Wednesday, April 23, 2014

NGÀY 30 THÁNG 4 NGÀY QUỐC HẬN CỦA TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM

GIẢI PHÓNG: NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

30 THÁNG 4 MÁU VÀ NƯỚC MẮT

30 THÁNG 4 MÁU VÀ NƯỚC MẮT

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền - Kể từ giờ phút tên phản tặc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng để dâng Miền Nam Tự Do vào tay của cộng sản Hà Nội; thì hàng năm cứ đến ngày Quốc Hận 30- 04, là mọi người dân Việt, dù ở quốc nội, hay nơi hải ngoại cũng đều cảm thấy xót đau; bởi tất cả đều không bao giờ quên; và mãi mãi vẫn nhớ đến một ngày tang thương đã trùm phủ xuống quê hương. Ngày nước Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay giặc thù cộng sản. 
Nhưng riêng thành phố Đà Nẵng quê hương tôi vì nhờ có “công lao” của “Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Phật Giáo Thống Nhất” (Khối Ấn Quang) đã đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng để đón rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố sớm hơn một tháng: Ngày 29/03/1975. 
 Từ ngày vượt biển ra hải ngoại cho đến hôm nay, tôi vẫn hằng mong đợi một bài viết thật trung thực và đầy đủ về những cuộc bạo loạn, cũng như những ngày cuối cùng của thành phố Đà Nẵng trước khi mất nước. Song cho đến giờ phút này tôi vẫn chưa hề thấy, nên tôi, một phụ nữ không biết gì về văn chương lại thấp kém về mọi mặt. Nhưng, bởi mấy chục năm qua lòng tôi vẫn xót đau, khi những hình ảnh của những người đã bị chết oan, trong đó có những bé thơ, cứ hiện về như trách móc bảo tôi hãy lên tiếng. Vì thế, tôi phải hết sức cố gắng để viết lại những gì mà chính tôi đã mắt thấy, tai nghe, những điều mà có rất nhiều người đã biết, nhưng vì một lẽ nào đó nên tất cả đều im lặng. Họ không muốn hay không dám nói. 
Tôi đã chứng kiến từ ngày 20/03/1975, với từng đoàn người di tản từ các tỉnh Trị-Thiên, Nam-Tín-Ngãi, đổ về Đà Nẵng mỗi ngày một đông, họ chỉ mong được lên tàu di tản vì ở những nơi đó VC đã hoàn toàn kiểm soát, không còn gì để hy vọng. 
Tại Đà Nẵng, trong khi từng đoàn người bồng bế nhau chạy xuống bến Bạch Đằng, thì từng loạt pháo kích của VC bắn theo nổ chặn đường, làm kẻ chết, người bị thương, ai còn sống, bỏ tất cả lại để chạy thoát thân. Nhưng rồi chuyến tầu cuối cùng cũng đã rời bến Bạch Đằng; những người còn lại đành quay trở về. Trên đường phố từng toán người dìu dắt nhau trở lại, sau khi trở về nhà, họ đóng cửa, chỉ nhìn ra đường qua cửa sổ, họ đã sống trong những giờ phút hãi hùng, chờ đợi, không biết những gì sẽ xãy ra. Thành phố ngưng mọi sinh hoạt. 
Thầy chùa đã đưa xe ra tận núi rừng để đón Cộng quân vào Đà Nẵng:
  Tôi vẫn nhớ mãi về buổi sáng 29/03/1975, lúc ấy, vì phải đi tìm người thân bị thất lạc nên tôi có mặt tại ngã ba Huế, nhìn kim đồng hồ tay đương chỉ đúng tám giờ, khi nghe những tiếng động ồn ào, đồng bào mở cửa nhìn ra. Tôi cùng đồng bào đều nhìn thấy trên đường phố, từng đoàn xe đủ loại, xe Jeep, xe chở khách, xe nhà binh của các đơn vị quân sự bỏ lại. Trên các đầu xe, tất cả đều có cắm song song một lá cờ ngũ sắc của Phật giáo và một lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, ở giữa có ngôi sao vàng của “Mặt trận Giải phóng miền Nam”, tất cả đều có gắn loa phóng thanh đang ầm ầm tiến ra hai ngã một về phía Hòa Mỹ hướng ra đèo Hải Vân để đi Huế; và một về phía Phước Tường hướng về Hòa Cầm để đi vào Tam Kỳ-Quảng Nam. (xin lỗi tôi phải nói như thế, để các vị chưa biết về Đà Nẵng sẽ dễ hiểu hơn).
 Đến 13 giờ cùng ngày, cả thành phố đều nghe những tiếng hô vang dậy:
  “Chúng tôi Lực luợng Hòa hợp-Hòa giải Thị bộ Đà Nẵng, yêu cầu đồng bào hãy mau mau mở cửa ra để chào mừng và hoan hô bộ đội giải phóng miền Nam anh hùng!”.

VĂN TẾ QUỐC TỔ VÀ ANH LINH TỬ SĨ

VĂN TẾ QUỐC TỔ VÀ ANH LINH TỬ SĨ

Nguyễn Lộc Yên
Hỡi ơi!

Người Việt Hải Ngoại, ngưỡng trông Quốc Tổ;
Uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở tâm can.
Ba triệu đồng bào xa quê, nhớ xóm làng, trông cương thổ;
Mùng mười tháng ba giỗ Quốc Tổ, người dựng nước Văn Lang.
Kính cáo: Chung huyết thống, sao có kẻ hiện hình quỉ đỏ?!
Xin thưa: Cùng một bào, lại có loài hại giống da vàng?!

Nơi đây!

Nửa quả địa cầu xa xăm nơi đất mẹ, tâm tư nhung nhớ;
Ba triệu người Việt hải ngoại nghĩ quê cha, một dạ lo lường.
Cõi bờ hao hụt, ngư dân nhục nhằn, máu tuôn loang lổ?!
Quân Tàu xâm lược, nước nhà tang tóc, lệ đổ bi thương?!.
Việt cộng đang đoạ đày nòi giống, bất lương nhất kim cổ!
Cờ vàng mong quang phục Việt Nam, rực rỡ khắp quê hương.

Wednesday, April 16, 2014

8-16.4.1975: Phan Rang Thất Thủ


                                          8-16.4.1975: Phan Rang Thất Thủ
Bút ký chiến trường của Cố Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang

*Cộng quân tấn công căn cứ Không quân Phan Rang và trung tâm thị xã
Ngày16/4/1975, Cộng quân đã mở cuộc tấn công cường tập vào vị trí phòng ngự của lực lượng Dù và Địa phương quân vòng quanh căn cứ Không quân, đồng thời pháo kích vào khu vực phi cơ đậu và phi đạo. Cùng lúc đó, Cộng quân tấn công mạnh vào thị xã Phan Rang.

-Trưa ngày 16/4/1975, thị xã Phan Rang nằm trong tay Cộng quân. Tại bộ Tư lệnh mặt trận Phan Rang đặt trong căn cứ Không quân, Cộng quân xua quân tiến sát đến vòng đai phi trường, Trung tướng Nghi, Tư lệnh Tiền Phương Quân đoàn 3, và Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, cho lệnh các sĩ quan và đơn vị trú phòng tùy nghi phân tán.
-Sau hàng loạt pháo kích bắn phá căn cứ phi trường, doanh trại và hệ thống công sự phòng thủ, Cộng quân cho bộ binh và thiết giáp đánh thẳng vào căn cứ. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn tướng Sang đã bị Cộng quân bắt sau đó.
15 Ngày Tử Thủ Phan Rang

Cuộc đời của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam sau 30/4/1975

Những ngày cuối cùng của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng HòaNam Phong

 
 
Những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn chiến đấu trong ngày cuối cùng.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975 những Chiến Sĩ Biệt Động Quân VNCH vừa đánh vừa rút dần vào trong thành phố.

 

Trên cầu Văn Thánh cửa ngõ vào Sài Gòn trưa ngày 30 - 4 - 1975


 






Lính VNCH và phóng viên ngoại quốc đang tìm chỗ núp khi đạn cối của cộng sản
xuống cầu Tân cảng ngày 28 - 4 - 1975
 





 

Trưa 30 - 4 - 1975, Người Chiến Sĩ Biệt Động Quân vẫn còn cố gắng liên lạc với cấp chỉ huy của mình



 
NGÀY QUỐC HẬN 30-4-1975 
1 GIỜ TRƯA NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975. Các anh Biệt Động Quân vẫn chiến đấu đến giờ thứ 25 dù Dương Văn Minh đã tuyên bô đầu hàng
 










NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng.

 
Nhiều vị Tướng Lãnh VNCH đã tự sát .

Bảy Người Lính Dù mà trưởng toán là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa .

Họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự. Sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù .

Theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát . 

 

Sự ra đi nhuốm Màu Máu Anh Hùng nhất, đáng kính nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa! 
 
 
Những người đại diện cho nước Mỹ 


Graham Martin - Đại Sứ của Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa



Đại Sứ Mỹ Graham Martin trên Chiến Hạm Blue Ridge, Ông ta nói : 
"This is how I saw American honor"... 

Danh Dự nước My đâu phai vầy!!!
Bởi còn danh dự gì nữa khi bán đưng đồng minh chống công cua thế giới Tự Do cho công sản. 




Henry Kissenger đặc phái viên của Tổng thống Mỹ ký tắt Hiệp định Paris - hiệp định bán đứng Việt Nam Cộng Hòa




TT Richard Nixon 



TT Gerald Ford



Ngày 25-3-1975 , cuộc họp của Graham Martin, Frederick Weyand, Henry Kissinger , Gerald Ford (xem theo chiều thuận kim đồng hồ)


Bốn ông đang họp về Việt Nam Cộng Hòa ... Để bỏ rơi, bán đứng một người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của Thế Giới Tự Do cho cộng sản .
 

 Cuộc đời của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam sau 30/4/1975 
Sau ngày 30-4-1975, Cộng sản trả thù, hàng ngàn trại tù của cộng sản giam giữ hàng trăm ngàn và giết chết vô số những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa!











 

















 

Thành Cổ Loa

.Thành Cổ Loa.

Thành Cổ Loa là di tích lịch sử có từ hơn 2050 năm, là di tích thứ nhì sau vua Hùng.
Ước nguyện là làm thế nào để đến được các di tích lịch sử từ đời vua Hùng cho đến các triều đại về sau.
Xin giới thiệu di tích thành Cổ Loa ở Đông Anh - Hà Nội.
 
http://i577.photobucket.com/albums/ss214/Thanh50_2009/THANH%20CO%20LOA/ResizeofDSCN2546_zps45d8c193.jpg
Hình hướng dẫn du khách vào thành Cổ Loa ở Đông Anh.
 
http://i577.photobucket.com/albums/ss214/Thanh50_2009/THANH%20CO%20LOA/Re-exposureof385_coloa1_zpsd62a2935.jpg
 
Sơ đồ thành Cổ Loa, nhìn thì biết thế nhưng thật ra để nhìn toàn cảnh thành Cổ Loa phải dùng máy bay trực thăng mới thấy được tổng thể của thành vì quá rộng lớn.
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên.
 
Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.

Tuesday, April 8, 2014

3-CÁM ƠN ANH : NGƯỜI LÍNH VNCH

By Hồ Đinh
3-CÁM ƠN ANH : NGƯỜI LÍNH VNCH
mường giang

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) từng nói “Ðất nước còn thì còn tất cả”. Bởi vậy sau ngày 1-5-1975, đồng bào Miền Nam đã mất hết mọi thứ kể cả quyền được làm người bình thường, khi chính phủ và quân lực VNCH không còn tồn tại, để bảo vệ họ như hồi Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và trăm ngàn chiến cuộc, khắp mọi nẻo đường đất nước, cho tới ngay 30-4-1975 bị rã ngũ theo lệnh buông súng đầu hàng.

Viết về sự hy sinh của Người Lính VNCH, tác giả Ý Dân đã đem hai lực lượng quân sự của hai miền Nam-Bắc VN so sánh và kết luận rằng : “ Cuộc chiến khốc liệt do Cộng sản Bắc Việt phát động bởi lệnh của Liên Xô và Trung Cộng nhằm cưỡng chiếm Miền Nam VN, bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản kéo dài đến 25 năm với những hậu quả tang thương cho quê hương và dân tộc Việt” .

Phía Cộng sản Bắc Việt đã cho hàng triệu bộ đội xâm nhập vào miền Nam. VNCH vì phải bảo vệ lãnh thổ và đồng bào, nên đã chống trả hết sức dũng cảm và mãnh liệt. Người Việt mấy ngàn năm chung gốc nguồn, huyết thống, lịch sử và tổ tiên cha me, bỗng dưng oan nghiệt bị ngoại bang áp đặt đứng về hai phía đối nghịch hận thù, bôi mặt tàn sát lẫn nhau trong hàng nghìn trận đánh lớn nhỏ, suốt cuộc chiến này. Sau ngày 30-4-1975 mọi xảo trá lần lượt bị phơi bày từ mọi phía, cho thấy cuộc chiến VN hoàn toàn do Hồ Chí Minh và đảng CSVN làm theo lệnh của QTCS gây ra. Cũng vì vậy, Bắc Việt đã được viện trợ vũ khí ồ ạt của Khối CSQT mà đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng.. nên được trang bị từ vũ khí cá nhân tới cộng đồng. Trong khi đó, QLVNCH được Hoa Kỳ trang bị phần lớn quân dụng đã lổi thời và nhỏ giọt nhưng Họ vẫn can đảm chiến đấu cầm cự và bảo vệ hữu hiệu được miền Nam VN cho đến ngày đau thương mất nước

TIỂU ĐOÀN 37 BĐQ TẠI KHE SANH

TIỂU ĐOÀN 37 BĐQ TẠI KHE SANH
Mường Giang
(bản đồ mặt trận Khe Sanh 1968)

+ Ngày 29-1-1968 : Ðêm 30 Tết Mậu Thân, VC Tấn Công VNCH.

Trước tình hình quân sự đang nóng bỏng tại Khe Sanh nên chính phủ VNCH đã ban lệnh hưu chiến vào những ngày đầu Tết Mậu Thân từ 48 giờ, nay chỉ còn hiệu lực 36 tiếng, bắt đầu từ 18 giờ ngày 29-1 đến 6 giờ ngày 31-1-1968. Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến có hiệu lực, Hà Nội đã mở một cuộc tổng công kích trên toàn thể lãnh thổ VNCH , trong giờ phút linh thiêng mọi người đang đón mừng và cúng kính trong năm mới. Vào lúc giao thừa (29-1-1968) cũng là đêm 30 tết, các thị xã Qui Nhơn, Kon Tum, Pleiku, Darlac, Nha Trang.. là những mục tiêu bị VC tấn công đầu tiên. Có điều quân Bắc Việt không hề tấn công vào bất cứ một vị trí nào của quân Mỹ và Ðồng Minh trong đợt này.

Nhưng tình hình tại Khe Sanh thì khác vì chiến cuộc đã bắt đầu tàn khốc bằng những trận pháo kích dồn dập không dứt, những trận đánh đẵm máu quanh căn cứ và các tiền đồn trên đồi 861 và 881 Nam. Nhưng hầu hết các cuộc tấn công đều bị bẻ gãy nhờ có không trợ và pháo yểm rất chính xác. Tóm lại căn cứ rất an toàn nhờ hệ thống phòng thủ kiên cố nhất là sự hiện diện của Biệt Ðộng Quân VNCH.
Ngày 7-2-1968 với sự yểm trợ của 10 chiến xa PT-76 do Liên Sô chế tạo, quân Bắc Việt đã tấn công và tràn ngập Trại Lực Lượng Ðặc Biệt Làng Vei nằm sát biên giới Lào. Cộng Sản đã tàn sát tất cả 9 cố vấn Mỹ và hơn 300 dân sự chiến đấu. Một số chiến xa bị LL đặc biệt bắn cháy nhưng số còn lại đã truy giết những quân nhân Biệt Kích và Ðịa Phương Quân VNCH còn sống sót , cùng đồng bào Làng Vei chạy về căn cứ Khe Sanh đang bị vây hãm, trong số này có nhiều đặc công VC trà trộn theo. Nhưng sau đó đều bị LLĐB tiêu diệt.

Sunday, April 6, 2014

ĐI HỌP NGÀY THỨ BA - BIỂU DƯƠNG SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG



GSV JANET NGUYỄN KÊU GỌI ĐỒNG HƯƠNG CÙNG THAM DỰ CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ IRVINE NGÀY THỨ BA 8,THÁNG 4 TỚI ĐÂY VỀ VIỆC KẾT NGHĨA VỚI THÀNH PHỐ NHA TRANG

(Santa Ana) Mặc dầu Giám Sát Viên Janet Nguyễn đã lên tiếng công khai phản đối và khẩn khoản Nghị Viên Thành Phố Irvine, ông Larry Agran cứu xét lại đề nghị "kết nghĩa" giữa hai Thành Phố Irvine và Nha Trang của Việt Nam. Hội Đồng Thành Phố Irvine đã chính đưa vào nghị trình đề nghị này và có thể chấp thuận trong phiên họp Hội Đồng Thành Phố vào lúc 4 giờ chiều ngày thứ Ba, 8 tháng Tư, tới đây. Giám Sát Viên Janet Nguyễn, người chống đối sự kết nghĩa này vì những vi phạm nhân quyền trầm trọng, tệ nạn buôn người và cưỡng bách thiếu nhi lao động và kêu gọi đồng hương và cư dân Quận Cam hảy cùng với bà đứng lên bảo vệ những nhân quyển căn bản này.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn phát biểu: "Tôi rất thất vọng khi Nghị Viên Agran bất chấp những lời thỉnh cầu của tôi và tiếp tục đưa đề nghị kết nghĩa với thành phố Nha Trang vào nghị trình. Việc thiết lập quan hệ dưới một hình thức nào với bất cứ một thành phố nào của Việt Nam chừng nào mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền là một hành động bếu xấu cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam, nhiều người trong cộng đồng này đã từng là nạn nhân của nhà cầm quyền Cộng Sản này."

Chương Trình Kết Nghĩa giữa những thành phố của thành phố Irvine được thực hiện từ năm 2007 nhằm tạo mối liên hệ trước khi chính thức trở thành những thành phố "Huynh Đệ" với Irvine. Chương trình kết nghĩa do nghị viên Larry Agran đề nghị bao gồm ba Thành Phố Baoji của Trung Cộng, Thành Phố Karachi của Hồi Quốc (Pakistan), và Thành Phố Nha Trang của Việt Nam.

"Những tài liệu làm nền tảng để hỗ trợ cho việc thỏa thuận cho việc giao kết đã xếp hạng thành phố Nha Trang vào trong danh sách của cái gọi là "Thành Phố Quốc Tế Ưu Hạng". Tuy nhiên, Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền Human Rights Watch đã thu thập các bằng chứng vi phạm nhân quyền và đàn áp mới đây hồi năm ngoái khi các viên chức của thành phố này đã đã bắt bớ và đàn áp các nhà tranh đấu nhân quyền khi họ tập họp một cuộc hội thảo ôn hòa để thảo luận về những vi phạm nhân quyền của nhà nước, điều này đối với tôi chẳng đáng chút nào để được xếp vào ưu hạng," Giám Sát Viên Janet Nguyễn nhấn mạnh.

Ngoài những quan tâm về những vi phạm nhân quyền, Thành Phố Nha Trang còn đầy dẫy những chứng tích liên quan đến nạn buôn người, khai thác triệt để mại dâm để khuyến khích kỹ nghệ du lịch và nạn cưỡng bách thiếu nhi lao động tại các nhà máy xí nghiệp trực thuộc nhà cầm quyền địa phương. Năm 2011, Tồ Chức Bảo Vệ Thiếu Nhi Liên Hiệp Quốc UNICEF đã đưa ra một bản phân tích kỹ nghệ Ấu Dâm tại các thành phố và tỉnh lỵ của Việt Nam, Nha Trang là một trong những thành phố đứng đầu trong việc dung túng kỹ nghệ này.

Là một người biện hộ cho nhân quyền tại Việt Nam và là một phụ huynh dấn thân cho việc bảo vệ thiếu nhi, Giám Sát Viên Janet Nguyễn khẫn thiết kêu gọi đồng hương khắp nơi đã quan tâm đến việc kết nghĩa giữa hai thành phố này xin hảy liên kết với bà cùng hiện diện trong cuộc họp cùa thành phố Irvine vào lúc 4 giờ chiều ngày thứ Ba, 8 tháng 4 (địa chỉ: 1 Civic Center Plaza, Irvine, CA 92606-5207 - góc đường Alton và Harvard).

Friday, April 4, 2014

Cộng Sản còn, Dân khổ!

Cách mạng lật đổ đang chờ lãnh đạo đảng cộng sản

Le Nguyen  - Lý thuyết cộng sản đã phá sản, hệ thống tổ chức xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ là sự thật lịch sử không thể chối cãi nhưng tàn dư cộng sản, những tên lãnh đạo của các nước cộng sản sống sót sau cơn bão cách mạng dân chủ quét tận sào huyệt sản sinh ra nhà nước xã hội chủ nghĩa hơn hai mươi năm về trước, vẫn ngoan cố không buông bỏ quyền lực nhà nước, vẫn giành độc quyền lãnh đạo kinh tế và xã hội. Ai cũng thấy, đảng cộng sản Việt Nam ngoan cố tham quyền cố vị, bày mưu tính kế bảo vệ độc quyền quyền lực chính trị, chống lại sự tiến bộ của loài người văn minh, dù phải muối mặt làm thân với kẻ thù giai cấp “bóc lột”, bọn tư bản “xấu xa”, làm hòa với các nhà nước dân chủ tư sản kẻ thù của nhà nước cộng sản xã hội chủ nghĩa để được truyền ống trợ sinh hầu tồn tại trong thế giới loài người văn minh.

KHÔNG LIÊN KẾT VỚI CỘNG SẢN


GSV JANET NGUYỄN KÊU GỌI THÀNH PHỐ IRVINE CỨU XÉT LẠI VIỆC KẾT NGHĨA VỚI THÀNH PHỐ NHA TRANG

Những vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam mà thành Phố Nha Trang đã chủ trương là lý do để không đồng ý với việc kết nghĩa.

(Santa Ana) Một nguồn tin cho biết Hội đồng Thành Phố Irvine dự định "kết nghĩa" với thành phố Nha trang của Việt Nam sẽ được đưa ra cứu xét vào cuộc họp của thành phố Irvine vào ngày thứ Ba, 8 tháng 4, 2014 tới đây. Giám Sát Viên Janet Nguyễn đã yêu cầu Thành Phố Irvine cứu xét lại quyết định này, vì lý do vi phạm nhân quyền tại Việt nam mà thành phố Nha Trang đã nhúng tay vào.

Giám Sát Viên Janet Nguyễn phát biểu:" Việc kết nghĩa giữa hai Thành Phố Irvine và Thành Phố Nha Trang sẽ là một sự bêu xấu Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam, mà trong số này nhiều người đã chấp nhận những nguy hiểm đến sinh mạng để trốn thoát khỏi nhà cầm quyền Cộng Sản hiện đang cai trị Việt Nam hiện nay".

Theo Tổ Chức Nhân Quyền (Human Rights Watch) năm 2009, hai ký giả sống tại thành phố Nha Trang đã bị cấm hành nghề vì đã tường thuật lại những hành vi tham nhung của chính quyền địa phương. Cung cùng tổ chức này, hồi tháng Năm năm ngoái, các viên chức của thành phố Nha Trang đã tham dự vào việc bịt miệng những nhà tranh đấu cho nhân quyền khi họ tổ chức những cuộc gặp gỡ công chúng một cách ôn hòa để thảo luận nhân quyền và phân phát Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.