VĂN HÓA - NGƯỜI BẮC CỦA 2 MIỀN

Sự dẫy chết của văn hóa Việt

Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng được thể hiện qua nhiều phương diện: văn học và văn chương, lễ nghĩa và cung cách cư xử trong xã hội, nhận thức và thể hiện quan niệm về nghệ thuật tạo hình, về sân khấu, về phim ảnh, sự liên kết xã hội, tương quan giữa giá trị của gia đình với cá nhân… Tại Việt Nam, trong chế độ Cộng Sản, văn hóa được thể hiện dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản:

“Đường lối chỉ đạo của Đảng ta về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới: Sinh thời, Chủ tịch HCM đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Người đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.

Từ cái định nghĩa độc tài này, Việt Nam có thêm một nền văn hóa khá ngớ ngẩn đó là “văn hóa đọc”. Thư Viện Việt Nam đã định nghĩa một cách mù mờ, nếu không muốn nói là một định nghĩa lộn ngược, kỳ bí, hoa mỹ có mục đích làm cho người đọc phải “tẩu hỏa nhập ma”:
“Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc …

Đó là chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của mọi người dân và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại”

Cũng một danh từ “Văn Hóa”, các định nghĩa khác mọc ra tùy tiện. Trên trang mạng của Biên Phòng Việt Nam, “Văn hóa” phải tuân theo quy luật “lợi nhuận”:
“Thứ nhất, ngày nay văn hóa cũng như các ngành kinh tế khác, trước tiên phải chịu sự quy định của các quy luật kinh tế thị trường, cơ bản là quy luật lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển văn hóa do đó, phải trên cơ sở kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế. Kinh tế quy định và quyết định văn hóa, vì xét đến cùng, kinh tế là nền tảng vật chất của văn hóa.” 

Thực tế, thì Văn Hóa mang bản sắc dân tộc mà HCM đã đặt ra mang tính chất như thế nào? Đó là NÓI LÁO CÓ KẾ HOẠCH, NÓI LÁO TRẮNG TRỢN, NÓI LÁO LIÊN TỤC, KHÔNG CẦN CHỮ TÍN, CHẲNG MÀNG LỄ NGHĨA, nói chung là VÔ VĂN HÓA.

HCM luôn nói “Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do” nhưng đã lẳng lặng bán nước cho Trung Cộng từ lâu. HCM tạo ra chính sách Cải Cách Ruộng Đất để giết nửa triệu người có tài sản, hầu thâu tóm tài sản vào tay Đảng. Cũng họ Hồ, điều khiển cuộc chiến tranh Việt Nam theo lệnh đàn anh vĩ đại Trung Cộng và để cho Đảng nắm lấy quyền lợi trên cả nước.

Vì thế, Thời báo Ba Lan xếp hạng HCM đứng thứ 3 trong số những nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20: “HCM, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Việt Nam”. Theo gương họ Hồ, các Tổng Bí Thư kế nhiệm đã thay nhau sang triều kiến Thiên Triều để được tấn phong. Do đó, khi Trung Cộng chiếm biển, bắn giết ngư dân, đâm chìm tầu ngư dân, bắt dân nộp tiền chuộc mạng, thì cả 600 cơ quan truyền thông đều nói láo theo lệnh Đảng là “người lạ, tầu lạ” đã gây ra tai nạn! Gần đây nhất, Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn, đại diện cho Nhà Nước, đã nói láo không biết ngượng khi cho là những người biểu tình đều nhận tiền từ các tổ chức phản động nào đó!

Trong suốt mấy chục năm dưới chế độ Cộng Sản miền Bắc, mọi người đều phải nói láo để được thở. Nhà Văn Nguyễn Tuân cho biết ông phải nói láo để sống còn. Các nhà văn, nhà thơ khác cũng thay nhau nói láo để tồn tại, và khỏi bị đầy ải như những vị trọng danh dự khác, không thích nói láo, thì bị tù, bị bỏ rơi cho đến chết. Năm 1975, cả toàn Đảng đều phóng ra một cuộc nói láo không tiền khoáng hậu khi muốn gom toàn bộ các sĩ quan, viên chức chính quyền vào trại trừng giới để giết dần, thì đồng loạt tung tin là chỉ đi học tập từ 10 ngày đến 1 tháng mà thôi.
Từ chính sách Nói Láo đó mà văn hóa Việt Nam đã đi vào một giai đoạn suy thoái, và đang trên đường tiêu vong:

1-Xã hội là một khối vô cảm, một tập hợp chia rẽ, và vô đạo đức.

Trong một bài báo viết vào thập niên 1970-1980, một người thuộc nhóm phản chiến tại Saigon trước 1975 về thăm Hà Nội và ngạc nhiên khi thấy cách cư xử thật vô học của các thiếu niên đối với cha mẹ và bạn bè. Các học sinh, dù nam hay nữ, dù đã học lớp cuối cùng của bậc Trung Học gọi nhau bằng “mày” và “tao”, và chúng luôn dùng tiếng chửi thề trong mọi trường hợp. Ngoài tiếng “địt mẹ bu”, chúng thường thêm chữ “đéo” vào mọi câu nói. Bố mẹ chúng có la mắng, thì chúng xưng “ông” và “đéo” lại luôn. “Ông đéo cần! Đéo nghe! Đéo làm!” Ngạc nhiên nhất là khi ngồi ăn cơm trên chiếu, một thằng nhóc khoảng 12,13 tuổi cứ múa đũa vào các đĩa đồ ăn và gắp loạn xạ, không nhường ai. Bố thằng bé mất mặt quá, quát thằng con, thì thằng bé đứng phắt dậy, tụt quần xuống, đái luôn vào nồi cơm và nói tỉnh bơ: “Tôi khinh bố!” rồi ngoay ngoảy bỏ đi. Bố mẹ thằng bé chỉ biết nói với theo: “Ơ hay! Cái thằng này!” Khách ớn quá, phải kiếu từ về, và lại phải đi qua con hẻm cũ, chui qua hàng chục cái đáy quần đen đàn bà, phơi trên dây kẽm, dăng ngang từ ban công bên này sang ban công bên kia; trên ban công, là một dẫy quần lót và áo lót đàn bà phủ kín.

Từ thời mở cửa đến nay, thì nạn phơi quần ngang qua ngõ đã bớt, chỉ còn treo trên ban công thôi. Nhưng con người Việt Nam thì càng ngày càng vô cảm. Thấy người bị cướp ngay trước mắt, cũng dửng dưng. Thấy cường quyền áp đảo dân vô tội, để cướp nhà, cướp đất, người hàng xóm đứng nhìn. Xe cộ cán chết người, kẻ đi qua không thèm ra  tay giúp đỡ.

Nước Việt bị bán, nhiều tỉnh thành bị biến thành tỉnh của Tầu, người Việt không ai phản đối, mặc dù người Việt bị cấm héo lánh đến gần! Trộm cướp như rươi, cướp bằng mã tấu, không nói không rằng, lẳng lặng vung đao, chặt đứt tay chân, đùi, cẳng của nạn nhân, rồi lên xe dông mất. Biết cửa hàng chuyên bán chất độc của Tầu cho rau cải, trái cây, phở, hủ tiếu, bún.. người ta tỉnh bơ, không thèm báo cáo. Các cơ xưởng chuyên sản xuất thực phẩm độc hại mọc ra như nấm, ăn vào chết ráng chịu.

Hồi thập niên 70-80, hễ cái gì sai trái thì Đảng liền đổ cho “tác hại của tàn dư Mỹ, Ngụy”, nhưng nay, nạn băng đảng hoành hành như cỏ dại, các động chứa mọc tràn lan ngay cả giữa thành phố, gái bán hoa, trai đĩ đực đứng đầy đường lớn. Phải nói nạn đĩ điếm ở Việt Nam bây giờ nhiều nhất Đông Nam Á, chưa kể nạn các phu nhân, tối tối đi tìm Mỹ đen để ngủ qua đêm, thưởng thức tài nghệ “ngoại”, trả thù ông chồng, năm thê bẩy thiếp, gái gọi, chân dài, tổ chức nhẩy truồng với nhau trong nhà hàng hạng sang. Đủ thứ “ôm”: bia ôm, cà phê ôm, hớt tóc ôm, ngủ trưa ôm, tắm ôm, chuối chiên ôm, võng ôm, chè đậu xanh ôm, mía ôm…Gái quê không chịu lép, nếu không làm điếm ở vườn thì đua nhau bán thân cho Hàn, cho Hoa, cho Trung Cộng, rồi làm nô lệ tình dục tại xứ người. Tệ nhất là nạn cưỡng ép con nít dưới 12 tuổi bán dâm tại các động chứa ở Cam bốt. Theo báo cáo của các tổ chức cứu trẻ em, cứ 10 đứa con nít bán dâm Á Châu, thì có 7 đứa là trẻ em Việt Nam.

Cũng trong khi đó, các cậu ấm cô chiêu, sống bằng tiền cướp của nhân dân, tiền Xóa đói, giảm nghèo của quốc tế, thì sống huy hoàng hơn Mỹ, lắc một đêm cả ngàn đô la như chơi.

Âm nhạc trên sân khấu bây giờ là màn thi hở hang tối đa để chiếm tim của các Quan. Ca nghệ sĩ thi nhau làm người tình của các đại gia, có cô chân dài, vừa hoa hậu vừa danh ca thì lãnh 10,000 đô một đêm, trung bình thì 2000, cô hạng bét cũng 500 đô!
Ngược lại, “Túng đói biến thành ác nhân: Những Youtube dưới đây cho thấy mẹ bảo mẫu, mẹ ruột, người giữ trẻ ở cô nhi viện hành hạ con nít như thời trung cổ:

https://www.youtube.com/watch?v=-pazix3xGzU  :hành hạ trẻ như thời trung cổ
https://www.youtube.com/watch?v=WyjyuKpa9ak  :mẹ hành hạ con 9 tháng tuổi
https://www.youtube.com/watch?v=KKKoZniD58s  :đánh trẻ em ở cô nhi viện

2-Giáo dục sa đọa:

Trong cuốn phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, khi được hỏi về ông Tô Hiến Thành, một thanh niên có phong thái, đứng cạnh tấm bảng đường đề chữ “đường Tô Hiến Thành” trả lời tỉnh bơ: “À, Tô Hiến Thành là một đồng chí có tinh thần cách mạng cao độ…” Nhiều học sinh thi tốt nghiệp Trung Học tả về Kiều là “nữ công nhân gan dạ, nữ chiến sĩ anh dũng, cán bộ cách mạng, người nông dân vùng lên..” Trên Youtube ngày nay, tràn ngập những cảnh nữ sinh đánh hội đồng, lột cả áo lót nạn nhân, đấm đá như du đãng, mà không ai can ngăn, trong khi nam sinh đứng nhìn.


https://www.youtube.com/watch?v=IPaXy4Kt-gA  :  hoc sinh mò nhau trong giờ Hóa,
https://www.youtube.com/watch?v=8m8-mkZJ46M   : sinh viên cờ bạc, “sex” ở phòng trọ
https://www.youtube.com/watch?v=kZNsVbrRj5E  : nữ sinh đánh nhau khủng khiếp
https://www.youtube.com/watch?v=jhVKLF9yprU   : nữ sinh đánh hội đồng như du đãng.
https://www.youtube.com/watch?v=GjoMOBESuKA:  đánh hội đồng.
Khủng khiếp nhất là nữ sinh lớp 10 đâm chết bạn ngay trong lớp.
https://www.youtube.com/watch?v=DD5XccIj9Ls

Sự sa đọa về giáo dục đến từ nhiều nguyên nhân: Không dậy Đạo Đức, Công Dân Giáo Dục như ở miền Nam trước kia, mà chỉ dậy Đạo Đức Bác Hồ, mà ai cũng biết là tên xạo, nhiều vợ, lắm con, hiếp dâm con nít, hiếp dâm rồi cho đàn em giết chết cả họ.

Vì đời sống khó khăn, lương thầy cô giáo không đủ sống, nên dễ nổi điên. Cô giáo lấy chỉ khâu miệng học trò, cô giáo tát học trò như đánh kẻ trộm, cô giáo bắt học trò phải liếm ghế dài, bắt đứng cho cả lớp tát đến méo cả mặt, thầy giáo gạ nữ sinh vào khách sạn để cho điểm, hiệu trưởng hiếp dâm học trò thiếu niên… Do lương lậu kém cỏi, các thầy cô giáo thi nhau mở lớp dậy kèm, kiếm thêm tiền, bán đề thi…còn lớp học thì chỉ dậy lanh quanh cho qua giờ, khiến cho học sinh lớp 9 đã tổ chức chia nhóm hôn hít, mò ngực nhau, rồi cho lên Youtube, nữ sinh lớp 11 vạch vú ra đố nam sinh bú tí trong lớp… Vì thế mà ở Việt Nam, số nữ sinh đi phá thai nhiều hơn ở Mỹ.

3-Không có đủ phương tiện trường lớp cho học trò.

Trong khi cán bộ xây biệt thự đẹp hơn ở Âu Châu, thì tại nhiều nơi, không có trường học, hoặc có trường mà không có phương tiện đến trường. Theo báo Dân trí:
‘Để đến trường học chữ, hàng ngày những học sinh ở xóm 4 thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước (Bình Định) phải liều lội qua sông Hà Thanh với bao hiểm nguy rình rập. Xóm 4 thôn Cảnh An 1 có hơn 70 hộ dân với hơn 360 nhân khẩu, trong đó có hơn 60 học sinh bậc tiểu học đến THPT. Trường học bên kia sông nên hàng ngày học sinh ở đây phải liều mình lội qua sông để đi học. Các em học sinh THCS, THPT thì tự mình lội, còn học sinh mẫu giáo, tiểu học thì có cha mẹ đưa đón đi. Khi mùa mưa đến nước sông dâng cao, nước chảy rất mạnh người dân tự sắm sõng chèo qua sông, nếu nước lũ lớn về thì học sinh phải nghỉ học dài dài.”

Việc không có đường tới trường không phải là hiếm:
“Học sinh “ốc đảo” Ân Phú, thuộc Sơn Tịnh, Quảng Ngãi lội sông đi học…”
“Hơn 8 năm học sinh trường THPT Trần Quang Diệu lội sông đi học.Trường THPT Trần Quang Diệu được thành lập cách đây hơn 8 năm và đó cũng là quãng thời gian mà hơn 500 em học sinh của trường (ngụ tại xã Ân Hữu - huyện Hoài Ân - Bình Định) phải lội sông hằng ngày, kể cả mưa giông và nắng, gió. Mùa mưa thì đu dây kéo bè tới trường, còn vào mùa này, hàng trăm em học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường, mặc dù có cầu tre bắc qua.”
“Mặc dù cây cầu tre bắc qua nhánh sông Trà Khúc đã bị nước cuốn, thay vì đi đò, nhiều học sinh và cả người dân vẫn lội qua tuyến này.”

Theo báo Tiếp Thị:
“Từ việc các em học sinh ở khe Rào, Quảng Bình phải bơi qua sông đến trường đến việc các em học sinh ở Pôkô, Kon Tum phải đu dây qua sông trước đây (mà ông cựu bộ trưởng Giao thông vận tải khen là “một sáng tạo không ngờ”), hay xa hơn nữa là việc các em học sinh chồng chất qua đò ở Nông Sơn, Quảng Nam khiến đò lật, 18 em thiệt mạng, sau đó là sự chung tay của cộng đồng để học sinh và người dân các địa phương ấy có một chiếc cầu, người ta lại thấy nổi lên một câu hỏi: vậy Nhà nước đâu? Bởi dù có sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng thì Nhà nước vẫn không thể thoái thác trách nhiệm của mình trước cuộc sống và những hiểm nguy mà người dân phải đối mặt. Huống hồ, người dân đang chứng kiến Nhà nước dễ dàng dùng tiền ngân sách, tức tiền đóng thuế của dân và doanh nghiệp, để bảo lãnh cho không ít dự án có tính kinh doanh mà lẽ ra chủ đầu tư phải tự vay tự trả (như một số dự án ximăng) hoặc chi cho những dự án, công trình hoành tráng, tuy không phải kinh doanh nhưng hiệu quả xã hội chưa thuyết phục được đông đảo người dân (như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng mới đây). Trong quản trị quốc gia nói chung, trong chi xài tiền đóng góp của dân và doanh nghiệp nói riêng, dường như lợi ích trực tiếp của người dân đang bị lép vế so với những lợi ích khác.” (http://sgtt.vn/Goc-nhin/153267/Tu-chuyen-hoc-sinh-phai-loi-song-den-truong.html)

Một bản tin khác:

“Từ một năm nay, hàng ngày khoảng 14 học sinh bản Ông Tú phải cho quần áo, cặp sách vào túi nilông, bơi qua sông để tới trường học, rất nguy hiểm vì nước sâu và thường chảy xiết (ảnh). Nhiều em không mang theo túi nilông thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu để khỏi ướt. Mùa đông các em run cầm cập vì nước lạnh...”

4-Học Phí tăng bất kể hoàn cảnh đất nước.

Một bản tin cho biết về việc tăng học phí:
“Về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn thủ đô, HĐND thông qua mức trần như sau: trường mầm non và tiểu học, năm học 2013-2014 tối đa 2,9 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,2 triệu đồng/học sinh/tháng; trường THCS và THPT năm học 2013-2014 tối đa 3 triệu đồng/học sinh/tháng; năm học 2014-2015 tối đa 3,4 triệu đồng/học sinh/tháng.”

“Theo UBND TP.HCM, mức thu nhập của các hộ gia đình thành phố khác nhau nên đã đề xuất với HĐND Thành phố phân chia học sinh thành 2 nhóm đối tượng nội thành và ngoại thành với 2 mức học phí khác nhau. Mức học phí này cũng sẽ tăng dần theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm. Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, tới đây sẽ áp dụng điều chỉnh phí dạy thêm, học thêm tăng theo mức lương cơ bản Nhà nước công bố để mức học phí không bị “lạc hậu”. Có lẽ những điều trên cũng là một cách để giáo dục mang hơi thở cuộc sống, còn thầy cô cũng phần nào được cải thiện thu nhập. Nhưng điều quan trọng là giáo dục có theo nổi với mức điều chỉnh hàng năm này không mới là chuyện đáng bàn.”

Khi nói đến số tiền 2, 3 triệu một tháng cho một học sinh, người đọc sẽ không hiểu đó là sự khủng khiếp, nếu không so sánh với mức thu nhập đầu người. Môt Y Tá, tốt nghiệp Ưu hạng, lương có 3 triệu một tháng! Y Tá thường chỉ có 1 triệu rưởi hay 2 triệu. Công nhân có khoảng 700,000! Trong khi lương của ông bố hay bà mẹ chỉ đủ cầm hơi cho gia đình mà tiền học cao hơn lương, thì đi học bằng cách nào? Nữ: làm điếm, làm Tiếp Thị, làm vợ thuê, đẻ thuê, đánh bạc. Nam: đánh bạc, ăn trộm, ăn cắp, và ăn cướp! Số lượng công nhân trẻ trung “tay làm,hàm nhai” nhiều vô số kể khiến cho tỷ số thất nghiệp tăng cao vù vù. Điều đau lòng là khi hơn ¾ học sinh phải bỏ học, thì vẫn có những công tử, cậu ấm, cô chiêu của Tư Bản Đỏ, sẵn sàng bỏ ra 5 đến 10 triệu đồng thuê vài thầy dậy tư, dậy nhẩy, dậy lắc, dậy làm “dân sang” đô thị. (Tiền thuê thầy dậy chó cũng 3 triệu một tháng).

5-Hán Hóa, Nô lệ Văn Hóa:

Cuối cùng của bài này, nhưng không phải hết, là việc thi nhau làm nô lệ Tầu. Tiếng Tầu bây giờ được dậy chính thức cho trẻ em mẫu giáo, bảng Toán cũng viết tiếng Tầu, cờ phát cho trẻ em cũng là cờ Tầu. Nhục nhã nhất là ngày lễ giỗ Mã Viện, kẻ xâm lăng khi xưa đã bị Hai Bà Trưng đuổi đánh, thì nay, nhà nước cho nguyên một ban hát giả dạng Trưng Trắc, Trưng Nhị qua múa hát trước mộ Mã Viện! Phim Tầu tràn ngập, hàng Tầu mông mênh khắp nước, thuốc độc Tầu mang sang được bán tràn lan, y sĩ dỏm của Tầu mở phòng mạch không cần kiểm tra bằng cấp, ai khám bệnh, uống thuốc dỏm mà chết thì ráng chịu. Người Tầu sang Việt không cần Visa, cứ ùn ùn vào qua cửa ải, rồi lập nghiệp khơi khơi, trong đó không biết bao nhiêu là Công An, lính kín giả dạng thường dân. Giả dụ mà có chiến tranh với Tầu, thì sẵn sàng có cả sư đoàn lính Trung Cộng nằm sẵn trong đất Việt, bao vây và tiêu diệt bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân trong khoảng khắc. Nhất là tư tưởng “Văn hóa Tầu bây giờ đang đồng hóa Văn Hóa Việt, biến Văn hóa Việt thành Văn Hóa Tầu.” thì chiến đấu làm chi cho mệt?

Như thế, văn hóa Việt sẽ ra sao trong một, hai thập niên tới? Có còn là văn hóa của người Việt có hơn 4000 năm văn hiến mà miền Nam đã bảo tồn trước 1975 hay không?

Câu trả lời dành cho những người còn có tâm hồn với đất nước, không kể Nam, Bắc, hay Trung, cũng không kể chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hay Bộ Đội miền Bắc. Tùy suy nghĩ của mỗi con người Việt Nam chân chính. 

Chu Tất Tiến

 *********************************************************************

Ngôn Ngữ Việt biến dạng...



Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

"cán ngố"

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:
Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi.

“cô súc”

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ.

Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

- Các cô cậu đi “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt.

“giao hợp”

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

- Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là “giao hợp” là giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” thôi, còn “điều kinh” là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

“điều kinh”

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.

“chủ động phòng tránh”

Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt. Đã nhiều lần “đúc kinh”, chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết “chủ động phòng tránh” dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố”. Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì ngoan ngoãn và cố gắng!   Quý anh chị, Thật chán cho một lũ người luôn tự hào và hãnh diện là "đỉnh cao trí tuệ".

"lẹo dối"

Trong một xã hội đầy đẫy những "băng huyết" (băng hoại huyết thống) trên mọi phương diện, và "lẹo dối" (lươn lẹo và dối trá) ở mọi lãnh vực, thì làm sao tìm được "lương thật" (lương tâm thật thà) nhưng chỉ thấy rặt một lũ "dương vật" (xiển dương vật chất) (promotion of materials). Chúng nó chỉ nằm hưởng thụ những "đại tiện" (vĩ đại của tiện nghi) mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc "bảo lãnh" (bảo vệ lãnh thổ) cho thế hệ mai sau.

"bảo lãnh"

Chưa bao giờ chúng biết "ân ái" (ân cần và bác ái) với những người nghèo khổ mà chỉ biết "lột quần" (bóc lột quần chúng) mà thôi. Đó là một xã hội "rắm thối" (rối rắm và thối nát) từ trên xuống dưới. Cả một lũ "lưu linh" (lưu manh và vô linh hồn) đang nắm vận mệnh nước nhà. Chúng nó đều là những tên "thất tiết" (thất học và không tiết tháo) thì làm sao đất nước "cường dương" (hùng cường và xiển dương) được. Ngày nào chúng nó còn "lãnh đồ" (lãnh đạo tiền đồ) ngày đó đồng bào chúng ta còn "khốn nạn" (khốn khổ là nạn nhân). Thôi, chúng ta đành phải:
 


"xây nhà cầu" (xây dựng nước nhà và cầu nguyện) vậy.
 

  


****************************

Cái chết của một ngôn ngữ : tiếng Việt Sài Gòn cũ


Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v...dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.

Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ "quản lý" là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp". Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản - giản đơn; bảo đảm - đảm bảo; dãi dầu - dầu dãi; vùi dập - dập vùi. v.v...

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v...

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là "chữ của Việt Cộng" và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ "cộng sản" nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. "Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt" (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: "Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết."

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước:

Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy

Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: "Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu.

Ngoài nước:

Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga

Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện.

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng...

Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!



Trịnh Thanh Thủy

#######################

Bắc Kỳ 9 nút_Bắc Kỳ 2 nút


Bắc Kỳ 2 nút
“Anh hãy đi cho khuất mắt tôi, các anh đeo dai như con đỉa. Chúng tôi đã sợ các anh quá rồi! Hai mươi mốt năm trước, chúng tôi đã phải bỏ cả nhà cửa làng xóm để chạy xa các anh vào đây, vậy mà bây giờ các anh vẫn lại theo bám, không buông tha!”
Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ! Chúng tôi, những người lính thời ấy, trách nhiệm thế nào với nỗi nghẹn ngào cay đắng này của cô?

Note: Một số hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa

Ván bài thắng ngược! Tại sao con số 9 nút (1954) lại thua con số 2 nút (1975)? Cái gì khiến cô gái bắc kỳ này lại sợ tên bộ đội bắc kỳ kia? Trải nghiệm thực tế, đơn thuần trong sinh hoạt xã hội của “bác” Hồ trước và sau những năm 1975 để giải mã những nguyên nhân căn bản khiến con số 9 nút phải thua con số 2 nút:

Ở năm thứ 5 của đời tù tội, lần đầu tiên mẹ tôi đi thăm tôi ở trại Ba-Sao Nam-Hà, quà cho tôi thật khiêm tốn, trong đó có hai hộp sữa đặc là đáng quý nhất. Tôi nói đường xá xa xôi, mẹ mang làm chi hai hộp sữa này cho nặng, thì mẹ tôi cho biết bà mua ở Hà-Nội khi đi ngang qua. Chia tay, tôi ôm hai hộp sữa vào lòng, nghĩ tới chiều nay có được cái “ngọt ngào của cuộc đời", cái ngọt ngào đã biến mất trong suốt hơn 5 năm trong đời tù đày, mà đôi chân tôi bước đi khấp khểnh, cao thấp như đang ở trên mây.


Thế nhưng, trời sập rồi! cái đinh vừa đâm lút vào hộp sữa thì một dòng bùn đen túa ra, tôi mềm người rũ gục như một tàu lá úa. Ngồi cạnh tôi, người bạn thân trong tù đang chờ được chia xẻ, đôi mắt trợn tròn rồi rủ xuống như muốn khóc! Bóc nhãn hiệu ra, thấy cạnh hộp sữa có một vết hàn. Như thế là người Hà-Nội đã tinh vi sáng tạo: rút ruột sữa ra, bơm bùn đen vào rồi hàn lại. Quả thật (mẹ tôi), Bắc Kỳ 9 nút đã thua Bắc kỳ 2 nút!


“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Tôi đã học cái văn hóa đó ở nhà trường. Ở nhà, trong hoàn cảnh nghèo, mẹ tôi thường nhắc nhở anh em chúng tôi phải luôn giữ cái chất “bần tiện bất năng di” ấy. Đó là cái nhân cách căn bản được giáo huấn ở học đường miền Nam Việt-Nam, ở cái đất nước mà con người hiền hòa, chân chất, đơn thuần, vô tư không ôm hận thù, không biết cướp bóc, lừa bịp, đểu cáng vv. Đó chính là cái đất nước ở phía sau vĩ tuyến 17 kia.

Còn ở miền Bắc, cái đất nước trước vĩ tuyến 17 thì sao? Người ta dạy nhau cái gì ở nhà trường và ngoài xã hội? Người ta dạy nhau rằng “bần cùng sinh đạo tặc”. Hậu quả là sau 30- 4-1975, người Bắc Kỳ, tay cầm dao, tay cầm súng, tràn vào miền Nam điên cuồng giết người cướp của, hành động của “kẻ dã man thắng người văn minh” mà nhà nữ văn sĩ C/S Hà-Nội  Dương-thu- Hương đã nhận xét.

Sự thật đã chứng minh “con người ít nhiều là sản phẩm của xã hội”, vậy thì xã hội man rợ tất nhiên sản xuất ra con người dã man. Từ cái bản chất dã man này, tự nó, sinh ra tệ trạng sinh hoạt đầy tính chất nguy hiểm, độc ác, gian manh, quỷ quyệt khó lường v.v. Đó là kết quả tất yếu không cần lý giải.

Chỉ có một mẩu cá khô lấy trộm trong khi vận chuyển lương thực, ông chiến hữu của tôi miệng phải ngậm miếng cá đó, cổ đeo cái bảng viết hai chữ “ăn cắp”, đứng trước cổng trại suốt ba ngày! Miếng ăn quý hơn mạng người! Ông ngục sĩ Nguyễn-chí-Thiện khi còn sống đã nói rằng: “miền bắc thắng miền nam là do chế độ lương thực tem phiếu”. Ông đúng hay sai? Đây là câu trả lời: “Em xin anh, chúng em mà nói trên đài thì ở ngoài kia, cha mẹ và vợ con em sẽ bị cắt hộ khẩu, họ sẽ chết đói!”. Đó là lời của ba tên tù binh bị bắt trong trận đánh cuối cùng ở Long-Khánh.


Tôi còn nhớ, ngày 3/9/1978, ngày giỗ “bác” Hồ của nhân dân bắc kỳ (2 nút), tại trại giam ở Yên-Bái, địa danh có cái tên nghe rợn người: “Ma thiên lãnh!”, tù nhân được nghỉ một ngày để chuẩn bị làm giỗ “bác”. Bàn thờ được trải khăn đỏ, sau bàn treo lá cờ to, trên bàn có hình “bác”, trước “bác” đặc biệt có một mâm hoa quả bằng hình vẽ mà trước đó, nguyên một ngày, ông tù nhân Lê-Thanh, họa sĩ kiêm điêu khắc gia có tiếng trong quân đội miền Nam “thua cuộc”, đã phải vẽ trên cả chục bản để ông cai tù trưởng trại lựa chọn.

Sau khi đã nhuần nhuyễn nói về tài thao lược và đạo đức của “bác”, trưởng trại để ý thấy tù nhân xì xầm về bức họa trái cây kia, ông bèn rất là trân trọng và tự tin nói rằng: “bác thường dạy “trong đấu tranh gian khổ, tính chất khắc phục là quan trọng”, cho nên khả năng “biến không thành có, biến khó thành dễ” là thành tích luôn được biểu dương, khen thưởng”!

Giỗ “bác” hôm nay, “bác” được ăn hoa quả giấy. Quả nhiên gậy “bác” đập lưng “bác”! Phần tù nhân, nghe xong chỉ thấy họ lặng im. Tôi đoán họ đang nghĩ đến nhờ ngày giỗ “bác”, bữa ăn trưa nay được tăng thêm trọng lượng.


Ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) nằm cạnh tôi kể chuyện anh: “Bọn công an (bắc kỳ 2 nút) cùng người giúp việc nhà anh, là chị đã xin nghỉ việc vài ngày sau 30/4/1975, đạp cửa bước vào và lớn tiếng hỏi anh: “lương lính, quân hàm thiếu tá, một tháng anh lãnh bao nhiêu? Anh trả lời chỉ vừa đủ sống cho hai vợ chồng và năm đứa con. Tên công an quát lớn: chỉ đủ sống thì làm sao anh có cái nhà to thế này? Đây là anh đã lấy của nhân dân, vậy bây giờ anh phải trả lại cho nhân dân. Anh có ba ngày để dọn ra khỏi căn nhà này.”

Một hơi thở dài, rồi một cơn ngủ thiếp của một ngày “chém tre, chặt gỗ trên ngàn, hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai” của ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) đã thay cho phần kết của chuyện kể mà tôi thiển nghĩ, những người dân miền Nam, cái đất nước ở sau con sông Bến-Hải kia đều đã biết cái số phận căn nhà đó ra sao.


Những ngày vừa qua, nhân lễ kỷ niệm 50 năm anh em Tổng Thống Ngô-đình-Diệm bị sát hại, vài đài truyền hình có chiếu lại hình ảnh của gần một triệu người bắc kỳ (9 nút) bồng bế, gồng gánh, mang theo những chổi cùn, rế rách, luộm thuộm dắt díu nhau lên con tàu “há mồm” xuôi nam. Sau đó họ được định cư ở những vùng xa, vùng xâu, hoang vu hẻo lánh, lập nghiệp. Mơ ước cư ngụ ở giữa thành phố ồn ào, xôn xao, đối với họ chỉ là hoài bão.

Thế còn 30-4-1975, bắc kỳ (2 nút) xuôi nam thì sao? Vai đeo súng, tay cầm dao, nghênh ngang tràn vào thành phố cướp của, lấy nhà, chiếm đoạt, chễm chệ ở trong những căn nhà lớn ngay giữa thị thành. Áp đẩy khổ chủ đến vùng xa, vùng sâu có tên gọi là “kinh tế mới”! Cái tư thế “chễm chệ” kể trên, mỗi ngày một phát triển lớn, tới độ, bây giờ 38 năm sau, gần như toàn thể những thành thị ở miền nam, trên những đường phố lớn, trong những căn nhà to, chủ nhân đều là bắc kỳ (2 nút). Như vậy, chẳng phải rõ ràng bắc kỳ (2 nút) không những chỉ thắng bắc kỳ (9 nút), mà còn thừa thắng xông lên, áp đảo luôn cả những nam kỳ chủ nhà, không nút nào hay sao?


Tên công an chính trị viên, phó trại giam, tốt nghiệp viện triết học Marx, trong đối thoại về chủ nghĩa Cộng-Sản, hỏi tôi rằng “chân lý có thay đổi không?” Tôi trả lời: “đã là chân lý thì không thay đổi”. Hắn cười.
Hôm nay, hắn đúng, tôi sai. Chân lý của Marx quả đã thay đổi. Thế giới C/S của Marx đã xây dựng gần một thế kỷ, hoàn toàn sụp đổ. Học trò của Marx đã chia tay ý thức hệ với Marx, lũ lượt bỏ chạy qua vùng đất tư bản, thấy của cải vật chất phong phú thừa thãi mà chóng mặt, hoa mắt nên làm càn làm loạn”. “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước, gia sức trấn lột, cướp bóc, lừa bịp, điên đảo, tham nhũng bừa bãi, trơ tráo tới độ vô văn hóa, vô nhân tính.


Trở lại con số 9 nút (1954) và con số 2 nút (1975) mà người ta mệnh danh là bắc kỳ cũ và bắc kỳ mới, với những chuyện xảy ra ở trên một đất nước xa Hà-Nội tới ngàn dậm này: Đất nước Hoa-Kỳ.
“Này chị kia, ở nước Mỹ chợ nào cũng có chỗ cất shopping- car, sao chị lại bỏ bừa sau xe của tôi?“ Cứ tự nhiên như ở Hà-Nội!, “Nhà tôi” (bắc kỳ 9 nút), bực mình la lớn. Hai bà (bắc kỳ 2 nút) tỉnh bơ, nổ máy xe biến mất. Còn lại là hai tôi, mỗi người đẩy một xe đưa vào chỗ cất.


Một lần khác, người bạn tôi kể rằng “Đi chợ, mua vội, tay chỉ cầm có hai gói cà-phê, đang xếp hàng chợt một chị bắc kỳ (2 nút) chen ngang vào đứng trước anh, anh phản đối thì chỉ hỏi lại: “xe của ông đâu?” Anh giận quá la lớn: “Đây là ở nước Mỹ, mua nhiều hay ít đều phải xếp hàng chứ không phải ở Hà-Nội của chị”.

Tại một nhà hàng, cháu gái của tôi cầm tờ biên lai tính tiền do bạn trai là người Mỹ trả, tới nói với người thâu ngân rằng: “chúng tôi gọi hai tô bún thịt nướng chứ đâu phải chả cá thăng-long mà tính nhiều thế này?” thì được thâu ngân viên buông gọn một chữ “nhầm”, rồi đếm tiền hoàn lại, không một lời xin lỗi. Tôi đoán chắc người Hà-Nội, chủ nhân (2 nút) tưởng Mỹ khờ khạo (đã bị bác và đảng đánh bại), nên mập mờ đánh lận con đen.

Trên đường về nhà, dọc hai bên đường, ở giữa lòng cái thủ đô có tên Little Saigon này, lác đác những căn nhà to như dinh thự mà người Hà-nội đã bỏ tiền triệu để sở hữu một cách ngạo nghễ, khiến tôi chợt nhớ đến ông chiến hữu bại trận của tôi năm xưa đã phải “trả nhà cho nhân dân” (nhân dân Hà-Nội), mà xót xa!


Tôi miên man tự hỏi, chẳng lẽ từ niềm tự hào “đánh thắng hai đế quốc lớn” của người Hà-Nội đang được thể hiện một cách ngang ngược, lỗ mãng, vô văn hóa ngay giữa cái thủ đô của người Việt tị nạn trên đất nước Hoa-Kỳ này đến vậy sao? Lý do gì họ có mặt nơi này? phần đất nơi cư ngụ cuối cùng, mà những người hoảng sợ đã phải bỏ nhà bỏ của để chạy xa họ? Tôi đang nghĩ đến người con gái bắc kỳ (9 nút) ở đất Hố-Nai Biên-Hòa năm xưa. Tôi ước ao được gặp lại cô ở nơi này, nơi cư ngụ cuối cùng của những người kinh hoàng, hoảng hốt bỏ lại quê hương, chạy trốn những kẻ bạo tàn! Tôi muốn lại được nghe cô nói rằng “Các anh hãy đi cho khuất mắt tôi, tôi đã sợ các anh quá rồi, chạy xa các anh tới nửa vòng trái đất mà các anh vẫn không buông tha!”


Ông nhà văn Hoàng-hải-Thủy của miền nam cũ, mới đây cay đắng than rằng “Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!” Nghe mà xót xa cay đắng quá! Mong là con bài 2 nút sẽ không thắng ngược 9 nút thêm lần nữa!




Bùi Trọng Nghĩa/K18-BBTĐ

No comments:

Post a Comment