có thể lòn lách trong mọi lãnh vực sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại, quậy phá tưng, gây chia rẽ, làm lũng đoạn trong khối cộng đồng người Việt ra đi vì không chấp nhận chế độ sài lang!

Có những lúc Thanh muốn buông xuôi tất cả, muốn sống một cuộc sống bình thường an hưởng tuổi già với những đứa con hiếu thảo luôn luôn cạnh kề chàng. Nhưng có lẽ, trước những thủ đoạn của bọn người tráo trở bội vong, như tiếp vào người chàng thần lực. Thanh cứng rắn hơn, chàng thẳng thắn vạch mặt chỉ tên khiến bọn súc sanh tạo phản dẫy nẩy như chó bị thương cắn càn sủa bậy. Chàng không tin, chỉ có một vài con sâu có thể làm rầu nồi canh như người xưa thường nói. Những con sâu ấy sẽ được khử trừ bằng sức mạnh đấu tranh của hằng triệu người trong nước đến hải ngoại. Ðảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị tiêu hủy nay mai không cần súng đạn, không cần phải đổ máu nếu người Việt Nam biết qui về một mối.

3.

Suốt nhiều năm qua, Thanh choáng váng trước những bài viết, những lá thư của người trong nước đưa ra. Những người đấu tranh bị cầm tù, những nhà dân chủ bị bịt miệng nhan nhãn mỗi ngày. Một đất nước thanh bình không tự do. Dân vẫn đói phải bán con cho ngoại quốc, để rồi có một ngày, nhận xác con về trong một cái hũ đá lạnh lùng! Hằng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ bỏ học lao vào con đường nghiện ngập, bán thân. Hằng triệu người thiếu ăn trên quê hương ở các vùng xa thẳm. Hằng ngàn Việt kiều ngây thơ bị chiêu dụ về nước, khi biết mình bị lừa là lúc mạng sống không còn, là lúc thất bại tay trắng trở về. Có bao nhiêu người thành công được sống ung dung tự tại trong nước mà không bị Ðảng bóc lột, tống giam? Có lẽ chỉ có hai ông già hết thời Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy Nhượng còn đang ngoe nguẩy đuôi chồn sống từng ngày bội phản vong ơn. Ðảng CS dùng như một miếng mồi nhử Việt kiều, những người không có tấm lòng trung kiên với tổ quốc.


Mỗi lần như thế, Thanh lại nhớ đến hình ảnh những xác người đi tìm tự do trôi dạt vào bờ trên các mặt báo sau 1975. Những cô gái tìm tự do bị cướp Thái Lan bắt vào đảo hãm hiếp cho đến chết. Những người chiến sĩ VNCH bị cầm tù chết đói trong các trại tù mệnh danh cải tạo. Trong ký ức chàng chưa quên hình ảnh khăn tang trắng trên đầu của những người góa phụ trẻ nhận xác chồng ở nhà xác Cộng Hòa đứng khóc ngất, những trẻ thơ lạc loài mất cha, mất mẹ trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, dẫn nhau đi ăn mày trên từng con lộ của đất nước. Thanh buồn đến ứa nước mắt.

Khi cộng đồng Việt Nam tị nạn thành công trên đất nước Hoa Kỳ, một số báo chí Hoa Kỳ thiên tả đã kích người Việt tị nạn ra đi vì kinh tế! Cha chàng cùng một số anh em trong hàng ngũ báo chí Việt ngữ lên tiếng phản đối lập luận trên. Sự lập luận “người Việt ra đi vì kinh tế” đã được cha chú xoay chiều, bẻ gẫy ngay nỗi nghi ngờ trong lòng người nội địa. Nhưng rồi đau đớn thay, sau này; lại bị chính người Việt bội phản tạo cơ hội làm sống lại ý nghĩ trên trong lòng người dân Hoa Kỳ. Làm sao Cộng đồng Việt có thể chống chế, chối cãi khi làn sóng người Việt tị nạn ùn ùn quay đầu về hợp tác, làm ăn với chính quyền Cộng Sản? Tồi tệ hơn; họ còn đang tâm ca ngợi và tuyên truyền không cho Ðảng cộng sản, rằng: “chính phủ Việt Nam đã thay đổi, đất nước đã tự do, người dân trong nước đã có thể làm được những gì họ muốn...”. Cũng không lâu sau, những loại người này đã bị một cú đá vào mặt khi tiền của họ trở thành một cái mốc xoáy của bọn cai trị tham tàn, bằng những thủ đoạn tinh vi.Việt Kiều phản bội trở về Mỹ hai bàn tay trắng. Ðó là trường hợp may mắn! Số còn lại bị nhốt tù kinh niên, không được trở về dù làm người tị nạn. Sự nhẹ dạ của dân tin vào những tờ báo thiên tả tham tiền đã khiến cho nhiều người ngao ngán. Vì thế, Thanh không thể gục xuống được, chàng đứng lên gạt niềm riêng tiếp tục con đường đấu tranh trước mặt!

Bóng tối bủa vây trong căn phòng làm việc từ lúc nào không hay. Lại một ngày qua đi, tâm chàng đã bình yên, đã có thể đứng trước bàn thờ cha mẹ không còn ngã quị như lúc ban đầu ông bà mới mất. Thanh tìm hộp diêm, ra ngoài phòng khách đến bàn thờ thắp nhang. Chàng khấn thầm, “Lạy vong linh Ba Mẹ cho con được làm người dân hiếu trung với đất nước”.

Nguyễn Thụy Minh Ngữ
Tháng Tám, hai ngàn mười


**********************************************************************
Bước Ðường Còn Lại

Nguyễn Thụy Minh Ngữ

Quá khứ là một chuỗi buồn dài của những người còn ở lại. Ở những người từng nếm mùi vị của “Giải phóng nhân dân”. Những đắng cay tủi nhục đến không từ một phía, mà tấn công nhiều chiều vào tâm hồn, vào thân xác của người thua cuộc.
Người chiến sĩ bị bỏ rơi, thúc thủ đớn đau buộc đi vào bẫy rập của kẻ chiến thắng tự mãn, kiêu căng. Và sự tầm thù không chỉ nhắm vào cá nhân anh, mà cho cả gia đình, dòng họ con cái của anh. Ðể đến khi được thả, thì tâm hồn lẫn thể xác dưng không hiền lành đến hèn hạ! Sợ từ đứa trẻ lên ba, sợ từ ông già bà cả. Chỉ cần một con mắt ngó vào, một câu hỏi bâng khuơ đã có thể khiến anh hốt hoảng phập phồng. Thời gian dài trong lao tù CS, đã mai một người trai hiên ngang ngày đó. Những bữa ăn đói no, những giấc ngủ đấy ác mộng. Những người chết thảm thương qua đời không còn kịp thương xót, bởi nó tàn nhẫn quá. Tàn nhẫn đến người sống không dám mở miệng xót thương hay nhỏ lụy đau đớn giùm. Một thứ địa ngục hạ giới mà những con quỷ dạ xoa là những thằng người mang đầy thú tính. Cái ngục tù đó được CS ngụy trang qua danh từ “cải tạo”. Thế mà, giờ đây chính trong hàng ngũ quốc gia, tại hải ngoại, nhiều người sử dụng đến. Một sự lây lan vô ý thức, một thói quen hờ hững của người dân bạc dạ đã đành. Nhưng trên văn đàn, trên các mặt báo chí, trên các video chữ “cải tạo”, nghiễm nhiên được dùng!
Khánh căm hận hai chữ “cải tạo”. Bởi người đặt ra nó đã có một ý đồ lưu manh lường gạt. Hai chữ “cải tạo” nhằm mong che dấu hành vi hèn mạt của kẻ chiến thắng đối người thua cuộc. Thay vì gọi, “Ngục tù CS”, chúng đã bưng bít cái nhìn của thế giới, xoa dịu sự phẫn uất người thân của kẻ đi tù, nên đã mỹ miều hóa chữ ngục tù thành “Trại Cải Tạo”.
Không can đảm giết sạch tù binh như chúng từng nhắm bắn hằng loạt vào những người dân vô tội. Hay cột dính từng dây, đẩy xuống hố tự đào, rồi vùi lấp như hồi Tết Mậu Thân.
Khánh nghĩ, “thế còn có một chút nhân đạo dành cho người thua cuộc, còn hơn là tập trung, hàng ngàn người lính Việt Nam Cộng Hòa đày ải trong rừng sâu, dùng mọi thủ đoạn để trừng phạt trong các trại giam một cách dã man!
Trại tù là những nơi sâu thẳm của rừng hoang dẫy đầy sơn lam chướng khí. ÁÔc tâm của kẻ cai ngục biến người chiến sĩ thua cuộc thành những giống vật chỉ biết cúi đầu vâng lệnh. Những họng súng sẵn sàng nổ vào đầu kẻ bất tuân. Những cùm sắt luôn luôn chực chờ đóng vào chân tay kẻ không còn vũ khí. Oan nghiệt lắm! Nếu ai thấy được giai đoạn bị cầm tù của người lính Việt Nam Cộng Hòa, thì có lẽ danh từ “cải tạo” đã không dùng đến để gọi người lính bị đi tù.
Khánh làm sao quên được những hình ảnh đói khổ, tật nguyền sinh ra từ các trại tù được mêần danh: “trại cải tạo”. Cải tạo ai? Giải phóng ai? Có lẽ đến hôm nay, chính những người chiến binh Cộng Sản cũng phẫn nộ trước những danh từ mà Ðảng CSVN đã lưu manh chọn dùng, che lấp đi những ý đồ phản trắc, xấu xa bẩn thỉu và hèn hạ.
Ðọc những cuốn sách của Chu Lai, của Xuân Vũ, của Dương Thu Hương, của Nguyễn Mạnh Hảo, thì sẽ thấy nỗi đau bị lường gạt không phải chỉ ở các người đi tù như anh. Cộng Sản Việt Nam không chỉ độc ác mà trắng trợn. Dám giẫm lên nhân đạo, đạp lên luân lý và đạo đức để đạt mục đích đầy ác tính của chúng.
Ðã có ai thử hỏi, “sau khi “giải phóng” đất nước bộ mặt của Quốc gia Việt Nam thay đổi được gì”?
Trước năm 1975, mâãy ai nhìn thấy những bức hình của người phụ nữ Viêầt Nam hở hang, hớ hênh trên các trang báo? Cũng không bao giờ có những câu chuyện như khích lệ người đàn bà con gái - Có con không chồng - (trường hợp của ca sĩ Phương Thanh). Chưa bao giờ có con số đĩ điếm nhiều đến cả thế giới phải biết! Cũng chưa bao giờ có tệ trạng một anh cướp tung hoành bóc lột người dân trong một thời gian quá dài (trường hợp Năm Cam), và còn nhiều nữa... Lẽ gì mà mọi người quên? Phải chăng những nỗi đau hằn đớn của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã được xoa dịu bởi những danh từ mỹ miều ru ngủ của bọn Cộng Sản dành cho những người “sớm đầu, tối đội” để họ đã quay lưng phản bội, mà quên?
Khánh đưa hai tay chà xát vào khuôn mặt sạm nắng tạo một cảm giác dễ chịu. Ở một góc phố, quán cà phê không có người Việt Nam, anh thường đến đây ngồi lặng lẽ bên ngoài với những điếu thuốc lá đã cháy dần hai tấm phổi. Anh suy nghĩ, anh khóc, và anh muốn quên. Nhưng càng muốn quên, lại nhớ!
Ở một vùng miền Bắc xa xôi hẻo lánh gần như không người qua lại. Chung quanh là những núi rừng. Từng đoàn người co ro rét mướt vào mùa Ðông, môi khô cong bẩn thỉu vào mùa Hạ. Như những thằng nô lệ gia đen cong oằn thân xác dưới lượng nắng chói chan cháy da thịt. Tất bật cày sâu, cuốc bẫm, đốn củi, chặt cây, nuôi heo, xúc cứt... tất cả những việc hạ tiện nhất trên thế gian. Anh, người lính thua cuộc VNCH đã làm qua!
Anh bỗng nhớ đến tấm ảnh Tướng Loan bắn chết tên Việt Cộng vào dịp Tết Mậu Thân đã được đăng nhiêảu lần trên các tờ báo của Hoa Kỳ. Tấm ảnh đã đưa cuộc đời của vị tướng thanh liêm xuống vực thẳm!
Cùng trong một ngày bị VC tấn công đó. Tướng Loan được tin tên đặc công VC đã giết hàng loạt phụ nữ và trẻ em vô tội. Ông căm phẫn, và hứa trước với binh sĩ của ông, sẽ tự tay xử tên gian ác này.
Giữ đúng lời hứa, sau khi truy lùng và bắt được tên đặc công gian ác này. Không 1 chút ngần ngại ông đã rút súng kết liễu đời tên cộng phỉ. Chẳng may cho ông, khi ấy tên ký giả ngoại quốc ngay bên cạnh, và chụp được tấm ảnh này.
Tấm ảnh oan khiên đã làm cho tên tuổi của 1 ký giả lừng lẫy. Cùng với sự nổi tiếng của tên phóng viên là một sự thảm sầu ập vào cuộc đời Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Cho đến khi chết, tiếng khóc của tên phóng viên trước quan tài cùng lời xin lỗi, mới rửa được nỗi oan khiên mà ông đã cưu mang suốt thời gian còn sống.
Mỗi lần có dịp hồi tưởng lại điêảu này, Khánh không khỏi tức bực trước sự vô ý thức của báo chí Hoa Kỳ. Ðã nhẫn tâm buộc tội một bức hình mà không hề tìm hiểu nguyên nhân vì sao!
Từ đấy, anh lại nghĩ đến vụ Water Gate. Tổng thống Nixon đã bị trừng phạt, nhưng rồi sau đó lại được phục hồi. Trong cộng đồng Việt Nam của chúng ta, đã có mấy ai nghĩ đến việc vận động cả báo chí Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, mà phục hồi danh dự cho tướng Nguyễn Ngọc Loan?
Cái ý nghĩ ấy cứ đeo đẳng bên anh hoài, với đôi tay nhỏ bé, vô vọng trước sự trăn trở không ngõ thoát, kèm thêm nỗi đau chứng kiến vợ và hai con gái anh chết thảm dưới tay bọn cướp Thái đôi lúc anh gần như trở thành điên loạn một lâản nữa.
Anh đã bị cuồng trí gần hai mươi năm. Anh chỉ mới thực sự tìm lại anh hơn hai năm qua.
Hôm nay, buổi trưa Thứ Bảy, cũng tại quán cà phê thân quen, chiếc bàn bên ngoài quán, anh ngồi đây, nơi có hằng trăm ngàn người Việt Nam sinh sống. Có hằng chục tờ báo đang sử dụng ngôn ngữ của kẻ mình thua.
Niềm đau mất nước tạm quên, nỗi đau mất gia đình cũng đã lắng xuống. Nhưng sư nhói buốt trong trái tim khô không khốc đã như bùng lên khi bắt gặp những từ ngữ của Việt Cộng trên các mặt báo chí tại hải ngoại khiến anh buồn thê thiết
Tự hủy hoại mình bằng những ly rượu mạnh, những điếu thuốc lá làm vàng quánh ở giữa những đốt tay. Anh đôi lúc, bâng khuâng tự hỏi. Trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại từng đi tìm cái sống trong cái chết để trốn tránh Cộng Sản. Và ngay tại vùng đất tự do này, nhiều người đã dùng nhiều từ ngữ của Cộng Sản?
Có những từ ngữ vô thưởng vô phạt. Nhưng hai chữ “cải tạo” ám chỉ người đi tù thì anh như bị ai bóp nghẹt thở. Khi chiến tranh thì chiến sĩ cầm súng ngoài biên cương trấn thủ và bảo vệ sự tự do yên ấm cho đồng bào ở hậu phương. Khi đất nước mất người chiến sĩ Việt Nam Cộng phải nhận chịu sự trả thù bẩn thỉu một cách trực tiếp. Ðã không mang lại cho những tiếng cười niềm vui, thì cớ sao lại bội quên một cách vô ý thức làm đau đớn lòng như thế?
Sự vô ý thức của một số người không cầm viết còn có thể châm chế được, bởi tầm ảnh hưởng chỉ cô đọng một xó góc nhỏ mà thôi. Nhưng trên mặt mặt báo, có hàng trăm, hằng ngàn người đọc. Cái vô ý thức dùng từ ngữ của Cộng Sản có khác nào một lượng độc tố lớn đang thiêu hủy dần mòn ý chí chống Cộng của người Việt hải ngoại?
Có những lúc, Khánh không tìm ra ngã thoát của cơn bực tức, anh đi bộ trong nghĩa trang từ sáng sớm cho đến khi trời tối sầm. Trời ơi! Ai còn nhớ đến những cái chết kinh hoàng trong Tết Mậu Thân. Những phần số bất hạnh của những người đàn bà tự nguyện đi bán trôn vì nghèo!
Có ai? Có ai nghĩ đến sự trơ trẽn và mâu thuẫn này của bọn Bắc Bộ Phủ?
Khi mang tiêu đề “giải phóng” miền Nam Việt Nam. Từng bài bác sự đồi trụy và lố lăng của “ngụy quân”, “ngụy quyền”. Thử nhìn lại xem, trong nước bây giờ ra sao sau 30 năm.
Hàng loạt những cô gái ăn mặc lố lăng gần như lõa thể ngơi ngơi ngoài đường, và lồ lộ ngay trên các mặt báo của xã hội chủ nghĩa. Hàng loạt đĩ điếm công khai hoạt động ở Sàigòn, ở thủ đô Hà Nội. Chưa kể đến cái đạo hạnh của người phụ nữ Việt Nam cũng bị bẻ ngoặt sang bước đường mới - Báo chí trong nước gần như ca ngợi cái mất dạy của cô ca sĩ Phương Thanh, xuất thân từ xó chợ - Không chồng có chửa. Cô Như Quỳnh cũng chưa rửa được sự đào tạo rập khuôn từ trường lớp của cái lò xã hội chủ nghĩa. Rập khuôn đàn chị, Phương Thanh, cũng - Không chồng có chửa!
Tưởng cái đạo hạnh của người phụ nữ phải được ca ngợi và nâng cao như một tấm gương cho thế hệ sau theo với. Những thứ hư thối, làm mất vẻ trong sạch của người phụ nữ Việt Nam nên tránh né nếu không đủ can đảm để phê bình xây dựng thẳng thắn trên diễn đàn văn hóa của báo giới.
Sau 30 năm “giải phóng”. đúng nghĩa “giải phóng”. Gái Hà thành sẵn sàng khoe của quí để tạo tên tuổi. Dù là một thứ tên tuổi rác rưới. Và khôi hài thay, những thứ rác rưới ấy lại được thanh niên Việt Cộng yêu chuộng!
Tốt khoe xấu che! Không phải những sự kiện không chồng mà chữa không từng xảy ra trong thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng không có trường hợp mặc nhiên đưa lên mặt báo như một tấm gương cho các thanh thiếu niên noi theo! Có phải đứa con của Phương Thanh là của một trong cán bộ cao cấp Cộng Sản. Thế nên cần phải khoe khoang và phô bày?
Không được như thời xưa, gái có chữa không chồng bị làng xã gọt đầu bôi vôi. Nhưng cũng không nên khích lệ đề cao lên mặt báo như một tấm gương dễ bị thanh thiếu nữ ngộ nhận mà noi theo!
Khánh mải ngồi suy tư anh quên ly cà phê trước mặt đã cạn, điếu thuốc cháy vào tận da thịt mà anh không hay. Một thời gian dài trong bịnh viện tâm thần, anh đã quên đi tất cả. Có lẽ những ngày sống trong bịnh viện là những ngày tâm hồn anh bình yên nhất. Anh ước gì mình ở trạng thái điên khùng như trước để không có lúc như thế này, ngồi lại nơi chốn mang cho anh nhiều muộn phiền hơn hạnh phúc.
Nhiều lần hành quân quyết tử với Cộng quân, hơn mười vết đạn còn in dấu trên thân xác, mười năm tù đày trong ngục tù từ Nam ra Bắc từng đau khổ nhọc nhằn, nhưng có lẽ, không buồn như bây giờ.
“Anh Khánh, anh Khánh”!
Khánh quay lại nhận ra Nga đang bước vội về phía chàng. Nga là đứa em út của Ðồng, bạn đồng đội của Khánh, Ðồng đã chết trên tay chàng trong ngục tù Cộng Sản vì không chịu nổi sự nhục mạ và hình phạt cực kỳ dã man của bọn cai tù.
Ngày ấy Ðồng tìm cách trốn trại nhưng không thành. Ðồạng bị giam trong cũi sắt bị kín bốn đầu. Ngày nóng đêm lạnh. Không cần phải tra tấn dã man thì có lẽ Ðồng cũng chẳng sống được nều bị giam trong một thời gian dài. Nhưng Ðồng chết sau một lần bị tra tấn cực kỳ dã man.
Khi biết Ðồng sắp chết, bọn cai tù mới thả ra cho về láng, để được uống một ngụm nước cháo cuối cùng, rồi tắt thở trên tay Khánh trong một đêm rét căm.
Nga nhoẻn miệng cười từ xa, dưới ánh nắng buổi sáng muộn khiến làn da của Nga trắng hồng. Khánh đứng lên kéo ghế theo thói quen. Nga ngồi xuống ghế, quay đầu vào vẫy gọi người tiếp viên.
Khánh dụi tắt mẫu thuốc vào cái gạt tàn. Theo thói quen, chàng rút trong túi ra một điếu khác cắm lên môi. Nga đã yên vị, nhìn vào đôi mắt đục ngầu của anh hỏi,
“Anh hay gì chưa”? Khánh trố mắt nhìn Nga lắc đầu chờ đợi.
“Anh Tường bắn vợ rồi tự tử trưa qua”!
Khánh chỉ thoáng cau mày, dường như chàng không còn giao động trước những hung tin đã quá quen thuộc của bạn bè từ nhiều năm qua. Khách mồi thuốc, chàng rít vào lộng ngực một hơi đầy khói, rồi phà vào khoảng không trước mặt. Nga tiếp với giọng sũng buồn.
“Em chẳng hiểu sao chị Tường lại tiếp thằng Sơn ở nhà, mà không hẹn gặp một chỗ khác?”. Khánh ngạc nhiên,
“Thằng Việt Cộng đó sang đây hồi nào?”.
“Nó đâu phải là Việt Cộng anh, nó là em trai của bạn chị Tường, Sơn nó mới đi Bộ Ðội sau này thôi”.
“Sao Bả lại dể ngươi quá vậy nhỉ ?”, Nga chật miệng,
“Thực ra chị ấy không ngờ anh Tường biết chuyện dan díu của hai người.”
“Sao Nga biết chuyện này?”.
“Cách đây một tuần, chị ấy gọi cho em. Chỉ ấy than phiền anh Tường dạo này thay đổi tánh tình, chị không hiểu tại sao anh ấy lại đối xử một cách bất lịch sự với người cầm quà từ Việt Nam mang về giúp chỉ”.
“Bà Tường chủ quan quá!”.
“Em đoán chị ấy không nghĩ anh Tường biết được, vì chuyện xảy ra khi anh Tường còn trong tù. Khi ra tù lại đi vượt biên ngay.”, Khánh im lặng hút thuốc, thở khói trắng ra trước mặt rồi ngắm nhìn những làn khói tan loãng ngay vào không khí,
“Anh không hiểu sao Tường lại biết chuyện này”.
“Mẹ của anh Tường biết chuyện này. Có lẽ bà cho anh Tường biết chăng?”.
“Nhưng cụ còn ở VN cơ mà. Không lẽ nào cụ lại cho con trai cụ biết một chuyện xảy ra đã quá lâu!”.
“Em nghĩ, tại Sơn được đi Mỹ, nên cụ nói cho anh Tường biết mà đề phòng. Em đoán mò thôi, chưa chắc lắm đâu”.
“Nhưng nếu thật thế thì tai hại lắm. Làm sao cụ sống nổi khi hay tin này?”.
“Hy vọng là không phải để cụ không ray rứt về điều không nên làm. Nhưng; Chuyện gì đi nữa anh Tường không nên làm như thế”,
“Thằng ngu, không chết trận, không chết vì đòn thù của CS, chết lãng nhách vô duyên!”.
“Tội cho mấy đứa con của anh chị”.
“Cũng may chúng nó đã lớn cả. Thôi cũng xong một kiếp người”. Nga xua xua tay trước mặt, nhăn mũi,
“Anh uống rượu sớm vậy? Anh tiếp tục uống thế này, anh có biết, anh cũng đang tự tử không?”
Khánh lặng thinh, quay sang một nơi khác tránh cái nhìn gay gắt hỏi tội của Nga, hít vào phổi một hơi thuốc nữa nhưng không phà khói, anh ém ngụm khói vào lồng ngực để nghe sức nóng lăn tăn chạy luồn lách trong từng tế bào của hai lá phổi mà anh đoán chúng đã đen thui như tương lai của anh.
“Nga thấy anh còn gì để đáng sống? Vợ con chết trên biển. Bố mẹ thì cũng qua đời. Còn ai nữa để nắm níu cuộc sống thừa. Anh ước gì ở trong trạng thái điên như trước đểẩ không còn suy nghĩ?”.
“Nhìn anh kìa, mới qua 50 mà như ông cụ già sắp xuống lỗ. Sao lại “give up” đời mình quá dễ dàng thế? Anh vừa trách anh Tường mà quên trách anh đấy.” Nga ngừng một vài giây rồi nói tiếp, “Em tin chắc anh Ðồng thèm sống hơn các anh. Anh ấy thèm sống nên mới vượt ngục để rồi chết thảm thương trong tù. Các anh sang được bến bờ tự do rồi lại tự hủy hoại mình là sao? Em không hiểu nổi? Anh phải phấn đấu chứ. Như em đây. Nếu em cũng bỏ cuộc như các anh thì có lẽ cũng đã vùi thân dưới huyệt mộ từ lâu. Anh nghĩ em vui lắm sao khi chồng mình về VN cưới vợ?”
Như một gáo nước tạt mạnh vào não cân Khánh, chàng như được thức tỉnh sau một giấc ngủ dài. Nga nói đúng, nếu cứ ù lỳ ngồi than trách số mệnh, ôm giữ quá khứ rồi đớn đau, rồi tự hủy hoại bản thân. Có khác với cái chết của Tường là thời gian mà thôi.
Trong quán đã đông người, liếc nhìn đồng hồ tay, đã mười hai giờ trưa. Khánh mời Nga dùng bữa trưa với anh. Nga từ chối. Anh thuyết phục,
“Nếu em ăn trưa với anh hôm nay, anh hứa sẽ sống tử tế đàng hoàng. Không uống rượu, và sẽ bỏ thuốc lá”.
Nga nhìn Khánh có hơi thẫn thờ, nàng không tin ở tai mình. Nga bắt Khánh lập lại. Khánh lập lại với lời nói đầy tự tin. Nga gật đầu, đề nghị chàng gọi bữa ăn trưa cho hai người.
Ðã lâu, lâu lắm rồi, sự quan hệ giữa Nga và Khánh nằm trong tinh thần của một người anh trai và người em gái. Những lúc buồn, Nga tìm gặp Khánh để nhắc lại chuyện của Ðồng. Chàng không bao giờ thắc mắc về chuyện cá nhân của Nga. Biết được hoàn cảnh mới của Nga, dưng không Khánh buồn và ý thức muốn thay đổi lối sống theo lời đề nghị của Nga.
Trong bữa ăn ngắn ngủi ấy, Khánh mới có dịp ngắm nhìn Nga thật kỹ mà từ lâu chàng chẳng màng đến.
Tuy ở tuổi ngoài bốn mươi, nhưng Nga rất trẻ. Chàng nhớ lại, cũng chiếc răng này, trong môi miệng của một con bé đen mốc, mũi tẹt, mặt lúc nào cũng lem luốc. Mỗi lần có dịp sang chơi với Ðồng. Chàng thường hay trêu bạn, “Mày đừng bao giờ ép duyên tao với em mày nha”.
Nga bây giờ khác hẳn xưa kia, nước da trắng nõn, đôi mắt đen tròn, nổi bật sống mũi vừa đủ hợp với khuôn mặt nho nhỏ của Nga, chiếc răng khểẩnh hôm nay đóng vai trò là duyên thêm vào nụ cười của Nga.
Hai năm tỉnh trí sau một thời gian dài trong bịnh viện tâm thần. Gặp lại Nga ở một tiệm sách trên đường Bolsa, và từ đó Nga thường gọi cho chàng để hỏi thăm và nghe chuyện của Ðông lúc còn sống. Nga theo gia đình chồng vượt biên sau khi Ðông đã chết. Ông bà cụ của Ðông vì không chịu nổi cơ cực của chế độ mới nên cũng lần lượt ra đi.
Khánh không hề tiết lộ việc chàng vào nhà thương điên và ở đó gần 10 năm sau khi được Cao Ủy Tị Nạn vớt từ con thuyền mỏng manh đầy xác chết lênh đênh trên biển nhiều ngày.
Sau khi thoát khỏi cơn điên. Anh sống hoàn toàn vào sự trợ cấp của chính phủ, từ nhà cửa cho đến việc ăn uống, thuốc men. Anh có thừa thời gian để hủy hoại thân xác mình qua những bình rượu thâu đêm ở những quán bar, ở căn phòng trống trải và cô đơn gần Little Sàigòn.
Sau khi rời quán. Nga dặn dò thêm một lần cuối,
“Nếu bỏ rượu mà anh buồn, anh gọi cho em bất cứ lúc nào cũng được”.
Anh gật đầu và hứa thêm một lần nữa.

***********
Nửa năm sau, khi Nga đang cùng vài cô bạn sửa soạn ra nhà thờ làm lễ hôn phối với Khánh. Khoảng 2 giờ trưa. chuông điện thoại reo khi Nga còn đang đội vương niềm lên đầu. Nga nhờ cô bạn gái đứng gần đó trả lời. Nhấc ống nghe, một vài giây ngập ngừng, Hằng chuyển ngay điện thoại cho Nga,
“Ai vậy ? Sao không nói tao đang bận sửa soạn, trễ rồi cưng ơi!” Cô bạn mặt buồn xo, lắc đầu. Nga rối lên,
“Sao vậy, nhờ tí mà khó chịu sao? Nghe nghe đi, xem họ cần gì?”
“Người ta muốn nói chuyện với mày”. Nói xong cô bạn gái chạy một mạch vào phòng kịp bịt miệng để không bật lên tiếng khóc. Nga đón ống nghe hơi cau mày ngạc nhiên với thái độ của bạn.
“Alô! Tôi đây, Nga đây...”. Sau đó là một sự im lặng ghê rợn, trên khuôn mặt Nga trắng xanh. Nga run rẩy buông ống nghe rồi ngất lịm. Nga đổ xuống như một thân cây vừa bị chặt. Ðầu đập mạnh xuống nền gạch vang lên tiếng kêu khô khốc. Máu từ đầu chảy ra lênh láng.
Buổi chiều trong nghĩa trang. Khánh ngồi bệt trên mặt cỏ, cạnh ngôi mộ không bia, song song với chàng là chiếc nặng gỗ nằm ơ hờ ngay đó.
Chàng thầm oán trách tạo hóa trớ trêu. Khi đau khổ tận cùng muốn chết thì lại được sống. Và khi muốn sống thì lại bị dìm xuống nỗi đau khổ tận cùng, để chỉ muốn chết !
Nga chết hai ngày sau khi giải phẫu sọ để lấy máu dư ra ngoài. Tưởng cuộc giải phẫu đã thành công. Nào ngờ, khi Nga hồi sinh lại là giờ khắc cuối cùng nàng sống. Ðịnh mệnh thật oái oăm, Nga cũng lại trút hơi thở cuối cùng trên tay Khánh, như cái chết của Ðồng ngày nào.
Trên đường trở về nhà từ một tiệm hoa. Khánh bị một chiếc xe vận tải lớn đụng phải. Chiếc xe chàng bị lăn nhiều vòng rồi lọt xuống lề đường khiến chàng bất tỉnh.
Khánh tỉnh dậy ở nhà thương sau đó một ngày, và biết mình bị gẫy một chân. Khánh sực nhớ đến Nga, nhớ đến lễ cưới còn dở dang chờ chàng.
Khánh nhỏm dậy, nhưng không xê dịch nổi thân mình. Cảm giác đau đớn cùng khắp khiến chàng thúc thủ. Chàng bấm chuông gọi y tá. Người ta y tá nam cao lớn bước vào, chàng vội hỏi,
“Tôi ở đây bao lâu rồi thưa ông?”.
“ Hai ngày rồi”.
“Có ai ở đây với tôi không?”.
“Không, theo như tôi được biết, có một nhân viên cảnh sát đến tìm ông chiều qua mà thôi.”
Khánh lắc đầu không hiểu. Chàng chỉ vào cái điện thoại bàn đang nằm ở xa tầm tay với,
“Ông mang cái điện thoại đến giùm tôi được không?”. Người y tá gật đầu và mang lại cho chàng cái điện thoại. Khánh dial số nhà Nga. Tiếng chuông kêu lanh lảnh bên tai không người nhấc. Khánh chờ một vài phút sau, định dial thêm một lần nữa thì Vân, cô bạn cùng sở của Nga bước vào. Khánh mừng như trẻ con được kẹo,
“Nga đâu hả Vân?”. Vân không trả lời câu hỏi của chàng mà tiến đến bên cạnh Khánh mặt buồn xo, nàng hỏi,
“Anh sao rồi? Thấy trong người sao? Nặng lắm không?”.
“Không, chắc chỉ bị gẫy chân thôi. Ngoài ra không sao cả. Nga đâu mà không vào thăm anh?”
Vân không thể tiếp tục né tránh câu hỏi của Khánh, nàng vừa cảm thấy yên tâm khi Khánh chỉ bị thương ở chân. bằng giọng buồn hiu Vân nói,
“Nga ở đây, nhưng còn nằm trong phòng hồi sinh.” Máu trong người Khánh nhốn nháo, đầu óc chàng quay cuồng, run rẩy hỏi Vân như muốn khóc.
“Nga làm sao mà ở trong phòng hồi sinh?”.
Vân thong thả kể sự kiện từ khi được tin Khánh bị đụng xe hôn mê được chở vào bịnh viện. Trời đất như quay cuồng. Khánh hét lên như kẻ điên loạn, rồi chìm đắm vào cơn mê sau đó.
Bây giờ, trong nghĩa trang cạnh ngôi mộ của Nga, chung quanh vắng lặng, chỉ có tiếng khóc ray rức của Khánh.
Khánh sẽ chẳng bao giờ quên được giây phút cuối cùng của Nga. Chàng được phép sang thăm Nga, khi Nga tỉnh lại sau hai ngày giải phẫu. Giọng nói ráo hoảnh tỉnh rụi của Nga khiến Khánh mừng thầm cám ơn Trời Phật cho nàng qua khỏi.
“Anh có sao không? Anh làm em sợ hết hồn”.
“Anh chỉ bị thương ở chân thôi. Hôm nay đã đi lại được rồi. Khoảng một tháng sau cắt băng là có thể chạy được.” Khánh cố nói đùa cho Nga vui để phấn chấn tinh thần.
“Vậy thì em yên tâm rồi”.
“Anh đi rót nước em uống nha? Môi khô quá nè.”
“Không, anh ngồi đây với em, đừng đi đâu cả. Em muốn anh ngồi đây....” Chàng có cảm tưởng giọng nói của Nga yếu dần. Khánh hôn lên đôi môi khô cóng của Nga. Bỗng chàng nghe tiếng nấc. Khánh ngẩng lên nhìn vào đôi mắt Nga. Ðôi mắt đang nhìn về phía trước, xa xăm tự phương nào. Khánh bất giác rùng mình. Cái rùng mình khó hiểu.
“Anh rót sữa, em uống nha?
Nga cười gượng gạo, giọng nàng thì thào.
“Anh đã hứa với em sống tử tế đàng hoàng. Anh còn nhớ không?”
“Anh hứa rồi, và anh đã làm được rồi.”
“Nhưng anh phải giữ lời không được bội hứa.” Khánh gật gật đầu, chàng đưa tay nắm tay Nga siết nhẹ,
“Anh hứa. Nhưng sao lại phải nói chuyện đó trong lúc này. Em vừa giải phẫu xong cần nghỉ. Ðừng suy nghĩ gì cả. Ngủ đi, nhắm mắt ngủ đi. Anh ờ không đi đâu, anh ở bên cạnh em đây.”
“Anh ôm em đi, em lạnh lắm”.
“Anh mở thêm sưởi cho em nhé!”
Nga lắc đầu, hai hàng nước mắt ứa ra ở khóe mắt. Nga thở dốc ra rồi im lìm. Khánh hoảng hốt kêu y tá.
Tất cả những phương pháp hồi sinh mà người ta có thể làm được, người ta đã làm. Nhưng Nga không sống lại. Khánh dửng dưng đến lạnh lùng , anh không khóc được lúc ấy. Khánh đứng bên ngoài nhìn vào phòng hồi sinh, qua lớp kiếng trong suốt, thân xác Nga trên chiếc giường bất động, vừa được vị y tá phủ lên người một lớp vải mỏng.

Nguyễn Thụy Minh Ngữ

tháng 11 năm 2006



No comments:

Post a Comment